vai trò của nhà máy thủy điện trị an trong vùng kinh tế đông nam bộ

34 2.5K 5
vai trò của nhà máy thủy điện trị an trong vùng kinh tế đông nam bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. MỞ ĐẦU I. Lý do chuyến đi thực tế Địa lý kinh tế - xã hội là một trong hai mảng kiến thức quan trọng của môn Địa lý. Học địa lý kinh tế - xã hội giúp chúng ta có điều kiện tiếp cận và hiểu sau hơn các vấn đề kinh tế - xã hội của vùng, địa phương cũng như tổng thể kinh tế quốc gia. Trong học tập cũng như lao động, quan điểm lí luận phải gắn liền với thực tiễn, lí thuyết phải đi đôi với thực hành luôn được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, ngoài việc học kiến thức trên lớp thì việc khảo sát thực tế là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực địa giúp hiểu sâu hơn, bổ sung thêm cho phần lí thuyết đồng thời giúp người học ở mang được kiến thức, vậ dụng kiến thực đã học vào thực tiễn. Đối với môn Địa lý, thực địa là vấn đề quan trọng. Dựa trên cơ sở lí thuyết đa học thực địa sẽ giúp cho sinh viên tư duy, giải thích và cắt nghĩa được các hiện tượng kinh tế - xã hội. Ngày nay, sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng quan tâm, có sự thay đổi từng năm. Nếu chúng ta chỉ nhìn ở một gốc độ hẹp, bó buộc thì sẽ không thấy được sự thay đổi to lớn đó, không tận mắt chứng kiến, không gắn lý luận với thực tiễn chúng ta sẽ không nhìn nhận đúng đắn về những vấn đề đó. Nhận thức được những vấn đề to lớn đó, ngay từ thành lập đến nay, trường ĐHSP Huế luôn luôn tổ chức cho sinh viên đi tham quan thực địa. và khoa Địa lý là một điển hình cho những chuyến đi khảo sát thự tế đó, giúp sinh viên thu nhận được nhiều kiến thức mà trong lý thuyết chúng em chưa được học kỹ. 1 Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường nói chung và của khoa Địa lý nói riêng, cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ của cô giáo Trần Thị Cẩm Tú và cô Nguyễn Hà Quỳnh Giao ngày 20/3/2015 toàn bộ 49 sinh viên của lớp Địa 3A khoa Địa lý – Trường ĐHSP Huế đã lên đường tham gia chuyến khảo sát thực tế Địa lý kinh tế - xã hội tại các tỉnh phía Nam. Chuyến đi kéo dài trong vòng 7 ngày đã mang lại cho sinh viên rất nhiều kiến thức bổ ích cũng như những kỷ niệm của một thời sinh viên. Là sinh viên trực tiếp tham gia chuyến thực tế này, em thực sự cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, ban lãnh đạo khoa Địa lý đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chũng em hoàn thành chuyến thực địa một cách xuất sắc. Qua đó, em đã thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đó là những kiến thức bổ sung cho những gì mà em được học qua lý do thuyết mà nếu không trực tiếp chứng kiến thì có lẽ em sẽ không bao giờ hình dung ra được. Cũng như những năm trước, địa điểm thực địa là thành phố Hồ Chí Minh (thực địa địa lý kinh tế-xã hội), nhà máy thủy điện Trị An – Đồng Nai và Đà Lạt (thực địa địa lý du lịch). Đó là những khu vực trọng điểm ở Đông Nam Bộ và khu vực phía Nam. Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có những bước phát triển năng động và mạnh mẽ, hòa chung vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và phục vụ sản xuất ngày càng tăng cao của mình, vùng đòi hỏi một nguồn điện năng rất lớn. Một trong những nơi cung cấp quan trọng, có ý nghĩa quyết định nguồn năng lượng này đó là nhà máy thủy điện Trị An. 2 Xuất phát từ vai trò to lớn trên và kết quả và kết quả cuẩ chuyến đi thực tế kinh tế - xã hội Việt Nam đầy bổ ích, em được chọn địa điểm nhà máy thủy điện Trị An để tìm hiểu : “ Vai trò của nhà máy thủy điện Trị An trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ” Vì kiến thức và ký năng còn nhiều hạn chế, thời gian hạn hẹp và là lần đầu làm quen với đề tài nghiên cứu thực địa kinh tế - xã hội nên trong quá trình thực hiện bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, rất mong sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa và các bạn sinh viên trong khoa để bài báo cáo này được hoàn thiện. II. Nhật ký thực tế Sau 2 tuần nghỉ tết âm lịch, tiếp tục học hơn 2 tuần thì nhận thông báo lớp Địa 3A sẽ đi thực địa tham quan ở các tỉnh phía Nam, ai cũng thấy hân hoan và háo hức vô cùng. Vậy là mọi sự mong đợi cho một chuyến đi thực địa cũng đã đến. Dường như mọi ước mơ, sự háo hức, chờ đón của một chuyến đi thực tế vui vẻ và ý nghĩa. Những niềm vui thể hiện rõ trên khuôn mặt của từng sinh viên. Và ngày khởi hành đi thực tế được quyết định là ngày 20/3/2015, dưới sự hướng dẫn và chăm sóc của cô giáo Cẩm Tú và cô Quỳnh Giao cả lớp ai cũng hớn hở và có chút hồi hộp chờ đón một chuyến đi xa. ⦁Thứ 6 ngày 20/3/2015 Như kế hoạch đã định, 5h toàn thể lớp Địa 3A tập trung tại cổng trường ĐHSP Huế. 3 -Đúng 5h15: xe bắt đầu chuyển bánh . Tạm biệt thành phố Huế thân yêu, đoàn chúng tôi bắt đầu chuyến hành trình vào Nam. Theo thời gian, khung cảnh miền Trung mở ra trước mắt chúng tôi,thiên nhiên hữu tình, đồi núi nhấp nhô, biển cả mênh mông xen lẫn haotj động kinh tế - xã hội đa dạng. Ba mươi phút đầu của cuộc hành trình chúng tôi vẫn còn ở đất Huế. Nơi đây phong cảnh tự nhiên lẫn hoạt động kinh tế xã hội vẫn còn rất nhẹ nhàng . Một vài xí nghiệp ở Phú bài chưa đủ làm cho nơi đây náo nhiệt, lại thêm phong cảnh núi đồi Lăng Cô rất đỗi trữ tình lại tô thêm chút nhẹ nhàng cho xứ Huế. Dù đi đường dài, có nhiều bạn rất mệt mỏi vì bị say xe nhưng vì có sự quan tâm của các bạn và sự chăm sóc của cô giáo nên cũng vơi đi phần nào mệt mỏi. -Khoảng 8h45: xe đến đèo Hải Vân, nơi có hầm Hải Vân, một công trình giao thông hiện đại được lưu thông vào tháng 5/2005. Chúng tôi ai cũng trầm trồ về khả năng, sức mạnh của con người có thể xây dựng được công trình vĩ đại như vậy. Chỉ với 15 phút trong hầm, chúng tôi đã đến thành phố Đà Nẵng – một thành phố năng động, trẻ trung, sầm uất, náo nhiệt, khác với vẻ trầm tư của đất Cố Đô. -Khoảng 11h45 : đoàn chúng tôi đến địa phận Quảng Ngãi, xứ sở của mía đường, bệnh xá mang tên người con gái anh hung liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, hay là xứ sở của những hạt muối ,(muối Sa Huỳnh ). Sau khi dừng ăn trưa tại Quảng Ngãi, chúng tôi lại tiếp tục hành trình . - Khoảng 14h30: xe đến Hoài Nhơn ( Bình Định), một vùng đất bạt ngàn dừa với dừa. tôi thực sự thấy lớn lên nhiều lắm khí tầm mắt được mở rộng, khi được ngắm nhìn vẻ đẹp bình yên đến lạ của những tỉnh thành ven Duyên Hải Miền Trung. - Khoảng 18h: Đoàn đến với thành phố Tuy Hòa ( Phú Yên) – thành phố mới với nhiều công trình đồ sộ và khang trang hơn so với lần trước mà tôi có ghé qua. Đoàn dừng chân ăn tối tại đây, sau đó lại tiếp tục chuyến đi. 4 - Khoảng 23h30: Xe đến với thành phố biển Nha Trang ( Khánh Hòa), đoàn dừng chân tại khách sạn Quang Vinh 2 đối diện với biển, thành phố về đêm đẹp và lung linh quá. Sau chặng đường dài , ai cũng khá mệt mỏi nên nhận phòng và nghỉ ngơi, còn một số bạn thì có đi dạo đây đó cho thoải mái. ⦁ Thứ 7 ngày 21/3/2015 - Đúng 9h: Chúng tôi rời Nha Trang để tiến vào thành phố mang tên Bác. - Khoảng 22h15: Chúng tôi dừng chân tại trường cán bộ quản lí giáo dục, đây là điểm dừng chân đầu tiên khi chúng tôi đến với thành phố Hồ Chí Minh và cũng là nơi chúng tôi nghỉ ngơi trong những ngày ở thành phố để tham quan thực tế . ⦁Chủ nhật ngày 22/3/2015 -Theo kế hoạch Đoàn đến tham quan Khu du lịch Đại Nam ở Bình Dương . Cả đoàn được vui chơi, tham quan, chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của con người. Cảnh đẹp vừa hùng vĩ vừa duyên dáng, mọi thứ ở đây thật tuyệt vời. - Khoảng 15h: xe chúng tôi trở về với thành phố Hồ Chí Minh. Ở đây chúng tôi mới thực sự cảm nhận được sự náo nhiệt, năng động, cảnh tắc xe, khói bụi của một thành phố có nền kinh tế phát triển. - Khoảng 16h30: tôi cùng những người bạn đi tham quan chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà , bưu điện thành phố, các khu trung tâm như Vincom, khu trung tâm thương mại… ⦁Thứ 2 ngày 23/3/2015 - Đúng 8h: Cả đoàn lên xe để đến tham quan, nghe báo cáo tại cảng Sài Gòn. Tại đây chúng tôi được tận mắt chứng kiến hoạt động của Cảng, ngắm những con tàu 5 viễn dương đồ sộ, những cần cẩu khổng lồ đang hoạt động, những nhà kho, bãi chứa container. - Khoảng 9h15: Tạm biệt Cảng Sài Gòn, chúng tôi đến với Dinh Độc Lập. Môt jdi tích lịch sử quốc gia nổi tiếng. Ở đây chúng tôi được nghe giới thiệu về Dinh và được đi tham quan dinh. - Khoảng 14h: Chúng tôi đặt chân đến thăm quan khu chế xuất Tân Thuận, khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam. Cả đoàn đã được báo cáo viên cho xem Video giới thiệu về khu chế xuất, và có những câu hỏi thắc mắc dành cho báo cáo viên. Sau đó, cả đoàn còn được dẫn đi tham quan một vòng quanh khu chế xuất. Đây là dịp để chúng tôi có cái nhìn tổng quan về khu chế xuất , quy mô, tầm ảnh hưởng của nó đối với kinh tế. -Khoảng 15h: Chúng tôi rời khỏi khu chế xuất và xe đưa chúng tôi đi tham quan khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Một khu đô thị hiện đại vào loại bậc nhất ở nước ta và ở thành phố Hồ Chí Minh. Đến 16h ,xe chúng tôi trở về nhà nghỉ. ⦁ Thứ 3 ngày 24/3/2015 - Khoảng 6h: Tạm biệt thành phố mang tên Bác, chúng tôi lên xe và đến với Đồng Nai, nơi có nhà máy thủy điện Trị An. -8h45: Đoàn chúng tôi đã có mặt ở nhà máy thủy điện Trị An. Ở đây chúng tôi được chú kĩ sư giới thiệu về hoạt động của nhà máy và dẫn đi tham quan nhà máy, nhờ đó chúng tôi đã có thêm nhiều kiến thức , hiểu hơn về sự hoạt động của nhà máy thủy điện. - Khoảng 10h15: Sau 1h30 làm việc và tham quan nhà máy , chúng tôi tiếp tục hành trình của chuyến đi. Tạm biệt Đồng Nai, tạm biệt các trung tâm công nghiệp, 6 chúng tôi đến với xứ sở của hoa - thành phố Đà Lạt . Từ trên xe nhìn sang 2 bên đường là những hàng thông thẳng tắp với những ngọn đồi cao nghi ngút. Tất cả đều mang một vẻ đẹp huyền bí khó cưỡng lại. -Khoảng 18h30: Đoàn chúng tôi đã có mặt ở Đà Lạt. Chúng tôi dừng ở một quán cơm và ăn tối. Sau đó, đoàn chúng tôi đến nghỉ tại khách sạn Đường sắt ở 01 Quang Trung. Sau khi nghe phổ biến kế hoạch của cô giáo Trần Thị Cẩm Tú, mọi người nhận phòng và về nghỉ ngơi. ⦁ Thứ 4 ngày 25/3/2015 - Đúng 8h: Chúng tôi đến thăm vườn hoa Đà Lạt,khuôn mặt ai cũng phấn khởi. Ở đây có vô vàn những loại hoa với đủ màu sắc, tất cả hội tụ lại và tôn lên vẻ đẹp cho xứ sở này. Mọi người ai nấy đều tranh thủ chụp những bức ảnh làm kỉ niệm. -Khoảng 9h30: Cả đoàn đã có mặt tại Thung lũng Tình Yêu, nằm trong khu du lịch hồ Đa Thiện, cách thành phố khoảng 6km về phái Bắc. Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng với những cảnh sắc tuyệt vời, một khung cảnh hữu tình khiến lòng ta man mác với những cảm xúc khó tả. -Khoảng 11h50: Đoàn tiếp tục tham quan trường Cao đẳng Sư Phạm Đà Lạt. Nơi đây lưu giữ kiến trúc độc đáo từ thời kì pháp thuộc , đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó. -Khoảng 12h30: Chúng tôi dừng chân và ăn trưa tại một quán ăn của người gốc Huế. -Khoảng 13h30: Chúng tôi tới thăm và nghe hướng dẫn viên giới thiệu về Di tích Lịch sử Dinh Bảo Đại. 7 -Khoảng 14h15: Đoàn lại tiếp tục tới thăm Thiền Viện Trúc Lâm. Đây là một trong những trung tâm phật giáo của Đà Lạt. Đến đây, du khách khắp phương sẽ được hưởng thụ bầu không khí tĩnh lặng, đậm nét Thiền. Mọi thứ ở đây cho chúng tôi cảm giác thư giãn sau một chuyến đi dài. -Khoảng 15h15: Xe đưa chúng tôi đến với khung cảnh hùng vĩ , đồi núi và đá, đó chính là thác Dalanta. Đây là một địa điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan và vui chơi. -Khoảng 16h : Đoàn thực địa chúng tôi lại lên xe và đến với trường Đại học Đà Lạt. Trường Đại học Đà Lạt là một trong 20 trường đại học đầu tiên tại Việt Nam được kiểm định và đạt chất lượng giáo dục đại học. Được tổ chức quốc tế BVQI trực thuộc Vương quốc Anh, chuyên cấp chứng nhận về quản lý ISO quốc tế đã trao bằng chứng nhận công nhận. Đây cũng là ngôi trường có khuôn viên vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. - Khoảng 17h: Tạm biệt ngôi trường thân yêu, chúng tôi lên xe về lại nơi ăn tối. Kết thúc chuyến tham quan Đà Lạt. Sau khi ăn tối xong, cô giáo Trần Thị Cẩm Tú dặn dò một số điều cho chúng tôi , sau đó xe chở một số bạn đi chợ Đà Lạt, một số về lại khách sạn. ⦁ Thứ 5 ngày 26/3/ 2015 -Đúng 7h30 : Đoàn xe chúng tôi rời Đà lạt mộng mơ để trở về với xứ Huế thân yêu. Trong lòng có rất nhiều luyến tiếc khi phải rời đi, thành phố mà chúng tôi chưa khám phá hết, nới mà có khí hậu thật mát mẻ… trên gương mặt ai cũng hiện lên một nỗi buồn khó tả. Và trước khi về chúng tôi không quên mua những đặc sản để về làm quà cho chuyến đi thực tế. 8 ⦁ Thứ 6 ngày 27/3/2015: về tới mảnh đất Huế thân thương thì mới biết Huế đã mưa tầm tã mấy ngày, không khí trở nên trầm lặng hơn, như có một nỗi buồn không nói thành lời. -Khoảng 8h45 : xe đưa đoàn chúng tôi về tới cổng ĐHSP Huế. Mọi người chào nhau và sau đó về với phòng trọ thân quen của mình. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cở sở lý luận 1.1. Vai trò của thủy năng Thủy năng hay năng lượng nước nói chung nhận được từ lực hoặc năng lượng của dòng nước, dùng để sử dụng vào mục đích có lợi. Thủy năng đã được sử dụng từ xa xưa thời nền văn minh Lưỡng Hà và Hy Lạp cổ đại, nơi mà các hạng mục thủy lợi đã được sử dụng từ thiên niên kỷ thứ VI trước Công nguyên. Thủy năng là nguồn năng lượng tái tạo, sạch và có vai trò then chốt trong phát triển bền vững với nhiều lý do khác nhau. Một trong những vai trò to lớn của thủy năng đó là biến đổi thành điện năng thông qua các công trình thủy điện, có khả năng cung cấp vận hành linh hoạt nhất, đáp ứng hầu hết các nhu cầu cấp tốc khi dao động phụ tải điện năng. Ngày nay, khi điện năng được thương mại hóa thì vai trò của thủy năng trong lĩnh vực thủy điện càng được nâng cao. Hội nghị chuyên đề Liên hiệp quốc về “Thủy điện và sự phát triển bền vững”, tổ chức ở Bắc Kinh năm 2004 đã nhấn mạnh sự quan trọng chiến lược của sự phát triển thủy điện trong xóa đói, giảm nghèo và sự làm giảm khói thải hiệu ứng nhà kính. Các hội nghị quốc tế khác như: “Hội nghị về năng lượng phục hồi” tổ chức ở Born năm 2004, Hội nghị bộ trưởng châu Phi về “Thủy điện và sự phát triển bền vững” tổ chức ở Johaunesburg năm 2006, được cam kết tăng cường phát triển thủy điện như một phương án năng lượng phục hồi chủ yếu, để thúc đẩy sự phát triển bền vững, hội 9 nhập khu vực, an ninh nước và lương thực và thủ tiêu đói nghèo. Đối với Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của thủy năng cũng như các điều kiện thuận lợi của đất nước để phát triển thủy năng nên từ rất sớm nước ta đã phát triển về thủy điện. Việt Nam nghiên cứu thủy điện theo phương châm chỉ đạo “Khai thác thủy năng được coi là con đường cơ bản xây dựng nguồn năng lượng quốc gia”. 1.2. Tổng quan về nhà máy thủy điện 1.2.1. Khái niệm, phân loại, chức năng, đặc điểm I.2.1.1 Khái niệm Nhà máy thủy điện là nơi chuyển đổi sức nước (thủy năng) thành điện năng. Nước được tụ lại từ các đập nước với một thế năng lớn. Qua một hệ thống ống dẫn, năng lượng dòng chảy của nước được truyền tới tua-bin nước, tua-bin nước được nối với máy phát điện, nơi chúng được chuyển thành năng lượng điện. Gần 18% năng lượng điện trên toàn thế giới được sản xuất từ các nhà máy thủy điện. Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện là rất quan trọng. I.2.1.2 Phân loại • Nhà máy thủy điện kiểu đập: Xây dựng bằng cách xây các đập chắn ngang sông làm cho mức nước trước đập dâng cao tạo ra cột nước H có chiều cao khoảng 30 – 45m cho tới 250 – 300m. Nhà máy được bố trí ngay sau đập. Đập càng cao thì công suất NMTĐ càng lớn.  Ưu điểm:  Có thể tạo ra những NMTĐ có công suất lớn, có khả năng tận dụng toàn bộ lưu lượng của dòng sông.  Có hồ chứa nước, mà hồ chứa nước là một công cụ hết sức hiệu quả để điều tiết nước và vận hành tối ưu NMTĐ, điều tiết lũ, phục vụ tưới tiêu và nhiều lợi ích khác.  Nhược điểm:  Vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng lâu  Vùng ngập nước có thể ảnh hưởng đến sinh thái môi trường (di dân, thay đổi khí hậu) • Nhà máy thủy điện kiểu kênh dẫn: 10 [...]... trên ta thấy, nhà máy thủy điện Trị An là nhà máy có công suất lớn nhất trong nhà máy thủy điện ở vùng Đông nam Bộ (4 nhà máy gồm: Trị An, Đa Nhim, Thác Mơ, Hàm Thuận) và cũng là của Nam Bộ Với công suất 400.000KW nhà máy chiếm tới 37,38% công suất các nhà máy thủy điện trong vùng Điều này một lần nưa khẳng định tầm quan trọng của của nhà máy, nhất là khi vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang tích cực... máy thủy điện Năng lượng điện từ nhà máy thủy điện là một dạng năng lượng tái sinh, năng lượng sạch vì không thải các khí có hịa cho môi trường như các nhà máy điện khác Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện rất quan trọng, trong đó nhà máy thủy điện Trị An là một trong những nguồn cung cấp điện cho mạng lưới điện quốc gia 1 Vị trí Toàn cảnh nhà máy thủy điện Trị An Nhà máy thủy điện Trị An được... cầu điện năng khu vực gặp nhiều khó khăn Chính vì vậy, nhà máy thủy điện Trị An phải hòa mình vào đường dây 500KV Hòa Bình – Phú Lâm, phối hợp nhịp nhàng tạo nên mạng lưới điện ổn định cho vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung 5 Vai trò của nhà máy thủy điện Trị An đối với môi trường Nhà máy thủy điện trong cả nước nói chung và thủy điện Trị An nói riêng đều có vai trò quan... Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức hồ Trị An cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An Hồ Trị An cũng là nơi sông La Ngà từ triền núi phía nam cao nguyên Di Linh dồn nước về Nhà máy thủy điện Trị An nằm ở trung tâm Đông Nam Bộ, cách TP Hồ Chí Minh 65 km về hướng Đông Bắc Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm ở khu vực phía Nam TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, ... chính trị, văn hóa của vùng và cả nước Vì vậy có thể coi thủy điện Trị An là hạt nhân cung cấp điện năng cho trung tâm tăng trưởng kinh tế Đông Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh và các vùng lân cận Nhà máy thủy điện Trị An nằm trong khu vực có khí hậu cận xích đạo, một năm có hai mùa mưa, khô rõ rệt Đây là yếu tố bất lợi cho năng suất điện của nhà máy, sản lượng điện không đồng đều trong năm Nhà máy thủy điện. .. trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ 13 Năng lượng nước Tua bin nước Máy phát Truyền tới điện năng Tiêu thụ CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TRỊ Kích tới AN – ĐÔNG NAI Nhà máy thủy điện là một nhà máy điện, nơi biến đổi năng lượng cơ của nước thành năng lượng điện Gần 18% năng lượn trên toàn thế giới được sản xuất từ các nhà máy. .. nghĩa của nó còn được nhân lên gấp bội phần 4 Vai trò của nhà máy đối với các hoạt động an ninh – quốc phòng Với khả năng tăng công suất dòng điện, hoạt động được ở chế độ bù đồng bộ, đảm bảo phát điện hoặc nhận công suất vô công trong trường hợp cần thiết để ổn định lưới, nhà máy thủy điện Trị An có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh mạng lưới điện quốc gia nói chung và của cả vùng kinh tế. .. máy số 4 Khởi đầu từ ban chuẩn bị sản xuất (thành lập ngày 15/8/1985), nhà máy thủy điện Trị An được chính thức thành lập theo QĐ số 998/NL/TCCB của bộ năng lượng ký ngày 02/12/1987 Các đơn vị tham gia xây dựng công trình nhà máy thủy điện Trị An: - Ban chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Trị An Ban quản lí công trình thủy điện Trị An Cơ quan tổng chuyên viên Liên Xô Công ty điện lực 2 Tổng công ty... tin liên lạc bởi sự cập nhật thông tin là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay 2.2 Vai trò của nhà máy thủy điện Trị An đối với cơ cấu lãnh thổ của vùng 28 Với việc góp phần cung cấp đủ nhu cầu năng lượng điện cho vùng, nhà máy thủy điện Trị An cũng là một nhân tố thu hút vốn đầu tư quan trọng bởi giá điện rẻ sẽ là yếu tố kinh tế cần thiết để thu hút đầu tư nước ngoài Phát triển... nguồn sáng mẫu mực có những đóng góp to lớn và âm thầm cho vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và cả phía Nam vươn lên Do thời gian thực tế ngắn, lại đi nhiều địa điểm và năng lực bản thân có hạn nên bài báo cáo về: “ Vai trò của nhà máy thủy điện Trị An trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ của em sẽ còn nhiều thiếu sót, kính mong sự đóng góp bổ sung của thầy cô giáo và các bạn Em xin chân thành cảm ơn ĐHSP . chuyến đi thực tế kinh tế - xã hội Việt Nam đầy bổ ích, em được chọn địa điểm nhà máy thủy điện Trị An để tìm hiểu : “ Vai trò của nhà máy thủy điện Trị An trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ Vì kiến. vai trò của nhà máy thủy điện rất quan trọng, trong đó nhà máy thủy điện Trị An là một trong những nguồn cung cấp điện cho mạng lưới điện quốc gia. 1. Vị trí Toàn cảnh nhà máy thủy điện Trị An Nhà. lý kinh tế- xã hội), nhà máy thủy điện Trị An – Đồng Nai và Đà Lạt (thực địa địa lý du lịch). Đó là những khu vực trọng điểm ở Đông Nam Bộ và khu vực phía Nam. Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng

Ngày đăng: 05/05/2015, 13:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan