LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH CÔNG TRONG GIẢM NGHÈO VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

160 416 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH CÔNG TRONG GIẢM NGHÈO VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH CÔNG TRONG GIẢM NGHÈO VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 9 1.1. Nghèo và vai trò của Nhà nước trong cuộc đấu tranh giảm nghèo 9 1.1.1. Nhận thức chung về nghèo 9 1.1.1.1. Các khái niệm và thước đo về nghèo 9 1.1.1.2. Chuẩn nghèo đói ở Việt Nam 13 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo 15 1.1.3. Nhà nước với công cuộc chống nghèo 17 1.1.3.1. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường 17 1.1.3.2. Các biện pháp nhà nước sử dụng để chống nghèo 19 1.2. Sử dụng công cụ tài chính công để giảm nghèo 22 1.2.1. Quan niệm về sử dụng công cụ tài chính công 22 1.2.1.1. Chi Ngân sách nhà nước 22 1.2.1.2. Các quỹ tài chính công ngoài ngân sách 25 1.2.1.3. Tín dụng nhà nước 28 1.2.2. Vai trò, tác động của công cụ tài chính công với giảm nghèo 31 1.2.2.1. Vai trò của chi NSNN đối với mục tiêu giảm nghèo 31 1.2.2.2. Vai trò của tín dụng nhà nước với mục tiêu giảm nghèo 33 1.2.2.3. Vai trò của bảo hiểm cho người nghèo 36 1.3. Kinh nghiệm sử dụng công cụ tài chính công cho công cuộc giảm nghèo của các nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam 38 1.3.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ 38 1.3.2. Kinh ngiệm của Trung Quốc 44 1.3.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản 54 1.3.4. Bài học chính sách cho Việt Nam 59 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH CÔNG NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY 65 1 2.1. Thực trạng nghèo đói ở các tỉnh Miền núi phía Bắc 65 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới tình trạng nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc 65 2.1.1.1. Đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình dân số và lao động 65 2.1.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến nghèo đói: 68 2.1.2. Tình trạng nghèo đói ở các tỉnh Miền núi phía Bắc 69 2.2. Tình hình sử dụng các công cụ tài chính công 84 2.2.1. Cơ sở pháp lý trong sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo. 85 2.2.2. Thực trạng chi ngân sách trong giảm nghèo ở các tỉnh MNPB 87 2.2.2.1. Về chi đầu tư 87 2.2.2.2. Chi chương trình mục tiêu quốc gia 101 2.2.3. Bảo hiểm với người nghèo 105 2.2.3.1. Bảo hiểm y tế cho người nghèo 105 2.2.3.2. Về trợ cấp hưu trí 115 2.2.3.3. Về các sản phẩm bảo hiểm 116 2.2.3.4. An sinh xã hội cho người nghèo 117 2.2.4. Tín dụng nhà nước 117 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH CÔNG THÚC ĐẨY CÔNG CUỘC GIẢM NGHÈO Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC 125 3.1. Chiến lược giảm nghèo trong phát triển kinh tế của Việt Nam: 125 3.2. Định hướng và quan điểm sử dụng công cụ tài chính công nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam 130 3.2.1. Những định hướng sử dụng công cụ TCC nhằm mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam 130 3.2.1.1. Định hướng chính sách 130 3.2.1.2. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng 131 3.2.1.3 Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô 132 3.2.1.4. Cải cách hành chính 133 2 3.2.2. Quan điểm sử dụng công cụ TCC nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam 133 3.2.2.1. Quan điểm tiếp cận vấn đề nghèo đói và xoá đói, giảm nghèo 133 3.2.2.2. Quan điểm phát triển hệ thống ASXH 134 3.2.2.3. Quan điểm cần quán triệt trong sử dụng các công cụ tài chính công 135 3.3. Các giải pháp sử dụng công cụ tài chính công để giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc 136 3.3.1. Chính sách chi ngân sách 136 3.3.1.1. Về phân bổ chi ngân sách 136 3.3.1.2. Về cơ chế sử dụng nguồn vốn 137 3.3.1.3. Về cơ chế kiểm tra, giám sát chi ngân sách 138 3.3.1.4. Giải pháp đối với chương trình mục tiêu quốc gia 139 3.3.1.5. Giải pháp đối với nguồn vốn ODA 140 3.3.2. Chính sách bảo hiểm trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam 141 3.3.2.1. BHYT cho người nghèo 141 3.3.2.2. Trợ cấp hưu trí 143 3.3.2.3. Nguồn tài chính của Nhà nước 144 3.3.2.4. Cải thiện hệ thống bảo hiểm sản xuất và bảo trợ xã hội 145 3.3.3. Chính sách TDNN trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam 146 3.3.3.1. Về huy động nguồn vốn tín dụng 147 3.3.3.2. Về tăng trưởng dư nợ cho vay XĐGN 149 3.3.3.3. Về nâng cao chất lượng tín dụng đối với người nghèo 150 3.3.3.4. Về cơ chế cho vay TDNN 151 3.3.4. Các giải pháp khác 151 3.3.5. Giảm nghèo hướng tới đối tượng là trẻ em 153 3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp 154 3.4.1. Về hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật 154 3.4.1.1. Sửa đổi, bổ sung các văn bản đã ban hành 154 3.4.1.2. Ban hành các văn bản mới 155 3.4.2. Về nguồn lực tài chính 156 3 3.4.3. Về tổ chức thực hiện 157 KẾT LUẬN 159 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Luận án Trong hơn 20 năm qua, quá trình đổi mới đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc tăng thu nhập và giảm đói nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên người nghèo vẫn còn rất nhiều và giúp họ thoát nghèo là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là một trong những chính sách xã hội cơ bản của quốc gia hướng vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội để họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. XĐGN được ưu tiên hàng đầu trong hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Phát triển kinh tế phải đồng thời với XĐGN, nếu XĐGN không được giải quyết một cách vững chắc thì không một mục tiêu nào về phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, ổn định xã hội, bảo đảm quyền con người được thực hiện. Giảm nghèo là góp phần giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp dân cư, giảm nghèo chính là góp phần vào thúc đẩy quá trình hội nhập trong xu thế toàn cầu hoá; giảm nghèo còn góp phần giữ vững và phát huy bản sắc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Trên bước đường phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới, Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Trong việc thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo có nhiều công cụ chính sách khác nhau được sử dụng, trong đó công cụ tài chính công (TCC) được xem là công cụ tác động có hiệu quả nhất tới tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Những công trình đã nghiên cứu về xoá đói giảm nghèo không nhiều, tính từ năm 1993 đến nay có 13 luận án nghiên cứu và phạm vi, mức độ nghiên cứu cũng rất khác nhau. Một số công trình tiêu biểu, đó là: Luận án Tiến sĩ của TS. Trần Đình Đàn(2001), “Những giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xoá đói, giảm nghèo ở Hà Tĩnh”; Luận án Tiến sĩ của TS. Nguyễn Trung Tăng (2002), “Tín dụng cho người nghèo và các quỹ xoá đói, giảm nghèo”; Luận án Tiến sĩ của TS. Lê Văn Bình (2009), “Quản lý Nhà nước về xoá đói, giảm nghèo vùng Bắc 5 Trung Bộ và duyên hải trung Bộ trong giai đoạn hiện nay”; Luận án Tiến sĩ của TS. Nguyễn thị Hoa (2009), “Hoàn thiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam đến 2015" Các công trình trên đây, ở góc độ và mức độ khác nhau đã tiếp cận, nghiên cứu về các chính sách xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam; tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu cả về lý luận, thực tiễn, và đưa ra giải pháp cụ thể đối với việc sử dụng các công cụ tài chính mà cụ thể là các công cụ tài chính công đối với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc” để nghiên cứu, thực hiện luận án tiến sĩ kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Luận án tập trung vào khai thác 3 khía cạnh cơ bản sau đây - Trình bày lý luận cơ bản, tổng quan về công cụ tài chính công, làm sáng tỏ sự tồn tại tất yếu khách quan, vai trò của công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo. Tham khảo kinh nghiệm giảm nghèo của một số nước phát triển trên thế giới, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình sử dụng các công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam - Đánh giá thực trạng sử dụng công cụ tài chính công để giảm nghèo của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay; qua đó làm rõ những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế để làm căn cứ, cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp sử dụng công cụ tài chính công để giảm nghèo ở Việt Nam. - Đề xuất các quan điểm, mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, lộ trình giảm nghèo bằng việc sử dụng các công cụ tài chính công ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào công cụ tài chính công và việc sử dụng các công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới; từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện việc sử dung công cụ tài chính công nhằm muc tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trong thời gian tới. 6 Sử dụng các công cụ tài chính công (chính sách thuế, phí; đầu tư ngân sách; tín dụng ưu đãi; trợ cấp, trợ giá; ) là một nội dung quan trọng thể hiện vai trò to lớn và nhiều mặt của Nhà nước đối với quá trình giảm nghèo trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã có nhiều phân tích về nguyên nhân của thành công và không thành công xuất phát từ khía cạnh chủ quan cũng như khách quan. Chẳng hạn, sự thiếu đồng bộ trong tài trợ; sự đáp ứng không đầy đủ nguồn vốn; các hiện tượng tiêu cực; sự phối kết hợp giữa các ngành, các bộ phận chưa tốt; quản lý bất tài và yếu kém Luận án đi vào xem xét vấn đề theo một cách tiếp cận khác, đó là xem xét tác động trực tiếp của các công cụ tài chính đến quá trình giảm nghèo, các công cụ tài chính cũng chỉ là một phương tiện tác động nhằm đạt đến một mục tiêu cụ thể là mục tiêu giảm nghèo . Do đó, nó chỉ có nghĩa là tổng thể những phương thức và những yếu tố (khách quan và chủ quan) vận hành những phương thức này nhằm phát huy những tác động tích cực của tài chính đối với quá trình giảm nghèo. Xét đến cùng, những tác động của tài chính đối với quá trình giảm nghèo chính là hệ quả của những chức năng tài chính. Cơ chế tác động của tài chính phải xuất phát từ việc nhận thức những tác động khách quan vốn có của tài chính để hoạch định và triển khai những phương thức thích hợp nhằm đạt được hiệu quả tác động tối ưu. Mỗi một công cụ tài chính công có tác động nhất định đến giảm nghèo. Ví dụ như công cụ thuế, khác với những công cụ khác, chính sách thuế, phí là những công cụ chủ yếu trong chính sách thu của Nhà nước. Thông qua chính sách thu có phân biệt theo hướng ưu đãi cho những ngành nghề, sản phẩm nằm trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà nhằm tới 2 tác động: - Tạo một lực kéo bổ (cho lực tác động của thị trường) đối với việc phân bổ nguồn lực cho các ngành nghề sản xuất - kinh doanh nhằm kiến tạo một cơ câú kinh tế theo định hướng. Lực kéo này có thể tác động trực tiếp về phía cung bằng những ưu đãi cho nhà đầu tư và cũng có thể tác động gián tiếp thông qua những ưu đãi cho người tiêu dùng để tạo nên lực kéo của cầu. - Nâng đỡ khả năng tự tích luỹ của người nghèo. Do đó, cơ chế tác động của chính sách thuế, phí nói một cách khái quát là thông qua các quyết định về đối tượng chịu thuế, phí; về phạm vi đánh thuế, thu phí; các mức thuế suất (hoặc mức phí) phân biệt đối với từng đối tượng, quy định 7 miễn giảm và các ưu đãi khác nhằm tạo động lực thúc đẩy và định hướng quá trình chuyển dịch cơ cấu tính tế (CCKT) nhằm mục tiêu giảm nghèo. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án tác giả đi vào phân tích tác động trực tiếp của một số công cụ chủ yếu có thể định lượng tác động tới kết quả giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc, công cụ chi ngân sách, tín dụng nhà nước và Bảo hiểm cho người nghèo. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án đã áp dụng tổng hợp các phương pháp: Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, lịch sử, phát triển, so sánh, đối chiếu trong quá trình nghiên cứu. Các phương pháp này dựa trên nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 5. Những đóng góp của luận án - Trên phương diện lý luận: Hệ thống hoá, tổng quan những lý luận cơ bản về công cụ tài chính công và việc sử dung công cụ tài chính công dể giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc. Phân tích và đánh giá có căn cứ khoa học về thực trạng sử dung các công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. - Trên phương diện thực tiễn: Đề xuất những giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả các công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam thời gian tới. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, danh mục các bảng và đồ thị, Luận án gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về sử dụng công cụ tài chính công trong giảm nghèo và kinh nghiệm quốc tế. Chương 2: Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính công nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Chương 3: Các giải pháp sử dụng công cụ tài chính công thúc đẩy công cuộc giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc. 8 CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH CÔNG TRONG GIẢM NGHÈO VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1.1. Nghèo và vai trò của Nhà nước trong cuộc đấu tranh giảm nghèo 1.1.1. Nhận thức chung về nghèo Trên thế giới, vấn đề nghèo đói được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau với các nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Tại Hội nghị về chống đói nghèo do Uỷ ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9 năm 2003, các quốc gia trong khu vực đó thống nhất cho rằng: "Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương". Đây là khái niệm tương đối đầy đủ về nghèo đói. 1.1.1.1. Các khái niệm và thước đo về nghèo Có ba khía cạnh liên quan mật thiết với nhau để mô tả tình trạng sống của con người, bao gồm : nghèo ; bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tiêu dùng và trong các lĩnh vực khác ; tình trạng dễ bị tổn thương. Tập trung vào nghiên cứu nghèo, phần này của luận án chỉ đề cập tới sự liên quan giữa hai khía cạnh đầu. Khái niệm và thước đo nghèo: Nghèo bao gồm nhiều mặt, thay đổi tuỳ theo địa điểm, thời gian. Tuy nhiên, có những khái niệm chung dựa trên những thước đo về tình trạng nghèo khác nhau. Nghèo theo thước đo thu nhập: Một người được coi là nghèo khi mức tiêu dùng hay thu nhập của người đó thấp hơn ngưỡng tối thiểu thiết yếu để đáp ứng nhu cầu cơ bản, ngưỡng tối thiểu đó được gọi là “chuẩn nghèo”. Tuy nhiên, mức độ thiết yếu để thoả mãn nhu cầu cơ bản lại thay đổi theo thời gian và không gian. Vì vậy, chuẩn nghèo cũng thay đổi theo thời gian, địa điểm và mỗi nước sử dụng chuẩn nghèo riêng phù hợp với trình độ phát triển, các chuẩn mực và giá trị của xã hội mình. Vì vậy, có thể đưa ra hai khái niệm chung về nghèo dưới đây: Nghèo tuyệt đối : Đo lường số người có thu nhập dưới một ngưỡng nhất định hoặc một số hộ gia đình không có đủ tiền để chu cấp cho những hàng hoá và dịch vụ thiết yếu nhất định là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống (ăn, mặc, nhà ở thích hợp, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, chăm sóc y tế, giáo dục). 9 Chuẩn nghèo tuyệt đối của thế giới do Ngân hàng thế giới (WB) xác định là 1 USD và 2USD mỗi ngày mỗi người tính theo ngang giá sức mua (PPP) năm 1993. Ngưỡng 1USD/ngày/người thường được sử dụng cho các nước kém phát triển, chủ yếu là châu Phi; ngưỡng 2USD/ngày/người được dùng cho các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình như Đông Á, Mỹ Latinh 1 . Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương, ở một thời kỳ nhất định. Đo lường quy mô, theo đó một hộ gia đình được coi là nghèo nếu nguồn tài chính của họ thấp hơn một ngưỡng thu nhập được xác định là chuẩn nghèo của bình quân đầu người trong một nền kinh tế. Chẳng hạn, năm 2001, ở EU, những người được coi là nghèo khi có thu nhập ít hơn 60% mức thu nhập trung bình đầu người. Tuy nhiên, chuẩn nghèo tương đối theo cách đo như vậy trên thực tế phản ánh rất ít mức sống của con người do khi thu nhập đồng loạt tăng hoặc giảm thì tỷ lệ người nghèo vẫn không đổi mặc dù thu nhập của họ có thay đổi. Vì vậy, trong ngưỡng nghèo tương đối có pha trộn cả vấn đề phân phối thu nhập. Vì vậy trên thực tế, không có sự phân định rõ ràng giữa nghèo và giàu nên ngưỡng nguy cơ nghèo cũng hay được dùng thay cho ngưỡng nghèo tương đối. Chỉ số nghèo con người: Trong một vài thập kỷ gần đây đã xuất hiện cách tiếp cận rộng và nhiều hơn so với thước đo thu nhập đối với tình trạng nghèo của thế giới (1USD hay 2 USD mỗi ngày/người), trong đó bên cạnh chỉ tiêu thu nhập các chỉ tiêu xã hội cũng được tính đến - như cơ hội được đào tạo, mức sống, quyền tự quyết định, ổn định về luật, khả năng ảnh hưởng tới những quyết định chính trị; gần đây trong “Báo cáo phát triển thế giới 2004” WB còn đưa thêm bên cạnh các yếu tố quyết định khách quan cho sự nghèo là những yếu tố chủ quan như phẩm chất và lòng tự trọng. Chỉ số nghèo con người (Human Poverty Index - HPI) của Liên Hợp Quốc (UN) là một chỉ tiêu đo lường mức sống của một thước đo UN xây dựng, ngoài nhân tố thu nhập còn đưa thêm các nhân tố về mù chữ, suy dinh dưỡng của trẻ em, chết sớm, dịch vụ y tế nghèo nàn, thiếu khả năng tiếp cận với nước sạch. Đối với các nước phát triển, UN cho rằng HPI phản ánh tốt hơn so với chỉ số phát triển con người (HDI) về mức độ nghèo cùng cực. các công thức tính HPI như sau 2 : 1 Nguồn tài liệu : báo cáo World Bank 1995 2 Nguồn : Tài Liệu Xuất bản Liên Hợp Quốc 10 [...]... thời là công cụ tài chính hữu hiệu của nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị và xã hội 1.2.2 Vai trò, tác động của công cụ tài chính công với giảm nghèo 1.2.2.1 Vai trò của chi NSNN đối với mục tiêu giảm nghèo Chi NSNN là công cụ tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô như sản lượng, việc làm và sự ổn định của nền kinh tế Thông qua quyết định chi NSNN và cơ cấu... yếu trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế xã hội nhằm đạt tới các mục tiêu kinh tế đã định của kinh tế vĩ mô cũng như khuyến khích kinh tế vi mô phát triển thông qua việc huy động nguồn lực tài chính và phân bổ nguồn lực tài chính qua các bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính công (ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước, Quỹ công ngoài ngân sách nhà nước ) Tài chính công được hình thành và sử dụng. .. nguồn lực) trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến hàng hoá công cộng; trong giải quyết các tác động ngoại lai; giải quyết các vấn đề công bằng xã hội trong phân phối thu nhập cũng như điều chỉnh các bất ổn của kinh tế vĩ mô Sử dụng các công cụ tài chính công chính là phương tiện đảm bảo sự tồn tại hoạt động và phát huy vai trò của bộ máy nhà nước Vì tài chính công chính là công cụ đóng vai... đề xã hội, vai trò của tài chính công được thể hiện chủ yếu qua chi tiêu công như đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội ở vùng còn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tài trợ cho việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ tài chính cho giải quyết việc làm theo nội dung cơ chế hoạt động của tài chính công bao gồm Ngân sách nhà nước, tín dụng Nhà nước và các quỹ Tài chính công ngoài ngân sách 1.2.1.1... quàn lý nhà nước về kinh tế 17 - Thứ hai, Bằng quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh tế của mình Nhà nước phải giải quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phố biến, thường xuyên và cơ bản trong nền kinh tế quốc dân Trong quá trình hoạt động kinh tế, con người có mối quan hệ với nhau Lợi ích kinh tế là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ đó Mọi thứ mà con người phấn đấu đều liên quan đến lợi ích của mình Trong. .. thực tế chỉ ra rằng cơ chế thị trường bản thân nó không thể đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững Chính vì lý do này mà mô hình kinh tế hỗn hợp đang ngày càng chiếm ưu thế, ở đó vai trò điều tiết của Nhà nước ngày càng được khẳng định Thực hiện vai trò điều tiết kinh tế, Nhà nước thường sử dụng các công cụ tài chính vốn có như: thuế, phí, chi NSNN ngoài ra Nhà nước còn sử dụng công cụ tín dụng và coi... chức kinh tế - xã hội và các tầng lớp dân cư Về mục tiêu sử dụng: Các quỹ TCC ngoài NSNN được sử dụng nhằm giải quyết những biến động bất thường không dự báo trước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, không có trong dự toán NSNN nhưng nhà nước phải có trách nhiệm xử lý Về cơ chế hoạt động: So với NSNN, cơ chế huy động và sử dụng các quỹ này tương đối linh hoạt hơn Phần lớn việc huy động và sử dụng. .. cần thiết khách quan của nhà nước trong công cuộc chống giảm nghèo phải nói đến trước hết vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, ở đó thị trường quyết định về sản xuất và phân phối Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế, mà trong đó, cá nhân người tiêu dùng và các nhà sản xuất -kinh doanh tác động lẫn nhau thông... này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, là cơ sở của việc tìm kiếm các giải pháp giảm nghèo (GN) ở nước ta và xây dựng một hệ thống giải pháp tài chính công nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo Xuất phát từ chỗ thu nhập là cơ sở kinh tế quyết định mức sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình, do đó việc lựa chọn chuẩn nghèo được căn cứ vào mức thu nhập của mỗi cá... chuyển biến chiến lược nhờ ở nguồn lực tài chính to lớn của ngân sách nhà nước so với các chủ thể khác 1.2.2.2 Vai trò của tín dụng nhà nước với mục tiêu giảm nghèo - Tín dụng nhà nước (TDNN) là một công cụ sắc bén trong việc lành mạnh hóa nền tài chính - tiền tệ quốc gia: Đối với lĩnh vực tài chính, tín dụng nhà nước có tác dụng tích cực trong việc tạo dựng và phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả cho . hiện xu hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quá trình hoạt động kinh tế trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối. Trong cuộc đấu tranh trên mặt trận kinh tế, Nhà nước. hay hộ gia đình. Thước đo này quan tâm đến phân phối thu nhập mà từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong thời gian nhất định, không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập hay môi trường. triển thế giới 2 004 WB còn đưa thêm bên cạnh các yếu tố quyết định khách quan cho sự nghèo là những yếu tố chủ quan như phẩm chất và lòng tự trọng. Chỉ số nghèo con người (Human Poverty Index

Ngày đăng: 05/05/2015, 06:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH CÔNG TRONG GIẢM NGHÈO VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

  • CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH CÔNG NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY

  • CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH CÔNG THÚC ĐẨY CÔNG CUỘC GIẢM NGHÈO Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan