Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp

140 6.6K 84
Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1 - Nhu cầu sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp 1.Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp (1,5 tiết) Việc bón phân hợp lý cho cây trồng mang lại nhiều lợi ích như: tăng năng suất, phẩm chất nông sản; ổn định và tăng độ phì của đất; tăng thu nhập cho người sản xuất bảo vệ môi trường 1.1. Vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng 1.1.1. Phân bón với năng suất và sản lượng cây trồng Qua điều tra, tổng kết về vai trò của phân bón với cây trồng ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy: Trong số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt liên hoàn (làm đất, giống, mật độ gieo trồng, BVTV ), bón phân luôn là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định nhất đối với năng suất và sản lượng cây trồng. Giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm năng của mình, cho năng suất cao khi được bón đủ phân và bón hợp lý. Từ thực tiễn sản xuất ở các nước này cũng cho thấy: Không có phân hoá học thì không có năng suất cao. Ở các nước có hệ thống nông nghiệp phát triển trong hơn 100 năm trở lại đây (từ khi bắt đầu sử dụng phân bón hoá học), việc sử dụng phân khoáng làm tăng hơn 60% năng suất cây trồng. Cách mạng xanh ở Ấn Độ: Năm 1950, khi nông dân Ấn Độ chưa biết dùng phân bón chỉ sản xuất được 50 triệu tấn lương thực/năm, bị thiếu đói trầm trọng. Năm 1984 nhờ sử dụng 7,8 triệu tấn phân bón/năm đã đưa sản lượng lương thực lên 140 triệu tấn, khắc phục nạn đói triền miên cho Ấn Độ. Kết quả điều tra của FAO trong thập niên 70 – 80 của thế kỷ 20 trên phạm vi toàn thế giới cho thấy: tính trung bình phân bón quyết định 50% tổng sản lượng nông sản tăng lên hàng năm và bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thì thu được 10 tấn hạt ngũ cốc. Ở các nước châu Á, Thái bình dương (1979 – 1989) phân bón làm tăng 75% năng suất lúa. Tổng kết về vai trò của các yếu tố kỹ thuật trong nông nghiệp hiện đại ở Mỹ: Năng suất quyết định bởi 41% do phân khoáng, 15-20% do thuốc bảo vệ thực vật, 15% do hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật, 8% do chọn giống và tưới nước, 11-18% do các yếu tố khác. 1 Năm 1997, kết quả điều tra ở Việt Nam tính trung bình phân bón làm tăng 38-40% tổng sản lượng, dự báo sẽ lớn hơn có thể tới 75% năng suất lúa và bón 1 tấn dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn ngũ cốc. 1.1.2. Ảnh hưởng gián tiếp của phân bón tới các biện pháp kỹ thuật trồng trọt làm tăng năng suất cây trồng Sử dụng phân bón hợp lý luôn là cơ sở quan trọng cho việc phát huy hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật khác (làm đất, giống, mật độ gieo trồng, tưới tiêu, bảo vệ thực vật ). - Làm đất: Để việc cầy sâu trong làm đất đạt hiệu quả cần quan tâm bón phân phù hợp với sự phân bố dinh dưỡng trong các tầng đất. Trên đất bạc màu, sự chênh lệch về độ phì giữa tầng canh tác và các tầng dưới rất lớn, cày sâu mà bón ít phân và không bón vôi, không những không làm tăng năng suất mà còn làm giảm năng suất khá rõ so với cày nông. - Giống cây trồng: Các giống cây trồng khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau do vậy cần phải bón phân cân đối theo yêu cầu mới phát huy hết tiềm năng năng suất của giống. Bảng 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của các giống lúa có tiềm năng năng suất khác nhau Giống lúa Năng suất (tấn/ha) Lượng hút các chất dinh dưỡng chính (kg/ha) N P 2 O 5 K 2 O Lúa thường 5,0-5,5 100-120 40-50 100-120 Lúa lai 6,5-7,0 150-180 70-80 180-200 Nguồn: Viện Thổ nhưỡng–Nông hoá 2003 - Mật độ gieo trồng và chế độ bón phân có quan hệ rất mật thiết và phức tạp, phải được xây dựng một cách thích hợp đối với mỗi cây. - Tưới tiêu: Đất được tưới tiêu chủ động làm tăng hiệu quả phân bón, có khả năng bón nhiều phân để đạt hiệu quả sản xuất cao hơn. Yêu cầu về phân bón ở các vùng có tưới và không tưới khác nhau. Đồng thời, phân bón làm giảm lượng nước cần thiết để tạo nên một đơn vị chất khô nên tiết kiệm được lượng nước cần tưới. vd: Kết quả nghiên cứu ở Liên Xô cũ cho thấy hiệu lực của phân trên đất có tưới tăng gấp 2-4 lần trên đất không có tưới. 2 - Trong công tác bảo vệ thực vật: bón phân cân đối và hợp lý là cơ sở quan trọng cho việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đạt hiệu quả tốt tạo cho cây trồng khoẻ mạnh ít sâu bệnh hại, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, đem lại thu nhập cao cho người trồng trọt. Các loại phân lân và kali còn có tác dụng làm tăng tính chống chịu (vd: chịu hạn, chịu rét) cho cây. Vậy: có thể dùng chế độ bón phân tốt để khắc phục những nhược điểm của kỹ thuật trồng trọt. Ngược lại, các biện pháp kỹ thuật khác cũng ảnh hưởng đến hiệu lực của phân bón. Theo tổng kết của FAO có 10 nguyên nhân làm giảm hiệu lực của phân bón. Bảng 1.2. Các nguyên nhân làm giảm hiệu lực của phân bón STT Nguyên nhân làm giảm hiệu lực phân bón Mức độ giảm (%) 1 Kỹ thuật làm đất kém 10-25 2 Giống cây trồng không thích hợp 5-20 3 Kỹ thuật gieo cấy kém 20-40 4 Thời vụ gieo cấy không thích hợp 20-40 5 Mật độ gieo cấy không thích hợp 10-25 6 Vị trí và cách bón phân không thích hợp 5-10 7 Chế độ nước không thích hợp 10-20 8 Trừ cỏ dại không kịp thời 5-10 9 Phòng trừ sâu bệnh không tốt 5-50 10 Bón phân không cân đối 20-50 Nguồn: Nguyễn Văn Bộ, 2003 1.2. Vai trò của phân bón đối với chất lượng sản phẩm 1.2.1. Vai trò tích cực của phân bón tới chất lượng sản phẩm Nhờ bộ rễ cây trồng hút các chất dinh dưỡng có trong đất và phân bón để cung cấp các nguyên tố cần thiết cho mọi hoạt động sống, tạo nên năng suất và chất lượng sản phẩm. Phẩm chất nông sản do nhiều loại hợp chất hữu cơ chi phối, và sự hình thành những hợp chất hữu cơ đó là kết quả của những quá trình sinh hoá do nhiều loại men điều khiển. Phân bón (nhất là phân kali và vi lượng) tác động mạnh nên tính chất và hàm lượng của các loại men nên cũng có khả năng tạo phẩm chất tốt. 3 - Phân Kali: có nhiều ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của cây trồng, đặc biệt có ảnh hưởng tới hàm lượng đường, bột và chất lượng sợi. - Vi lượng: Có vai trò chủ yếu là hình thành và kích thích hoạt động của các hệ thống men trong cây. Cho nên vi lượng xúc tiến, điều tiết toàn bộ các hoạt động sống trong cây: Quang hợp, hô hấp, hút khoáng, hình thành, chuyển hoá và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây. - Phân lân: làm tăng phẩm chất các loại rau, cỏ làm thức ăn gia súc và chất lượng hạt giống. - Phân đạm làm tăng rõ hàm lượng protein và caroten trong sản phẩm, và làm hàm lượng xenlulo giảm xuống. Vậy: bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng không chỉ làm tăng năng suất mà còn làm tăng chất lượng sản phẩm về hàm lượng các chất khoáng, protein, đường và vitamin. 1.2.2. Bón phân gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm Thực tế sản xuất đã cho thấy rằng: việc bón thiếu, thừa hay bón phân không cân đối đều làm giảm chất lượng nông sản. Điều này thấy rõ nhất với yếu tố N. - Nếu bón quá nhiều đạm: có thể dẫn đến nhiều bất lợi cho cây trồng và ảnh hưởng xấu tới chất lượng nông sản: làm tăng tỷ lệ nước trong cây, tăng hàm lượng NO 3 - trong rau gây tác hại cho người sử dụng, làm giảm tỷ lệ Cu trong chất khô của cỏ có thể gây vô sinh cho bò; cây trồng dễ bị sâu bệnh, kéo dài thời gian sinh trưởng, gây ô nhiễm môi trường - Bón thiếu đạm: Cây trồng rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất phẩm chất giảm vd: tỷ lệ vitamin B 2 trong rau giảm. - Bón thừa kali: làm giảm hàm lượng magiê trong cỏ làm thức ăn gia súc, làm động vật nhai lại dễ mắc bệnh co cơ đồng cỏ. Vậy: Bón phân không cân đối cho cây trồng tạo ra thức ăn không cân đối, thiếu các vitamin, thiếu nguyên tố vi lượng khiến người và động vật dù ăn nhiều vẫn không tăng trọng được và vẫn mắc các bệnh suy dinh dưỡng, thiếu máu, vô sinh… 4 1.3. Vai trò của phân bón đối với đất và môi trường 1.3.1. Ảnh hưởng tích cực của phân bón tới môi trường: Việc bón phân hợp lý cho cây trồng vừa nhằm đạt năng suất cây trồng cao thoả đáng với chất lượng tốt, hiệu quả sản xuất cao, đồng thời để ổn định và bảo vệ được đất trồng trọt. Bên cạnh đó bón phân còn có thể làm môi trường tốt hơn, cân đối hơn. - Phân hữu cơ và vôi là các phương tiện cải tạo môi trường đất toàn diện và hiệu quả: + Phân hữu cơ về lâu dài có tác dụng làm cho đất có điều kiện tích luỹ nhiều mùn, dinh dưỡng, nâng cao độ phì của đất, cải thiện tính chất lý, hoá sinh của đất trên cơ sở đó có thể tăng lượng phân hoá học để thâm canh đạt hiệu quả cao. + Bón vôi có tác dụng cải tạo hoá tính, lý tính, sinh tính, giúp cây có thể hút được nhiều dinh dưỡng từ đất, tạo môi trường pH thích hợp cho cây trồng hút thức ăn cũng như sinh trưởng và phát triển - Bón phân hoá học: với liều lượng thích đáng làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật có ích, do đó làm tăng cường sự khoáng hoá chất hữu cơ có sẵn trong đất, chuyển độ phì tự nhiên của đất thành độ phì thực tế. + Bón lân làm tăng cường độ phì một cách rõ rệt, đồng thời lại đảm bảo giữ cho đất khỏi bị hoá chua, vì hầu hết các loại phân lân thông thường đều có chứa một lượng canxi cao. + Bón kali có tác dụng cải tạo hàm lượng kali cho đất và tăng cường hiệu quả của phân kali bón về sau. Vậy: Bón phân hoá học cân đối và hợp lý kết hợp bón phân hữu cơ vừa tạo được năng suất và chất lượng nông sản tốt, vừa làm đất trở nên tốt hơn. 1.3.2. Khả năng gây ảnh hưởng xấu của phân bón tới môi trường Các loại phân bón có thể tạo ra các chất gây ô nhiễm môi trường nếu chúng ta bón phân không hợp lý và đúng kỹ thuật - Khả năng gây ô nhiễm môi trường từ phân hữu cơ có khi còn cao hơn cả phân hoá học. Việc sử dụng không hợp lý cộng với khả năng chuyển hoá của phân ở các điều kiện khác các loại phân hữu cơ có thể tạo ra nhiều chất khí CH 4 , CO 2 , 5 H 2 S… các ion khoáng NO 3 vd: Ở Việt Nam do sử dụng phân bắc tươi trong trồng rau đã gây ô nhiễm môi trường đồng thời ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng. - Các loại phân hoá học (đặc biệt là phân đạm) có thể làm ô nhiễm nitrat nguồn nước ngầm, hiện tượng phản đạm hoá dẫn đến mất đạm, gây ô nhiễm không khí, làm đất hoá chua, hiện tượng tích đọng kim loại nặng Cu, Pb, Zn, Cd trong nước và đất, hiện tượng phú dưỡng nguồn nước mặt, liên quan đến quá trình tích luỹ lân và đạm.Việc sử dụng các loại phân bón chua với lượng lớn và liên tục có thể làm đất bị chua, ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng và còn làm cho đất tăng tích luỹ các yếu tố độc hại như sắt, nhôm, mangan di động. - Ngoài ra việc bón phân không đủ trả lại lượng chất dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, làm suy thoái đất trồng đang là vấn đề môi trường không nhỏ ở Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới. 1.4. Phân bón với thu nhập của người sản xuất Phân bón là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng suất, phẩm chất cây trồng, đồng thời có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu lực của các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất cây trồng khác nên người sản xuất rất quan tâm đến yếu tố này. Việc sử dụng phân bón hợp lý và hiệu quả làm tăng nhiều thu nhập cho người sản suất. Trong sử dụng phân bón, tồn tại một định luật mà dựa vào đó người trồng trọt có thể bón phân để đạt lợi nhuận tối đa từ một đơn vị diện tích trồng trọt thông qua việc xác định được lượng phân bón và năng suất tối thích kinh tế. Vậy: Phân bón có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được đối với sản xuất nông nghiệp, là cơ sở cho việc sản xuất nông nghiệp thâm canh đạt hiệu quả cao và bền vững. Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao người sử dụng cần có những hiêủ biết cần thiết về phân bón và mối quan hệ giữa phân bón với đất và cây trồng. 6 2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây (3 tiết) 3. Khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây của đất (2 tiết) 4. Nhu cầu sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp (0,5 tiết) 4.1. Quá trình phát triển các kiến thức về dinh dưỡng cây trồng và sử dụng phân bón Phân bón đã được loài người sử dụng từ rất lâu đời (khoảng 3000 năm trước). Loại phân mà loài người sử dụng khi đó là các phân hữu cơ động vật (phân chuồng) rồi sau mở rộng các loại phân hữu cơ khác (phân xanh và tàn tích hữu cơ) vd: Trong sử thi của Odixe của Homes (900 – 7000 TCN) đã nêu việc bón phân cho ruộng nho. Đến khoảng 400 năm trước công nguyên loài người biết cầy vùi tàn thể thực vật để làm tốt đất. Xênôphôn đã nêu biện pháp cày vùi tàn thể thực vật để làm tốt đất. Théophrast (372 – 287 TCN) đã nêu biện pháp độn chuồng để giữ và nâng cao chất lượng phân chuồng. Théophrast đã sắp xếp phân chuồng theo thứ tự chất lượng giảm dần như sau: Người - Lợn - Dê - Cừu – Bò đực - Ngựa. Giữa thế kỷ XVI, Bernard Palissy đã nêu vai trò của chất khoáng trong đất, tro của cây có nguồn gốc từ đất. Đến đầu thế kỷ XIX, loài người vẫn lầm tưởng rằng cây trồng hút thức ăn trực tiếp bằng mùn, do chịu ảnh hưởng của thuyết dinh dưỡng mùn của Aristot. Năm 1840, Liebig (nhà bác học người Đức) đưa ra thuyết dinh dưỡng khoáng của thực vật, thuyết này cho rằng: “Toàn bộ giới thực vật đều được nuôi dưỡng bằng các nguyên tố vô cơ hay nguyên tố khoáng. Phân hữu cơ không tác động trực tiếp đến cây qua các chất hữu cơ trong phân bón mà gián tiếp qua sản phẩm phân giải của chất hữu cơ”. Liebig còn đưa ra Lý thuyết bón phân xây dựng trên cơ sở trả lại các nguyên tố dinh dưỡng cho đất sau này còn được gọi là Luật trả lại. Ở Nga, D. I. Mendeleev đã hướng dẫn làm những thí nghiệm đầu tiên đối với phân hoá học ở những vùng khác nhau, đặt nền móng cho việc xây dựng mạng lưới phân bón sau này. 7 Những kết quả nghiên cứu và luận điểm dinh dưỡng cây trồng nói trên đã kích thích sự phát triển mạnh mẽ các công trình nghiên cứu về lĩnh vực phân bón. Nửa đầu thế kỷ XX Nông hoá học đã đem lại những thành tựu to lớn cho sản xuất nông nghiệp. Ở châu Âu nhờ sử dụng phân hoá học đã đưa sản lượng tăng gấp 3 lần so với trước khi có phân hoá học. Song do quá lạm dụng phân hoá học cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng (chất lượng sản phẩm kém, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người). Người ta nghi ngờ vai trò của phân hoá học, muốn loài người quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ. Nhưng nông nghiệp hữu cơ không thể đáp ứng yêu cầu của xã hội và người nông dân. Buộc loài người phải tìm đến nền nông nghiệp sinh thái bền vững hay thâm canh bền vững tổng hợp, thông qua việc sử dụng hợp lý phân hữu cơ và phân hoá học trong hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp (Integrated Plant Nutrition System - IPNS) hay quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng (Integrated Plant Nutrition Management - IPNM). 4.2. Tình hình sử dụng phân bón 4.2.1. Khái niệm về các chất dinh dưỡng và các loại phân bón cho cây trồng Các công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: 92 nguyên tố hoá học của bảng tuần hoàn Mendeleep có trong thành phần của cây, trong đó có 15 nguyên tố được coi là quan trọng nhất, được chia ra thành các nhóm nguyên tố dinh dưỡng theo tỷ lệ tích luỹ trong cây giảm dần, gồm: Bảng. 1. 3. Các chất dinh dưỡng thiết yếu và có ích cho cây trồng TT Chất dinh dưỡng Ký hiệu Dạng cây hút TT Chất dinh dưỡng Ký hiệu Dạng cây hút 1 Carbon C CO 2 11 Mangan Mn Mn ++ 2 Hydro H H 2 O 12 Bo B H 3 BO 4 , BO 3 3 Oxy O O 2 , H 2 O 13 Kẽm Zn Zn ++ 4 Nitơ N NH 4 + , NO 3 - 14 Đồng Cu Cu ++ 5 Lân P H 2 PO 4 , HPO 4 15 Molipden Mo MoO 4 2- 6 Kali K K + 16 Clo Cl Cl - 7 Canxi Ca Ca ++ 17 Natri Na Na + 8 Magiê Mg Mg ++ 18 Silic Si SiO 3 - 9 Lưu huỳnh S SO 4 2 , SO 2 19 Coban Co Co + 10 Sắt Fe Fe ++ , Fe +++ 20 Nhôm Al Al +++ 8 Nguồn:IFA Trong đó: - Cacbon (C), hyđro (H), oxy (O): là các nguyên tố dinh dưỡng thuộc nhóm cây tích luỹ nhiều nhất, chiếm 92% trọng lượng chất khô của cây. Các nguyên tố này có sẵn trong thiên nhiên, cây hấp thụ chúng thông qua nước tưới và khí quyển. - Nitơ (N), lân (P), kali (K), magiê (Mg), canxi (Ca), lưu huỳnh (S) là các nguyên tố dinh dưỡng chiếm 7,4% trọng lượng chất khô của cây. Đây là các nguyên tố thường không có nhiều trong tự nhiên nên phải quan tâm cung cấp nhiều cho cây trồng bằng phân bón. Trong đó: + N, P, K: là những nguyên tố thường tích luỹ trong cây với tỷ lệ vài % mà trong đất thường bị thiếu nên cây trồng cần được cung cấp thêm nhiều bằng phân bón. Vì vậy, các nguyên tố dinh dưỡng này là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, các phân chứa các nguyên tố này gọi là phân bón đa lượng. + Mg, Ca, S: là những nguyên tố chiếm tỷ lệ ít hơn trong cây (khoảng 1% TLCK), trong đất thường cũng không đủ cho cây trồng. Chúng là những nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, các phân chứa những nguyên tố này gọi là phân trung lượng. + Cu, Fe, Mn, Mo, B, Zn (Cl): là những nguyên tố chiếm tỷ lệ rất ít trong cây (0,6 % TLCK) nhưng có vai trò xác định không thể thay thế, đất cũng thường thiếu. Chúng là những nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, phân chứa những nguyên tố này gọi là phân vi lượng. + Na, Si, Co, Al: là những nguyên tố có ích cho một số cây.Vd: Si cần nhiều cho lúa, Na: Cần nhiều cho nhóm cây có củ. 4.2.2. Tình hình sử dụng phân bón Nhờ những lợi ích mà phân bón đã mang lại trong việc tăng năng suất, phẩm chất nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân mà trong 1 thế kỷ vừa qua ở trên thế giới, sản xuất và sử dụng phân bón hoá học đã tăng rất mạnh. Năm 1906, toàn thế giới chỉ sử dụng tổng lượng phân bón (N + P 2 O 5 + K 2 O) là 1,9 triệu tấn thì đến năm 1999 đã sử dụng 138,22 triệu tấn. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón không hợp lý (về liều lượng, tỷ lệ, thời gian bón ) đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: chất lượng cây trồng 9 giảm, ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí Chính vì vậy trong những năm gần đây ở những nước phát triển có xu hướng giảm sử dụng phân bón, còn những nước đang phát triển lại có xu hướng tăng việc sử dụng phân bón. - Ở Việt Nam, phân bón (phân hữu cơ) cũng đã được người nông dân sử dụng từ rất lâu đời và có xu hướng tăng dần. Trước năm 1955 việc sử dụng phân bón ở nước ta vẫn còn rất ít chủ yếu là phân chuồng với lượng bón phân bón: 2,7-5,0 tấn/ha. Thập kỷ 60: phong trào nghiên cứu và sử dụng phân hữu cơ (bèo dâu, điền thanh, than bùn, phân chuồng) vẫn là chủ yếu. Phân hoá họrc sử dụng với lượng ít mà chủ yếu là phân N, Thập ký 70: phân hoá học chiếm hơn 40% tổng lượng bón, lân dần trở thành yếu tố hạn chế năng suất lúa. Thập kỷ 80: phân hoá học chiếm 60-70% tổng lượng bón, phân kali dần dần trở thành yếu tố hạn chế năng suất lúa. Nhiều công trình nghiên cứu và thực nghiệm về phân vi lượng đã xuất hiện, chứng tỏ đã đến lúc yêu cầu cung cấp chất dinh dưỡng toàn diện cho cây phải được đặt ra. Thập kỷ 90: phân hoá học sử dụng chiếm 70-80% tổng lượng bón. K trở thành yếu tố hạn chế năng suất. 4.3. Xu hướng phát triển nông nghiệp và sử dụng phân bón Lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới đã trải qua các hình thức phát triển nông nghiệp là: + Nông nghiệp hữu cơ (nền nông nghiệp sinh học): không dùng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật mà thay bằng phân chuồng, phân xanh, tàn dư thực vật, luân canh cho đất nghỉ để tái tạo độ phì của đất đồng thời dựa vào vi sinh vật đất và tạo điều kiện phát triển chúng nhằm cung cấp thức ăn cho cây. Nền nông nghiệp này khó có thể đạt năng suất cây trồng cao, vì lượng phân có hạn, lại có nhiều hạn chế về khả năng cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu. Kinh nghiệm ở Việt Nam cho thấy, để đạt năng suất lúa 5 tấn/ha phải cung cấp 100 - 120 kg N/ha. Nếu chỉ bón bằng phân chuồng thì phải cần hơn 30 tấn/ha mới cung cấp đủ đạm tổng số (trong khi đó chúng ta chỉ cố thể bón trung bình 8-10 tấn PC/ha/năm). Theo Bùi Huy Đáp nếu dựa vào chăn nuôi thì lượng thóc sản xuất được trên 1 ha (5 tấn) vừa đủ để nuôi đàn lợn để có 30 tấn PC. Chính vì vậy nền 10 [...]... thuật bón phân đạm (1tiết) Để đảm bảo bón phân đạm cho cây trồng đạt hiệu quả cao, tránh ảnh hưởng xấu mà phân có thể gây ra cho cây trồng và môi trường, khi sử dụng phân đạm cần chú ý những điểm sau: 1.2.1 Trong bón phân cho cây trồng không thể thiếu việc bón phân đạm, bón phân đạm là cơ sở cho việc bón các loại phân khác cho cây, bón phân đạm là then chốt của việc bón phân cho cây trồng + Bón phân đạm... trong công nghiệp + Để tránh quá trình amôn hoá phân urê trên mặt đất, dẫn đến mất đạm cần bón phân sâu 10 – 14cm vào đất (bón cho cây trồng cạn cần vùi phân sâu vào đất hay dùng nước tưới hoà phân đưa phân thấm xuống sâu, bón cho lúa 20 cần bón vào tầng khử của đất) + Không được bón phân trực tiếp dưới trời nắng gắt, trời mưa sẽ làm mất đạm + Do hàm lượng dinh dưỡng có trong phân cao, nên trộn phân thêm... của việc bón phân và hiệu lực của từng loại phân bón khác cho cây trồng + Khi các điều kiện để cây sinh trưởng tốt được thoã mãn (giống cây, đặc điểm kỹ thuật canh tác, bón phân cân đối, điều kiện sinh thái….) thì chính mức bón phân N cho phép khai thác đến mức đối đa tiềm năng năng suất cây trồng 1.2.2 Khi bón phân đạm cần xác định cẩn thận không chỉ về lượng phân bón mà cả phương pháp bón phân để... và bón với liều lượng cao để đảm bảo cho hiệu quả nhanh và rõ - Hiệu lực của phân lân thiên nhiên phụ thuộc vào độ mịn của phân và kéo dài qua nhiều vụ Đây là dạng phân lân có hiệu lực tồn tại lâu nhất - Phân này chỉ phát huy được hiệu quả khi được bón đủ đạm - Nên bón các dạng phân này kết hợp với các loại phân chuồng, phân xanh, phân chua sinh lý, supe lân để làm tăng hiệu lực của phân bón - Nên bón. .. lượng sản phẩm nông nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng Đứng trước những hạn chế của nền nông nghiệp hữu cơ và nền nông nghiệp thâm canh cao đã đặt ra một vấn đề cho chúng ta đó là phải dùng phân hoá học như thế nào để vừa thâm canh cây trồng đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, đạt hiệu quả sản xuất cao mà không làm nguy hại tới môi trường + Nông nghiệp thâm canh bền vững tổng hợp: (nền nông nghiệp sinh thái)... nhiệt độ cao vì vậy khi bón các phân này cho cây trồng cạn cần bón sâu và trộn đều vào đất hoặc dùng nước tưới đưa phân xuống sâu Bón phân đạm amôn và urê cho lúa cần bón sâu vào tầng khử của đất lúa Các phân đạm amit cần bón sâu hơn vào trong đất so với các loại phân khác cho phù hợp với yêu cầu của cây trồng 1.2.6 Cần chú ý khắc phục nhược điểm có thể có của phân đạm Một số loại phân đạm có các nhược... triển nông nghiệp của Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là phát triển một nền nông nghiệp thâm canh bền vững tổng hợp - nền nông nghiệp sinh thái 11 Chương 2 - Các loại phân vô cơ và kỹ thuật sử dụng 1 Phân đạm và kỹ thuật sử dụng (3 tiết) 1.1 Các dạng phân đạm, thành phần, tính chất, chuyển hóa và đặc điểm sử dụng (2 tiết) 1.1.1 Phân đạm amôn Đặc điểm chung của nhóm phân đạm amôn: N có trong phân. .. hoá các loại phân N trong các điều kiện khác nhau khi bón phân để hạn chế mất N + Các dạng phân đạm Nitrat dễ được cây sử dụng ngay cả trong điều kiện bất thuận, nhưng không được đất hấp phụ nên dễ bị rửa trôi và tham gia vào quá trình phản nitrat hoá Vì vậy, nên bón các phân nitrat cho cây trồng cạn, nếu bón cho lúa chỉ nên bón thúc nông và bón từng ít một theo sát yêu cầu của cây + Phân đạm Amôn.. .nông nghiệp hữu cơ không thể đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày một tăng với yêu cầu ngày càng cao của con người + Nông nghiệp thâm canh cao: là hình thức phát triển nông nghiệp đã diễn ra mạnh ở các nước có nông nghiệp phát triển trong thời gian 1950-1974 với việc hoá học hoá cao độ (sử dụng tối đa phân hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật) nhằm đạt... Cl-, ion S) do vậy: + Khi bón liên tục các loại phân đạm gây chua (chua hoá học và sinh lý) cần có kế hoạch, bón vôi cải tạo đất, hay cũng có thể kết hợp sử dụng các dạng đạm gây chua với các loại phân hữu cơ, phân lân thiên nhiên, phân lân nung chảy cũng hạn chế được tác dụng gây chua của phân + Cần chú ý tới các ion đi kèm có chứa trong phân đạm để vừa tăng cường hiệu quả phân bón vừa hạn chế tác hại . dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp 1.Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp (1,5 tiết) Việc bón phân hợp lý cho cây trồng mang lại nhiều lợi ích như: tăng năng suất, phẩm chất nông. các hình thức phát triển nông nghiệp là: + Nông nghiệp hữu cơ (nền nông nghiệp sinh học) : không dùng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật mà thay bằng phân chuồng, phân xanh, tàn dư thực vật,. của phân hoá học, muốn loài người quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ. Nhưng nông nghiệp hữu cơ không thể đáp ứng yêu cầu của xã hội và người nông dân. Buộc loài người phải tìm đến nền nông nghiệp

Ngày đăng: 05/05/2015, 08:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1 - Nhu cầu sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp

    • 1.Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp (1,5 tiết)

      • 1.1. Vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng

        • 1.1.1. Phân bón với năng suất và sản lượng cây trồng

        • 1.1.2. Ảnh hưởng gián tiếp của phân bón tới các biện pháp kỹ thuật trồng trọt làm tăng năng suất cây trồng

        • 1.2.2. Bón phân gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm

        • 1.3. Vai trò của phân bón đối với đất và môi trường

          • 1.3.1. Ảnh hưởng tích cực của phân bón tới môi trường:

          • 1.3.2. Khả năng gây ảnh hưởng xấu của phân bón tới môi trường

          • 1.4. Phân bón với thu nhập của người sản xuất

          • 2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây (3 tiết)

          • 3. Khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây của đất (2 tiết)

          • 4. Nhu cầu sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp (0,5 tiết)

            • 4.1. Quá trình phát triển các kiến thức về dinh dưỡng cây trồng và sử dụng phân bón

            • 4.2. Tình hình sử dụng phân bón

              • 4.2.1. Khái niệm về các chất dinh dưỡng và các loại phân bón cho cây trồng

              • Bảng. 1. 3. Các chất dinh dưỡng thiết yếu và có ích cho cây trồng

                • 4.2.2. Tình hình sử dụng phân bón

                • 4.3. Xu hướng phát triển nông nghiệp và sử dụng phân bón

                • Chương 2 - Các loại phân vô cơ và kỹ thuật sử dụng

                  • 1. Phân đạm và kỹ thuật sử dụng (3 tiết)

                    • 1.1. Các dạng phân đạm, thành phần, tính chất, chuyển hóa và đặc điểm sử dụng (2 tiết)

                      • 1.1.1. Phân đạm amôn

                      • 1.1.2. Phân đạm nitrat

                      • 1.1.3. Phân đạm amôn nitrat (đạm hai lá)

                      • 1.1.4. Phân đạm amit

                      • 1.1.5. Phân đạm hiệu quả chậm

                      • 1.2. Kỹ thuật bón phân đạm (1tiết)

                      • 2. Phân lân và kỹ thuật sử dụng (2 tiết)

                        • 2.1. Các dạng phân lân, thành phần, tính chất, chuyển hóa và đặc điểm sử dụng

                          • 2.1.1. Khái niệm về các nhóm phân lân

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan