DẠY THÊM TỰ LUẬN HIDROCACBON KO NO11

9 776 3
DẠY THÊM TỰ LUẬN HIDROCACBON KO NO11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ieq1391927039.doc ĐỀ CƯƠNG HOÁ KHỐI 11 CƠ BẢN CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LI Bài 1: Hãy kể tên 5 chất điện li mạnh, 5 chất điện li yếu và viết phương trình điện li của chúng? Bài 2: Hãy giải thích tính dẫn điện cùa các dung dịch: KCl, KOH, HBr. Bài 3: Viết phương trình điện li của những chất sau đây: HNO 3 , Ba(OH) 2 , Al 2 (SO 4 ) 3 , H 2 SO 3 , HClO, KClO 3 , (CH 3 COO) 2 Cu, (NH 4 ) 2 SO 4 , NaHSO 4 , Mg(OH) 2 , CaBr 2 . Bài 4: Viết công thức hoá học của những chất mà sự điện li cho ra các ion: a/ Fe 3+ và SO 4 2- b/ K + và PO 4 3- c/ Zn 2+ và Cl - d/ Ca 2+ và NO 3 - . Bài 5: Tính nồng độ mol/lit của các ion có trong 150ml dung dịch có hoà tan 6,39g Al(NO 3 ) 3 . Bài 6: Tính thể tích dung dịch KOH 14% ( D = 1,128g/ml ) chứa số mol OH - bằng số mol OH - có trong 0,2lit dung dịch NaOH 0,5M. Bài 7: Trộn lẫn 150ml dung dịch CaCl 2 0,5M với 50ml dung dịch NaCl 2M. Tính nồng độ mol/lit của các ion trong dung dịch thu được? Bài 8: Để trung hòa 25ml dung dịch H 2 SO 4 cần dùng 50ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch axit ? Bài 9 * : Chia 19,8g Zn(OH) 2 làm hai phần bằng nhau. a/ Phần 1 cho tác dụng với 150ml dung dịch H 2 SO 4 1M. Tính khối lượng muối tạo thành? b/ Phần 2 cho tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành? Bài 10: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng chứng minh rằng Al(OH) 3 và Zn(OH) 2 là các hidroxit lưỡng tính. Bài 11: Tính [H + ], [OH - ], pH và cho biết màu của phenolphtalein trong dung dịch Ba(OH) 2 0,0005M. Bài 12: Tính pH của dung dịch Ca(OH) 2 có pH = 11. Bài 13: Cho 3,9g Zn vào 0,5lit dung dịch HCl có pH = 2. Tính thể tích khí hidro bay ra (ở đkc). Bài 14: Trộn lẫn 50ml dung dịch HCl 0,12M với 50ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch thu được? Bài 15: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra ( nếu có ) giữa các cặp chất sau: a/ KCl và AgNO 3 b/ FeSO 4 và NaOH c/ Al 2 (SO 4 ) 3 và Ba(NO 3 ) 2 d/ Na 2 S và HCl e/ NaNO 3 và CuSO 4 . Bài 16: Viết phương trình phân tử của các phản ứng có phương trình ion rút gọn như sau: a/ Mg 2+ + 2OH -  Mg(OH) 2 ↓ b/ 3Ca 2+ + 2PO 4 3-  Ca 3 (PO 4 ) 2 ↓ c/ S 2- + 2H +  H 2 S d/ CaCO 3 + 2H +  Ca 2+ + CO 2 + H 2 O. Bài 17: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng theo sơ đồ sau: a/ AlBr 3 + ?  Al(OH) 3 ↓ + ? b/ Na 2 SiO 3 + ?  H 2 SiO 3 ↓ + ? c/ FeS + ?  FeCl 2 + ? d/ Fe 2 (SO 4 ) 3 + ?  K 2 SO 4 + ? Bài 18: Các ion: Na + , Cu 2+ , Cl - , OH - có thể tồn tại đồng thời trong dung dịch được không? Vì sao? Bài 19: Bằng phương [háp hoá học hãy phân biệt: a/ Các muối : Na 2 CO 3 , MgCO 3 , BaCO 3 , CaCl 2 . b/ Các dung dịch: H 2 SO 4 , HCl, NaOH, KCl mà chỉ dùng quì tím làm thuốc thử. Bài 20: Hoà tan 80g CuSO 4 vào một lượng nước vừa đủ 0,5lit dung dịch. Tính thể tích dung dịch BaCl 2 0,5M đủ để làm kết tủa hết ion SO 4 2- . Bài 21: Trộn lẫn 50ml dung dịch Na 2 CO 3 với 50ml dung dịch CaCl 2 1M. Tính nồng độ mol/lit của các ion và các muối có trong dung dịch thu được biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Bài 22: Có 10ml dung dịch HCl pH = 3. Thêm nước cất vào đó và khuấy đều, thu được x ml dung dịch có pH = 4. Hỏi giá trị của x là bao nhiêu? Bài 23: Dung dịch X chứa a mol Na + , b mol Mg 2+ , c mol Cl - , d mol SO 4 2- .Viết biểu thức mối liên hệ giữa a,b,c,d. Bài 24: Cho hỗn hợp gồm 3 kim loại A,B,C có khối lượng 2,17gtác dụng hết với dd HCl tạo ra 1,68 lit khí H 2 (đkc). Tính khối lượng muối thu được. - Trang 1 - ieq1391927039.doc CHƯƠNG II: NITƠ – PHOTPHO Bài 1: Cần lấy bao nhiêu lit N 2 và H 2 (đkc) để điều chế được 51g NH 3 , biết hiệu suất phản ứng là 25% Bài 2: Dẫn 1,344lit NH 3 vào bình có chứa 0,672 lit Cl 2 ( thể tích các khí được đo ở đkc) a/ Tính % thể tích của hỗn hợp khí sau phản ứng b/ Tính khối lượng của muối NH 4 Cl. Bài 3: Hoà tan 4,48lit NH 3 (đkc) vào nước vừa đủ 100ml dung dịch. Cho dd này vào 100ml dd H 2 SO 4 1M.Tính nồng độ mol của các ion NH 4 + , SO 4 2- và muối amonisunfat trong dd thu được Bài 4: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của phản ứng giữa dd (NH 4 ) 3 PO 4 với: a/ dd NaOH b/ dd CaCl 2 c/ dd AgNO 3 . Bài 5: Cho dd NH 3 đến dư vào 20ml dd Al(NO 3 ) 3 . Lọc lấy kết tủa và cho vào 10ml dung dịch NaOH 2M thì kết tủa vừa tan hết. Viết phương trình phân tử, ion rút gọn và cho biết nồng độ mol/lit của dd Al 2 (SO 4 ) 3 . Bài 6: Từ 10 m 3 hỗn hợp N 2 và H 2 lấy theo tỉ lệ 1:3 về thể tích có thể sản xuất được bao nhiêu m 3 amoniac? biết rằng thực tế hiệu suất chuyển hoá là 95% (các khí đo trong cùng điều kiện). Bài 7: Hỗn hợp N 2 và H 2 có tỉ khối so với không khí bằng 0,293. Tính % thể tích của hỗn hợp. Bài 8: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của phản ứng xảy ra khi : a/ Cho HNO 3 loãng lần lượt tác dụng với Cu, Fe, FeO, Fe 2 O 3 b/ Cho HNO 3đặc lần lượt tác dụng với Pb, Ag, Fe, S, P. c/ Cho Al vào dd HNO 3 loãng ( cho biết nitơ bị khử xuống mức +1 ) d/ Cho Zn vào dd HNO 3 loãng ( cho biết nitơ bị khử xuống mức -3 ) Bài 9: Chia hỗn hợp Cu và Al làm hai phần bằng nhau .Phần 1 cho vào dd HNO 3 đặc,nguội thì có 8,96lit khí màu nâu đỏ bay ra(đkc). Phần 2 cho vào dd HCl thì có 6,72 lit khí H 2 bay ra (đkc). Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài 10: Cho 11g hỗn hợp Al và Fe vào dd HNO 3 loãng dư thì có 6,72lit (đkc) khí NO bay ra. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài 11: Nung một lượng muối Cu(NO 3 ) 2 sau đó để nguội và đem cân thì thấy khối lượng giảm đi 54g. Tính khối lượng Cu(NO 3 ) 2 bị phân huỷ và số mol khí thoát ra. Bài 12: Viết phương trình phản ứng thực hiện chuyển hoá sau: NH 4 NO 2  N 2  NH 3  NO  NO 2  HNO 3  NH 4 NO 3  N 2 O. Bài 13: Một lượng 60g hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong 3lit dd HNO 3 1M, thu được 13,44 lit khí NO. Tính % của Cu trong hỗn hợp và tính nồng độ mol/lit của axit trong dd thu được Bài 14: Một lượing 8,32g Cu tác dụng vừa đủ với 240ml dd HNO 3 cho 4,928lit (đkc) hỗn hợp khí NO và NO 2 bay ra. Tính nồng dộ mol/lit của dd axit ban đầu Bài 15: Nung nóng 66,2g Pb(NO 3 ) 2 thu được 55,4g chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng phân huỷ. Bài 16: Cho hh Zn và ZnO tác dụng với dd HNO 3 loãng thu đựơc 8g NH 4 NO 3 và 113,4g Zn(NO 3 ) 2 . Tính thành phần khối lượng của hỗn hợp. Bài 17: Khi có sét đánh axit nitric được tạo thành trong nước mưa. Giải thích và viết phương trình phản ứng. Bài 18: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi điều chế H 3 PO 4 từ P. Nếu có 6,2kg P thì điều chế được bao nhiêu lit dd H 3 PO 4 2M? Bài 19: Cần lấy bao nhiêu ml dd NaOH 1M trộn với 50ml dd H 3 PO 4 để thu được muối trung hoà? Bài 20: Đốt cháy 15,5 g photphorồi hoà tan sản phẩm vào 200g nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axít thu được. Bài 21: Đổ dung dịch có chứa 11,76g H 3 PO 4 vào dung dịch có chứa 16,8g KOH. Tính khối lượng các muối thu được khi làm bay hơi dung dịch. Bài 22: trên thực tế phân đạm NH 4 Cl thường chỉ có 23% N. a/ Tính khối lượng phân bón đủ cung cấp 60 kg N. b/ Tính hàm lượng phần trăm của NH 4 Cl trong phân bón. Bài 23: Tính khối lượng NH 3 và dd HNO 3 45% đủ điều chế 100kg phân đạm NH 4 NO 3 loại có 34%N. Bài 24: Hoà tan hoàn toàn 2,32g hỗn hợp FeO và Fe 2 O 3 vào dung dịch HNO 3 đặc, dư thì thu được 0,224 lít khí NO 2 (đktc). Tính khối lượng muối Fe(NO 3 ) 2 tạo thành sau phản ứng. - Trang 2 - ieq1391927039.doc Bài 25: Trong giờ thực hành hoá học, khi thực hiện phản ứng của kim loại Cu với HNO 3 đặc, có khí NO 2 thoát ra là một khí độc. Hãy chọn biện pháp xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường. CHƯƠNG III: CACBON-SILIC Câu 1: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau : a)H 2 SO 4 (đặc) + C SO 2 + CO 2 +? b) HNO 3(đặc) +C NO 2 +CO 2 + ? c) CaO+ C CaC 2 +CO d) SiO 2 + C Si+ CO Câu 2: Đốt một mẩu than đá ( chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0.6 kg trong oxi dư thu được 1.06m 3 (đktc) khí cacbonic.Tính thành phần phần trăm khối lượng cacbon trong mẩu than đá trên Câu 3: Làm thế nào để lọai hơi nước và khí CO 2 có lẫn khí CO ? Viết phương trình hoá học Câu 4: Có ba chất khí gồm CO, HCl,SO 2 đựng trong ba bình riêng biệt .Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt từng khí . Viết phương trình hóa học Câu 5: Cho 22,4 ml khí (đktc) hấp thụ hết trong 100ml dd kali hidroxit 0.2M .Tính khối lượng của những chất có trong dd tạo thành Câu 6: Nung 52.65g CaCO 3 ở 1000 0 C và cho tòan bộ khí thóat ra hấp thụ hết vào 500ml dd NaOH 1,8M .Hỏi thu được những muối nào ? Khối lượng bao nhiêu ? Biết rằng hiệu suất của phản ứng nhiệt phân CaCO 3 là 95%. Câu 7: Từ SiO 2 và các hóa chất cần thiết khác , hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế axit silixic Câu 8: Cho hỗn hợp silic và than có khối lượng 20g tác dụng với lượng dư dd NaOH đặc , nóng. Phản ứng giải phóng ra 13,44 lít khí hidro (đktc) .Xác định thành phần phần trăm khối lượng của silic trong hỗn hợp ban đầu , biết rằng phản ứng xảy ra với hiệu suất 100% Câu 9: Để đốt cháy 6,8g hỗn hợp X gồm hidro và cacbon monooxit cần 8,96 lit oxi ( dktc) . Xác định thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của hh X Câu 10: Hòa tan hết 2.8g CaO vào nước được dd A . Cho 1,68 lít khí CO 2 (đktc) vào dd A . Hỏi có bao nhiêu gam muối tạo thành Câu 11: Dẫn khí CO 2 vào 100ml dd Ba(OH) 2 1M thu được 15,76 g kết tủa , lọc bỏ kết tủa lấy dd còn lại đem đun sôi lại thấy xuất hiện kết tủa nữa . Tính thể tích khí CO 2 (đktc) đã dùng Câu 12: Dẫn khí CO 2 được điều chế bằng cách cho 100g CaCO 3 tác dụng với dd HCl dư đi qua dd có chứa 60g NaOH . Hãy tính khối lượng muối natri điều chế được Câu 13: Viết phương trình phản ứng theo chuỗi chuyễn hóa sau C CO 2 COCO 2 NaHCO 3 Na 2 CO 3 CHƯƠNG IV: ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỌC HỮU CƠ Câu 1: Oxi hóa hòan tòan 0.6g hợp chất hữu cơ A thu được 0,672 lit CO 2 (đktc) và 0.72g H 2 O . Tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong phân tử chất A Câu 2: Đốt cháy hòan tòan 0.3g chất A ( phân tử chỉ chứa C, H, O) thu được 0.44g khí cacbonic và 0.18g H 2 O.Thể tích hơi của 0.3g chất A bằng thể tích của 0.16g khí oxi(cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) Câu 3: Hợp chất X có phần trăm khối lượng cacbon , hidro , oxi lần lượt bằng 54.54%, 9.10%, 36.36%. Khối lượng mol phân tử của X bằng 88.0 g/mol . Tìm công thức phân tử của hợp chất X Câu 4: Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CHO và có tỉ khối hơi so với hidro bằng 31. Tìm công thức phân tử của Z Câu 5: Tính khối lượng mol phân tử của các chất sau : a)Chất A có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2.07 b) Thể tích hơi của 3.3g chất X bằng thể tích của 1.76 g khí oxi ( đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ , áp suất) Câu 6: Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất có công thức phân tử sau : C 2 H 6 O, C 3 H 6 O , C 4 H 10 Câu 7: Khi cho 5.3g hỗn hợp gồm etanol C 2 H 5 OH và propan-1-ol CH 3 CH 2 OH tác dụng với nari dư thu đựơc 1.12 lit khí (đktc) a) Viết phương trình hóa học b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp Câu 8: Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau CH 2 Cl 2 (một chất), C 2 H 4 O 2 ( 3 chất), C 2 H 4 Cl 2 ( hai chất) - Trang 3 - ieq1391927039.doc Câu 9: Viết công thức cấu tạo có thế có của các đồng đẳng của ancol etylic có công thức phân tử C 3 H 8 O , C 4 H 10 O Câu 10: Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong các trường hợp sau và cho biết các phản ứng đó thuộc lọai phản ứng nào ( thế , cộng , tách) a) Etilen tác dụng với hidro có Ni làm chất xúc tác và đun nóng b) Đun nóng axetilen ở 600 o C với bột than làm chất xúc tác thu được benzen c) Dung dịch ancol etylic để lâu ngòai không khí chuyển thành dd axit axetic ( giấm ăn) Câu 11: Khi đốt cháy hòan tòan 0.295 g hợp chất A sinh ra 0.440g CO 2 , và 0.225 g H 2 O .Trong một thí nghiệm khác với khối lượng chất A như trên cho 55.8 ml nitơ (đktc) . Tỉ khối hơi của A đối với không khí là 2.03 .Lập công thức phân tử chất A Câu 12: Lập CTPT A biết A chứa 72,3%C, 10,8%H, 16,9%N. Phân tử A chỉ chứa 1 nguyên tử N. Câu 13: Đốt cháy 0,04mol HCHC A dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dd Ca(OH) 2 dư, khối lượng bình tăng 7,8g đồng thời thu được 12g kết tủa trắng. mặt khác sau phản ứng cháy thu được 448ml N 2 (đkc). Xác định CTPT A biết d A/KK = 3,07. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 10g HCHC A thu 21,45g CO 2 , 3,69gH 2 O, 0,912lit N 2 (đkc). Tính khối lượng và % khối lượng các nguyên tố trong A. Câu 15: Phân tích 0,7g một HCHC B chứa nitơ, khí NH 3 bay ra được đưa vào bình chứa 80ml dd H 2 SO 4 0,25M. Lượng H 2 SO 4 còn dư được trung hòa bằng 40ml dd NaOH 0,5M. Tính % N trong B. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,44g HCHC A được 0,448lit khí CO 2 (đkc) va,02mol H 2 O. Lập CTĐGN và CTPT của A biết d A/N 2 = 2,145. CHƯƠNG V: HIDROCACBON NO Bài 1: Tỉ khối của một hỗn hợp khí X gồm mêtan và etan so với không khí bằng 0,6. a/ Phải dùng bao nhiêu lít khí oxi để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp đó? Cho biết các khí đo ở đkc. b/ Tính khối lượng CO 2 và H 2 O sinh ra. Bài 2: Lập công thức phân tử của hai ankan đồng đẳng kế tiếp nhau có khối lượng 24,8g, thể tích tương ứng là 11,2 lit (đkc). Bài 3: Đốt cháy 3 lit hỗn hợp khí hai hidrocacbon no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng CaCl 2 khan rồi bình 2 đựng dd KOH thấy khối lượng bình 1 tăng 6,43g, bình 2 tăng 9,83g. Lập CTPT và tính % thể tích của hai hidrocacbon trong hỗn hợp, các thể tích khí đo ở đkc. Bài 4: Viết CTCT các đồng phân và gọi tên các ankan có CTPT là: C 5 H 12 , C 4 H 10 . Bài 5: Có hai bình đựng dd brom. Sục khí propan và bình 1 và khí xiclopropan vào bình 2. Nêu hiện tựơng xảy ra và viết phương trình phản ứng. Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn mg hỗn hợp gồm: CH 4 , C 2 H 6 , C 4 H 10 thu được 3,3g CO 2 và 4,5g H 2 O. Tìm giá trị của m Bài 7: Một ankan tạo được dẫn xuất monoclo trong đó clo chiếm 33,33% về khối lượng . Xác định CTPT, viết CTCT các đồng phân và gọi tên. Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 6,72lit hỗn hợp gồm propan và xiclobutan (đkc) rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình 1 đựng P 2 O 5 khan, bình 2 đựng dd Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng bính 1 tăng 6,3g và bình 2 tăng 6,6g. Tính khối lượng của propan và xiclobutan. Bài 9: Viết CTCT các đồng phân và gọi tên các chất có CTPT: C 3 H 7 Cl, C 4 H 9 Cl. Bài 10: Lập CTPT, viết CTCT và gọi tên : a/ Một ankan có tỉ khối hơi so với không khí là 3,448 b/ Một ankan có 84,21% C, 15,79% H. Tỉ khôí hơi so với không khí = 3,93. c/ Một monoclo của ankan có 55,03% clo về khối lượng d/ Một ankan chứa 12H. e/ Một ankan có công thức đơn giản nhất là C 2 H 5 f/ Đốt cháy hoàn toàn 1lit ankan sinh ra 2lit CO 2 . g/ Khi cho một hidrocacbon no tác dụng với brom chỉ thu được một dẫn xuất chứa brom có tỉ khối so với CO 2 bằng 3,432. Bài 11: Tính thể tích khí CH 4 sinh ra ở đkc. a/ Cho 24g nhôm cacbua tác dụng với một lượng dư nước. - Trang 4 - ieq1391927039.doc b/ Cho 50g natriaxetat khan (CH 3 COONa) tác dụng với một lượng dư vôi trộn NaOH. Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,15mol hỗn hợp 2 ankan thu được 9g H 2 O. Sục hỗn hợp sản phẩm vào dd Ca(OH) 2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? Bài 13: Viết phương trình phản ứng của n- butan: a/ Tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 b/ Tách một phân tử H 2 c/ Tách mạch cacbon Bài 14: Đốt cháy hoàn toàn 1 HCHC A chứa C, H, Cl thu được 0,22g CO 2 , 0,09g H 2 O.Để xác định clo có trong HCHC A bằng dd AgNO 3 thu được 1,435g AgCl. Tìm CTPT của A biết tỉ khối của A so với H 2 bằng 42,5. Bài 15: Oxi hóa hoàn toàn 8,2g HCHC A thu được 5,3g Na 2 CO 3 , 3,36 lit CO 2 (đkc) và 2,7g H 2 O. Xác định CTĐGN và CTPT của A biết M A < 100. Bài 16: Hoàn thành chuổi phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) a/ CH 3 COONaCH 4  CH 3 ClCH 2 Cl 2 CHCl 3  CCl 4 . b/ Al 4 C 3  CH 4 CO 2  NaHCO 3  Na 2 CO 3 . Bài 17: Đọc tên thay thế các chất sau: a/ CH 3 -C(CH 3 ) 2 -CH 2 -CH 3 b/ CH 3 -CHBr-(CH 2 ) 2 -CH(C 2 H 5 )-CH 2 -CH 3 . Bài 18: Viết CTCT của các chất sau: a/ 2,4,6-trimetyl octanb/ 4-etyl-3,3-dimetyl hexan c/ 1,2-điclo-1-metyl xiclohexan Bài 19: Viết CTCT và đọc lại tên đúng nếu có: a/ 3-metyl butan b/ 3,3-điclo-2-etyl propan c/ 1,4- đimetyl xiclobutan Bài 20: Viết CTCT các đồng phân và gọi tên các chất có CTPT là: C 5 H 12 , C 6 H 14 , C 7 H 16 , C 3 H 7 Cl, C 3 H 6 Cl 2 . Bài 21: Một ankan chứa 83,33%C. Tìm CTPT và xác định CTCT đúng của A biết khi cho A tác dụng với clo tỉ lệ mol 1:1 chỉ thu được 1 sản phẩm thế. Bài 22: Một hh 2 ankan đồng đẳng kế tiếp nhau có tỉ khối hơi đối với hidro lấ,75. Tìm CTPT và % thể tích của hh. Bài 23: Đốt cháy 8,8g 1 hh 2 ankan thể khí sinh ra 13,44lit CO 2 (đkc) a/ Tính tổng số mol 2 ankan b/ Tính thể tích oxi(đkc) cần để đốt cháy ½ hh trên c/ Tìm CTPT của 2 ankan biết thể tích ankan trong 2 hh bằng nhau. Bài 24: Một hh 2 ankan đồng đẳng kế tiếp nhau có khối lượng 24,8g, thể tích tương ứng là 11,2 lit(đkc). Xác định CTPT và tính % thể tích của 2 ankan. Bài 25: Đốt cháy hoàn toàn 10,2g một hh 2 ankan cần 25,8lit O 2 (đkc). a/ Tìm tổng số mol 2 ankan. b/ Tính khối lượng CO 2 và H 2 O tạo thành c/ Tìm CTPT 2 ankan biết phân tử khối mỗi ankan không quá 60. Bài 26: Đốt cháy hoàn toàn 29,2g hh 2 ankan rồi dẫn toàn bộ sản phẩm vào dd Ba(OH) 2 thấy khối lượng bình tăng 134,8g. a/ Tính khối lượng CO 2 , H 2 O tạo thành khi đốt 2 ankan b/ Tìm CTPT 2 ankan giả sử 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp nhau. CHƯƠNG VI: HIDROCACBON KHÔNG NO Bài 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng: a/ CH 2 = CH 2 + HBr  b/ CH 2 = CH 2 + ?  CH 3 CH 2 OH c/ CH 3 – CH = CH 2 + HI  d/ CH 2 =CH-CH=CH 2 + HBr e/ isopren + Brom dư f/ Propin + H 2 (xt Pd) g/ But-1-in +AgNO 3 + NH 3  Bài 2: Dùng phương pháp hoá học phân biệt: a/ Metan, etilen, etin. b/ Hai chất lỏng hex -1-en và xiclohexan c/ Propan, but-1-in, but-2-in Bài 3: Viết phương trình phản ứng trùng hợp các chất sau: CH 2 = C(CH 3 ) 2 , CH 2 =C- C=CH 2 , isopren. Bài 4: Viết CTCT và gọi tên: a/ Các anken: C 4 H 8 , C 5 H 10 b/ Ankadien: C 4 H 6 , C 5 H 8 c/ Ankin: C 3 H 4 , C 4 H 6 , C 5 H 8 Bài 5: Những hợp chất nào sau đây có đồng phân cis, trans? Viết CTCT các đồng phân đó - Trang 5 - ieq1391927039.doc CH 3 –CH=CH 2 , CH 3 CH=CHCl, CH 3 -CH=C(CH 3 ) 2 , CH 3 C(C 2 H 5 )=CHCl. Bài 6: Cho etilen vào bình chứa brom lỏng tạo ra 1,2-dibrometan. a/ Tính thể tích etilen (đkc) đã tác dụng vơí brom biết rằng sau khi cân lại thấy bình brom tăng thêm 4g. b/ Tính khối lượng brom có thể kết hợp với 3,36lit khí etilen (đkc). Bài 7: Cho 0,21g một hidrocacbon là đồng đẳng của etilen tác dụng vừa đủ với 0,8g brom. Xác định CTCT của hidrocacbon đó ? Nếu thay brom bằng clo thì phải dùng hết bao nhiêu cm 3 clo (đkc). Bài 8: Cho 2,24lit một hỗn hợp khí A (đkc) gồm etan, propan, propilen sục qua dd brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 2,1g. Nếu đốt cháy khí còn lại sẽ thu được một lượng CO 2 và 3,24g H 2 O. a/ Tính % thể tích mỗi khí . b/ Dẫn lượng CO 2 nói trên vào bình đựng 200ml dd KOH 2,6M. Hãy xác định nồng độ mol các chất trong dd sau phản ứng. Bài 9: Người ta muốn điều chế 21g etilen : a/ Tính khối lượng ancol etylic phải dùng biết hiệu suất phản ứng 100% b/ Tính thể tích etan (đkc) cần dùng nếu hiệu suất 80%. Bài 10: Tính hàm lượng brom tối đa có thể kết hợp với 1,68lit buta-1,3-dien (đkc). Bài 11: Hỗn hợp hai anken có tỉ lệ mol là 3:1 đi qua dd brom thấy làm mất màu vừa đủ 200g dd brom 16%. Số mol của mỗi anken là bao nhiêu? Bài 12: Chia hỗn hợp 3 hidrocacbon: C 3 H 6 , C 3 H 8 , C 4 H 8 , làm 2 phần bằng nhau: a/ Đốt cháy phần 1 sinh ra 4,48lit khí CO 2 (đkc) b/ Hidro hoá phần 2 rồi đốt cháy sản phẩm. Dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng dd Ca(OH) 2 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn 8,96lit (đkc) hỗn hợp hai anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được mg H 2 O và (m + 39)g CO 2 . CTPT 2 anken đó là gì? Bài 14: Đốt cháy hoàn toàn 1,12lit ankin thu được 0,9g H 2 O. Nếu hidro hoá hoàn toàn rồi đốt cháy thì lượng nước thu được là bao nhiêu? Bài 15: Đốt cháy 8,96lit(đkc) hỗn hợp 2 olefin A, B đồng đẳng kế tiếp thì thấy khối lượng CO 2 lớn hơn khối lượng H 2 O là 39g. Xác định CTPT của A, B và tính % thể tích olefin. Bài 16: Một hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon A và B ở thể khí. Phân tử khối của B lớn hơn phân tử khối của A là 24đvC. Tỉ khối hơi của B so với H 2 = 9/5 tỉ khối hơi của A so với H 2 . Hãy xác định CTPT của A và B. Bài 17: Hãy điều chế cao su buna( poli buta-1,3-dien) từ các nguồn nguyên liệu ban đầu khác nhau? a/ Tinh bột b/ Khí thiên nhiên c/ Đá vôi d/ Dầu mỏ * Bài 18: Đề làm kết tủa hoàn toàn 7,84lit hỗn hợp X gồm axetilen và propin(đkc) thì cần vừa đủ 400ml dd AgNO 3 1,5M. Xác định lượng kết tủa tạo thành. Bài 19: một hỗn hợp X gồm 2 ankin C 3 H 4 và A được trộn theo tỉ lệ mol 1:1 . Biết 0,224lit hhX (đkc) tác dụng vừa đủ với 15ml dd AgNO 3 1M trong NH 3 . Tìm CTPT của A? Bài 20: Đốt cháy 5,24g hh 2 ankin X, Y hơn kém nhau 1 cacbon trong phân tử thành 17,16g khí CO 2 . Biết M X < M Y . Tìm CTPT của X, Y và % thể tích mỗi khí trong hh. Bài 21: Viết các đồng phân và gọi tên các chất có CTPT : C 5 H 8, C 5 H 10 , C 4 H 6 , C 4 H 8. Bài 22: Phân biệt : a/ Etan, eten, etin b/ but-1-in, but-2-in c/ CO 2 , H 2 , CH 4 , C 2 H 4 , C 3 H 4 . Bài 23: Thực hiện chuổi phản ứng: a/ Natri axetatmetanaxetilenetilenpolietilen b/ Butanetanaxetilenvinyl axetilenbuta-1,3-dien cao su buna. Bài 24: Hoàn thành PTPƯ: a/ CH 2 =CH 2 + H 2 O b/ CH 3 -CH(OH)-CH 2 -CH 3  → o đa tSOH , c/ CH 3 -CH=CH 2 + HI d/ Isopren + dd brom - Trang 6 - ieq1391927039.doc Bài 25: Dẫn 1,12lit olefin (đkc) qua dd brom, sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng 4,2g. Tìm CTPT của A, viết các đồng phân (kể cả cis, trans) và gọi tên. Bài 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,125 mol hidrocacbon A thu được 25,7g CO 2 và 11,25g H 2 O. a/ Tìm CTĐGN , CTPT của A viết các đồng phân, gọi tên biết A có thể làm mất màu dd brom b/ Tính khối lượng dd brom 45% đủ để phản ứng với A. Bài 27: Cho 0,2mol hh khí gồm etan, propan, propen sục qua dd Br 2 thấy khối lượng bình brom tăng 4,2g. Lượng khí thoát ra đem đốt cháy hoàn toàn thu được a(g) CO 2 và 6,48g H 2 O. a/ Tính % khối lượng các chất trong hh b/ Dẫn a(g) CO 2 qua 400ml dd NaOH 2,6M. Xác định kgối lượng muối thu được. Bài 28: Cho 6g ankin A phản ứng vừa đủ với 320g dd Br 2 10% để tạo thành hợp chất no. a/Tìm CTPT của A b/ Cho 7,4g ankin A và chất đồng đẳng kế tiếp của A (B) qua dd AgNO 3 dư, lọc lấy kết tủa cho tác dụng với dd HCl dư thu được 7,175g kết tủa trắng. xác định CTPT của A và B. Bài 29: Cho hh gồm etan, propen, propin chia làm 3 phần bằng nhau: Phần 1 dẫn qua dd AgNO 3 dư thu được 1,47g kết tủa màu vàng Phân2 dẫn qua dd Br 2 thì làm mất màu 150gdd Br 2 3,2%. Phần 3 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 7,04g CO 2 a/ Viết các PTPư xảy ra b/ Tính % khối lượng và thể tích các chất trong hh c/ Cho hh trên tác dụng vừa đủ với 200g dd Br 2 , tính nồng dđộ % dd Br 2 cần dùng. CHƯƠNG VII: HIDROCACBON THƠM- NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN Bài 1: Viết CTCT và gọi tên cáchidrocacbon thơm có CTPT : C 7 H 8 , C 8 H 9 , C 9 H 12 . Bài 2: Viết phương trình phản ứng : a/ Benzen tác dụng với axit HNO 3 đậm đặc b/ Benzen tác dụng với axit H 2 SO 4 đặc c/ Trùng hợp stiren d/ Stiren tác dụng với nước brom , với H 2 dư Bài 3: Một hidrocacbon A ở thể lỏng có tỉ khối hơi đối với không khí bằng 2,7. a/ Đốt cháy A thu được CO 2 và hơi H 2 O theo tỉ lệ khối lượng 4,9:1. Tìm CTPT của A b/ Cho A tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1, có mặt bột Fe, thu được B và khí C. Khí C được hấp thụ bởi 2l dd NaOH 0,5M. Để trung hoà NaOH dư cần 0,5l dd HCl. Tính khối lượng của A và B. Bài 4: Một loại khí thiên nhiên chứa 85% metan, 10% etan, 5% nitơ. Tính thể tích không khí cần để đốt cháy hoàn toàn 1m 3 khí đó. Cho toàn bộ khí sau khi cháy qua bình chứa dd KOH. Tính khối lượng K 2 CO 3 thu được (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Bài 5: Giải thích hiện tượng sau: xăng và dầu thắp có mùi đặc trưng dễ nhận trong khi đó vazơlin và parafin (nến) sạch không có mùi rõ rệt. Bài 6: Tính lượng clobenzen thu được khi cho 15,6g benzen tác dụng hết với clo (xt bột Fe) hiệu suất phản ứng đạt 80% . Bài 7: Để đốt cháy hoàn toàn 5,36g hỗn hợp X gồm etilen và benzen thì cần vừa đủ 17,28g khí oxi. a/ Tính % khối lượng mỗi khí trong hh ban đầu b/ Tính thể tích khí CO 2 thu được ở đkc c/ Nếu dẫn toàn bộ lượng CO 2 thu được vào 300ml dd KOH 2M Thì thu được những muối gì? Khối lượng mỗi muối là bao nhiêu? Bài 8: Cho 23kg toluen tác dụng với hỗn hợp gồm 88kg HNO 3 66% và 74kg H 2 SO 4 96%. Giả sử toluen và trinitro toluen được tách hết khỏi hh axit còn dư. Tính khối lượng TNT thu được và khối lượng của hh axit còn dư. Bài 9: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt : Các chất lỏng: benzen, toluen, stiren Bài 10: Hỗn hợp M chứa benzen và xiclohexen có thể làm mất màu tối đa 75g dd brom 3,2%. Nếu đốt cháy hoàn toàn hh M và hấp thụ tất cả sản phẩm cháy vào dd Ca(OH) 2 dư thì thu được 21g kết tủa. Tính % khối lượng từng chất trong hh M. - Trang 7 - ieq1391927039.doc CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL - PHENOL Bài 1: Cho 11g hỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na thu được 3,36lit khí H 2 (đkc). Mặt khác cũng 11g hh 2 ancol trên đốt cháy hoàn toàn tạo ra V lit CO 2 (đkc) và m gam H 2 O. a/ Tính V và m b/ Tìm CTPT 2 ancol và tính % theo khối lượng của hỗn hợp. Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn hhA gồm 2 ancol no đơn chức mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳngthu được CO 2 và hơi H 2 O có tỉ lệ về thể tích là 5 : 7. Xác định CTPT của 2 ancol trên biết trộn 2 ancol đồng số mol với nhau. Bài 3: Dung dịch A là hỗn hợp ancol etylic và nước. Cho 20,2g A tác dụng với natri dư thu được 5,6lit H 2 (đkc). Hãy tính độ ancol của dd A biết d ancol = 0,8 g/ml và d nước = 1 g/ml. Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn a gam một chất hữu cơ X cần 0,896 lit O 2 (đkc), sản phẩm cháy chỉ gồm CO 2 và hơi nước có tổng khối lượng là 1,9g, trong đó tổng khối lượng của C và H là 0,46g.Tính a và tìm công thức đơn giản nhất cũng là CTPT của X. Bài 5: Cho Na tác dụng với 1,06g hh 2 ancol đồng đẳng kế tiếp của ancol metylic thấy thoát ra 224ml H 2 (đkc). Xác định CTPT của mỗi ancol. Bài 6: Cho 1,24g hh 2 ancol tác dụng vừa đủ với Na thu được 336ml H 2 (đkc) và m gam muối natri. Tính m? Bài 7: tách nước hoàn toàn từ hh X gồm 2 ancol no, đơn chức ta được hh Y gồm 2 olefin. nếu đốt cháy hoàn toàn hh X ta được 1,76g CO 2 . Vậy khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng nước tạo ra là bao nhiêu? Bài 8: Phân biệt 3 dd: a/ etanol, glixerol, phenol. b/ phenol, stiren, ancol benzylic Bài 9: a/ Nhỏ từ từ từng giọt nước brom vào ống nghiệm chứa dd phenol . Có hiện tượng gì xảy ra và viết phương trình phản ứng b/ Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi cho glixerol tác dụng với Cu(OH) 2 . Bài 10: Cho 3,38g hh Y gồm CH 3 OH, CH 3 COOH, C 6 H 5 OH tác dụng vừa đủ với natri thấy thoát ra 672ml khí (đkc) và dd X. Cô cạn dd X thu được hh rắn Y. Tính khối lượng Y? Bài 11: Cho 25g dd A gồm ancol etylic, phenol và nước tác dụng với kali thì thu được 5,6lit khí (đkc). Mặt khác nếu cho 25g dd A tác dụng với 100ml dd NaOH 1M thì vừa đủ. Xác định khối lượng từng chất trong A? Bài 12: Viết CTCT các đồng phân và gọi tên các chất: a/ các ancol : C 3 H 7 OH, C 4 H 9 OH. b/ axit C 4 H 8 O 2 . Bài 13: Tính số mol HNO 3 cần dùng và khối lượng axit picric tạo thành khi cho 14,1g phenol tác dụng với HNO 3 đặc xt H 2 SO 4đặc biết lượng axit đã lấy dư 25%. CHƯƠNG IX: ANDEHIT –XETON – AXIT CACBOXYLIC Bài 1: Phân biệt các chất: a/ anđehit axetic, ancol etylic, glixerol, đimetyl ete b/ propan-1-ol, propanal, axit propanoic, axit propenoic. Bài 2: Để trung hoà 40ml giấm ăn cần dùng 25ml dd NaOH 1M. Coi khối lượng riêng của giấm bằng khối lượng riêng của nước. xác định nồng độ % của axit axetic trong giấm ăn. Bài 3: Cho 7,2g ankanal A phản ứng hoàn toàn với dd AgNO 3 /NH 3 sinh ra muối axit B và 2,16g bạc kim loại. Nếu cho tác dụng với hidro xt Ni, t 0 thu được ancol đơn chức mạch nhánh. Xác định CTCT của A và viết phương trình phản ứng. Bài 4: 0,94g hh 2 anđehit đơn chức no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cho tác dụng hết với dd AgNO 3 /NH 3 thu được 3,24g Ag. Tìm CTPT của 2 anđehit? Bài 5: Hỗn hợp A gồm andehit fomic và anđehit axetic. Oxi hoá m gam hh A bằng oxi thu được hh 2 axit tương ứng (hh B). Tỉ khối của B so với A bằng 145/97. Tính % khối lượng mỗi anđehit trong A. Bài 6: Lấy a gam hh gồm CH 3 COOH và C 2 H 5 COOH tiến hành thí nghiệm sau: TN1: Cho a gam hh tác dụng với Na dư thu được 336ml khí H 2 (đkc) TN2: Để trung hoà hết a gam hh thì cần vừa đủ V ml dd NaOH 0,1M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 2,6g muối khan. Hãy tính % mỗi axit trong hh và giá trị V Bài 7: Hỗn hợp A gồm ancol metylic và một ancol đồng đẳng của nó. Cho 4,02g hhA tác dụng với Na thu được 0,672 lit khí H 2 (đkc). a/ Tính tổng số mol 2 ancol - Trang 8 - ieq1391927039.doc b/ Tính khối lượng este thu được khi cho 4,02g hhA tác dụng với 10g axit axetic giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%. Bài 8 * : Tỉ khối hơi của một anđehit A đối với H 2 = 28. Xác định CTPT, viết CTCT của anđehit Bài 9: Hoàn thành chuổi phản ứng: a/ C 2 H 4  C 2 H 5 Cl C 2 H 5 OH  CH 3 COOH CH 3 COONa b/ C 2 H 4  C 2 H 5 OH CH 3 COOH  CH 3 COOC 2 H 5 Bài 10: Hoàn thành phương trình phản ứng (nếu có xảy ra ): a/ CH 3 COOH + NaHCO 3  b/ CH 3 COOH + C 6 H 5 OH c/ CH 3 COOH + CuO  d/ CH 3 COOH + Cu  e/ CH 3 COONa + H 2 SiO 3  f/ CH 3 COONa + H 2 SO 4  - Trang 9 - . tăng thêm 4g. b/ Tính khối lượng brom có thể kết hợp với 3,36lit khí etilen (đkc). Bài 7: Cho 0,21g một hidrocacbon là đồng đẳng của etilen tác dụng vừa đủ với 0,8g brom. Xác định CTCT của hidrocacbon. dd Br 2 , tính nồng dđộ % dd Br 2 cần dùng. CHƯƠNG VII: HIDROCACBON THƠM- NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN Bài 1: Viết CTCT và gọi tên cáchidrocacbon thơm có CTPT : C 7 H 8 , C 8 H 9 , C 9 H 12 . Bài. lượng bình tăng thêm 2,1g. Nếu đốt cháy khí còn lại sẽ thu được một lượng CO 2 và 3,24g H 2 O. a/ Tính % thể tích mỗi khí . b/ Dẫn lượng CO 2 nói trên vào bình đựng 200ml dd KOH 2,6M. Hãy xác

Ngày đăng: 05/05/2015, 14:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan