luận văn kinh tế luật đề tài Thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại Công ty hoặc Văn phòng luật sư nơi tác giả thực tập

23 5.2K 39
luận văn kinh tế luật đề tài Thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại Công ty hoặc Văn phòng luật sư nơi tác giả thực tập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I GIỚI THIỆU S ự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có điều tiết của Nhà nước đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển ngày càng năng động, đa dạng hơn. Trong thời gian qua nước ta đã chính thức gia nhập nhiều tổ chức thương mại thế giới và khu vực; các hiệp định hợp tác kinh tế thương mại song phương, đa phương được ký kết ngày càng nhiều hơn đã đưa nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong công cuộc đổi mới, mở cửa các doanh nghiệp Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động thương mại , đặc biệt là hoạt động thương mại Quốc tế. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm giao thương, đầu tư quốc tế, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thường rất lúng túng khi phải đối mặt với việc xử lý các tranh chấp. Các vụ kiện về chống bán phá giá đối với cá tra - ba sa, giày da, phụ tùng xe đạp, các vụ kiện liên quan đến Vietnam Airlines, Công ty Daso… thời gian qua là những ví dụ điển hình. Để hỗ trợ các doanh nghiệp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp thì luật sư là người có vai trò rất quan trọng. Luật sư luôn được coi là người đồng hành với doanh nghiệp trong suốt quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng với đối tác; hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp phát sinh, thông qua việc đưa ra những ý kiến tư vấn về mặt pháp lý. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia hoạt động thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như giới luật sư chưa hình thành mối quan hệ thường xuyên và chặt chẽ. Doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý như một công cụ hữu hiệu, mỗi khi có tranh chấp xảy ra thì các doanh nghiệp lúc đó mới cần đến sự hỗ trợ của các luật sư. Hơn nữa, trong khi bản thân các luật sư cũng chưa Sinh viên thực hiện: Phạm Trung Kiên Lớp: QT31D 1 thực sự đủ năng lực đáp ứng những đòi hỏi của việc hỗ trợ về mặt pháp lý. Đội ngũ luật sư của ta hiện nay còn thiếu về số lượng, trình độ tư vấn và tham gia giải quyết các tranh chấp về thương mại còn hạn chế, đặc biệt là các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại Quốc tế. Từ những thực tiễn trên mà em đã quyết định lựa chọn đề tài thực tập: “Thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại Công ty hoặc Văn phòng luật sư nơi tác giả thực tập”. Chuyên đề là kết quả của quá trình thực tập, khảo sát và nghiên cứu trong thời gian 04 tháng tại Văn phòng luật sư Bizlink. Với năng lực còn hạn chế, thời gian thực tập có hạn nên chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy cô. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị ở Văn phòng luật sư Bizlink đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề này. Cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường và các thầy cô quản lý Đoàn thực tập đã tạo điều kiện cho em có được địa điểm thực tập phù hợp. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện: Phạm Trung Kiên Lớp: QT31D 2 PHẦN II NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU VỀ NƠI THỰC TẬP Văn phòng Luật sư Bizlink - Phòng 1802, Toà tháp Thành Công, 57 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Văn phòng luật sư Bizlink được thành lập trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ hướng tới việc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Bizlink luôn đặt ưu tiên cao trong việc trở thành văn phòng luật sư “tốt nhất” hơn là trở thành một văn phòng luật sư “lớn nhất”. Văn phòng Luật sư Bizlink là một hãng luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Văn phòng được thành lập bởi Ông Đỗ Trọng Hải cùng với đội ngũ luật sư cao cấp đã từng làm việc tại các hãng luật lớn tại Việt Nam. Bizlink tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tư vấn pháp lý liên quan đến: • Đầu tư trong nước và nước ngoài; • Doanh nghiệp và Thương mại; • Tài chính và Ngân hàng; • Bất động sản và Xây dựng; • Sáp nhập và Mua bán Doanh nghiệp; • Giải quyết tranh chấp; • Sở hữu trí tuệ… Sinh viên thực hiện: Phạm Trung Kiên Lớp: QT31D 3 Bizlink hiện có khoảng 30 luật sư và tư vấn, trong đó một số luật sư của Bizlink đã được xếp hạng và được ghi nhận bởi các tạp chí luật pháp uy tín như là những luật sư thuộc hàng xuất sắc toàn cầu, luật sư tiêu biểu của Việt Nam, như trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, thương mại, giải quyết tranh chấp, v.v Với kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu Bizlink có đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ pháp lý và tư vấn chuyên sâu với chất lượng cao cho khách hàng. Đội ngũ luật sư và tư vấn của Bizlink luôn làm việc một cách mẫn cán, kịp thời và tiết kiệm chi phí tối đa vì quyền lợi của khách hàng. Đội ngũ luật sư và tư vấn của Bizlink được công nhận rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp như là những luật sư dày dạn kinh nghiệm và tiên phong nhất trong lĩnh vực tư vấn pháp lý tại Việt Nam. Thành viên sáng lập của Văn phòng Ông Đỗ Trọng Hải được công nhận là một trong những luật sư hàng đầu tại Việt Nam, Ông đã trải qua hơn 15 năm kinh nghiệm hành nghề pháp lý và tư vấn tại Việt Nam. Khách hàng của Bizlink chủ yếu là các Công ty nước ngoài đầu tư hoặc kinh doanh tại Việt Nam, các Tổng công ty Việt Nam, các Công ty đa quốc gia, các Ngân hàng trong nước và quốc tế, các Tổ chức Tín dụng, các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam, v.v… Đặc biệt Văn phòng luật sư Bizlink thường xuyên hợp tác với các luật sư của các hãng luật quốc tế như: Sullivan & Cromwell LLP (Hong Kong), Rajah & Tan, Drew & Napier, Chan & Goh (Singapore), Field Fisher Waterhouse LLP, Salem Ibrahim & Partners (Singapore), Blake, Cassels & Graydon LLP (Canada), v.v Bizlink hiểu biết và nhận thức sâu sắc về hệ thống pháp luật, văn hoá và cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị, hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Việt Nam. Chính sự nhạy bén với các vấn đề kinh doanh, kinh nghiệm hợp tác quốc tế sâu rộng, tính quốc tế hoá, chuyên nghiệp, sáng tạo và vững vàng của các luật sư và tư vấn của mình đã tạo cho Bizlink một ưu thế vượt trội và khác biệt với các hãng luật khác tại Việt Nam. Bizlink không chỉ cung cấp các kiến thức Sinh viên thực hiện: Phạm Trung Kiên Lớp: QT31D 4 pháp lý thuần tuý mà luôn luôn nỗ lực tối đa đưa ra các giải pháp kinh doanh sáng tạo và toàn diện để giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý và thương mại của khách hàng. II. QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VÀ THU THẬP THÔNG TIN Tìm hiểu và thu thập thông tin là một việc quan trọng trong quá trình thực tập của sinh viên, nó giúp cho mỗi một sinh viên thêm tầm hiểu biết và phục vụ cho việc viết đề tài. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình tìm hiểu thu thập thông tin nên ngay từ khi có mặt tại nơi thực tập bản thân em đã xác định đề tài để viết báo cáo thực tập và có sự chuẩn bị cho việc thu thập thông tin, tài liệu, số liệu nhằm hoàn thành tốt nhất bài viết của mình. Được sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị làm việc tại Văn phòng luật sư Bizlink trong quá trình thực tập cũng như quá trình tìm hiểu thực tế và thu thập thông tin. Cùng với tinh thần hăng say, nhiệt tình của một sinh viên thực tập sắp ra trường đã giúp em cố gắng tìm hiểu và thực hiện quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách tốt nhất phục vụ cho việc hoàn thành chuyên đề. Vì thế mà các số liệu em trình bày trong bài viết này mang tính sát thực. Số liệu được rút ra từ các báo cáo tháng, quý và báo cáo năm của Văn phòng nơi thực tập. Tuy nhiên, các số liệu không thể đưa vào bài viết một cách thuần tuý mà còn phải thông qua quá trình xử lý thông tin, đánh giá và đưa ra được bản chất của vấn đề cần xem xét là “ thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại”. Ngoài ra, các thông tin của bài viết này còn được tìm hiểu thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học; các bài viết trên các báo, tạp chí, chuyên trang pháp luật về tranh chấp thương mại… Đặc biệt, em còn được đơn vị nơi thực tập tạo điều kiện cho thâm nhập thực tế, bằng những kinh nghiệm thực tiễn thu thập được đã góp phần quan trọng cho em hiểu hơn về thực tiễn hoạt động tư vấn và giúp em hoàn thành tốt đề tài này. Sinh viên thực hiện: Phạm Trung Kiên Lớp: QT31D 5 III. KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU, THU THẬP THÔNG TIN Sau một thời gian thực tập tại Văn phòng luật sư Bizlink, với sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị làm việc tại Bizlink, cùng với sự nỗ lực của bản thân trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin. Kết quả thu được là rất tốt, thể hiện được nội dung cốt lõi của vấn đề cần tìm hiểu. Qua số liệu thu thập được đã giúp em đánh giá được thực tiễn của hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại, cũng như đưa ra được những đánh giá của bản thân. Cụ thể, những thông tin thu được thể hiện ngắn gọn ở bảng số liệu sau: Bảng 1: Số vụ tư vấn giải quyết Tranh chấp thương mại qua các năm của Văn phòng luật sư Bizlink. IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BIZLINK Hội nhập kinh tế, tăng cường giao thương quốc tế luôn gắn liền với sự gia tăng rủi ro pháp lý. Không thể loại bỏ hết được các rủi ro nhưng doanh nghiệp hoàn Sinh viên thực hiện: Phạm Trung Kiên Lớp: QT31D Loại tranh chấp Năm HĐ Bảo hiểm (vụ) HĐ cung ứng dịch vụ (vụ) HĐ hợp tác kinh doanh (vụ) HĐ mua bán hàng hóa (vụ) 2007 1 3 2 6 2008 0 4 3 7 2009 2 4 5 9 6 toàn có thể hạn chế nó bằng chính sự hiểu biết về pháp luật và sự tỉnh táo trong khi thực hiện mỗi giao dịch thương mại. Qua quá trình tìm hiểu về các vụ tranh chấp thương mại mà Văn phòng luật sư Bizlink tham gia tư vấn, em nhận thấy nội dung các vụ tranh chấp thương mại thường rất phức tạp, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp cũng rất đa dạng, luật pháp điều chỉnh thì còn nhiều bất cập. Để có thể thấy rõ được những vấn đề này em xin đơn cử một số vụ tranh chấp tiêu biểu mà Văn phòng luật sư Bizlink đã tư vấn thành công cho khách hàng, cụ thể: 1. Vụ tranh chấp Hợp đồng Bảo hiểm giữa Công ty Armstrong Auto Parts Sdn.Bhd (Malaysia) và Công ty Bảo hiểm Quốc tế Việt Nam Khách hàng: - Tên khách hàng: Armstrong Auto Parts Sdn.Bhd (“Công Ty Armstrong”); - Địa chỉ khách hàng: Tikam Batu Industrial Estate, 08600 Sungai Petani, Kedah Darul Aman, Malaysia; 1.1. Loại vụ việc: Giải quyết tranh chấp: tư vấn và tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp liên quan đến việc yêu cầu Công ty Bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (“Công Ty VIAC”) phải thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Nguyên đơn: Công ty Armstrong Bị đơn : Công ty Bảo hiểm Quốc tế Việt Nam 1.2. Tóm tắt nội dung vụ việc: Công Ty Armstrong có ký Hợp đồng mua bán linh kiện xe gắn máy với một đối tác Việt Nam theo điều kiện giao hàng CIF - Incoterm 2000. Theo đó, phương thức vận chuyển hàng hóa sẽ được thực hiện bằng đường biển. Đối tác của Công Ty Sinh viên thực hiện: Phạm Trung Kiên Lớp: QT31D 7 Armstrong đã mua bảo hiểm cho toàn bộ lô hàng của Công Ty VIAC. Theo Hợp đồng bảo hiểm, hàng hóa được bảo hiểm trong suốt hành trình từ cảng Hải Phòng đến nhà kho của bên mua - Công Ty Armstrong. Theo thỏa thuận của các bên, hàng hóa được vận chuyển đến cảng Penang, Malaysia. Tuy nhiên, do nhà kho của Công Ty Armstrong ở thời điểm này đã đầy hàng nên không thể tiếp nhận thêm hàng hóa được nữa. Do vậy, hàng hóa đã được lưu tạm tại một nhà kho của bên thứ ba do Công Ty Armstrong thuê và được chuyển dần về kho của Công Ty Armstrong khi kho này có chỗ trống. Trong quá trình lưu kho, hàng hóa đang được chuyển dần về kho chính của Công Ty Armstrong tại Penang thì nhà kho lưu tạm này bị cháy. Toàn bộ hàng hóa còn lại trong kho đã bị hủy hoại hoàn toàn. Đối chiếu với điều khoản bảo hiểm mẫu theo Hợp đồng do Công ty VIAC cung cấp quy định: “Trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng hoá được bảo hiểm rời kho hoặc nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển và tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường. Trách nhiệm bảo hiểm kết thúc vào một trong các thời điểm sau đây, tuỳ theo trường hợp nào xảy đến trước: (i) Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng của người nhận hàng hoặc một người nào khác tại nơi nhận có tên trong Hợp đồng bảo hiểm. Hoặc (ii)… (iii) khi hết hạn 60 ngày sau khi hoàn thành việc dỡ hàng hoá bảo hiểm hoặc sà lan, nếu là tàu Lash, khỏi tàu biển tại cảng dỡ hàng cuối cùng ghi trên đơn bảo hiểm…” Sau vụ cháy Công Ty Armstrong đã báo cáo tới cơ quan phòng cháy và chữa cháy Malaysia để thống kê thiệt hại, đồng thời thông báo cho Công Ty VIAC và yêu cầu Công Ty VIAC thanh toán tiền bảo hiểm cho toàn bộ số hàng hóa này. Tuy nhiên, Công Ty VIAC và Công Ty Tokio Marine Assurance (đại diện của Công Ty VIAC tại Malaysia) đã từ chối chi trả tiền bảo hiểm vì, bởi các lý do sau: Sinh viên thực hiện: Phạm Trung Kiên Lớp: QT31D 8 (i) Hàng hóa đã được giao, lưu tại kho của Công Ty Armstrong (do Công Ty Armstrong đã thuê kho này) và kho này được coi là địa điểm cuối cùng; (ii) Thời hạn bảo hiểm đã hết tính từ ngày hàng hoá được giao tại kho do Công Ty Armstrong thuê đến ngày xảy ra hoả hoạn. Kết quả: Các bên đã đạt được thỏa thuận hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử tại tòa án. Theo đó, Tòa án đã ra quyết định công nhận hòa giải thành và yêu cầu Công Ty VIAC chi trả cho Công Ty Armstrong khoản phí bảo hiểm theo thỏa thuận của các bên. 1.3. Đánh giá vụ việc: - Tính chất phức tạp của vụ việc: +) Giao dịch có yếu tố nước ngoài; +) Trong Hợp Đồng bảo hiểm, các bên không thỏa thuận rõ luật áp dụng giải quyết tranh chấp; +) Quá trình ký kết và thực hiện Hợp Đồng liên quan đến nhiều lĩnh vực, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và các quy định Quốc tế; +) Sự kiện bảo hiểm xảy ra ở nước ngoài; +) Sau khi vụ cháy đã xảy ra khá lâu thì luật sư mới được mời tham gia giải quyết nên việc thu thập chứng cứ là hết sức khó khăn (gần như không thể thu thập lại được nữa); +) Quy định của pháp luật trong nước và pháp luật Quốc tế về vấn đề bảo hiểm đường biển có nhiều điểm chưa rõ ràng; Sinh viên thực hiện: Phạm Trung Kiên Lớp: QT31D 9 +) Có nhiều khả năng đã hết thời hiệu khởi kiện. 1.4. Quá trình áp dụng pháp luật: Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc thấy rằng các quy định trong Hợp Đồng Bảo Hiểm không rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, các quy định của luật pháp Việt Nam và quốc tế về vấn đề này cũng rất chung chung và vụ việc nhiều khả năng đã hết thời hiệu khởi kiện…. 1.5. Kiến nghị: Quá trình giải quyết vụ việc cho thấy các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm đường biển chưa đầy đủ (thậm chí là không quy định và có quy định thì hiệu lực pháp lý cũng không rõ ràng), có nhiều khoảng cách giữa pháp luật quốc gia và các quy định Quốc tế. Chính việc thiếu các quy định pháp luật đã gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và luật sư trong quá trình bảo vệ quyền lợi của mình và của khách hàng. Bởi vậy, các quy định về bảo hiểm đường biển của Việt Nam cần phải được rà soát lại và hoàn thiện thêm. 1.6. Nhận xét: Thông qua vụ việc, các doanh nghiệp rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm cũng như cần phải cẩn trọng trong giao kết Hợp đồng bảo hiểm và sự cần thiết trong việc nhanh chóng giải quyết các tranh chấp phát sinh tránh trường hợp thời hiệu khởi kiện đã hết ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp. Vụ việc cũng khẳng định vai trò quan trọng của luật sư trong việc trung gian hòa giải cho các bên đương sự có tranh chấp. Sinh viên thực hiện: Phạm Trung Kiên Lớp: QT31D 10 [...]... năng lực phòng ngừa và giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp Đối với hệ thống tư pháp và bổ trợ tư pháp, cần năng cao năng lực của các tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế; tăng cường các thiết chế giải quyết tranh chấp bổ sung, nâng cao năng lực của các trọng tài viên, hòa giải viên; tăng cường đội ngũ luật sư và nâng cao năng lực tư vấn, tranh tụng... thiệu 1 Phần II Nội dung 3 I Giới thiệu về nơi thực tập 3 II Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin 5 III Kết quả của quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin 6 IV Đánh giá thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại 6 tại Văn phòng luật sư Bizlink Phần III Thực tiễn và giải pháp 17 I Thực tiễn 17 II Một số giải pháp 19 Phần IV Kết luận 21 Sinh viên thực hiện: Phạm Trung Kiên Lớp: QT31D... Sinh viên thực hiện: Phạm Trung Kiên Lớp: QT31D 22 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Bài viết: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế: Doanh nghiệp còn lúng túng” - đăng trên trang http://news.vibonline.com.vn - Bài viết: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại: Phức tạp, chồng chéo” - đăng trên trang http://www.anninhthudo.vn - Bài viêt Giải quyết các vụ tranh chấp hợp đồng với đối tác nước ngoài... GIẢI PHÁP I THỰC TIỄN 1 Tích cực: Hiện nay, nhu cầu tư vấn pháp luật của các doanh nghiệp ngày càng nhiều lên do doanh nghiệp đã ý thức được vai trò của luật sư và do tính chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa trong đời sống kinh tế xã hội được nâng cao Với việc đội ngũ luật sư ngày càng đông, các công ty, văn phòng luật sư xuất hiện ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các công ty, văn phòng luật sư đang diễn... luật sư hiện nay còn có nhiều hạn chế Trong số những luật sư đang hành nghề thì chỉ có số ít người là có khả năng tư vấn pháp lý chuyên nghiệp cho giới doanh nhân II MỘT SỐ GIẢI PHÁP Thực trạng trên cho thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại nói chung và hoạt động thương mại Quốc tế nói riêng của doanh nghiệp Việt Nam, vấn đề cần thiết và cấp bách là phải nâng cao năng lực phòng tránh và giải. .. cung cấp những dịch vụ mà luật sư đang có Và luật sư cũng nên chủ động tiếp xúc với doanh nghiệp, khơi dậy nhu cầu và tạo thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Trung Kiên Lớp: QT31D 21 PHẦN IV KẾT LUẬN Trong kinh doanh, thương mại tranh chấp tồn tại như một tất yếu: có thể ở dạng tranh chấp hiện tại, cần phải giải quyết hoặc tranh chấp tư ng lai Các mối quan hệ... phòng tránh và giải quyết tranh chấp thương mại cho doanh nghiệp Vì vậy, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp, tổ chức và hoạt động của các tổ chức tư pháp và bổ trợ tư pháp Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về các rủi ro, các biện pháp có thể và cần được sử dụng để phòng ngừa các rủi ro làm phát sinh tranh chấp cũng như giải quyết tranh chấp phát sinh... hàng Tuy nhiên, Công Ty Corus không những không thanh toán mà còn yêu cầu Công Ty Vinausteel phải trả cho Công Ty Corus khoản tiền phạt và bồi thường thiệt hại vì đã mở L/C không đúng quy định của Hợp Đồng Kết quả: Các bên đạt được thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp thông qua con đường thương lượng và hòa giải ngoài Trọng tài Theo thỏa thuận, Công Ty Corus đã phải thanh toán cho Công Ty Vinausteel...11 2 Tranh chấp Hợp đồng mua bán giữa Công ty Liên doanh Sản xuất Thép Vinausteel và Corus International Trading Limited Khách hàng: - Tên khách hàng: Công ty Liên doanh Sản xuất Thép Vinausteel; - Địa chỉ khách hàng: Km 8, Vật Cách, Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng; 2.1 Loại vụ việc: Giải quyết tranh chấp: tư vấn và tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp về việc yêu cầu Corus... toàn có thể phòng ngừa được gây ra 2.2 Về phía luật sư: Có một thực tế là lực lượng luật sư hiện nay là quá mỏng Theo thống kê của ngành tư pháp, cả nước hiện nay chỉ có trên 2.000 luật sư đang hành nghề tư vấn, trong đó ở Hà Nội có khoảng 1540 luật sư Đây là một con số quá nhỏ so với số Sinh viên thực hiện: Phạm Trung Kiên Lớp: QT31D 19 lượng hàng trăm nghìn doanh nghiệp và 3 triệu hộ kinh doanh trên . Từ những thực tiễn trên mà em đã quyết định lựa chọn đề tài thực tập: Thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại Công ty hoặc Văn phòng luật sư nơi tác giả thực tập . Chuyên. 1: Số vụ tư vấn giải quyết Tranh chấp thương mại qua các năm của Văn phòng luật sư Bizlink. IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BIZLINK Hội. Malaysia; 1.1. Loại vụ việc: Giải quyết tranh chấp: tư vấn và tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp liên quan đến việc yêu cầu Công ty Bảo hiểm Quốc tế Việt Nam ( Công Ty VIAC”) phải thực hiện nghĩa vụ

Ngày đăng: 06/05/2015, 12:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan