luận văn tài nguyên môi trường Tác động của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước ở Hà Nội.

89 2.2K 1
luận văn tài nguyên môi trường Tác động của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước ở Hà Nội.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Ngô Thị Thu Trang Lời mở đầU 1. Đặt vấn đề. Hoà trong dòng chảy mạnh mẽ của cuộc cạnh tranh kinh tế khốc liệt trong khu vực cũng như trên toàn cầu, với xuất phát điểm là một quốc gia đang phát triển, có thu nhập thấp, Việt Nam đã, đang và phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thủ đô Hà Nội, với vị trí là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế, giao dịch quốc tế của cả nước, cũng đang cùng với cả nước thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nhịp độ cao. Trong hơn ba thập kỉ qua, Hà Nội thực sự đã phát triển mạnh mẽ trên mọi mặt của đời sống kinh tế- chính trị- văn hoá- xã hội. Nền kinh tế của thủ đô Hà Nội đạt mức tăng trưởng cao và đều khắp ở các ngành, các lĩnh vực, tình hình chính trị ổn định, nền văn hoá được nâng cao rõ rệt, xã hội có những bước cải tiến sâu sắc về nhiều mặt. Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực mà đô thị hoá và công nghiệp hoá đem lại thì chính đây lại là nguyên nhân gây áp lực mạnh mẽ đối với môi trường, làm suy giảm chất lượng môi trường bao gồm cả môi trường đất, nước, không khí. Trong những năm qua, trên địa bàn Hà Nội luôn tồn tại tình trạng hàng loạt ao hồ nội thành cùng với hệ thống sông chảy trong lòng Thành phố bị rác thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đổ vào; sinh vật, đặc biệt là cá sống trong môi trường đó thì bị chết hàng loạt. Rồi mỗi khi mùa mưa tới, người dân nội thành lại lo sợ không biết năm nay có bị ngập hay không? Đi sâu và tìm hiểu, người ta thấy ngoài chức năng là cảnh quan du lịch, điều hoà khí hậu thì hầu như môi trường nước mặt tại thành phố Hà Nội chỉ còn có chức năng chứa và thoát nước mưa, nước thải cho Thành phố. Hơn nữa, khi càng đẩy mạnh việc phát triển kinh tế và dân số ngày càng tăng thì lượng nước thải ngày càng nhiều, chất lượng nước ngày càng bị suy giảm. Trong khi đó việc xử lý nước lại chưa thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đó. Xuất phát từ những nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề này, nên qua một thời gian đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế về nước thải và thoát nước trên địa bàn Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Lê Trọng Hoa và tập thể Khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thị Luận văn tốt nghiệp Ngô Thị Thu Trang cán bộ phòng Nghiên cứu Kinh tế- Viện nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Tác động của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước ở Hà Nội". 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Với phạm vi nghiên cứu là 7 quận nội thành, bao gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy và Thanh Xuân, đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống thoát nước; tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tác động của sự phát triển công nghiệp, gia tăng dân số nói riêng tới sự hoạt động của hệ thống này. 3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài. Đề tài nhằm đánh giá thực trạng hệ thống thoát nước, vấn đề thoát nước thải ở Hà Nội và tác động của phát triển kinh tế - xã hội tới hệ thống thoát nước trên địa bàn nội thành Hà Nội. Mặc dù hệ thống thoát nước chịu tác động của rất nhiều yếu tố, nhưng trong khuôn khổ đề tài, ta chỉ xem xét tác động của phát triển công nghiệp, gia tăng dân số tới sự hoạt động của hệ thống thoát nước đô thị, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của phát triển công nghiệp và gia tăng dân số tới hệ thống thoát nước Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu. Ngoài việc sử dụng các phương pháp thông thường như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đề tài còn áp dụng phương pháp thống kê, đúc rút thực tiễn, phân tích hệ thống, tổ chức không gian, so sánh đối chứng cũng như bảng biểu, đồ thị. 5. Kết cấu của luận văn. Với nội dung đã nêu, trong luận văn tôi xin trình bày thành các phần sau: Chương I: Thực trạng hệ thống thoát nước ở nội thành Hà Nội. Chương II: Tác động của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước ở nội thành Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp nhằm giảm thiÓu tác động tiêu cực của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước Hà Nội. Khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thị Luận văn tốt nghiệp Ngô Thị Thu Trang Lời cảm ơn. Do thời gian thực tập, nghiên cứu tại Viện chưa nhiều cùng với trình độ, kiến thức còn hạn chế nên luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và bạn bè để luận văn này có chất lượng tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Trọng Hoa cùng toàn thể cán bộ phòng Nghiên cứu kinh tế - Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Hà nội ngày 20 tháng 5 năm 2002. Sinh viên Ngô Thị Thu Trang Khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thị Luận văn tốt nghiệp Ngô Thị Thu Trang CHƯƠNG I TỔNG QUAN i. tổng quan về nước thải. 1. Khái niệm về ô nhiễm nước. Ô nhiễm nước là sự thay đổi bất lợi môi trường nước, hoàn toàn hay đại bộ phận do các hoạt động khác nhau của con người tạo nên. Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa “Sự ô nhiễm là một biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công ngiệp, nông ngiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi giải trí, đối với động thực vật nuôi và các loài hoang dại”. Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Nguồn gốc gây ô nhiễm có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo. - Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan. Nước mưa rơi xuống đất, đường phố, khu công nghiệp… kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ. Các chất gây bẩn còn có thể là do xác chết hoặc các sản phẩm hoạt động phát triển sinh vật, vi sinh vật gây nên. - Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải sinh hoạt, công nghiệp, giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp… 2. Phân loại nước thải. Có mét số cách chính phân loại nước thải: - Phân loại theo xác định nguồn thải. - Phân loại theo tác nhân ô nhiễm. - Phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chóng. Tuy nhiên, thường thì người ta phân loại nước thải theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đây cũng là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp giải quyết và công nghệ xử lý. Theo đó, người ta chia nước thải thành các loại như sau: Khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thị Luận văn tốt nghiệp Ngô Thị Thu Trang 2.1. Nước thải sinh hoạt. Nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của con người được gọi chung là nước thải sinh hoạt hoặc nước thải dân cư. Nguồn gây ô nhiễm nước thải sinh hoạt: 1- Sự rò rỉ hệ thống cống dẫn: Các hệ thống cống vệ sinh trong thực tế sử dụng thường bị rò rỉ, thấm do các nguyên nhân khác nhau làm cho nước thải ngấm vào đất, từ đó làm tăng hàm lượng BOD, COD, Nitrat, vi sinh vật… trong nước ngầm. 2- Xử lý nước thải bằng biện pháp tưới: Hoạt động tưới cây rất dễ gây ra hiện tượng thấm tưới nước ô nhiễm qua các tầng đất gây nên hiện tượng ô nhiễm nước ngầm. 3- Chất thải rắn: Chất thải rắn (rác thải) trên mặt đất là nguồn gây ô nhiễm cho đất và nước ngầm. Nước mưa, nước mặt từ các vùng lân cận thấm vào lớp chất thải rắn có thể mang theo chất ô nhiễm hoà tan để thấm sâu xuống đất tới mực nước ngầm. Các chất ngấm theo nước thường là các chất hữu cơ, các muối hoà tan của kim loại (Fe, Mn…). 2.2. Nước thải công nghiệp. Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Các nguồn ô nhiễm chính do công nghiệp gây ra: 1- Nước thải công nghiệp : Khi nước thải công nghiệp xả ra ao hồ, cống rãnh thì các chất ô nhiễm có thể thấm sâu qua đất tới nước ngầm. Mức độ gây ô nhiễm phụ thuộc vào độ sâu của nước ngầm, thành phần và tính chất của các chất ô nhiễm có trong nước thải, thành phần và cấu trúc của các lớp đất phía trên mực nước ngầm. Khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thị Luận văn tốt nghiệp Ngô Thị Thu Trang 2- Thẩm lậu qua các bể chứa và ống dẫn: Việc tồn trữ và truyền ngầm một lượng lớn các nhiên liệu và hoá chất lỏng khác nhau thường gặp ở nhiều cơ sở sản xuất. Những bể chứa và ống dẫn này có thể bị hỏng trong quá trình sử dụng gây ra sù rò rỉ nhiên liệu và các loại hoá chất công nghiệp sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm nước ngầm. Bên cạnh đó, vì tính chất các loại xăng dầu pha trộn kém, khi bị rò rỉ vào đất sẽ di chuyển xuống dưới dễ gây nên ô nhiễm nước ngầm. 3- Hoạt động khai khoáng: Hoạt động khai thác ở các vùng mỏ có thể gây ô nhiễm nước ngầm. Sự ô nhiễm này phụ thuộc vào loại quặng khai thác và hình thức của các quá trình xử lí quặng như nghiền, tuyển chọn… Các vùng mỏ than, phôtphat, sắt, đồng, chì, kẽm…dù là khai thác ngầm hay lé thiên đều thường trải rộng ở dưới mực nước ngầm nên thường xuyên phải bơm tiêu nước. Những loại nước tiêu này thường có pH thấp, nồng độ các ion kim loại và các sunphat cao (Ví dụ: Trong than đá có chứa các hợp chất lưu huỳnh trong đó pyrit là một thành phần. Khi tiếp xúc với nước, pyrit bị ô xy hoá do vi khuẩn và tạo thành FeSO 4 , H 2 SO 4 ). Do vậy, nếu không có hệ thống tưới tiêu và xử lý thích hợp thì nước chảy từ các vùng mỏ sẽ lại thấm xuống làm ô nhiễm nước ngầm. 4- Công nghiệp khai thác dầu mỏ: Nước thải từ công nghiệp chế biến hoá dầu, khí thường có chứa các muối amôn, sunphat, clorua, các ion kim loại Na, Ca và các kim loại khác. Nếu không được xử lý thích hợp trước khi xả ra môi trường ngoàI thì đây cũng lầ nguồn gây ô nhiễm nước ngầm. 2.3. Nguồn ô nhiễm do nông nghiệp. 1- Nước tiêu: Lượng nước tưới cho cây trồng khoảng đến 2/3 bị tiêu hao do bốc hơi trên mặt lá, phần còn lại tiêu ra các kênh dẫn hoặc thấm xuống nước ngầm nằm ở phía dưới. Do hiện tượng hoà tan các muối có trong phân bón và sự cô đặc bởi hiện tượng bay hơi, phần nước còn lại này thường có độ mặn tăng lên từ 3 đến Khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thị Luận văn tốt nghiệp Ngô Thị Thu Trang 10 lần so với độ mặn trước đó. Những ion chủ yếu trong nước sau khi tưới gồm Ca 2+ , Mg 2+ , Na + , HCO 3 - , SO 4 2- ,Cl - và NO 3 - . 2- Chất thải động vật: Phân và nước tiểu của động vật là nguồn gây ô nhiễm khá lớn đối với các nguồn nước. Đặc tính ô nhiễm của chất thải động vật là chứa hàm lượng chất hữu cơ dễ phân huỷ cao và mang nhiều loại vi sinh gây bệnh. 2.4. Nước chảy tràn trên mặt đất. Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Nước chảy tràn trên mặt đất do nước mưa hoặc do thoát nước từ đồng ruộng có thể cuốn theo các chất thuốc trừ sâu, phân bón… làm ô nhiễm các nguồn nước tiếp nhận. 2.5. Nước sông bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên. Nước sông bị nhiễm măn, phèn ở vùng biển có thể chuyển nước mặn vào các vùng nội địa gây suy giảm chất lượng nước ở các vùng tiếp nhận. 2.6. Nước thải đô thị. Nước thải đô thị là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố. Đó là hỗn hợp của các loại nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nước thải tự nhiên (nước chảy tràn). Nước thải đô thị thường chứa khoảng 50% nước thải sinh hoạt, 14% là các loại nước thấm và 36% là nước thải sản xuất. II. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội. 1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên thành phố Hà Nội. 1.1. Vị trí địa lý. Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi 20 0 53’ đến 21°23’ vĩ độ bắc và từ 105°44’ đến 106°22’ kinh độ đông. Hà Nội tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc; Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía đông; Vĩnh Phúc ở phía tây; Hà Tây và Hà Nam ở phía nam. Hà Nội có diện tích tự nhiên là 927,39 km 2 và dân số năm 1999 là 2.672.122 người, chiếm 0,228% về Khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thị Luận văn tốt nghiệp Ngô Thị Thu Trang diện tích và đứng thứ tư về dân số trong tổng số 62 tỉnh, thành phố của cả nước. Hà Nội có vị trí địa lý, chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Từ Hà Nội đi các thành phố, thị xã của Bắc bộ cũng như của cả nước rất dễ dàng bằng cả đường ô tô, sắt, thuỷ và hàng không. Từ nay đến năm 2010, tất cả các tuyến giao thông quan trọng nối liền Hà Nội với các nơi đều sẽ được cải tạo và nâng cấp. Hiện đã có đưòng cao tốc nối Hà Nội với khu vực cảng của Quảng Ninh. Đó là những yếu tố gắn bó chặt chẽ Hà Nội với các trung tâm trong cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học và kỹ thuật của thế giới; tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và cùng hoà nhập vào quá trình phát triển năng động của vùng chảo Đông Á-Thái Bình Dương. 1.2. Địa hình. Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, có diện tích tự nhiên là 927,39 km 2 , trong đó diện tích nội thành là 67,25 km 2 . Cấu trúc địa chất không phức tạp đã tạo cho địa hình Hà Nội đơn giản hơn so với nhiều khu vực khác ở miền Bắc nước ta. Phần lớn diện tích của Hà Nội và vùng phụ cận là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và cũng là theo hướng của dòng chảy sông Hồng. Vùng đồng bằng, địa hình đặc trưng của Hà Nội, đã được khai thác sử dụng từ lâu đời, địa hình rất bằng phẳng, được bồi tích phù sa dày. Nơi đây dân cư sống đông đúc, với nền văn minh lúa nước, trồng hoa màu, chăn nuôi gia sóc Phía Bắc là vùng đồi núi thấp và trung bình, dãy Sóc Sơn với đỉnh cao nhất là Chân Chim có độ cao 462 m. Phía Tây Hà Nội và vùng phụ cận là dãy núi Ba Vì với đỉnh cao nhất là đỉnh Vua có độ cao 1270 m; ngoài ra còn có các đỉnh Tản Viên (1227 m) và Ngọc Hoa (1131 m). Vùng đồi núi của Hà Nội và phụ cận có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch và phát triển chăn nuôi Nhìn chung, địa hình của Hà Nội so với các khu vực khác ở miền Bắc và miền Trung là tương đối đơn giản, nhưng cũng khá đa dạng, làm nền tảng cho Khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thị Luận văn tốt nghiệp Ngô Thị Thu Trang cảnh quan tự nhiên, tạo những nét độc đáo cho phong cảnh cũng như cho việc phát triển các loại hình kinh tế, đặc biệt là cho du lịch. 1.3. Khí hậu. Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới Èm, độ Èm trung bình trong năm là 81-82%, tháng cao nhất vào khoảng 85-86%. Nhiệt độ trung bình có chiều hướng tăng, năm 1985 là 23,5°C, từ năm 1990-1995 nhiệt độ trung bình là 24°C (có năm tới 24,1°C-1991, 1997 là 24,3°C và 1998 là 25,1°C). Hàng năm bình quân có từ 8-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đi qua. Tổng lượng mưa trong năm, theo thống kê những năm gần đây có những biến động lớn, cụ thể là: Năm Lượng mưa (đơn vị: mm) 1995 1.245 1996 1.595,6 1997 1.871,6 1998 1.338,1 Nguồn: Báo cáo đề tài KHCN 07.11 Số ngày mưa từ 140-160 ngày/năm, lượng mưa lớn nhất trong 24h là 200- 400 mm, lượng mưa lớn nhất trong 1h là 93,9 mm, lượng nước bốc hơi trung bình trong năm từ 800-1000 mm. Rõ ràng là xu thế biến đổi thời tiết từ năm 1995 đến nay là lượng mưa tăng, giảm khá nhiều và nhiệt độ trung bình hàng năm có xu thế gia tăng. Đặc biệt năm 1998, nhiệt độ trung bình các tháng vào mùa hè tăng nhiều do ảnh hưởng của hiện tượng ELNINO (tháng 7: 30,7°C). Hà Nội nằm trong vùng khí hậu gió mùa: hàng năm có gió Đông Nam vào mùa hè và gió mùa Đông Bắc vào mùa đông. Thành phố Hà Nội chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu đồng bằng, một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng Èm và mưa nhiều, mùa đông rét hanh kéo dài. Các yếu tố đặc trưng như sau: - Nhiệt độ không khí: + Nhiệt độ không khí trung bình năm: 23,5°C Khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thị Luận văn tốt nghiệp Ngô Thị Thu Trang + Nhiệt độ cao nhất trung bình: 27,0°C + Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình: 20,9°C + Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối: 42,0°C + Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối: 3,8° - Độ Èm không khí: + Độ Èm tương đối trung bình: 84% + Độ Èm tương đối trung bình tháng thấp nhất: 81% (tháng 11 và tháng12). + Độ Èm tương đối trung bình tháng cao nhất: 87% (tháng 3). + Độ Èm tuyệt đối: 100% - Giã: + Hướng gió chủ đạo mùa hè: Đông Nam + Hướng gió chủ đạo mùa đông: Đông Bắc + Tốc độ trung bình mùa hè: 2,2 m/s + Tốc độ trung bình mùa đông: 2,8 m/s + Số cơn bão đổ bộ vào khu vực trung bình: 2-3 cơn/năm. + Cấp bão thường gặp: cấp 7-8. - Mưa: + Lượng mưa trung bình năm: 1,676 mm. + Lượng mưa trung bình ngày lớn nhất: 168 mm, lượng mưa ngày lớn nhất đã đo được là 588,6 mm (ngày 11/7/1902) và 394,4 mm (ngày10/9/1984). + Lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10: 1.430 mm (90,5% cả năm). + Số ngày có mưa trung bình: 144,5 ngày/năm. + Số ngày có mưa phùn: 38,7 ngày/ năm. Khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thị [...]... trường và đô thị Luận văn tốt nghiệp Ngô Thị Thu Trang chương ii tác động của phát triển kinh tế - xã hội tới hệ thống thoát nước Hà Nội I Thực trạng hệ thống thoát nước trên địa bàn Hà Nội Theo dự đoán của Peter Mc.Namee- chuyên gia quốc tế về môi trường của dự án VIE/89/034, dự đoán rằng: mức nước thải hiện nay của các đô thị trong vùng khoảng 300 triệu m3/năm (10 m3/s), trong đó 70% là nước thải sinh... kinh tế - xã hội tới hệ thống thoát nước nội thành Hà Nội A Tác động của phát triển công nghiệp tới hệ thống thoát nước Hà Nội 1 Thực trạng phát triển công nghiệp trong thập kỉ qua ở Hà Nội Quá trình phát triển, xây dựng Thủ đô Hà Nội hơn 45 năm qua chính là quá trình công nghiệp hoá, trong đó công nghiệp được xem là ngành chủ đạo, nền tảng Hơn 45 năm xây dựng, Thủ đô Hà Nội từ chỗ chỉ là thành phố tiêu... và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình tại môi trường TP Hà Nội (4/1996) - Quy định tạm thời về quản lý chất thải rắn nguy hại ngành y tế Hà Nội (4/1996) - Hướng dẫn tạm thời về đánh giá tác động môi trường của các kế hoạch và dự án phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô (1990) Việc quản lý nước thải cũng như thoát nước của nội thành Hà Nội do Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội quản... lý hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội 3.1 Cơ sở quản lý hệ thống thoát nước của Hà Nội: 3.1.1 Bằng pháp luật: Chóng ta cũng đã biết rằng hệ thống chính sách pháp luật về quản lý bảo vệ môi trường nói chung và quản lý hệ thống nước thải nói riêng vẫn chưa hoàn chỉnh Không nằm ngoài tình trạng chung của cả nước, mặc dù Hà Nội trước đây cũng có một vài biện pháp xử lý mang tính tạm thời và bị động. .. hai bên bờ của 4 con sông thoát nước và một số hồ trong Thành phố Tuy nhiên, khả năng của các hệ thống thoát nước nội thành Hà Nội thực sự đã quá tải Hà Nội phát triển nhanh làm cho nhu cầu thoát nước thải cũng tăng lên nhanh chóng, mà đặc trưng của nước thải Hà Nội là từ nhiều nguồn khác nhau như từ: nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các bệnh viện Theo ước tính lượng nước thải... nhiều năm tới Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được khắc phục: tăng dân số cơ học ở tỉnh ngoài về Hà Nội chưa có xu hướng giảm, một số tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng 2.3 Đánh giá chung: Sau 10 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, Hà Nội đã có bước phát triển toàn diện Kinh tế Thủ đô đã tăng trưởng liên tục, đạt mức cao hơn so với cả nước Vai trò của Hà Nội trong vùng kinh tế trọng... hưởng lớn môi trường đô thị và sức khoẻ của nhân dân 2 Đặc điểm về kinh tế -xã hội của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 10 năm phát triển (1991-2000) 2.1 Những thành tựu về kinh tế xã hội của thủ đô trong 10 năm (1991-2000) 2.1.1 Tăng trưởng GDP: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Hà Nội thời kỳ 1991-1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996-2000 là 10,38% Hà Nội là một trong số các địa phương có tốc độ tăng truởng cao... vệ môi trường, quy định việc thành lập cơ quan môi trường có chức năng quản lý và giám sát việc thực hiện Luật tại địa phương Gần đây nhất là nghị định 26/CP (tháng 4/1996) của Thủ tướng Chính phủ ban hành, quy định việc xử phạt hành chính đối với các hành động vi phạm Luật bảo vệ môi trường Các văn bản pháp quy này đã bước đầu phát huy tác dụng trong thực tế Ở Hà Nội, Sở khoa học công nghệ và môi trường. .. kéo dài Khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thị Luận văn tốt nghiệp Ngô Thị Thu Trang nhiều ngày tại một số khu vực của thành phố Hà Nội Theo kế hoạch của dự án Thoát nước giai đoạn I, đến năm 2000, 4 con sông thoát nước sẽ được cải tạo xong nhưng cho đến nay mới cải tạo xong sông Kim Ngưu và đang tiến hành nạo vét sông Tô Lịch Bảng 1: Khả năng thoát nước của các sông ở nội thành Hà Nội STT Tên... trách là Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội, Sở Giao thông công chính thành phố Hà Nội và Công ty thoát nước thành phố Hà Nội quản lý và thực hiện 3.1.2 Bằng các công cụ kinh tế: Hiện nay trên thế giới việc sử dụng các công cụ kinh tế trong việc quản lý và bảo vệ môi trường nói chung cũng như trong việc quản lý hệ thống thoát nước nói riêng đã được nhiều nước trên áp dụng Tuy vậy ở Việt Nam thì lại là . thống thoát nước, vấn đề thoát nước thải ở Hà Nội và tác động của phát triển kinh tế - xã hội tới hệ thống thoát nước trên địa bàn nội thành Hà Nội. Mặc dù hệ thống thoát nước chịu tác động của. phòng Nghiên cứu Kinh tế- Viện nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: " ;Tác động của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước ở Hà Nội& quot;. 2 trong luận văn tôi xin trình bày thành các phần sau: Chương I: Thực trạng hệ thống thoát nước ở nội thành Hà Nội. Chương II: Tác động của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước ở nội

Ngày đăng: 06/05/2015, 10:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Đặt vấn đề.

  • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

  • 3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài.

  • 4. Phương pháp nghiên cứu.

  • 5. Kết cấu của luận văn.

  • CHƯƠNG I

  • TỔNG QUAN

  • i. tổng quan về nước thải.

    • 1. Khái niệm về ô nhiễm nước.

    • 2. Phân loại nước thải.

      • 2.1. Nước thải sinh hoạt.

      • 2.2. Nước thải công nghiệp.

      • 2.3. Nguồn ô nhiễm do nông nghiệp.

      • 2.4. Nước chảy tràn trên mặt đất.

      • 2.5. Nước sông bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên.

      • 2.6. Nước thải đô thị.

      • II. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội.

        • 1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên thành phố Hà Nội.

          • 1.1. Vị trí địa lý.

          • 1.2. Địa hình.

          • 1.3. Khí hậu.

          • 1.4. Thuỷ văn.

          • 1.5. Nhận xét chung:

          • 2. Đặc điểm về kinh tế-xã hội của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 10 năm phát triển (1991-2000).

            • 2.1. Những thành tựu về kinh tế xã hội của thủ đô trong 10 năm (1991-2000).

              • 2.1.1. Tăng trưởng GDP:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan