Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

76 1K 3
Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam là một nước nằm trong vùng có nhiều thuận lợi về khí hậu, địa lý, tiềm năng phát triển rau quả quy mô lớn, chủng loại phong phú, đa dạng.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước nằm trong vùng có nhiều thuận lợi về khí hậu, địa lý, tiềm năng phát triển rau quả quy lớn, chủng loại phong phú, đa dạng. Phát triển sản xuất rau quả gắn liền với công nghiệp chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu đã trở thành một trong những mục tiêu của chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nước ta. Chính vì có những điều kiện thuận lợi đó nên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã có những thành tích đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, tỉ lệ tăng của những năm sau cao hơn nhiều so với những năm trước, cụ thể năm 2006 kim ngạch là 259 triệu USD, tăng 10% so với năm 2005, năm 2007 kim ngạch là 298 triệu USD, tăng 15% so với năm 2006. Đồng thời, chủng loại rau quả xuất khẩu cũng rất phong phú và ngày càng được đa dạng hoá để phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Mặc dù vậy, nhưng xuất khẩu rau quả lại gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức khi Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập khu vực và thế giới.Tình trạng sản xuất manh mún, phân tán, thiếu ổn định; năng lực , trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên còn nhiều hạn chế; cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu…Bên cạnh đó việc xuất khẩu còn nhiều hạn chế do chưa thực hiện tốt việc nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Và Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam cũng nằm trong số đó. Ý thức được điều đó em đã lựa chọn vấn đề: “Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm chuyên đề tốt nghiệp. 2.Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về xuất khẩu, thị trườngmở rộng thị trường xuất khẩu rau quả, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả, đặc biệt là biện pháp mở rộng thị trườngTổng công ty đã thực hiện, những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp cũng như những kiến nghị để đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị Trần Lan Hương Lớp: KTNN 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 trường, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả 5. Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu, hoạt động mở rộng thị trường của Tổng công ty từ năm 2004 đến này. 6. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích so sánh nhằm giải quyết vấn đề đặt ra. 7. Kết cấu đề tài: Gồm 3 phần: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩumở rộng thị trường xuất khẩu rau quả Chương II: Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam Chương III: Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Khôi đã nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, các chú phòng Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu 5 thuộc Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam đã cung cấp tài liệu cũng như cho chúng em những lời khuyên quý báu trong quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề. Trong thời gian thực hiên chuyên đề do hạn chế về thời gian cũng như do còn thiếu những kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn. Trần Lan Hương Lớp: KTNN 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨUMỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ I) Lý luận về xuất khẩu rau quả 1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu Xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phát triển. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng, cả về không gian lẫn thời gian Nó có thể diễn ra trong một thời gian ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm. Nó có thể được tiến hành trên phạm vi một nước hay nhiều nước khác nhau và nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu như nông sản, rau quả, thuỷ hải sản, hàng may mặc…đến tư liệu sản xuất, máu móc thiết bị công nghệ cao và dịch vụ. Tất cả các hoạt động xuất khẩu đó đều nhằm mục đích mang lại lợi ích cho các nước tham gia, chính vì vậy các nước đều tích cực mở rộng hoạt động này. 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu a. Đối với doanh nghiệp . Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường, khai thác được các nguồn lực dư thừa trong nước, phân tán được rủi ro do không phải kinh doanh trên một thị phần nhất định. Hoạt động xuất khẩu phát triển cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp học hỏi tiếp thu những kinh nghiệm quản lý, sản xuất cũng như các thành tựu công nghệ của các nước tiên tiến. Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với Trần Lan Hương Lớp: KTNN 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thị trường. Xuất khẩu mang về ngoại tệ nên các doanh nghiệp có thể đầu tư lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà còn về chiều sâu. b. Đối với nền kinh tế quốc dân Xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có 4 điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật. Song không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện đó. Do vậy phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước chưa có khả năng đáp ứng. Và xuất khẩu chính là điều kiện để các quốc gia có thể làm được điều đó. Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý và phát triển sản xuất trong nước. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu góp phần chuyên dich cơ cấu kinh tế theo xu hướng từ nền nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thế giới. Xuất khẩu thúc đẩy chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc. Các nước sẽ sản xuất nhiều hơn và đi vào chuyên môn hoá những sản phẩm hàng hoá mà nước mình có lợi thế để thu được lợi nhuận cao, thu về ngoại tệ cho đất nước. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho nhân dân, đặc biệt là một số lượng lớn lao động ở nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới. c. Đối với nền kinh tế thế giới Xuất khẩu giúp các quốc gia có thể khai thác được lợi thế so sánh của mình, thu được nhiều ngoại tệ. Do đó tổng sản phẩm trên quy toàn thế giới cũng được tăng, xét về tổng thể thì nền kinh tế thế giới có sự tăng trưởng. Xuất khẩu cũng giúp người tiêu dùng của nhiều nước có có cơ hội sử dụng các sản phẩm mà nước mình không sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả. Lấy Việt Nam là một ví dụ, nhờ có xuẩt nhập khẩu mà nước ta có thể sử dụng các sản phẩm công nghiệp của các nước phát triển, thậm chí của cả những nước có nền kt Trần Lan Hương Lớp: KTNN 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 phát triển cao như Mỹ, Pháp… Chính vì vậy xét trên phương diện này xuất khẩu mang lại lợi ích rất lớn cho người tiêu dùng của tất cả các nước trên thế giới. 3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 3.1. Xuất khẩu trực tiếp Là hình thức xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất, nhà xuất khẩu và các cá nhân, tổ chức nước ngoài trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín để bàn bạc và thoả thuận một cách tự nguyện. Nội dung thoả thuận không có sự ràng buộc với lần giao dịch trước, việc mua không nhất thiết phải gắn với việc bán. Phương thức giao dịch này có ưu điểm là lợi nhuận thu được không phải chia sẻ do giảm được chi phí trung gian, chủ động trong việc xuất khẩu, tiêu thụ hàng hoá trong mọi điều kiện kinh tế thị trường, tiết kiệm được thời gian trong giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng. Tuy nhiên phương thức này cũng đòi hỏi người thự hiện phải có năng lực và nghiệp vụ ngoại thương sâu rộng, có kinh nghiệm làm việc nếu không sẽ rất dễ thất bại trên thị trường thế giới đầy phức tạp. 3.2. Xuất khẩu qua trung gian Là hình thức mà trong đó bên mua và bên bán thông qua người thứ ba đứng ra thiết lập mối quan hệ và quy định các điều kiện mua bán và người trung gian được hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất đã được thoả thuận. Hình thức này có lợi khi doanh nghiệp xuất khẩu mới tham gia vào thị trường mới, chưa có kinh nghiệm, bạn hàng, thông tin, thiếu năng lực và nghiệp vụ. Người trung gian thường có nhiều hiểu biết về thị trường, thủ tục pháp lý, có năng lực, kinh nghiệm…, họ sẽ là cầu nối giữa người mua và người bán, giúp họ đàm phán và đi tới ký kết hợp đồng. Tuy nhiên hình thức này cũng có nhược điểm là lợi nhuận bị chia sẻ, bị động trong kinh doanh, và trong nhiều trường hợp doanh nghiệp không thể chắc chắn tin cậy vào người trung gian. 3.3. Xuất khẩu gia công uỷ thác Trong hình thức này, một bên nhận gia công nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên đặt gia công để chế biến ra thảnh phẩm, sau đó giao lại cho bên đặt gia Trần Lan Hương Lớp: KTNN 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 công và nhận thù lao gọi là phí gia công. Như vậy là hoạt động xuất khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất. Hình thức này có ưu điểm là không cần bỏ nhiều vốn vào kinh doanh nhưng vẫn thu được lợi nhuận, rủi ro ít, tận dụng được nguồn lao động ở các nước khác, việc thanh toán đảm bảo vì đầu ra chắc chắn. Nhưng lợi nhuận không được cao, phụ thuộc vào bên đặt gia công 3.4. Xuất khẩu theo hình thức mua bán đối lưu Là phương thức giao dịch trong đó kết hợp chặt chẽ giữa xuất khẩunhập khẩu.Người bán đồng thời là người mua và lượng hàng trao đổi phải có giá trị tương đương, nghĩa là hàng hoá hai bên phải được cân bằng cả về mặt hàng, giá cả, tổng giá trị hàng giao và điều kiện cơ sở giao hàng. Trong những điều kiện nhất định, hình thức này phát huy được lợi thế khi có sự kiểm soát ngoại tệ ngặt nghèo của chính phủ, thiếu ngoại tệ để nhập khẩu. Đây cũng là hình thức để xâm nhập thị trường mới. Tuy nhiên, việc quy đổi giá trị và lựa chọn mặt hàng trao đổi gặp nhiều khó khăn do nhiều khi hai bên rất khó thống nhất với nhau về mặt hàng trao đổi. 3.5. Xuất khẩu theo hình thức tạm nhập, tái xuất Đây là hình thức xuất khẩu những hàng hóa đã nhập khẩu trước đây nhưng chưa qua chế biến nhằm mục đích thu lợi nhuận chứ không phải để phục vụ tiêu dùng trong nước. Để tiến hành được hoạt động này cần phải có ít nhất 3 chủ thể thuộc 3 quốc gia khác nhau: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Hàng hoá Hàng hoá Tiền Tiền Nước tái xuất thu được một khoảng chênh lệch giữa tiền bỏ ra nhập khẩu và số tiền thu được khi xuất khẩu. Trần Lan Hương Lớp: KTNN 46A Nước tái xuất Nước xuất khẩu Nước nhập khẩu Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 II) Lý luận về thị trường xuất khẩu 1. Khái niệm thị trường Theo quan điểm của Marketing quốc tế thì “Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó”. Theo giáo trình Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu thì “Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng hoá và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan biên giới”. Và thị trường xuất khẩu rau quả được định nghĩa là tập hợp những người mua và người bán có quốc tịch khác nhau trao đổi qua lại với nhau để xác định giá cả, số lượng rau quả, chất lượng rau quả và các điều kiện mua bán theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan biên giới. 2. Phân loại thị trường xuất khẩu Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau thị trường xuất khẩu có thể phân loại như sau: - Căn cứ vào vị trí địa lý: + Thị trường Châu lục: Như thị trường Châu Âu, Châu Á… + Thị trường Khu vực: Như thị trường EU, Đông Nam Á, Bắc Mỹ… + Thị trường quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản,… - Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương: + Thị trường truyền thống: là những thị trường có quan hệ lâu dài, tại đó sản phẩm đã có một vị trí nhất định. + Thị trường hiện có: là những thị trườngsản phẩm của ta đang đợc tiêu thụ. + Thị trường mới: là những thị trường mới khai thác được. + Thị trường tiềm năng: Là những thị trường trong đó chúng ta chưa chiếm lĩnh được, và thị trường này có nhu cầu sử dụng sản phẩm mà ta đang có. - Căn cứ vào kim ngạch xuẩt nhập khẩu và cán cân thương mại giữa nước xuất khẩu với nước nhập khẩu: Trần Lan Hương Lớp: KTNN 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 + Thị trường nhập siêu: là thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn hơn kim ngạch xuất khẩu. + Thị trường xuất siêu: là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn kim ngạch nhập khẩu. - Căn cứ vào mức độ mở cửa của thị trường, mức bảo hộ, tính chặt chẽ và khả năng thâm nhập thị trường: + Thị trường “khó tính” + hị trường “dễ tính” 3. Lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu 3.1. Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp theo nghĩa đơn giản là tổng hợp các biện pháp để tăng số lượng thị trường nước ngoài, nâng cao thị phần của doanh nghiệp trên những thị trường hiện có nhằm tăng số lượng hàng hoá tiêu thụ. Theo quan điểm của Marketing hiện đại: “Mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ là việc phát triển thêm thị trường nước ngoài mới mà còn phải tăng thị phần của sản phẩm trong các thị trường đã có sẵn”. Như vậy, cụ thể hơn, mở rộng thị trường xuất khẩu chính là việc thâm nhập sâu hơn, rộng hơn vào những thị trường sẵncủa doanh nghiệp, đồng thời tìm kiếm những thị trường mới mà doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh. 3.2. Các phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu -Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng: là việc mở rộng phạm vi địa lý của thị trường, tăng được số lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Mở rộng thị trường theo chiều rộng sẽ giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được phần thị trường lớn hơn, tăng số lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ bán ra. Mở rộng thị trường theo chiều rộng cũng giúp các doanh nghiệp chủ động trong đầu ra của mình, không xảy ra tình trạng khủng hoảng thị trường khi có một hoặc một vài đoạn thị trường biến động Trần Lan Hương Lớp: KTNN 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 + Xét về mặt địa lý: Mở rộng thị trường theo chiều rộng chính là tăng cường sự hiện diện của sản phẩm xuất khẩu tại các địa bàn chưa từng biết đến sản phẩm của nước xuất khẩu. Mở rộng thị trường theo chiều rộng là hoạt động đòi hỏi nước xuất khẩu phải tiến hành thật tốt công tác nghiên cứu, dự báo thị trường để chào bán những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và những yêu cầu của nước nhập khẩu. + Xét về mặt khách hàng: Đó là việc khuyến khích, thu hút các khách hàng hoàn toàn mới, có nhu cầu được thoả mãn bằng các sản phẩm tương tự như các sản phẩm của nước xuất khẩu. Giai đoạn đầu của việc mở rộng thị trường theo chiều rộng, lượng khách hàng thường ít và nhu cầu đặt hàng cũng khá nhỏ và mang tính thăm dò là chính. Việc các khách hàng mới nàu có tiếp tục tiêu dùng các sản phẩm của doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu hay không phụ thuộc rất lớn vào những lô hàng đầu. Cho nên sản phẩm cần phải tạo được những ấn tượng ban đầu thật tốt về chất lượng, hình thức, mẫu mã thì khối lượng hàng xuất khẩu mới có thể gia tăng. .- Mở rộng thị trường theo chiều sâu: Là việc thâm nhập sâu hơn của doanh nghiệp vào các thị trường hiện tại, tăng sản lượng tiêu thụ và tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm trên những thị trường đó. Mở rộng thị trường theo cách này sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập sâu hơn vào những thị trường hiện tại của mình thông qua việc phát triển các mặt hàng đã có. Như vậy doanh nghiệp sẽ tìm kiếm được những khách hàng trung thành, nâng cao uy tín và khẳng định được thương hiệu của mình. + Xét về mặt địa lý: Theo hướng mở rộng thị trường theo chiều sâu thì phạm vi thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu là không đổi. Thay vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần khai thác mọi cơ hội có được từ thị trường hiện tại thông qua các nỗ lực mạnh mẽ trong công tác Marketing để thu hút khách hàng chưa sử dụng sản phẩm xuất khẩu và các khách hàng đang tiêu dùng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh sang tiêu dùng những sản phẩm của mình. + Xét về mặt khách hàng: Đối tượng của hoạt động mở rộng thị trường theo chiều sâu bao gồm các khách hàng hiện tại, khách hàng của đối thủ cạnh tranh và những người chưa tiêu dùng sản phẩm của mình. Để tăng lượng bán trên thị trường Trần Lan Hương Lớp: KTNN 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 hiện tại trước hết doanh nghiệp xuất khẩu phải giữ được những khách hàng đang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bằng các chính sách đãi ngộ, bằng việc luôn cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượn, giữ vững uy tín của doanh nghiệp. Còn đối với khách hàng của các đối thủ cạnh tranh cần phải cho họ thấy được sự khác biệt và những ưu thế của sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Và để thuyết phục những khách hàng chưa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần có chính sách xúc tiến tập trung vào gợi mở nhu cầu của họ. Tóm lại để mở rộng thị trường xuất khẩu thì doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường theo chiều rộng hoặc mở rộng thị trường theo chiều sâu hoặc kết hợp cả mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu. Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng thông thường là bước đầu tiên để sản phẩm của doanh nghiệp hay quốc gia xuất khẩu thâm nhập vào thị trường thế giới. Còn sau đó để tạo thế vững chắc cho sản phẩm xuất khẩu doanh nghiệp cần phải phát triển thị trường theo chiều sâu, tìm cách tăng số lượng và kim ngạch xuất khẩu trên các thị trường đã thâm nhập được. Nếu không quan tâm tới phát triển thị trường theo chiều sâu thì sự hiện diện của sản phẩm xuất khẩu chỉ mang tính tạm thời, không ổn định, không vững chắc. Chính vì vầy mở rộng thị trường theo chiều rộng cần phải kết hợp chặt chẽ với mở rộng thị trường theo chiều sâu để sản phẩm xuất khẩu ngày càng có được vị trí vững chắc trên thị trường thế giới. 4. Nội dung hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu - Xúc tiến xuất khẩu Đây là một biện pháp quan trọng để thúc đẩy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của một doanh nghiệp. Xúc tiến xuất khẩu bao gồm các hoạt động: + Tham gia hội chợ, triển lãm hàng hoá trên thị trường nước ngoài. Thông qua đó doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng đồng thời nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của thị trường thế giới, quan sát học hỏi những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Trần Lan Hương Lớp: KTNN 46A [...]... ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM I- Giới thiệu sơ lược về Tổng công ty 1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Trần Lan Hương Lớp: KTNN 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tổng công ty rau quả nông sản được thành lập trên cơ sở sát nhập Tổng công ty xuất nhập khẩu Nông sản và thực phẩm chế biến và Tổng công ty Rau quả. .. triệu hộ gia đình nông dân Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả khai thác được tiềm năng, thế mạnh của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, quảng bá hình ảnh Việt Nam trên thị trường thế giới Chính vì vậy mà vấn đề mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả cần được quan... giá cho sản phẩm của mình 7 Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế 7.1 Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Ngày nay hội nhập đã trở thành một trong những xu hướng lớn của thời đại, có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng tới tất cả các quốc gia trên thế giới Đứng trước xu thế này, bất kỳ quốc gia... lĩnh vực sản xuất kinh doanh rau quảnông sản của Việt Nam Là một doanh nghiệp Nhà nước, nó có nhiệm vụ điều tiết và định hướng các doanh nghiệp trong ngành thực hiẹn mục tiêu phát triển của ngành Nhiệm vụ cụ thể của Tổng công ty là: - Sản xuất, chế biến, kinh doanh và XNK rau quả, nông lâm hải sản, trong đó: + Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất rau quả, rau hoa quả thương phẩm và các nông sản khác,... quy định pháp luật của Nhà nước,điều lệ của Tổng công ty, Nghị quyết và Quyết định của Hội đồng quản trị Hiện nay Tổng công ty hoạt động theo hình công ty mẹ - công ty con với 3 công ty con là: + Công ty Vegetexco + Công ty điều Bình Phước + Công ty giống rau quả - Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ: có chức năng tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành công việc... gắt của nền kinh tế thị trường; chúng ta phải chấp nhận những quy định quốc tế khắt khe khi hội nhập, chấp nhận những rào cản kỹ thuật, cùng với những khó khăn về nguyên liệu, thời tiết khí hậu, giá vật tư, lao động Do vậy việc mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả là hết sức cần thiết Ngoài những vai trò trên thì sự cần thiết của việc mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả còn thể hiện:  Mở rộng thị trường. .. thế hội nhập Và việc mở rộng thị trường có vai trò rất quan trọng, là vô cùng cần thiết trong hoạt động xuất khẩuMở rộng thị trường xuất khẩu làm cho sản phẩm trở nên có tính cạnh tranh hơn Khi mở rộng thị trường xuất khẩu các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh một sản phẩm Do đó, để đứng vững trên thị trường đó thì doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của. .. tranh trên thị trường quốc tếGiai đoạn 2: Từ 2003 đến nay Năm 2003 là năm đầu tiên Tổng công ty rau quả, nông sản được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2003, trên cơ sở sát nhập Tổng công ty rau quả Việt Nam và Tổng công ty nông sản và thực phẩm chế biến Trong giai đoạn này Tổng công ty có những thuận lợi cơ bản sau: + Tình hình phát triển chung của thế giới và Việt Nam trong lĩnh... ngày 11/06/2003 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tổng công ty rau quả nông sản có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Vegetables, Fruit and Agriculture Products Corporation Tên viết tắt: VEGETEXCO VIETNAM Tên đầy đủ: Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam Trụ sở chính: Số 2 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa – Hà Nội Tổng công ty rau quả nông sản là Doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có... hàng Tổng công ty có mối quan hệ bạn hàng với hơn 100 nước trên thế giới, trong đó các thị trường chính là Nga, EU, Mỹ, Trung Quốc * Quá trình hình thành Tổng công ty rau quả nông sản được hình thành và phát triển qua 2 thời kỳ: • Giai đoạn 1:Từ 1988-2002 : Tổng công ty rau quả Việt Nam cũ Từ 1988-1990 là thời kỳ Tổng công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp Sản xuấ kinh doanh thời kỳ này đang nằm trong . xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả Chương II: Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản. trong số đó. Ý thức được điều đó em đã lựa chọn vấn đề: Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình

Ngày đăng: 05/04/2013, 19:39

Hình ảnh liên quan

Hình thức này có ưu điểm là không cần bỏ nhiều vốn vào kinh doanh nhưng vẫn thu được lợi nhuận, rủi ro ít, tận dụng được nguồn lao động ở các nước khác,  việc thanh toán đảm bảo vì đầu ra chắc chắn - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Hình th.

ức này có ưu điểm là không cần bỏ nhiều vốn vào kinh doanh nhưng vẫn thu được lợi nhuận, rủi ro ít, tận dụng được nguồn lao động ở các nước khác, việc thanh toán đảm bảo vì đầu ra chắc chắn Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 2.1. Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty qua các năm - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bảng 2.1..

Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty qua các năm Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 2.4: Kim ngạch xuẩt nhập khẩu - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bảng 2.4.

Kim ngạch xuẩt nhập khẩu Xem tại trang 37 của tài liệu.
Qua bảng trên ta cũng thấy rằng mặc dù kim ngạch xuất khẩu rau quả, nông sản của Tổng công ty trong giai đoạn 2004 – 2006 luôn giảm, cụ thể năm 2004 kim  ngạch xuất khẩu đạt 82 triệu USD, năm 2005 chỉ đạt 76 triệu USD, giảm 7% so với  năm 2004, năm 2006 đ - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

ua.

bảng trên ta cũng thấy rằng mặc dù kim ngạch xuất khẩu rau quả, nông sản của Tổng công ty trong giai đoạn 2004 – 2006 luôn giảm, cụ thể năm 2004 kim ngạch xuất khẩu đạt 82 triệu USD, năm 2005 chỉ đạt 76 triệu USD, giảm 7% so với năm 2004, năm 2006 đ Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam Năm - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bảng 2.6.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam Năm Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.7: KNXK rau quả của Tổng công ty trong cơ cấu KNXK của cả nước - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bảng 2.7.

KNXK rau quả của Tổng công ty trong cơ cấu KNXK của cả nước Xem tại trang 43 của tài liệu.
3.2. Tình hình xuất khẩu rau quả của Tổng công ty 3.2.1.Kim ngạch xuất khẩu  - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

3.2..

Tình hình xuất khẩu rau quả của Tổng công ty 3.2.1.Kim ngạch xuất khẩu Xem tại trang 43 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu rau quả của Tổng công ty tăng trưởng không đều, lúc tăng lúc giảm - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

ua.

bảng số liệu trên ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu rau quả của Tổng công ty tăng trưởng không đều, lúc tăng lúc giảm Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.9: Số lượng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty thời gian qua - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bảng 2.9.

Số lượng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty thời gian qua Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.10: Trị giá xuất khẩu sang một số thị trường chính của Tổng công ty - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bảng 2.10.

Trị giá xuất khẩu sang một số thị trường chính của Tổng công ty Xem tại trang 49 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan