Giải pháp giáo dục học sinh khó dạy đến từ gia đình khuyết ở trường THPT NGỌC LẠC

14 188 0
Giải pháp giáo dục học sinh khó dạy đến từ gia đình khuyết ở trường THPT NGỌC LẠC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A.Đặt vấn đề: Hiện nay số lượng học sinh THPT đến từ những gia đình khuyết (gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, vì một lý do nào đó) ngày càng nhiều so với trước; Sở dĩ có tình trạng đó là do nhiều nguyên nhân như : cha mẹ đã ly hôn; cha hoặc mẹ mất do tai nạn giao thông; cha hoặc mẹ đã mất do hậu quả của tệ nạn xã hội… trong tương lai số lượng này còn gia tăng do quan niệm sống của một số phụ nữ trong xã hội, đặc biệt là giới nghệ sĩ “thích làm mẹ nhưng không thích làm vợ”. Nếu quan sát kỹ một chút ta sẽ thấy: đa số học sinh đến từ những gia đình này đều có vấn đề về tâm sinh lý, do phải chịu những cú sốc lớn về mặt tinh thần khi các em còn quá trẻ chưa đủ bản lĩnh văn hóa để tiếp nhận hoàn cảnh mới, đa số các em tỏ ra khá tự ty trong hoạt động tập thể, hoặc tỏ ra “khó dạy”, không chịu nghe lời người lớn vì mất niềm tin; có em nam giới lại chịu ảnh hưởng tính của nữ giới và ngược lại, vì do các em không được sống với cả bố và mẹ như thuyết âm dương khẳng định. Mục tiêu giáo dục của Việt Nam hiện nay là: Đào tạo ra con người phát triển toàn diện: có trí tuệ, có nhân cách và có kỷ năng… “vừa hồng”, “ vừa chuyên”, để trở thành công dân có ích cho xã hội. Do ở Việt Nam điều kiện học tập của học sinh còn rất khó khăn vất vã, lớp học quá đông, do đó giáo viên chủ nhiệm không thể quan tâm đến từng học sinh mà chỉ quản lý một cách chung chung, do đó hiệu quả không cao trong việc phát triển năng lực cũng như phẩm chất của từng học sinh, giáo viên bộ môn thì chỉ chú trọng vào việc truyền tải tri thức của bộ môn mà không có thời gian để giáo dục nhân cách cho từng học sinh, hơn thế trong đội ngũ giáo viên hiện nay có một bộ phận do sự tác động của kinh tế thị trường nên họ rất vô cảm với hoàn cảnh của học sinh chỉ có tiền là tiền. Mọi người trong xã hội không ai có thể tự lựa chọn nơi xuất thân cho mình, họ cũng không thể quên đi ngay được hoàn cảnh của mình…mà phải tiếp nhận, phải sống với nó, mặc dù nó như những khối u ác tính đeo bám trong cuộc đời của mỗi con người. Các em không có lỗi, do đó tôi đã suy nghĩ và tìm ra được một số giải pháp hay, phù hợp để giáo dục những học sinh “ khó dạy” đến từ những gia đình khuyết, để góp phần mình trong quá trình hoàn thiện nhân cách của các em, sau đây tôi xin được trình bày những giải pháp mà tôi đã sử dụng trong thời gian qua đến các bạn đồng nghiệp để cùng chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục con người đầy khó khăn phức tạp trong giai đoạn suy thoái đạo đức ở một bộ phận không ít giới trẻ như hiện nay. B.Giải quyết vấn đề: 1.Cơ sở lý luận của vấn đề: - Cơ sở lý luận đầu tiên tôi lấy làm căn cứ là: “Muốn giáo dục con người phải hiểu một con người”, thật vậy hoạt động giáo dục là một hoạt động phức tạp và khó khăn vất vã nhất trong các hoạt động khó khăn vất vã trong 1 đời sống xã hội, nhưng nó cũng là hoạt động có ý nghĩa cao quý nhất trong các hoạt động cao quý, trong công việc này muốn hiệu quả ta phải tìm hiểu kĩ đối tượng mà ta muốn hướng tới, hiểu tường minh nguyên nhân cơ bản khiến đối tượng có những biểu hiện không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có một cái “tâm” trong sáng, thánh thiện, thương yêu học sinh như chính con em của mình. - Trong mỗi cá nhân, mỗi con người đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, không có ai là hoàn thiện hoàn mỹ, ai cũng cần hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng đòi hỏi của xã hội. Do đó việc dạy dỗ mỗi một học sinh đều có những nét chung và riêng, các em có những khả năng khác nhau, có em có khả năng đặc biệt. Nếu chúng ta cứ dạy tất cả các em giống nhau thì khó phát huy được hết khả năng riêng của các em. Là một nhà giáo dục tôi luôn có niềm tin vào sự thay đổi tích cực trong mỗi con người, tin vào ngày mai trời sẽ sáng, tin vào nguyên lý: “cùng với thời gian và kiên nhẫn lá dâu xanh cũng biến thành lụa” và quan điểm: “Không có ruộng đồng nào trồng không tốt, mà chỉ có những người nông dân không biết trồng ruộng”… tôi tin vào tình yêu và phương pháp giáo dục của mình. - Nguyên lý giáo dục hiên đại: trong quá trình hình thành nhân cách của con người thì những yếu tố như: môi trường, gia đình, xã hội … chỉ có tác động đến sự hình thành nhân cách chứ không phải là yếu tố quyết định, mà yếu tố quyết định trong việc hình thành nhân cách của mỗi người đó là tự bản thân của mỗi con người. 2.Cơ sở thực tiễn: Thực tế trong xã hội trước đây và hiện nay ta thấy có rất nhiều cá nhân được sinh ra và lớn lên trong những gia đình khuyết nhưng vẫn rất thành công nhờ vào nghị lực của bản thân, nhờ vào “ quý nhân” của cuộc đời; sự tự ty, “khó dạy” của họ chỉ là một trong những biểu hiện rất nhỏ trong dòng chảy của cuộc đời, nếu có sự giúp sức của mọi người trong xã hội họ sẽ vượt qua và rất thành công. 3.Thực trạng của vấn đề: Năm học 2010-2011 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường tôi nhận chủ nhiệm lớp 10a6, tổng số có 48 học sinh, trong đó đa số là học sinh nam, học sinh người dân tộc thiểu số, chỉ có một vài học sinh là người dân tộc Kinh sống ở thị trấn, đa số học sinh là con em nông dân, sống xa trường học, điều kiện đi lại rất khó khăn… trong số 48 học sinh của lớp có đến 5 học sinh đến từ những gia đình khuyết: có em bố đã mất vì tai nạn lao động; có trường hợp mẹ mất ngay từ khi mới sinh ra, mình bố rau cháo nuôi con, có em bố mất do tai nạn giao thông, có em bố vì nghiện ma túy mà phải vào tù, đặc biệt có trường hợp ghi trong sơ yếu lý lịch là: “không có bố” đầy vẻ căm phẫn. Do gánh nặng điểm trừ nề nếp và kinh nghiệm giáo dục học sinh còn yếu vì mới ra trường, nên tôi đã không đủ kiên nhẫn để sử dụng phương pháp “đức trị” để cảm hóa những học sinh “khó dạy” khác thường ,mà thường 2 sử dụng biện pháp trách phạt như: cảnh cáo trước cột cờ, phạt trực nhật hoặc dọn vệ sinh khu nhà vệ sinh công cộng của trường… mà không chịu tìm hiểu căn nguyên của vân đề, do đó không hiệu quả mà quan hệ thầy trò mỗi lúc mỗi căng thẳng, có những hôm tôi buồn, chán mà không muốn lên 15 phút đầu giờ hoặc có lên cũng chỉ là nghĩa vụ bắt buộc mà thôi… thầy đã thế nên học trò cũng khá lạnh lùng chẳng thân mật gì với thầy cả, vì thế phong trào học tập và nề nếp của lớp chẳng có chuyển biến tích cực mà ngày một đi xuống… Tôi nhận thấy mình đã sai lầm trong phương pháp giáo dục các em, do đó tôi đã phải thao thức bao đêm, học tập, hỏi han kinh nghiệp của những giáo viên có thâm niên nghề nghiệp, đặc biệt là những giáo viên có phương pháp chủ nhiệm tốt từ đó suy ngẫm và lên kế hoạch thật sự chi tiết cho công tác chủ nhiệm của mình, và tôi đã thành công. Các đồng chí sẽ hỏi tôi đã làm gì mà hoan hỷ khẳng định mình đã thành công phải vậy không? Trước tiên tôi nghiên cứu và phân loại hồ sơ để nắm bắt hoàn cảnh của từng đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp phù hợp; Chẳng hạn đối với em P.Anh, một học sinh đến từ gia đình khuyết bố, bố mất do hậu quả của tệ nạn xã hội (nghiện ma túy), mẹ em là một cô giáo dạy tại trường cấp 1 của thị trấn. Do quá buồn sau khi chồng mất, mẹ P.Anh đã gửi em về sống với ông bà nội rồi về thành phố học tiếp để nâng cao trình độ học vấn của mình; thời gian đầu thứ 7, chủ nhật mẹ còn hay về, dần về sau do khoảng cách địa lý mẹ em ít về để em chông chênh giữa cuộc đời cùng 2 cụ già đã ngoài 80 tuổi, hơn thế em còn phải đối mặt với dư luận không tốt, rằng mẹ em bị đánh ghen vì cặp bồ với người đã có vợ, ở lứa tuổi của em mà phải chịu biết bao nhiêu song gió của cuộc đời, do đó từ một đứa trẻ hiền ngoan, biết nghe lời em nhanh chóng bị “ tha hóa” trở thành một con người hoàn toàn khác với bản thân em trước đó: đua đòi trong cách ăn mặc, nói năng cục cằn thô lỗ với mọi người xung quanh, thậm chí em còn cải lại ông bà nội, ngoài ra em còn hút thuốc lá, tổ chức những cuộc ẩu đả trong trường và lớp học… gây ra rất nhiều phiền muộn cho mọi người xung quanh. Những bạn tốt trước đây dần dần xa lánh và thay vào đó là các bạn khác với gu “ thẩm mỹ” khác hẳn… Biết được số phận đang đùa giởn với học sinh của mình tôi thấy mình thật buồn và suy nghĩ bằng mọi giá phải cứu lấy em, một đứa trẻ vô tội đang bị xô đẩy khỏi xã hội văn minh dần chuyển sang xã hội của bóng tối, nhưng làm gì đây để giúp em trở về với thế giới tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo; để vơi đi những giọt nước mắt đong đầy trên hố mắt của 2 cụ già gần đất xa trời, và giải đi sự phiền muộn, hối hận trong tâm hồn của người mẹ góa đáng thương và hoàn thành nhiệm vụ của nhà giáo dục mà Đảng - Nhà nước tin tưởng giao cho. 4.Giải pháp và tổ chức thực hiện: 4.1.Giải pháp thứ nhất: Với nguyên lý giáo dục cơ bản: Muốn giáo dục con người phải hiểu một con người, tôi bắt đầu tìm hiểu hoàn cảnh và môi trường sinh sống 3 của em cũng như bạn bè xung quanh em, từ đó tìm ra những nguyên nhân cơ bản khiến em thay đổi tâm tính một cách chóng vánh như vậy, rồi lập ra kế hoạch các việc phải làm để giúp em có một bản lĩnh văn hóa vững vàng để phát triển nhân cách của mình giữa xã hội đầy lối rẽ như hiện nay. Trong quá trình tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tâm tính của em nhanh chóng bị tha hóa, tôi thấy nổi lên một nguyên nhân chính đó là: thiếu sự quan tâm, chia sẻ, thiếu tình yêu thương của gia đình và thiếu sự định hướng trong phát triển giới tính của em, chưa ai hướng dẫn em con trai thì phải làm gì? và phải như thế nào? chưa ai phân tích cho em biết vì sao mẹ em lại rơi vào tình cảnh đó để đến nỗi có lúc quên lảng đứa con trai của mình. Thương em như chính bản thân mình, tôi đã tìm đến với tâm lý lứa tuổi để biết đặc điểm tâm sinh lý của em trong giai đoạn khó khăn này, hơn thế tôi còn đến với giáo lý của Phật gia để chuẩn bị nói chuyện với em như người cha nói chuyện với con mình; như người thầy nói với trò, thậm chí có lúc tôi tưởng mình là bạn của em vậy… để nghe em tâm sự, chia sẻ và thấu hiểu. Và tôi đã thành công; em đã kể với tôi tất cả mọi chuyện về gia đình, về người bố quá cố của em, về mẹ em và mọi người xung quanh em: em nói, em cũng đau buồn và khổ tâm lắm khi sống không có ý nghĩa, luôn mang lại những điều không may mắn, không tốt đẹp cho mọi người, bởi em muốn mọi người ghét em, xa lánh em để mẹ em phải trả giá, bố em sẽ không được yên nghỉ nơi chín suối vì đã bỏ mặc em cô đơn giữa cuộc đời khi còn quá trẻ. Từ khi biết được suy nghỉ của em tôi càng thương em, càng gần gủi với em và luôn tạo điều kiện để em tâm sự, để em chia sẻ cho vơi bớt hận thù, vào ngày nghỉ tôi thường gọi em đến nhà mình để bảo ban, kèm cặp mà không đòi hỏi bất cứ một thứ thù lao nào… em không được thông minh nhưng bù lại em có tính kiên trì lại chịu khó nên thầy trò rất hợp nhau; khi nhà tôi có công việc gì tôi cũng gọi em đến giúp đỡ và hướng dẫn em một cách tận tình chu đáo… dần dần em đã trở thành thành viên của gia đình tôi lúc nào không hay biết. Như vậy từ cách trình bày trên mọi người thấy giải pháp đầu tiên tôi đã sử dụng để giáo dục học sinh “khó dạy” đến từ những gia đình khuyết đó là sự quan tâm, gần gủi, lắng nghe ,chia sẻ, thẩu hiểu, thông cảm, tôn trọng và chăm sóc các em để lấy lại niền tin đã mất ở trong bản thân các em, để các em tin rằng xã hội, mọi người rất cần các em, các em là một phần không thể thiếu trong thế giới rộng lớn này. 4.2 Giải pháp thứ 2: Với nguyên tắc quản lý: Hãy nghiêm khắc với tập thể, nhưng nhân đạo với từng cá nhân. Thời gian đầu mặc dù đã rất cố gắng trong giáo dục nhưng tâm tính của P.Anh vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực, em vẫn đôi chút hoài nghi về tình yêu thương tôi và tập thể lớp dành cho em nên em vẫn còn vi phạm, hoặc cố tình vi phạm chuẩn mực đạo đức của học sinh, vi phạm nội quy, quy chế của trường, lớp. Trước thực trạng đó tôi đã tỏ ra thực sự nghiêm khắc trước tập thể lớp, nhưng sau đó với từng thành viên tôi vẫn sẳn sàng bỏ thời gian để nói 4 chuyện phải trái, nên hay không nên làm như vậy với từng em tại phòng riêng của mình, vì thế sau một đến hai lần được yêu cầu lên văn phòng nhà trường để gặp giáo viên chủ nhiệm lớp, gặp phụ huynh học sinh để tự mình trình bày những khuyết điểm của mình, đồng thời viết bản kiểm điểm lại bản thân ; đa số các em đã sớm nhận ra lỗi của mình và nể phục cách xử lý nghiêm minh nhưng chứa chan tình nghĩa của thầy, vì thế rất ít học sinh tái phạm lần 2, lần 3. Đối với P.Anh có lần em đã tỏ ra vô lễ với cô giáo bộ môn và đánh bạn trong giờ học chỉ vì: giờ kiểm tra bạn giữ lấy sách giáo khoa của em không trả lại, em giận và đấm bạn một cái thật mạnh vào lưng; cô giáo thấy vậy yêu cầu em đứng dậy, nhưng em không đứng mà cố tình ngồi ỳ trong lớp và cải lại cô giáo: em đòi sách của em nhưng bạn không trả nên em được phép đánh bạn. Bất lực trước học sinh không chịu nghe lời, giáo viên bộ môm cho mời tôi lên lớp để xử lý; tôi vừa xuất hiện trước cửa lớp thì cả lớp nhìn chằm chằm vào P.Anh; giáo viên bộ môn giọng đầy tức giận: tôi trả học sinh P.Anh lại cho thầy, tôi không dạy được . Tôi không nói gì mà bằng ánh mắt thương cảm nhìn vào mắt em, em cúi mặt xuống không nói gì, không còn hùng hổ như trước. Tôi xin phép giáo viên bộ môn cho em P.Anh ra ngoài và cả lớp vẫn tiếp tục làm bài kiểm tra. Ở căn phòng khi chỉ còn lại hai thầy trò, tôi hỏi: Sao hả P.Anh? như được mở cờ em ra sức phân bua… tôi để em xả hết những bức xúc trong lòng rồi hỏi: Thầy hỏi thật P.Anh nhé, em đến đây học hay để làm gì? (em đến để học) em học ở những ai? (thầy cô và bạn bè ạ ) vậy thì phải nghe theo sự dạy dỗ của thầy, cô nhỉ! Bạn lấy sách của em, em nên hỏi bạn để bạn trả lại, nếu bạn không trả lại thì em nên nhờ cô giáo phải vậy không! chứ em không nên sử dụng vũ lực như vậy, bởi sử dụng vũ lực là hành động thể hiện rằng mình đã bất lực! vậy em đã thua bạn rồi! (dạ không); hơn thế em thấy mình có sai khi từ chối áp dụng hình thức giáo dục của cô giáo bộ môn dành cho em không ? Với những câu hỏi hết sức nhẹ nhàng, nhưng đúng trọng tâm của vấn đề P.Anh đã nhận ra lỗi lầm của mình; từ đó tôi đã hướng dẫn em nhận lỗi và xin lỗi thành kính: Gần hết giờ tôi mang P.Anh đến trước cửa lớp và nói: Thưa cô giáo bộ môn và cả lớp, bạn P.Anh có đôi lời muốn nói: P.Anh đứng khép nép trước bục giảng và thẹn thùng bày tỏ lời xin lỗi trước cô giáo bộ môn và tập thể lớp: “Thưa cô và các bạn lúc trước vì em nóng, nông nỗi không kìm chế được nên em đã đánh bạn và có thái độ không đúng với cô, sau đó được sự phân tích của thầy chủ nhiệm lớp em tự thấy mình đã hoàn toàn sai, nên em xin lỗi cô, mình xin lỗi bạn và tập thể lớp, vì mình mà cô và các bạn đã mất khá nhiều thời gian…”. Để có những lời nói lịch sự văn hóa từ một đứa trẻ “khó dạy” đến từ gia đình khuyết không phải dễ dàng mà có, chỉ có tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ, thông cảm và thực sự tôn trọng các em thì chúng ta mới đạt kết quả cao trong hoạt động giáo dục của mình. Ngược lại ,nếu chúng ta đối 5 xử với những đứa trẻ như là những kẻ mất dạy, chắc chắn chúng sẽ trở thành mất dạy như lời ngài Kennutt Clact đã nói. 4.3 Giải pháp thứ 3: Với lý luận: Học thầy không tày học bạn, tôi đã tổ chức cho học sinh của mình học nhóm; đối với nhóm của P.Anh tôi có ưu tiên thật đặc biệt, tôi lập kế hoạch gặp riêng nhóm của P.Anh (nhưng không có mặt của P Anh), tôi kể cho các thành viên trong nhóm nghe về hoàn cảnh đáng thương của P.Anh và yêu cầu mọi thành viên trong nhóm giúp đỡ P.Anh một cách tận tình…quả thật tình yêu thương sự thông cảm, sẻ chia ở lứa tuổi học sinh đã có tác dụng: kết quả học tập của P.Anh đã tiến bộ rõ rệt, từ một học sinh lười nhác chỉ muốn phá người khác, em đã tỏ ra rất chăm chỉ và siêng năng, em không còn tỏ ra ngỗ ngược như trước nữa, em đã biết quan tâm đến mọi người xung quanh, sống có trách nhiệm với tập thể và bản thân mình hơn trước, em đã thay đổi thật tích cực, từ một học sinh yếu kém ở học kỳ I em đã đạt 6.2 ở học kỳ II và nhận phần thưởng của lớp : “là 1 trong 5 học sinh không thiếu điểm môn nào của lớp 10a6 trong năm học 2010-2011”. Đây quả thật là một kỳ tích. Đến đây tôi lại nhớ đến câu nói nổi tiếng của nhà giáo dục đại tài T.M Sainte: Nếu quỷ Sa tăng mà biết yêu thương, thì nó sẽ hết tàn bạo. 4.4 Giải pháp thứ 4: Với lý luận: Giáo dục nhà trường là định hướng, giáo dục gia đình là nền tảng trong việc hình thành nhân cách của con người, tôi đã đến thăm nhà và nói chuyện với gia đình em P.Anh mọi người rất vui mừng và chân thành cảm ơn tôi đã giúp đỡ cháu họ, vượt qua khó khăn của cuộc đời; sau mỗi lần đi công tác mẹ em bao giờ cũng mua cho em một món quà … dù rằng về giá trị kinh tế không là bao nhưng nó thể hiện sự quan tâm đặc biệt của mẹ và mọi người trong gia đình dành tặng cho em; trong gia đình vị trí của em ngày càng được xem trọng, niền vui, tiếng cười nay lại trở về gia đình tôi như lời bà lão nói trước khi tôi ra về. Như vậy đối với gia đình phải hết sức quan tâm, quan sát và thường xuyên tâm sự với các em, đồng thời phải biết thay đổi quan điểm cho phù hợp với lứa tuổi của các em: mọi người trong gia đình và xã hội đừng bao giờ xem các em mãi là những đứa trẻ trong thân thể của người lớn mà phải thường xuyên trao đổi, trò chuyện, với các em để hiểu tâm tư, nguyện vọng của con em mình để từ đó có sự định hướng trong phát triển nhân cách của các em cho phù hợp, đặc biệt là ở thời kỳ quá độ từ trẻ em bước sang người lớn, làm được như vậy các em sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và có trách nhiệm hơn trong cuộc sống, từ đó có ý thức học tập và rèn luyện để trở thành công dân tốt cho xã hội. 4.5 Giải pháp thứ 5: Với lý luận : Vận động là phương thức tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, và nguyên nhân của sự vận động đó nằm ngay bên trong các sự vật hiện tượng, con người cũng không nằm ngoài quy luật trên, do đó mỗi con người phải tự hoàn thiện bản thân mình, 6 sau nhiều năm hoạt động trong ngành giáo dục tôi nhận thấy rằng dù xã hội, gia đình, thầy cô và bạn bè có tài giỏi bao nhiêu, có hi sinh bao nhiêu, có tích cực bao nhiêu để xây dựng nhân cách tốt cho cá nhân, nhưng bản thân cá nhân đó không muốn thay đổi thì mọi cố gắng đều không mang lại kết quả, đều trở nên vô nghĩa. Do đó, đối với P.Anh để em hiểu được điều này tôi đã lấy những tấm gương vượt khó thực tế trong xã hội để em tìm hiểu, tin tưởng vào những điều tốt đẹp, từ đó khích lệ lòng tự trọng trong con người em. Có hôm tôi lấy tấm gương người khuyết tật vượt lên chính số phận của mình để đạt đến đỉnh vinh quang; có hôm tôi lại kể em nghe về những gia đình có bố suốt ngày say xỉn, mẹ mê cờ bạc nhưng con cái họ vẫn là những nhân cách tốt và được mọi người ngợi khen, thậm chí có lúc tôi còn vào vai một thầy giáo có số phận giống em để phân tích, động viên ,mưa dầm thấm lâu, lúc đầu em rất thờ ơ, xem như chẳng có gì đáng quan tâm, đôi khi còn ngờ vực không tin tưởng, nhưng càng về sau em càng chăm chú lắng nghe và tôi nhớ rất rõ những giọt nước mắt đã dỉ ra bất chợt và được giấu kín khi tôi giảng về tình cảm gia đình, về công ơn của cha mẹ đôi với mỗi người trong xã hội thông qua quan niệm của Phật gia : “…Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha, Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha, Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn, Ôm cả tấm thân gầy cha che chở cho con Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không…” Như vậy đối với em P.Anh một học sinh đến từ gia đình khuyết bố , một học sinh lúc đầu tỏ ra “khó dạy” bất hợp tác, tôi đã sử dụng các giải pháp, biện pháp giáo dục như: - Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự quan tâm, yêu thương, gần gủi, lắng nghe, chia sẻ , chăm sóc …để lấy lại niềm tin ở học sinh của mình, tôn trọng học sinh của mình và đặc biệt phải có niềm tin tuyệt đối vào sự thay đổi tốt đẹp ở các em, các thầy giáo có tầm cỡ thường đồng cảm với học sinh, tôn trọng chúng và tin rằng mỗi một em học sinh có một cái gì đó độc đáo, có thể làm cơ sở cho việc giáo dục chúng. - Về nguyên tắc giáo viên tuyệt đối không được nóng giận, không được sử dụng quyền uy làm cho học sinh khiếp sợ, mà phải biến mình thành tâm gương sáng trong tất cả các lĩnh vực để học sinh nể phục, tin tưởng, kính trọng và làm theo, bằng những việc làm cụ thể, thông qua cách xử lý tình huống khôn khéo, nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo nhưng hiệu quả. - Hãy tạo cho học sinh đến từ những gia đình khuyết một môi trường tốt đẹp, đầy ắp tình yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ để các em cảm thấy không bị cô đơn, lẻ loi giữa cuộc đời để dần dần làm mất đi sự tự ti, mặc cảm do hoàn cảnh đưa lại và sống có trách nhiệm với mọi người trong xã hội. 7 - Bản thân gia đình các em cũng phải hiểu biết và thay đổi cho phù hợp, hãy tôn trọng các em, đừng bao giờ mãi xem các em chỉ là những đứa trẻ trong mắt mình, mà phải tôn trọng các em, thường xuyên trao đổi, trò chuyện với con em mình để hiểu tâm tư, nguyện vọng, cũng như suy nghỉ của các em để từ đó định hướng, điều chỉnh sao cho kịp thời và hiệu quả với mầm cây nhân cách của con em mình. -Trên tất cả, bản thân những học sinh đến từ những gia đình khuyết mà bị khủng hoảng về việc phát triển nhân cách phải tự ý thức, tự vượt lên hoàn cảnh của chính mình để hoàn thiện bản thân cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, phải luôn ghi nhớ trong đầu quan điểm : “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, để từ đó có nghị lực phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống để trở thành công dân có ích cho xã hội. 5.Kiểm nghiệm : Với kinh nghiệm giáo dục học sinh đến từ những gia đình khuyết được trình bày ở trên, tôi đã áp dụng vào rất nhiều trường hợp trong 10 năm qua, như trường hợp của em: Lê Thanh Minh; Phạm Thị Duyên .Phạm Thị Thúy; Phan Phú Quý… và kết quả thu lại đều rất viên mãn. Đa số các em đều vượt qua giai đoạn khủng hoảng về mặt tinh thần trong giai đoạn quá độ từ trẻ em trở thành người lớn tại trường THPT Ngọc Lặc để hoàn thành tốt chương trình giáo dục phổ thông và trở thành công dân có ích cho xã hội. Để các đồng chí có bằng chứng kiểm nghiệm điều tôi nói, tôi xin đưa ra đây một trong số rất nhiều lá thư mà các em cựu học sinh sau khi ra trường đã gửi về cho tôi, nhằm tri ân công ơn của thầy chủ nhiệm lớp, mời các đồng chí cùng đọc thư: “Bắc Giang, Ngày 22 tháng 3 năn2013 Kính gửi thầy! …Thầy ơi em là Phú, học sinh cũ của thầy đây ạ! em là cái thằng suốt 3 năm học vẫn luôn ngồi ở cuối lớp, hay nghịch ngợp và phá phách thầy đây … một đứa học trò khó dạy, một đứa con hư hỏng, không cha như nhiều người “ khẩu xà” - ác độc hồi đó nhận xét… Nhưng đó là ngày xa xưa rồi thầy ạ ,vì giờ em không còn như trước nữa. Mặc dù em không đủ khả năng để trở thành một người xuất sắc, nhưng thầy ơi em đã có thể trở thành một con người theo nguyên nghĩa là một con người,em không còn lêu lỗng, phá phách mọi người với lòng thù hận chất cao như núi đối với đấng sinh thành đã không thương xót bỏ rơi em giữa cuộc đời biết bao sóng gió… em không còn tham gia các vụ ẩu đả, đánh nhau, không tham gia vào cái xã hội của bóng tối nữa, em đã thay đổi, đã thay đổi, thay đổi theo hướng tích cực, tất cả những thay đổi đó đều là nhờ vào công sức của thầy, thầy ạ….! …Thầy ơi đã từ rất lâu rồi em muốn đứng trước thầy để nói lời cảm ơn chân thành từ thẳm sâu trong lòng mình. Với em thầy không chỉ là một người thầy , mà còn là một người cha, một người anh, và cả là một người bạn nữa…. 8 Em cảm ơn thầy rất nhiều vì trong những ngày em cô đơn nhất, lẻ loi nhất, khủng hoảng tâm lý trầm trọng nhất, thầy đã bên em , an ủi , động viên, chia sẻ…và tin tưởng em. Niềm tin ấy em cần lắm thầy ạ! em thiết nghỉ nếu không có niềm tin thầy giành riêng cho em ngày đó chẳng biết cuộc đời em sẽ trôi dạt về đâu, đi theo hướng nào giữa cuộc đời này, nhưng chắc chắn sẽ không có thằng Phú - đầu bếp của một cửa hàng lớn an tọa tại trung tâm thành phố Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang như ngày hôm nay. Em xin lỗi thầy, vì em vẫn chưa thể đến bên thầy, mà nói với thầy lời cảm ơn mà em luôn ấp ủ, nhưng em mong thầy sẽ luôn là thầy, là cha, là anh của em, để định hướng , để chỉ ra lối đi cho em trong những ngày giông bảo của cuộc đời và nâng em dậy lúc em ngã cũng như chia sẻ niềm vui lúc em thành công trong cuộc đời của em được không thầy? Học trò của thầy: Phạm Phú Quý C.Kết luận: Trong thế giới này cái quý nhất theo tôi đó là con người, trong mỗi con người cái đáng quý nhất là tri thức, nhưng tri thức chỉ có giá trị khi nó phục vụ lợi ích cho mình và mọi người trong xã hội, muốn có được điều tưởng chừng giản đơn đó, đòi hỏi con người phải thật sự cố gắng trau dồi tri thức, rèn giũa tâm tính, nhân cách, đạo đức, vừa hồng vừa chuyên; từ sự phân tích trên ta thấy đạo đức, nhân cách của con người luôn là nền tảng, là gốc rể của sự phát triển. Mặc dù trong xã hội ngày nay không ít người chỉ chú trọng vào việc phát triển khẳ năng, tư duy, nghề nghiệp…để kiếm thật nhiều tiền, phục vụ tốt cho nhu cầu vật chất của mình và mọi người trong gia đình…song tôi thiết nghỉ một ngày nào đó nhu cầu vật chất được đảm bảo, con người sẽ quay lại đi tìm các giá trị tinh thần, trong các giá trị tinh thần quý giá nhất của xã hội loài người theo tôi đó là tình người ,là tình yêu thương con người dành cho con người. Do vậy mặc dù cuộc sống của cán bộ giáo viên hiện nay, đặc biệt là giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân như tôi, đời sống vật chất còn gặp rất nhiều khó khăn, vất vã nhưng với tình yêu thương con người, đặc biệt là yêu thương những đứa trẻ đến từ những gia đình khuyết, gia đình có hoàn cảnh không may mắn, không đầy đủ ,các em chỉ có được sự ẳm bòng của mẹ mà thiếu đi bàn tay rắn chắc của cha hoặc ngược lại, lại càng làm tôi suy nghỉ và cảm thông, do đó tôi nhận thấy mình và mọi người cần có trách nhiệm sống tốt hơn, để có điều kiện giúp đỡ nhiều người hơn trong xã hội, xứng đáng với sự tin yêu của mọi người trong xã hội đã tôn vinh là :Người thầy, người cô, người dạy học, kỷ sư tâm hồn của xã hội tương lai. * Kiến nghị: 9 Thật vậy, để hoạt động giáo dục học sinh “ khó dạy” đến từ những gia đình khuyết đạt hiệu quả, trong thời gian sắp tới tôi mạnh giạn đề xuất một số vấn đề sau: 1.Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh “khó dạy” đến từ những gia đình khuyết: Phải thật sự tích cực, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, phải yêu nghề mến trẻ, có niềm tin tuyệt đối vào sự chuyển biến nhân cách của học sinh, có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng sư phạm tốt; có lòng vị tha, sự cảm thông và sẻ chia, có nghị lực vượt mọi khó khăn trong cuộc sống. Nói tóm lại giáo viên chủ nhiệm phải là một tấm gương sáng về mọi mặt để học sinh lấy lại niềm tin mà gia đình học sinh đã đánh mất nơi học sinh, phải nắm chắc tâm lý học lứa tuổi, cũng như tính cách, môi trường sống và quan hệ của từng học sinh, đặc biệt là những học sinh “khó dạy” đến từ những gia đình khuyết, hơn thế giáo viên chủ nhiêm lớp phải thực sự là người sâu sắc, tế nhị, phải biết xử lý thông tin tốt, linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp giáo dục phải có một cái “tâm” nghề trong sáng… 2.Đối với giáo viên bộ môn: Phải có trình độ chuyên môn vững chắc, yêu nghề, mến trẻ và phải có sự nhiệt tình trong công việc và lòng vị tha cao độ, có kỹ cương ,tình thương và trách nhiệm. Đặc biệt không được coi trọng đồng tiền hơn tình yêu thương trẻ thơ, có kiến thức về tâm lý học đại cương, cũng như tâm lý học lứa tuổi để khéo léo trong cách ứng xử sư phạm với học sinh, và đồng nghiệp, đặc biệt là học sinh “khó dạy” đến từ những gia đình khuyết… tuyệt đối không được nóng giận, dù thế nào cũng phải tôn trọng học sinh vì các em đang là những nhân cách cần dạy dổ, bảo ban, tránh tư tưởng đánh giá quá cao hoặc quá thấp học sinh của mình, và phải luôn ghi nhớ: những học sinh kém mới cần ta giáo dục. 3.Đối với ban giám hiệu nhà trường: Phải thực sự khách quan trong đánh giá, tuyệt đối không được đánh giá nặng về hình thức bề ngoài mà phải đi sâu vào từng vụ việc từng hoàn cảnh học sinh và giáo viên…để từ đó khích lệ, động viên giáo viên của mình thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục . Đối với những học sinh đến từ những gia đình khó khăn về kinh tế, về tinh thần phải thường xuyên quan tâm, giúp đỡ cả về vật chất, lẫn tinh thần để tạo niền tin và môi trường làng mạnh cho học sinh tin tưởng và phấn đấu. Luôn tạo điều kiện và thời gian để giáo viên thực hiện tốt và hiệu quả kế hoạch giáo dục của mình. Có niềm tin tuyệt đối vào khả năng sư phạm của mỗi giáo viên, tránh áp đặt quan điểm giáo dục, đặc biệt là quan điểm cứng nhắc, không phù hợp… Đối với công tác quản lý giáo viên chủ nhiệm lớp, ban giám hiệu chỉ nên quản lý ở cấp độ vĩ mô, không nên quan tâm quá sâu vào nội bộ của các tập thể lớp học do mình phụ trách, để tạo ra môi trường thông thoáng để giáo 10 [...]... CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI VIẾT Lê Văn Nam Trịnh Bá phòng 12 S SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA Trường THPT Ngọc Lặc Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Giải pháp giáo dục học sinh khó dạy đến từ gia đình khuyết ở trường THPT Người viết sáng kiến: LÊ VĂN NAM Giáo viên giảng dạy môn GDCD Trường THPT Ngọc l 13 Năm học: 2012-2013 Mục lục Thứ tự A Nội dung Đặt vấn đề Giải quyết vấn đề 1 Cơ sở lý luận của... bản thân những học sinh khó dạy đến từ những gia đình khuyết các em phải thực sự tích cực, tự giác, phải hợp tác chặt chẽ, khoa học và có hiệu quả với 11 giáo viên chủ nhiệm, và các nhà giáo dục khác, nếu không mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa, dù nhà giáo dục đó là ai Nói cách khác ,bản thân học sinh khó dạy đến từ những gia đình khuyết phải biết tự hoàn thiện mình, phải biết vượt lên mọi khó khăn, vất... với các nhà giáo để họ chuyên tâm hơn trong việc giáo dục con trẻ tương lai của Tổ quốc, có chính sách động viên kịp thời tới những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế Tạo ra dư luận xã hội tiến bộ để hạn chế tình trạng ngày càng nhiều học sinh đến từ các gia đình khuyết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay 7.Đối với bản thân trẻ khó dạy đến từ những gia đình khuyết: Không có nhà giáo dục đại tài... đề 2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề 3 Thực trạng của vấn đề 4 Giải pháp và tổ chức thực hiện 4.1 Giải pháp thứ nhất 4.2 Giải pháp thứ 2 4.3 Giải pháp thứ 3 4.4 Giải pháp thứ 4 4.5 Giải pháp thứ 5 5.Kiểm nghiệm B Kết luận C *Kiến nghị 1.Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp 2.Đối với giáo viên bộ môn 3.Đối với Ban giám hiệu nhà trường 4.Đối với bạn bè và người xung quanh 5.Đối với gia đình có trẻ khó dạy 6.Đối... chọn hoàn cảnh gia đình khi mình sinh ra 5.Đối với gia đình có trẻ “ khó dạy : Phải luôn quan tâm, động viên, chia sẻ với các em để nắm được tâm tư nguyện vọng của các em từ đó tìm giải pháp thích hợp để điều chỉnh, phải thực sự tích cực tự giác phối hợp với nhà trường và xã hội, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp, phải biết lắng nghe và thấu hiểu, hơn thế các thành viên trong gia đình phải có những... của cuộc đời, vượt lên chính mình để học cái hay cái tốt đẹp ở mọi người xung quanh, biết khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm để tự hoàn thiện bản thân mình một cách hiệu quả Nếu làm được như vậy tôi tin chắc rằng dù trẻ có tỏ ra khó dạy bao nhiêu thì cuối cùng cũng sẽ trở thành công dân tốt cho xã hội, bởi cổ nhân đã khẳng định:” cùng với thời gian và kiên nhẫn lá dâu xanh cũng biến... có hình thức khen thưởng phù hợp để khuyến khích mọi người cùng nổ lực phấn đấu 4 Đối với bạn bè và những người xung quanh: Phải có niềm tin vào bạn mình và thực lòng muốn giúp bạn mình vượt qua giai đoạn khó khăn vất vã của cuộc đời, tuyệt đối không xa lánh, kỳ thị, bè phái, phải luôn tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ , không được phép bới móc hoàn cảnh của nhau, bởi không có ai được phép... lớp 2.Đối với giáo viên bộ môn 3.Đối với Ban giám hiệu nhà trường 4.Đối với bạn bè và người xung quanh 5.Đối với gia đình có trẻ khó dạy 6.Đối với xã hội 7.Đối với bản thân trẻ khó dạy Trang 1 1 đến 9 1 2 2 3 3 4 5 6 6 9 9 đến 12 10 10 10 11 11 11 12 14 ... biết cơ bản về tâm lý học lứa tuổi…để tránh sự đối đầu không cần thiết trong cách xử lý vấn đề, hơn thế phải luôn tôn trọng các em, luôn khuyến khích các em trong mọi hoạt động tích cực của cuộc sống 6.Đối với xã hội: Phải tích cực, tự giác trong việc bảo vệ cái tốt, các tích cực, đấu tranh phòng trừ các xấu, cái tiêu cực trong xã hội, tôn trọng những người làm công tác giáo dục, ưu tiên hơn nữa về . HÓA Trường THPT Ngọc Lặc Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Giải pháp giáo dục học sinh khó dạy đến từ gia đình khuyết ở trường THPT. Người viết sáng kiến: LÊ VĂN NAM Giáo viên giảng dạy môn. vài học sinh là người dân tộc Kinh sống ở thị trấn, đa số học sinh là con em nông dân, sống xa trường học, điều kiện đi lại rất khó khăn… trong số 48 học sinh của lớp có đến 5 học sinh đến từ. cô, người dạy học, kỷ sư tâm hồn của xã hội tương lai. * Kiến nghị: 9 Thật vậy, để hoạt động giáo dục học sinh “ khó dạy đến từ những gia đình khuyết đạt hiệu quả, trong thời gian sắp tới

Ngày đăng: 05/05/2015, 08:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan