kĩ thuật trong trồng xoài học viện nông nghiệp

6 445 2
kĩ thuật trong trồng xoài học viện nông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Đặt vấn đề. Xoài thuộc chi Mangifera, loài Mangifera indica,họ đào lộn hột. Xoài là một trong những loại cây ăn quả được trồng từ rất lâu đời cách đây khoảng 6000 năm. Hiện nay có 90 nước trồng xoài với sản lượng cao khoảng 30 triêu tấn. ở Việt Nam có trên 40 tỉnh trồng xoài với diện tích khoảng 82.000 ha, sản lượng trên 380 tấn( ở các tỉnh phía Nam). Ở các tỉnh phía Bắc, xoài được trồng chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hòa Bình, Bắc Giang, Lào Cai. Việc nghiên cứu xoài ở Việt Nam được thực hiện từ những năm 90 của thế kỉ 20 bằng việc thu thập, khảo nghiệm, tuyển chọn các giống mới.Viện nghiên cứu rau quả nghiên cứu xoài từ năm 1990, kết qur thu được 60 giống xoài trong và ngoài nước. Cây Xoài là cây lá xanh quanh năm, dễ trồng và dễ chăm sóc, thích hợp trồng làm cây công trình, cây bóng mát, cây sân vườn tại các khu đô thị, khu biệt thự, vừa tạo cảnh quan xanh, vừa cho quả ăn. Hiện nay, cây Xoài cùng với cây sấu, cây mít là những loại cây ăn quả đang được lựa chọn để trồng làm cây bóng mát, cây công trình cảnh quan tại các dự án xây dựngVới cây xoài trồng làm cây xanh đô thị, cây công trình, cây lấy bóng mát, không cần quan tâm nhiều đến việc chăm bón. II. Nội dung: A.Những tiến bộ kĩ thuật trong trồng xoài. 1. Kỹ thuật trồng: 1.1. Thời vụ trồng: Tháng 6 - 7 dương lịch vào đầu mùa mưa. 1.2. Cách trồng: Đào hố có kích thước 60 x 60 x 60 cm ( Để riêng các lớp đất mặt khi đào). Mỗi hố trộn từ 30 đến 50 kg phân hữu cơ ( phân chuồng, phân rác) đã hoai mục + 0,5 kg vôi bột + 0,5 kg Lân Super + 1 muỗng cà phê phèn xanh vào lớp đất mặt, sau đó cho tất cả hỗn hợp này xuống hố và để từ 20 đến 30 ngày mới trồng. Khi trồng trộn thêm 2 kg hữu cơ vi sinh /gốc. 1.3. Khoảng cách trồng: Tùy giống và lọai đất khác nhau do đó ta trồng mật độ khác nhau. Ví dụ: Xoài trồng gốc ghép khoảng cách 8 - 9 m, trồng theo hình vuông hay hình nanh sấu. Xoài Bưởi có thể gần hơn ( 6 - 7 m) vì cây nhỏ, tán đẹp, đối với các giống Xoài: Khiêu xa vơi, ĐT - X15 có thể trồng mật độ 3 x 3m và tạo tán thường xuyên trong năm.Xoài GL1 và GL2 khoảng cách là 4m x 5m. Xoài GL6 là 3m x 3,5m. 2.Chăm sóc 2.1 bón phân. 2.1.1 Giai đoạn cây con: Bón hàng năm khoảng100 -150 gr/gốc/lần phân NPK 20-20-15+TE. Cây con năm đầu tiên nên pha phân với nước tưới vào gốc định kỳ 2 tháng/lần. 2.1.2 Giai đoạn cây lớn: - Khi cây đã cho trái, phân bón là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hiện tượng ra trái cách niên của cây xoài mà bà con nông dân ít chú trọng. Thông thường sau năm cho năng suất cao, xoài sẽ ra hoa ít, do đó cây sẽ thất mùa vì chất dinh dưỡng đã cạn kiệt mà không được bồi dưỡng. Hiện tượng cách niên của cây Xoài đã được xác định là do chế độ bón phân, chăm sóc không đầy đủ. - Gia tăng lượng phân sau vụ thu hoạch (vào năm trúng mùa) để đủ sức nuôi trái cho năm sau. - Trên đất tốt màu mỡ cây có nhiều lá không nên bón nhiều đạm. - Ở một số giống Xoài khi bón nhiều Urea, Kali còn bị nứt trái, trái có vị chát. Trường hợp này nên bón thêm vôi hay CaSO 4 , hoặc phun Ca(NO 3 ) 2 . * Quy trình bón phân: - Năm 1: 100g NPK + 100g Urê bón 1 lần - Năm 2: 300g NPK + 200g Urê + 10 kg hữu cơ + Lần 1: 200g NPK + 100g Urê + 10 kg hữu cơ , bón vào đầu mùa mưa-khi mưa ổn định vào tháng 6,7. + Lần 2: 100g NPK + 100g Urê + 0 kg hữu cơ , bón vào gần cuối mùa mưa đầu hoạc cuối tháng 10. - Năm 3: 500g NPK + 300g Urê + 15 kg hữu cơ + Lần 1: 200g NPK + 150g Urê + 15 kg hữu cơ , bón vào đầu mùa mưa-khi mưa ổn định vào tháng 6,7. + Lần 2: 300g NPK + 150g Urê + 0 kg hữu cơ , bón vào gần cuối mùa mưa đầu hoạc cuối tháng 10. * Cách bón: Bón cách gốc 1-1,5 m 2.2. Tưới nước. Trong thời kỳ cây xoài còn nhỏ việc tưới nước có thể tiến hành quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc. Để hạn chế bớt cỏ dại và ngăn cản quá trình bốc hơi nước ta nên dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc cây xoài. 2.3 Làm cỏ. Thời kỳ đầu do bộ tán cây Xoài còn nhỏ nên các loại cỏ dại có điều kiện sinh trưởng, phát triển. Vì vậy, làm cỏ cần phải tiến hành thường xuyên và là công việc tốn khá nhiều công sức. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau. Nếu vườn chỉ có các loại cỏ lá rộng thân thẳng phát triển, việc diệt trừ cỏ sẽ đơn giản và đỡ tốn công hơn nhiều. Cách diệt cỏ loại này đơn giản nhất là dùng dao phát cán dài, phía mũi dao cong lại như mũi liềm. Khi cỏ cao khoảng 20cm thì dùng dao phát ngang sát mặt đất để cắt đứt thân cây cỏ. Phần thân bị cắt đứt được thu gom lại, phơi khô sau đó phủ lại xung quanh gốc cây. 2.4. Tỉa cành, tạo tán. 2.4.1 Tạo tán. Xoài là cây ra hoa ở đầu cành nên việc tạo cho cây có bộ tán tròn đều nhận ánh sáng từ mọi phía sẽ thuận lợi cho việc ra hoa đậu trái sau này. Khi cây có chiều cao 1m, cắt chỉ để lại chiều cao khoảng 0,8 m, cây phát triển 5 - 7 cành mới, chỉ để lại 3 cành khung, tỏa đều 3 hướng, đó là cành cấp I. Khi cành cấp I dài 0,5 - 0,8m, tỉa chỉ để lại 3 cành, đó là cành cấp II. Từ cành cấp II tỉa và chỉ để lại 3 cành cấp III. Sau đó ngưng tỉa để cho cây phát triển tự nhiên, lúc này cây sẽ có bộ khung vững chắc, tán sẽ phát triển theo dạng tròn sau này. 2.4.2 Tỉa cành. Hàng năm sau khi thu hoạch nên tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành khuất trong tán, cành mất cân đối, để cây thông thoáng, biện pháp tỉa cành cần làm sớm ngay khi thu trái để lá mau thành thục dễ dàng cho việc xử lý ra hoa. 2.4.3 Tỉa trái. Để trái xoài có được độ đồng đều cao, sau khi xoài đã rụng sinh lý lần 2 chúng ta tiến hành tỉa phối hợp với bao trái. Tuỳ từng giống xoài và nhu cầu thị trường (bán những gía thị trường cần) để tỉa trái cho phù hợp. Đối với xoài ĐT – X15 thường có đặc tính tự lựa trái. Riêng xoài ghép chỉ nên để 3 trái/chùm. 2.5.Phòng trừ sâu bệnh. -Phòng trừ sâu bệnh hại lộc: Phun khi lộc non bất đầu xuất hiện bằng thuốc Trebon 0,2%. - Phòng trừ sâu bệnh hại hoa: Phung phòng khi hoa bắt đầu xuất hiện bằng dung dịch Boocđô 1% 10 ngày/ lần -Khi bệnh thán thư xuất hiện phun trừ bênh bằng một số loại thuốc Ridomil MZ- 0,3%, Benlat c 0,2- 0,3%. - Phòng trừ bệnh nấm phấn trắng bằng thuốc Score 0,1%. - Bệnh cháy lá ở xoài: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng ách cắt bỏ lá bệnh và phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L… - Sâu đục thân xoài: phòng rừ bằng cách dung bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xong hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actsra 25WG, Padan 95 SP, bịt lỗ bằng đất sét để tiêu diệt sâu non. - Rầy xanh hại xoài: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm xoài kém phát triển. thời gian gây hại mạnh từ tháng 10 đến trước tháng 6 năm sau.Phòng trừ bằng cách phun Bassa 50 EC; Trebon 2,5 EC… - Ruồi đục quả xoài: Dùng thuốc Sherpa 25 EC; Lục Sơn 0,26 DD; Padan 95 SP phun để phòng trừ. - Bệnh thối đọt xoài: vết bệnh màu đen tròn sau 2- 3 ngày có thể gây thối trái.Phun thuốc Boocđô loãng ở nồng độ 0,06% định kì vào lúc phát hiện bệnh. http://www.caycongtrinh.com.vn/cay-xoai 3.Chọn giống. Cây xoài được nhân giống bằng nhiều phương pháp như gieo hạt, chiết cành, ghép,…nhưng phổ biến nhất vẫn là phương pháp ghép. Cụ thể là: giống được ghép trên gốc ghép là giống xoài bưởi hoặc là xoài hôi, cây được ươm trong bầu nilon màu đen có chiều cao 20-22cm, đường kính bầu 12cm. Bầu không bị dập, vỡ. Cây ghép sinh trưởng tốt, thân cây mập, chiều cao cành ghép 40-50cm, đường kính 1cm (đo phía trên vết ghép khoảng 2cm), có từ 2-3 đợt lộc. Lá cây xanh đậm, không có vết sâu bệnh. 4.Nhân giống. - Trồng bằng hạt: Cây có thể trồng bằng hạt nhưng chậm cho trái (6 hoặc 8 năm hay đôi khi đến 10 năm, ngoại trừ giống xoài bưởi cho trái ở 3 tuổi). Lột lớp vỏ cứng đem gieo ngay trên liếp ươm cách nhau 10 cm, tách ra để lấy nhiều cây (nếu tách trễ cây phát triển yếu ớt. Cây có 4 lá xanh bứng sang khu giâm khoảng cách (30cm x 60cm) để trồng làm gốc ghép hoặc vô bầu dưỡng 1-2 tháng rồi trồng. Tuy nhiên, nên trồng xoài cây ghép để đảm bảo thuần giống và mau cho trái. - Trồng bằng cây tháp: Tháp mắt và tháp cành được sử dụng rộng rãi, thu hoạch quả sau 3 năm. Mầm tháp chọn từ cây mẹ tốt, năng suất cao. Chọn nhánh tốt, cắt bỏ lá, mang mắt 1 tuần trước khi lấy mầm để có mầm mạnh. Cành tháp có thể mang đi xa nhưng phải bảo quản tốt, giữ đủ ẩm. Cành được tháp phải là cành mọc mạnh, gỗ còn xanh, để vỏ tróc tốt khi tách. Cây đã tháp dưỡng 4 tháng trước khi đem trồng. http://www.caygiong.org/default.asp? tab=detailnews&zone=30&id=31&tin=5&title=ky-thuat-trong-cay-xoai 5. Các giống Xoài triển vọng hiện nay. STT Tên giống Đặc điểm giống Tổng lượng(g)/trái Hình dạng Mùi vị 1 Xoài Cát Hòa Lộc 600 - 700 dạng bầu tròn nơi gần cuống. Thịt vàng, dày cơm, dẻ, không có xơ, hột nhỏ, mỏng ngọt và hương vị ngon 2 Xoài Cát Chu 450-550 có cơm dày, hột nhỏ, không xơ ngọt và hương vị ngon 3 Xoài Thái Lan 300 - 350 Dạng trái dài vỏ xanh đậm và rất dầy trái vừa cứng bao đã có vị ngọt 4 Xoài ĐT - X15: 350 - 400 Trái tròn dài, hơi cong ở phần đuôi, vỏ xanh đậm, trái có thể ăn xanh và ăn chín, ngọt và hương vị ngon B.Những tồn tại và hướng giải quyết. 1.Hạn chế. - Hoa ra không đều, ra . bón. II. Nội dung: A.Những tiến bộ kĩ thuật trong trồng xoài. 1. Kỹ thuật trồng: 1.1. Thời vụ trồng: Tháng 6 - 7 dương lịch vào đầu mùa mưa. 1.2. Cách trồng: Đào hố có kích thước 60 x 60. đề. Xoài thuộc chi Mangifera, loài Mangifera indica,họ đào lộn hột. Xoài là một trong những loại cây ăn quả được trồng từ rất lâu đời cách đây khoảng 6000 năm. Hiện nay có 90 nước trồng xoài. đến 30 ngày mới trồng. Khi trồng trộn thêm 2 kg hữu cơ vi sinh /gốc. 1.3. Khoảng cách trồng: Tùy giống và lọai đất khác nhau do đó ta trồng mật độ khác nhau. Ví dụ: Xoài trồng gốc ghép khoảng

Ngày đăng: 05/05/2015, 20:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan