Đánh giá tác động của hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Ninh đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

10 1.3K 9
Đánh giá tác động của hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Ninh đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I . ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch: là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch với khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch. Ngày nay thị trường du lịch đã mở rộng phạm vu toàn cầu, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu được, một hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội và phát triển với tốc độ nhanh. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp đã, đang trở thành ngành kinh tế then chốt và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, thị trường du lịch đã có từ rất lâu và phát triển một cách nhanh chóng từ khi đất nước đổi mới. Trong đó, Quảng Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam với nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, bao gồm cả tài nguyên tự nhiên lẫn nhân văn. Tiềm năng du lịch lớn cùng hệ thống giao thông thuận tiện đã góp phần đưa hoạt động du lịch ở Quảng Ninh không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu nhất định trong thời gian qua như: cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư phát triển; các sản phẩm du lịch được đa dạng hoá; nhiều tour du lịch mới, đặc trưng được đưa vào khai thác; không gian du lịch được mở rộng thông qua liên kết hợp tác với một số tỉnh, thành trong nước và các quốc gia trên thế giới…Đặc biệt, vịnh Hạ Long nổi tiếng đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đó là một điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, nên Quảng Ninh được Chính phủ và Tổng cục du lịch Việt Nam là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Dựa trên sự ảnh hưởng về kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch đến nền kinh tế quốc dân của Việt Nam, nhu cầu du lịch của người dân cả nước nói riêng và thế giới nói chung, chính vì vậy, nên em chọn đề tài : “ Đánh giá tác động của hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Ninh đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. ” II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NINH. 1. Nguồn khách 1.1 Khách du lịch nội địa Biểu đồ 1: Số lượng khách du lịch nội địa giai đoạn 2009-2013 Đơn vị: Triệu lượt khách Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh  Nhận xét: Biểu đồ thể hiện số lượng khách du lịch nội địa đến Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2009-2013. Từ biểu đồ, có thể thấy số lượng khách du lịch nội địa đến Quảng Ninh tăng qua các năm từ 2009- 2013. Đặc biệt, lượng khách du lịch nội địa tăng cao nhất vào năm 2013 đạt 4,9 triệu lượt khách, tăng khoảng 6,5% so với năm 2012. Thông qua các số liệu trên, có thể thấy ngày càng nhiều khách du lịch nội địa lựa chọn Quảng Ninh là điểm đến trong kì nghỉ của mình. Do vậy, Quảng Ninh cần có chiến lược phát triển du lịch hợp lý, phát huy thế mạnh về tài nguyên du lịch để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch 1.2 Khách du lịch quốc tế Biểu đồ 2: Số lượng khách du lịch quốc tế giai đoạn 2009-2013 Đơn vị: Triệu lượt khách Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh Nhận xét: Biểu đồ thể hiện số lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh giai đoạn 2009-2013. Qua các năm từ 2009-2013, số lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh đều tăng nhưng tăng tăng không nhiều. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh cao nhất là năm 2013 với 2,6 triệu lượt khách. Theo dữ liệu từ cục thống kê tỉnh, khách du lịch từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Australia, Hoa Kỳ, Đức, Malaysia và Nhật Bản là những khách du lịch phổ biến nhất của tỉnh Quảng Ninh. Khách quốc tế đến Quảng Ninh chủ yếu là khách đoàn lớn, đặc biệt là khách Trung Quốc vì tỉnh nằm ở vị trí chiến lược gần đường biên giới Trung Quốc. Vì vậy, trong tương lai, Quảng Ninh cần có biện pháp phù hợp để thu hút khách từ nhiều thị trường khách du lịch khác. 2. Doanh thu Biểu đồ 3: Doanh thu từ hoạt động du lịch giai đoạn 2008-2013 Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh Nhận xét: Ngành du lịch đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Cùng với sự gia tăng về số lượng khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Ninh cũng ngày càng tăng trong giai đoạn từ năm 2008-2013. Năm 2008, doanh thu từ hoạt động du lịch chỉ đạt 2492 tỷ đồng nhưng chỉ sau 5 năm, doanh thu đã đạt 5042 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với năm 2008 3. Di sản Thiên nhiên Thế giới Kỳ quan Thế giới mới Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long- một vùng biển đảo kỳ vĩ nằm trên dải hành lang ven biển vùng Đông - Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía Đông, là một phần trong hệ thống tài nguyên biển đảo của tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích 1.553km2 , gồm 1.969 hòn đảo các loại. Vịnh Hạ Long là một tài nguyên du lịch đặc sắc có nhiều giá trị nổi trội mang tầm quốc tế: Năm 1994 Vịnh Hạ Long được UNESCO đưa vào danh mục Di sản Thiên nhiên Thế giới vì những giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu về thẩm mỹ. Năm 2000, Vịnh Hạ Long lần thứ 2 được UNESCO ghi nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vì những giá trị địa chất điển hình. Năm 2011, Vịnh Hạ Long tiếp tục được Tổ chức New 7 Wonders bầu chọn là một trong bảy Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế, ngoài những giá trị điển hình về thẩm mỹ và địa chất, không gian Vịnh Hạ Long còn chứa đựng rất nhiều giá trị sinh học, lịch sử và văn hoá vật thể và phi vật thể với nhiều truyền thuyết dân gian. Ngoài ra trong không gian rộng lớn của vịnh Hạ Long 19 còn tồn tại nhiều làng chài truyền thống nơi còn lưu giữ được những giá trị văn hóa cộng đồng rất độc đáo. Những giá trị này đang được các cơ quan chức năng và ngành du lịch Quảng Ninh nghiên cứu khai thác, phát huy. Tất cả những giá trị nói trên là nền tảng hiện thực để xây dựng, phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch trong hiện tại và tương lai 4. Thị trường du lịch Thị trường khách du lịch của Quảng Ninh tương đối đa dạng và phong phú. Thị trường nước ngoài: Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc: hiện tại các thị trường này chiếm từ 10 đến 15% lượng khách du lịch của tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, phổ biến nhất là khách đến từ các thị trường Mỹ, Đức, Pháp và Úc.Trung Quốc: chiếm 5-10% tổng lượng khách du lịch và đang tăng trưởng nhanh chóng. Những quốc gia Châu Á khác: chiếm từ 15 đến 20% tổng lượng khách du lịch, có thể kể đến thị trường các nước như Hàn Quốc, Đài Loan,Malaysia và Nhật Bản… Thị trường trong nước:Hiện nay, thị trường trong nước chiếm từ 55 – 60% tổng lượng khách du lịch của tỉnh Quảng Ninh. Nguồn khách du lịch hàng năm tới Quảng Ninh bao gồm hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng phần lớn là thị trường khách đến từ Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Bắc Bộ. Môi trường kinh doanh du lịch đã có cải thiện Thực tế cho thấy, thời gian gần đây, môi trường kinh doanh du lịch của Quảng Ninh đã có những bước chuyển biến rõ nét. Điều đó được thể hiện rất rõ, những “điểm nóng” về an ninh trật tự, chèo kéo khách, vi phạm gian lận thương mại, ép khách, lừa đảo du khách tại các trung tâm du lịch đã cơ bản được các lực lượng chức năng vào cuộc giải quyết. Nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và đặc biệt là cộng đồng những người làm du lịch đã được nâng lên một bước trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh để phát triển bền vững, nâng cao tính chuyên nghiệp III.PHÂN TÍCH SWOT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TỈNH QUANG NINH. 3.1Điểm mạnh Tỉnh Quảng Ninh có một vị trí thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Ví trí địa lý đã khiến Quảng Nình có nhiều dạng địa hình, thích hợp cho việc phát triển du lịch. Bên cạnh đó, với đường biên giới với Trung Quốc dài 132,8 km và đường bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh là cửa ngõ giao thương, giao lưu văn hóa với quốc tế (đặc biệt là Trung Quốc), tạo điều kiện để thu hút khách quốc tế đến với Quảng Ninh. Tóm lại, với những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lý, Quảng Ninh hoàn toàn có thể phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: biển đảo, sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa - tâm linh…Tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng đa dạng và phong phú cả về tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn. Có thế mạnh về các điểm tham quan độc đáo và mang đẳng cấp thế giới như Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long … Sự công nhận của UNESCO đã mang lại nhận thức toàn cầu và thú vị về các đến điểm đến, cũng như một cơ sở vững mạnh của ngành du lịch nội địa, đó sẽ là nền tảng cho tỉnh để phát triển du lịch mạnh hơn và trở thành một trung tâm du lịch thế giới. 3.2. Điểm yếu Những điểm yếu mà tỉnh cần giải quyết ngay lập tức bao gồm: - khả năng tiếp cận yếu bằng đường bộ và đường không đến những điểm du lịch thu hút quan trọng của tỉnh, - khó khăn trong việc thu hút các khách sạn và nhà hàng mang tầm cỡ quốc tế đến với khu vực, - Thách thức về thời tiết và tính thời vụ để duy trì một nền kinh tế du lịch bền vững và ổn định và sự khan hiếm các chuyên gia khách sạn được đào tạo bài bản để đáp ứng dịch vụ đẳng cấp thế giới và trải nghiệm cho khách du lịch. 3.3. Cơ hội Trong bối cảnh thay đổi của ngành công nghiệp du lịch toàn cầu hiện nay, tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển và trở thành một điểm đến toàn cầu. Với ngành du lịch sinh thái đang trở thành một xu thế chủ đạo, tỉnh có vị trí rất tốt để tận dụng lợi thế từ những tài sản tự nhiên và văn hóa của mình nhưng điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng. Quốc gia phát triển thị trường du lịch nhanh nhất trên thế giới là Trung Quốc, nằm liền kề với Quảng Ninh, tạo sự dễ dàng tiếp cận với một phân khúc khách du lịch tiềm năng. Số liệu thống kê về dân số của Quảng Ninh cho thấy hiện rất thuận lợi: dân số trẻ và đang sẵn sàng cho một công việc tốt hơn và ngành công nghiệp khách sạn đang phát triển tốt là rất thích hợp, tạo công ăn việc làm tốt hơn cho khu vực. Với hàng loạt những điểm tham quan hấp dẫn khác nhau như Yên Tử, tỉnh cần đẩy mạnh thực hiện chiến lược và mang lại cho khách du lịch trải nghiệm du lịch phong phú để tỉnh trở thành một điểm đến du lịch mang tầm cỡ thế giới. 3.4. Thách thức/Đe dọa Do còn thiếu kinh nghiệm trong ngành du lịch, hiện nay tỉnh gặp phải rất nhiều thách thức cần vượt qua. Sự suy thoái môi trường cần phải được giải quyết một cách nhanh chóng, với tình trạng quá tải và ô nhiễm từ các khách sạn và các hoạt động công nghiệp đã làm giảm hoặc có thể có nguy cơ làm mất dần vị thế danh hiệu của UNESCO. Các xung đột với các ngành công nghiệp nâu khác của địa phương như ngành công nghiệp khai thác than cũng cần phải được giải quyết và phối hợp chặt chẽ cho quy hoạch trong tương lai. Các quốc gia khác đang đi trước trong phát triển du lịch, thu hút du khách quốc tế với cơ sở vật chất và khả năng tiếp cận tốt hơn, vậy Quảng Ninh cần phát triển nhanh và khai thác tài nguyên một cách hiệu quả để tối ưu hóa những ảnh hưởng và tiềm năng du lịch của mình. IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH Ở VIỆT NAM. Như mọi người đã biết Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông với 3260 km bờ biển. . Khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây cối quanh năm xanh tươi Một đặc điểm nổi bật nữa của Việt Nam là nhiều đồi núi, chiếm ¾ diện tích, cũng là quốc gia có nhiều đảo nhỏ và phân bố rải rác, có hai khu vực đảo tập trung nhất là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Có hai quần đảo rộng lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó nghành du lịch trong nhiều năm qua tập chung khai thác vào tiềm năng rừng biển và vị trí địa lý mà thiên nhiên ban tặng cho việt nam. Như du lịch biển, du lịch sinh thái có những bước phát triển. Điều này được minh chứng bằng Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang. Nhờ được thiên nhiên ưu đãi vào cảnh quan nên việt nam sở hữu nhiều phong cản đẹp. cộng với nền văn hiến 4000 năm việt nam là một đất nước có bề dày lịch sử với 54 dân tộc anh em mang nhiều bản sắc văn hoá khác nhau. Do đó việt nam được đánh giá với tiềm năng du lịch rất lớn dựa trên cở sở về thiên nhiên văn hoá có thể thu hút được rất nhiều du khách quốc tế, trong nước đi khám phá và tìm hiểu, tiềm năng du lịch của việt nam có thể được thống kê bằng các số: tính đến năm 2006, Việt Nam có 2888 di tích, thắng cảnh được xếp hạng di tích quốc gia. Trong đó gồm: 1367 di tích lịch sử,1355 di tích kiến trúc nghệ thuật,62 di tích khảo cổ,104 di tích thắng cảnh. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu và khách đến từ hai lần trở lên lần lượt là 72% và 28% (năm 2003); 65,3% và 24,7% (năm 2005), 56,3% và 43,7% (năm 2006); 60,4% và 39,6% (năm 2009); 61,1% và 38,9% (năm 2011); 66,1% và 33,9% (năm 2013). Có thể thấy tỷ lệ này không biến động lớn qua các năm và duy trì ở mức độ khá hài hòa. Xét về tổng thể, điều quan trọng là các chỉ số về lượng khách và tổng thu của Du lịch Việt Nam đạt tăng trưởng tốt qua các năm. Nếu năm 2000, chúng ta mới đón được 2,1 triệu lượt khách quốc tế thì năm 2005 đón được 3,4 triệu lượt, năm 2010 đón được 5 triệu lượt và năm 2013 vừa qua là 7,5 triệu lượt. Đồng thời, lượng khách du lịch nội địa cũng ngày càng tăng: năm 2000 là 11,2 triệu lượt, 2005 là 16,1 triệu lượt, năm 2010 là 28 triệu lượt và năm 2013 là 35 triệu lượt. Đặc biệt, tổng thu từ du lịch những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc khi năm 2013 đạt tới 200 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và năm 2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ. Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nước ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn hạn chế như: Cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư nâng cấp cải thiện nhưng còn thiếu đồng bộ giữa các vùng miền, giữa các khu, điểm du lịch .Việc này dễ dàng được nhận thấy ở khắp mọi địa điểm du lịch của việt nam hiện nay. Từ không có chỗ cho khách du lịch đến lưu trú hoặc quá yếu với quy mô nhỏ, thiếu từ khách sạn cao cấp để đón khách cao cấp đến chỗ được coi là bình dân thì quá xuyềnh xoàng thiếu thốn tiện nghi. Đi du lịch mà phải chịu tiếng ồn của động cơ do chạy máy nổ phát điện. Đó là tình trạng mất nước, mất điện thường xuyên. Hoạt động Marketing, quảng cáo và xúc tiến du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và đầu tư chưa cao.Hoạt động xúc tiến, quảng bá, xây dựng hình ảnh Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn của khu vực còn bộc lộ nhiều hạn chế. Dù từ năm 2000 tới nay, Nhà nước đầu tư khoảng 20 tỷ đồng mỗi năm cho hoạt động xúc tiến, quảng bá, nhưng xem ra, cái cách tiếp cận thị trường của ngành du lịch vẫn còn lửng lơ, thiếu thông tin và thiếu cả trách nhiệm.Chưa khai thác, bảo tồn đúng mức nhiều nơi khai thác TNDL còn bừa bãi ,thiếu sự quản lí của nhà nước ,làm cho các TNDL ngày càng suy kiệt…. Ý thức của người dân Việt Nam còn rất kém, chưa có văn minh công cộng…. Từ khách du lịch đến những người làm du lịch,chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Việc không giám sát chặt chẽ của những bộ, ngành có liên quan – Thiếu sự quan tâm đúng mức của các cơ quan có liên quan đến ngành(Thủ tục rồm rà, công tác thị thực nhập cảnh quá chậm, Luật Du Lịch còn nhiều bất cập ). KẾT LUẬN Quảng Ninh là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú. Với ưu thế về tài nguyên, trong thời gian qua, du lịch Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. Sự phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn nười lao động, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và hơn thế nữa là thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội. Tuy nhiên, những kết quả đạt được của du lịch tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua chưa xứng đáng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Ngoài ra,những lợi thế đem lại sự phát triển cho ngành những cơ hội phát triển thì vẫn tồn tại một số yếu kém cần khắc phục. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, du lịch Quảng Ninh cũng như du lịch cả nước còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong nước và quốc tế. Chính vì vậy mà, tỉnh Quảng Ninh cần có những biện pháp khắc phục điểm yếu và sử dụng hiệu quả những tiềm năng tài nguyên,đa dạng phong phú của mình. Trên đây là bài tiểu luận của chúng em, bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót chúng em rất mong nhận được sự góp ý kiến của cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô! . kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Ninh đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. ” II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NINH. 1. Nguồn khách 1.1 Khách du lịch nội địa Biểu. nên Quảng Ninh được Chính phủ và Tổng cục du lịch Việt Nam là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Dựa trên sự ảnh hưởng về kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch đến. nền kinh tế quốc dân của Việt Nam, nhu cầu du lịch của người dân cả nước nói riêng và thế giới nói chung, chính vì vậy, nên em chọn đề tài : “ Đánh giá tác động của hoạt động kinh doanh du lịch

Ngày đăng: 06/05/2015, 18:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Doanh thu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan