Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam

195 420 1
Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố ở bất cứ một công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hào ii MỤCLỤC LỜI CAMĐOAN i MỤCLỤC ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vi PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 6 1.1.Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đảm bảo tài chính cho BHXH 6 1.1.1. Những nghiên cứu về thu bảo hiểm xã hội 6 1.1.2. Những nghiên cứu về chi bảo hiểm xã hội 7 1.1.3. Những nghiên cứu về đầu tư quỹ BHXH 9 1.1.4. Những nghiên cứu về cân đối quỹ BHXH 10 1.1.5. Những nghiên cứu về cơ chế tài chính BHXH 12 1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội. 13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHOBẢO HIỂM XÃ HỘI 14 2.1. Những vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội và tài chính bảo hiểm xã hội. 14 2.1.1. Bảo hiểm xã hội: Khái niệm, bản chất và chức năng 14 2.1.2.Tài chính bảo hiểm xã hội: Khái niệm, đặc điểm và chức năng 18 2.2. Một số vấn đề cơ bản về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội 21 2.2.1. Khái niệm và tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội 21 2.2.2. Nội dung đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội 28 2.2.3. Điều kiện để đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội. 40 2.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội và bài học đối với Việt Nam 50 iii 2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội. 50 2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 64 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 65 3.1. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội Việt Nam 65 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam 65 3.1.2.Tổ chức bộ máy của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam. 67 3.2. Thực trạng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam 69 3.2.1. Thực trạng về đảm bảo thu bảo hiểm xã hội. 69 3.2.2. Thực trạng về đảm bảo chi bảo hiểm xã hội 73 3.2.3. Thực trạng duy trì sự cân đối, ổn định trong dài hạn quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam 80 3.2.4. Thực trạng về đảm bảocông bằng đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. 85 3.3. Đánh giá thực trạng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam 92 3.3.1. Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân 92 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 96 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 104 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 105 4.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và những vấn đề đặt ra đối với đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam thời gian tới. 105 4.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội Việt Nam thời gian tới 105 4.1.2. Những vấn đề đặt ra đối vớiđảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam thời gian tới. 110 4.2. Quan điểm và phương hướng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam. 112 iv 4.2.1. Quan điểm đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam. 112 4.2.2. Phương hướng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội 114 4.3. Giải pháp nhằm đảm bảo tài chính cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam 118 4.3.1. Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội 118 4.3.2.Thực hiện đúng quy định về thu, chi bảo hiểm xã hội 125 4.3.3. Thực hiện công bằng đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. 131 4.3.4.Đảm bảo quỹ bảo hiểm xã hội duy trì được sự cân đối, ổn định trong dài hạn . 135 4.3.5. Lựa chọn mô hình bảo hiểm xã hội phù hợp với điều kiện Việt Nam . 139 4.3.6. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tài chính BHXH với NSNN, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình vàcác tài chính trung gian. 140 4.3.7. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng nhân lực bảo hiểm xã hội 145 4.3.8. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm xã hội. 149 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 151 PHẦN KẾT LUẬN 152 DANH MỤC CÔNG BỐ CÁC KẾT QUẢ CỦA LUẬN ÁN 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHYT Bảo hiểm y tế. CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động NSNN Ngân sách nhà nước ILO Tổ chức lao động thế giới (International Labour Organization) OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development) TCDN Tài chính doanh nghiệp TNLĐ-BNN Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng biểu: Bảng 2.1: Mức đóng bảo hiểm hưu trí trong các doanh nghiệp ở Hàn Quốc 55 Bảng 2.2: Tỷ lệ trả theo thời gian đóng BHXH ở Hàn Quốc 57 Bảng 2.3: Tỷ lệ trả lương hưu theo tuổi ở Hàn Quốc 58 Bảng 3.1: Thu quỹ BHXH từ đóng góp của NLĐvà NSDLĐ giai đoạn (2007-2013) 70 Bảng 3.2: Tình hình nợ đóng BHXH giai đoạn 2007 đến 2012 71 Bảng 3.3: Tốc độ tăng thu từ ngân sách Nhà nước cho BHXH giai đoạn (2007-2013) 72 Bảng 3.4: Tổng hợp tình hình thu BHXH giai đoạn ( 2007-2012) 72 Bảng 3.5: Số lượt người được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản 73 Bảng 3.6: Người được giải quyết chế độ TNLĐ –BNN 74 Bảng 3.7: Tổng hợp số người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng 74 Bảng 3.8: Tình hình giải quyết chế độ hưu trí 75 Bảng 3.9: Số người đóng BHXH cho một người hưởng BHXH bảo hiểm hưu trí 76 Bảng 3.10: Tình hình giải quyết bảo hiểm hưu trí một lần 76 Bảng 3.11: Tổng hợp số người được giải quyết hưởng chế độ BHXH giai 2007-2012. 78 Bảng 3.12: Tổng hợp tình hình chi giải quyết chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH giai đoạn 2007-2012 78 Bảng 3.13: Số liệu chi quản lý bộ máy từ năm 2007 đến năm 2012 79 Bảng 3.14: Danh mục và cơ cấu vốn đầu tư tài chính BHXH từ năm (2008 -2012) 80 Bảng 3.15: Tình hình hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH 82 Bảng 3.16: So sánh lãi suất đầu tư bình quân năm từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH với tỷ lệ lạm phát trong năm giai đoạn (2007 -2012) 82 Bảng 3.17: Tỷ lệ lãi thu được trên số dư bình quân hàng nằm từ quỹ BHXH giai đoạn 2007-2012 83 Bảng 3.18: Tình hình cân đối quỹ BHXH giai đoạn 2007-2012 84 Bảng 3.19: Số đối tượng lao động tham gia BHXH từ năm 2003 đến năm 2013 85 vii Bảng 3.20: Số lao động tham gia BHXH bắt buộc trên tổng số lao động thuộc diện BHXH bắt buộc 91 Bảng 3.21: Tỷ lệ hoàn thành thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2007 đến nay 94 Bảng 3.22: Tình hình lao động tham gia BHXH trên tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế giai đoạn (2003-2012) 97 Bảng 3.23: Mức độ quan tâm của NLĐ đến quyền lợi về BHXH 100 Bảng 3.24: Nguyên nhân NLĐ chưa tham gia BHXH khu vực phi chính thức 102 Bảng 4.1: Ý kiến của NLĐ và NSDLĐ về tăng tuổi nghỉ hưu 133 Bảng 4.2: Gợi ý về danh mục đầu tư từ quỹ BHXH 137 Sơ đồ: Sơ đồ 2.1: Nguồn thu quỹ bảo hiểm xã hội 28 Sơ đồ 2.2: Nội dung chi quỹ BHXH 37 Sơ đồ 4.1: Hệ thồng bảo hiểm hưu trí đa tầng (do OECD xây dựng) 122 Sơ đồ 4.2: Hệ thống bảo hiểm hưu trí đa trụ cột 123 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Bảo hiểm xã hội là một trụ cột quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia, góp phần ổn định xã hội, thực hiện công bằng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội mà Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng phát triển. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ “Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và ASXH, tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân”. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X nêu: “Xây dựng hệ thống ASXH đa dạng phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT, tiến tới BHYT toàn dân”. Tại báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa X trình Đại hội Đảng lần thứ XI nêu rõ: “Bảo đảm ASXH, tiếp tục sửa đổi hoàn thiện hệ thống BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương”. Chính sách BHXH Việt Nam ra đời từ rất sớm với Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961, đến năm 1995 đã được đổi mới bằng nghị định số 12/CP ngày 16/1/1995 với 3 nội dung quan trọng là: phạm vi thực hiện chính sách BHXH từ chỗ chỉ bó hẹp trong khu vực Nhà nước đã được mở rộng sang khu vực ngoài Nhà nước; đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không chỉ là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, mà bao gồm tất cả các lao động có hợp đồng từ 3 tháng trở lên đến không thời hạn; chính sách BHXH từ chỗ mang nặng tính bao cấp, dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước được chuyển dần sang hạch toán và tiến tới tự bảo đảm cân đối thu, chi ngân quỹ. Thực tiễn những năm qua cho thấy chính sách BHXH và việc quản lý, tổ chức thực hiện chính sách này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đánh dấu sự phát triển mới về hệ thống an sinh xã hội của đất nước. Hàng năm, ngành BHXH đã giải quyết chế độ và chi trả trợ cấp hưu trí và trợ cấp thường xuyên cho hơn 2 triệu người, giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 2 cho cho hàng triệu lượt người, chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hàng chục triệu lượt người, giúp cho người lao động và gia đình họ ổn định cuộc sống khi gặp phải các rủi ro xã hội trong phạm vi chính sách BHXH góp phần đảm bảo sự công bằng trong phân phối lại thu nhập và đảm bảo an sinh xã hội bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, BHXH Việt Nam vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Mặc dù số đối tượng tham gia BHXH đã tăng nhưng mức độ bao phủ của BHXH trên tổng số lao động xã hội vẫn còn rất thấp, nhất là khu vực phi chính thức. Tỷ lệ tuân thủ BHXH chưa cao. Mức độ tác động của chính sách BHXH đến đời sống của người tham gia BHXH còn thấp. Công tác thu, chi BHXH vẫn còn tồn tại những hạn chế, tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH cho NLĐ của các chủ sử dụng lao động vẫn còn khá phổ biến. Các đối tượng lao động lợi dụng những kẽ hở của pháp luật BHXH để trục lợi BHXH làm thất thoát quỹ BHXH, dẫn đến sự mất công bằng đối với các đối tượng BHXH. Hoạt động đầu tư quỹ BHXH đạt hiệu quả chưa cao chính là những thách thức về mặt tài chính đối với BHXH, nhất là trong bối cảnh hiện nay, trước xu hướng toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu và tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng. Xuất phát từ thực tế đó tác giả đã chọn đề tài "Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam" để nghiên cứu và làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về BHXH, tài chính BHXH và luận giải về đảm bảo tài chínhcho BHXH. - Phân tích thực trạng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó rút ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của của những kết quả, hạn chế đó. - Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội. Phạm vi nghiên cứu: 3 - Về không gian: BHXH Việt Nam (bao gồm cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, BHTN, không bao gồm bảo hiểm y tế) - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam từ sau đổi mới chính sách BHXH đến nay. Trong đó tập trung phân tích giai đoạn sau năm 2007 tức là khi luật BHXH được thực thi và đi vào cuộc sống, chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp chung như: thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh đối chứng để phân tích về tài chính BHXH và đảm bảo tài chính cho BHXH như đảm bảo thu, đảm bảo chi, đảm bảo quỹ BHXH có khả duy trì sự cân đối ổn định trong dài hạn và đảm bảo công bằng đối với các đối tượng tham gia. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những kiến thức đã tích lũy được về tài chính BHXH, kết hợp với việc tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước về lĩnh vực này. Tác giả đã phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa thành những vấn đề lý luận chung về tài chính BHXH và đảm bảo tài chính cho BHXH. - Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu: Luận án phân tích, so sánh, đối chiếu các số liệu thống kê về tình hình thu chi của quỹ BHXH, về hiệu quả đầu tư quỹ qua các giai đoạn. Từ đó đề xuất những phương án phù hợp nhằm bảo đảm tài chính cho BHXH Việt Nam. - Phương pháp thu thập thông tin. + Nguồn thu thập các số liệu thứ cấp: Niên giám thống kê, các báo cáo tài chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các số liệu thu thập từ các Bộ, Ban ngành có liên quan đến BHXH như Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. + Nguồn thu thập các dữ liệu sơ cấp: Trực tiếp phỏng vấn các đối tượng của BHXH và các cơ quan quản lý BHXH, gửi phiếu điều tra đến các đối tượng BHXH của cả khu vực chính thức và khu vực phi chính thức và cơ quan quản lý BHXH (xem phụ lục) [...]... đến đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Chương2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Chương 3:Thực trạng đảm bảo tài chính cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam Chương 4: Phương hướng và giải pháp đảm bảo tài chính cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM... quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa cơ sở lý luận khảo sát, tổng kết, thưc tiễn, đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Làm rõ cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội Phân tích đánh giá thực trạng quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý quỹ bảo hiểm xã hội Việt. .. nghiên cứu và đưa ra khái niệm đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội (BHXH) dưới góc độ kinh tế chính trị học và luận giải nội dung đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm các vấn đề: đảm bảo thu; đảm bảo chi; đảm bảo duy trì sự cân đối và ốn định quỹ BHXH trong dài hạn; đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng tham gia BHXH Luận án đưa ra các tiêu chí để đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm: mức độ... trùng lặp với những công trình nghiên cứu trước 14 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI 2.1 Những vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội và tài chính bảo hiểm xã hội 2.1.1 Bảo hiểm xã hội: Khái niệm, bản chất và chức năng 2.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội Con người muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải có cái ăn, mặc, ở, đi lại Để thỏa mãn những... Khái niệm và tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội 2.2.1.1 Khái niệm đảm bảo tài chính cho BHXH Cho đến nay trên thế giới cũng như trong nước vẫn còn rất ít các công trình khoa học nghiên cứu về đảm bảo tài chính cho BHXH cũng như chưa có tác giả nào đưa ra khái niệm thế nào là đảm bảo tài chính cho BHXH Theo tác giả vấn đề đảm bảo tài chính cho BHXH có thể xem xét dưới hai góc độ sau:... tại Diễn đàn phát triển Việt nam Bài viết của tác giả Yves Guesard, FSE, FCIA, HonFIA, Ph.D, Các lộ trình toán tài chính đối với các chế độ bảo hiểm xã hội, tại hội thảo CSA –PIAP về chính sách bảo hiểm xã hội, tháng 4/2005 Bài viết cũng của tác giả Yves Guesard, FSE, FCIA, HonFIA, Ph.D; Quản lý tài sản của các quỹ bảo hiểm xã hội, tại hội thảo CSA –PIAP về chính sách bảo hiểm xã hội tháng 4/2005 Các... hiệu quả đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về bản chất của quỹ bảo hiểm xã hội và các mô hình tổ chức quỹ BHXH Những cơ sở lý thuyết của hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội Đánh giá toàn diện về quá trình tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam cũng như sự định lượng và sử dụng quỹ trong hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội Từ đó xây dựng các... độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật bảo hiểm xã hội và sự tác động mới của việc điều chỉnh tiền lương, tiền công của Nhà nước Đề tài cũng làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc giám sát, quản lý hoạt động thu, chi và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc Đề xuất một số giải pháp đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc khi thực hiện luật bảo hiểm xã hội. .. của tài chính BHXH là rất cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế - xã hội trong dài hạn Ở hầu hết các nước phát triển thường việc công khai hóa tài chính BHXH hàng năm là bắt buộc nhằm cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên trách và các nhà hoạch định chính sách [54, tr 215] 2.2 Một số vấn đề cơ bản về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội 2.2.1 Khái niệm và tiêu chí đánh giá đảm bảo tài. .. lại 28 Tỷ lệ này phản ánh tính bền vững của BHXH thông qua đó phản ánh tính hợp lý của thể chế chính sách và thể chế tài chính để thông qua đó người ta điều chỉnh thể chế chính sách, thể chế tài chính cho phù hợp [28, tr 86] 2.2.2 Nội dung đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội 2.2.2.1 Đảm bảo thu bảo hiểm xã hội Các nguồn thu vào quỹ BHXH phụ thuộc vào mô hình BHXH Nếu thực hiện theo mô hình Nhà nước . cơ bản về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội 21 2.2.1. Khái niệm và tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội 21 2.2.2. Nội dung đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội 28 2.2.3 xã hội Việt Nam. 112 iv 4.2.1. Quan điểm đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam. 112 4.2.2. Phương hướng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội 114 4.3. Giải pháp nhằm đảm bảo. giới về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội. 50 2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 64 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 65

Ngày đăng: 05/05/2015, 10:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan