SKKNNGHE

31 156 0
SKKNNGHE

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐỀ TÀI CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA ,KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC,KIỂM TRA GIỜ DẠY TRÊN LỚP VÀ KIỂM TRA KHÁC VỀ CHUYÊN MÔN A.PHẦN MỞ ĐẦU I/ ĐẶT VẤN ĐỀ : + Quản lý giáo dục( nói riêng, quản lý trường học)là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý( hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lệ trạng thái mới về chất". Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang định nghĩa quản lý giáo dục như trên. Chúng ta khẳng định một lần nữa, dạy học- giáo dục là hoạt động trung tâm của nhà trường. mọi hoạt động đa dạng và phức tạp trong nhà trường đều hướng vào tiêu điểm này. Vì vậy, quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình dạy học- giáo dục. Quá trình quản lý có tính chu kỳ. Chu trình quản lý nhà trường nói chung, chu trình quản lý dạy học- giáo dục và quản lý thanh tra, kiểm tra là sự kết hợp các chức năng quản lý theo một trật tự thời gian xác định trong năm học, diễn ra trong suốt quá trình quản lý. Chu trình quản lý đó là: Tiền kế hoạch > Kế hoạch > Tổ chức > Chỉ đạo > Kiểm tra đánh giá, điều chỉnh +Các cấp quản lý giáo dục quan tâm trước tiên đến việc xây dựng kế hoạch toàn diện và kế hoạch cho từng mặt hoạt động. Nếu xem nhẹ các chức năng khác, quan tâm không đầy đủ, chưa đúng mức chức năng, mục đích, chất lượng, hiệu quả kiểm tra thanh tra thì không thể xây dựng và tái lập kế hoạch hoàn chỉnh được. Quản lý thì phải kiểm tra ,thanh tra, không có kiểm tra, thanh tra thì không thể quản lý. Do đó, kiểm tra thanh tra các mặt, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên là một vấn đề phương pháp luận của khoa học giáo dục. + Trong quản lý nhà trường, hiệu trưởng cần hiểu rõ vai trò của giờ lên lớp. giờ học là yếu tố quan trọng cơ bản có tính chất Quyết định kết quả giáo dục, đào tạo của nhà trường. Bởi lẽ giờ học mang tính bắt buộc đối với học sinh, giờ học chiếm phần lớn thời gian của quá trình đào tạo. Hoạt động dạy học chủ yếu bằng hình thức dạy học trên lớp với những giờ lên lớp và hệ thống bài học, giờ lên lớp 2 của giáo viên phản ánh toàn bộ nhân cách thầy, cô giáo, hay thể hiện những gì họ tích luỹ được, đã rèn luyện, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm của các thầy cô. Giờ dạy trên lớp thể hiện khả năng và nghệ thuật của thầy cô giáo trong việc sử dụng nhân cách của mình tác động vào quá trình dạy và học nhằm chuyển hoá tinh hoa văn hoá, tri thức của nhân loại thành vốn riêng của các em. Do tầm quan trọng của giờ lên lớp nên Hiệu trưởng và giáo viên đều tập trung sự quan tâm, nổ lực của mình vào giờ lên lớp. Trực tiếp quyết định kết quả giờ lên lớp là giáo viên, vai trò của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là gián tiếp. Là nhà quản lý, Hiệu trưởng , Phó hiệu trưởng một mặt có những biện pháp tạo khả năng, điều kịên cho giáo viên lên lớp có hiệu quả. Mặt khác, Hiệu trưởng và những người giúp việc phải có biện pháp tối ưu sử dụng hữu hiệu các chức năng quản lý tác động càng trực tiếp càng tốt đến giờ lên lớp của giáo viên. Đó là tư tưởng chỉ đạo hành động quản lý giờ lên lớp của giáo viên đối với nhà quản lý. + Kiểm tra nội bộ trường học ,thanh tra giáo dục là hình thức ,phương tiện thể hiện sự thống nhất giữa quản lý và hành chính Nhà nước và quản lý chuyên môn. Kiểm tra,thanh tra giúp thực hiện tốt phương pháp quản lý theo mục tiêu ,một phương pháp quản lý chủ động tiên tiến .Một trong những hình thức tổ chức kiểm tra quan trọng nhất trong nhà trường là tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên ,bởi nó tác động trực tiếp vào quá trình sư phạm .Tổ chức kiểm tra là hoạt động quản lý, nhưng kiểm tra là hoạt động giáo dục. Do đó việc kiểm tra giờ dạy trên lớp quan trọng ở chỗ nó tiếp tục quá trình đào tạo , bồi dưỡng trình độ sư phạm cho giáo viên ,phát triển chất lượng đội ngũ, chất lượng giảng dạy và học tập, giúp đánh giá trình độ sư phạm của giáo viên.Quan trọng hơn cả, kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên giúp Hiệu trưởng xem xét nghiêm túc cấu trúc của hệ thống, tổ chức quản lý của nhà trường, và nói riêng là tổ chức quản lý hệ thống kiểm tra giờ lên lớp. Trên cơ sở đó Hiệu trưởng điều chỉnh tổ chức quản lý, tổ chức kiểm tra. + Thế kỷ 21 đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các yêu cầu cụ thể khác. Trình độ giáo viên đến đâu thì trình độ hệ thống giáo dục đào tạo của nhà trường đến đó. Theo quan điểm hệ thống cấu trúc, nếu xác lập hoạt động quản lý của nhà trường như một hệ thống thì xây dựng đội ngũ là hệ thống trội trong tất cả hệ thống nhỏ tạo thành hệ quản lý trường học. Như vậy kiểm tra trường học, kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên tạo cơ sở thực tiễn, điều kiện khách quan để Hiệu trưởng xác lập các giải pháp, xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực + Tại trường THCS Quế Phú trong các năm học trước đây còn một số tồn tại trong công tác kiểm tra, tổ chức quản lý kiểm tra giờ lên lớp như: Kiểm tra mang tính thời vụ, kế hoạch kiểm tra còn chung chung chưa quan tâm đúng mức các khâu trong qui trình tổ chức kiểm tra,Thủ tục thanh tra , kiểm tra và công tác 3 thực hiện hồ sơ lưu trữ chưa được quan tâm đúng mức Do đó, việc tìm hiểu soi rọi thực tiễn bằng lý luận đề tài này rất có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Ở nhà trường, công tác thanh tra nội bộ,việc tổ chức kiểm tra giờ lên lớp,kiểm tra khác trong lĩnh vực chuyên môn bản thân tôi còn rất nhiều trăn trở. Trong thời gian làm công tác quản lý và được phân công phụ trách công tác thanh tra nội bộ trường học , tôi đã và đang vận dụng " Một số vấn đề về lý luận thanh tra giáo dục và kiểm tra nội bộ trường học." trên cơ sở đó đổi mới một cách cơ bản công tác kế hoạch , tổ chức và thực hiện công tác thanh tra nội bộ và kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, kiểm tra khác vào thực tiễn nhà trường THCS Quế Phú hiện nay. Để có một quy trình thanh tra , kiểm tra nói chung và kiểm tra giờ lên lớp nói riêng thật tốt, người Hiệu trưởng phải có một tầm nhìn rộng, am hiểu nhiều khía cạnh khác nhau, có những bước đi, kế sách chiến lược, thật sư coi trọng công tác tổ chức kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên. Vì vậy, chọn đề tài này tôi đi sâu, hiểu thêm nhiều vấn đề lý luận. Trong đó có lý luận kiểm tra, thanh tra. Bản thân có thể tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm qua nghiên cứu thực tiễn, góp phần thực hiện có chất lượng, hiệu quả chức năng thanh tra kiểm tra trường học và tổ chức kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên ở trường THCS Quế Phú . II/CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1/ Các khái niệm: • Kiểm tra: " Kiểm tra quản lý trường học là phương thức thu nhận thông tin về tình hình chất lượng, về nội dung, về tổ chức cá hoạt động giáo dục. Đó là một hệ thống những quan sát so sách xem lao động sư phạm thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn, quy tắc Đã dự kiến trước hay không. Đó là sự vạch rõ kết quả tác động của chủ thể đến khách thể, vạch rõ những lệch lạc đã phạm phải so với các yêu cầu sư phạm và nguyên tắc tổ chức". • Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên: Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên là quan sát và kiểm nghiệm sự phù hợp của quá trình hoạt động sư phạm của thầy cô giáo với các quyết định quản lý đã được lựa chọn: Quy chế chuyên môn phân phối chương trình, nội dung, kế hoạch, các chuẩn, các quy tắc Xác định kết quả tác động của chủ thể với khách thể, xác định những sai lệch, xác đinh mức độ sai lệch, tìm ra nguyên nhân giúp các thầy cô giáo điều chỉnh uốn nén quá trình sư phạm, nâng cao khả năng và nghệ thuật sử dụng nhân cách của mình trong quá trình lao động sư phạm. Đồng thời giúp các nhà quản lý, quyết định , lựa chọn biện pháp điều chỉnh tổ chức kiểm tra, loại trừ các trở ngại trên con đường hoạt động của hệ thống và hệ thống kiểm tra. 4 2/ Chức năng kiểm tra : + Chức năng thông tin: Thu thập thông tin là chức năng quan trọng của hoạt động kiểm tra, giúp nhà quản lý nắm bắt chính xác kịp thời thực trạng của đối tượng quản lý, môi trường của cơ quan quản lý, thông qua quan sát đối tượng quản lý và môi trương của lực lượng kiểm tra .Đồng thời thông tin xuôi có ý nghĩa hướng dẫn hoạt động của đối tượng quản lý nên cần phải truyền đạt đầy đủ các chuẩn mực của kiểm tra, các sáng kiến, kinh nghiệm đến đối tượng quản lý trước khi thực hiện. Xữ lý đúng đắn các thông tin, chỉ có kiểm tra mới có được thông tin đáng tin cậy giúp nhà quản lý điều chỉnh,tác động kịp thời vào tổ chức ,hệ thống kiểm tra. + Chức năng đánh giá: Đánh giá được, thể hiện ở việc xác lập chuẩn và phương pháp đo thành tích, đo lường thành tích và xác định sự phù hợp của thành tích với chuẩn. Việc đánh giá dựa trên các cở sở chuẩn mực như: Đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, nội dung, phân phối chương trình, quy chế và chuẩn cho đối tượng đó. Đánh giá nhằm đưa đến hành vi điều chỉnh của cơ quan quản lý, vừa phản ánh đối tượng, vừa cung cấp phương tiện cho cơ quan quản lý kiểm tra thực hiện chức năng điều chỉnh. + Chức năng phát triển: Giúp tra giúp tiếp tục quá trình đào tạo, phát triển chất lượng, chuyển dần sang tự kiểm tra. + Chức năng điều chỉnh: Hoạt động kiểm tra nhất thiết, đưa đến hành vi điều chỉnh, không điều chỉnh thì thanh tra kiểm tra không có ý nghĩa gì cả. Kết quả và hiệu quả điều chỉnh là kết quả, hiệu quả kiểm tra. + Điều chỉnh nhằm đảm bảo đạt mục tiêu đã định, làm hệ thống và tổ chức hoạt động bình thường. Điều chỉnh nhằm cải tiến quá trình chuyên môn. Tiếp tục đào tạo nghiệp vụ sư phạm, cải tiến quá trình quản lý, tạo ra bước nhảy vọt về qui mô, phạm vi chất lượng Đồng thời điều chỉnh tạo tiền đề cho sự chuyển biến kiểm tra bên ngoài và kiểm tra bên trong, kiểm tra thành tự kiểm tra. 5 3/Tiếp cận bài học : - Ổn định lớp - Kiểm tra kiến thức cũ - Giảng dạy bài mới - Củng cố - Hướng dẫn học tập ở nhà - MT: Mục tiêu bài học - ND: Nội dung bài học - PP : Phương pháp - KQ : Kết quả -Bài học là một hệ thống gồm nhiều thành phần quan hệ với nhau (Mục tiêu,nội dung , kiểm tra , tổ chức , quản lý,thời gian , phương pháp GV , HS + Tiếp cận tuyến tính là kiểu tiếp cận theo thời gian, so với sự phát triển của lý luận dạy học và yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay thì kiểu tiếp cận này đã lạc hậu. Bởi người dạy bị ràng buộc, dễ tạo ra sự rập khuôn làm giảm đi sự tự do sư phạm. Do đó, khi vận dụng người kiểm tra cần mềm mỏng, linh hoạt. + Tiếp cận thành phầm là phương thức để xây dựng chuẩn, đánh giá tiết dạy, làm cơ sở ở phân tích sư phạm tiết dạy. Tuy nhiên xem các thành phần như: Mục đích, nội dung, phương pháp Độc lập với nhau, chúng ta đã vi phạm nguyên lý hệ thống. Điểm đáng lưu ý hiện nay, ta đánh giá tiết dạy theo quan điểm tiếp cận thành phần, nhưng hoạt động giảng dạy của giáo viên theoquan điểm tiếp cận tuyến tính. + Tiếp cận hệ thống: Quan điểm tiếp cận hệ thống người ta coi bài học như một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều thành phần có quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó khi dự giờ và kiểm tra giờ dạy, ta phải xem xét một cách tổng thể cả hệ thống và cấu trúc của hệ thống, cần quan tâm hơn đến hoc sinh. TIẾP CẬN BÀI HỌC TIẾP CẬN TUYẾN TÍNH TIẾP CẬN HỆ THỐNG TIẾP CẬN THÀNH PHẦN 6 + Tóm lại: Trong thanh tra, kiểm tra giáo dục, thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo, cần có quan điểm tiếp cận sự phạm vì khó nhất là vấn đề dạy học, kiểm tra dạy học. 4/ Hai kiểu tiếp cận kiểm tra: QL KT KT KT CẤP TRÊN QL KT XD ĐV XD ĐV Tự quản tự K tra QL&KT TQĐV Đơn vị Tự Tự QL KT TIẾP CẬN CỔ ĐIỂN TIẾP CẬN ĐIỀU KHIỂN HỌC phân chia công việc thành từng công đoạn Giao trách nhiệm cho cá nhân hoặc bộ phận Phát hiện sai Tìm công đoạn sai qui trách Tìm người chịu trách nhiệm sai Điều chỉnh người chịu trách nhiệm sai 7 + Tiếp cận kiểm tra điều khiển học làm thay đổi mục đích kiểm tra, thanh tra từ đánh giá sang xây dựng, tạo cơ chế chuyển hoá từ kiểm tra ngoài vào tự kiểm tra. Đối với giờ lên lớp không thể kiểm tra việc thực hiện. Nhà quản lý dự giờ để kiểm tra mình, kiểm tra việc tổ chức quá trình sư phạm, dự giờ để đánh giá sư phạm không thể đánh giá chất lượng giờ dạy. Tóm lại, dự giờ kiểm tra để phân tích sư phạm tiết dạy, cải tiến công tác quản lý. + Cơ chế kiểm tra phải phù hợp với cơ chế quản lý: - Cơ chế kiểm tra trực tiếp: Vi phạm nguyên tắc phù hợp cơ chế bởi vì nó vô hiệu hoá cấp giữa, cấp giữa vô trách nhiệm, không chuyển hoá vào tự kiểm tra, tốn kém do lực lượng kiểm tra đông, chiếm dụng tài nguyên, chất lượng đội ngũ kiểm tra thấp. - Cơ chế kiểm tra gián tiếp: Đúng nguyên tắc phù hợp cơ chế, tăng nguồn lực cấp giữa, tăng trách nhiệm cấp giữa, chuyên hoá vào tự kiểm tra, tiết kiệm do chất lượng cao, ít tốn kém, lực lượng kiểm tra ít đi. 5/ Quy trình tổ chức kiểm tra : 5.1 Quy trình tổ chức kiểm tra giờ lên lớp: a) Bước1: Xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy: + Chuẩn là công cụ để người kiểm tra giờ dạy kiểm tra việc tổ chức quá trình sư phạm, đánh giá quá trình sư phạm vứa có ý nghĩa hướng dẫn giáo viên hành động theo mục tiêu chiến lược dạy học- giáo dục. Chuẩn đảm bảo tính thống nhất quản lý và đặc thù của đơn vị. + Cấu tạo của chuẩn đánh giá tiết dạy gồm: Mục đích, nội dung phương pháp, kết quả( tiếp thu của hoc sinh hay phong thái của thầy) có 4 nhóm chính, trong mỗi nhóm gồm nhiều tiêu chí con. Mỗi tiêu chí hoặc nhóm tiêu chí được lượng hoá bằng điểm hay loại. + Muốn giáo viên chấp nhận chuẩn đánh giá tiết dạy thì việc xậy dựng chuẩn phải thực hiện đúng quy trình: Dự thảo, thảo luận, điều chỉnh, giải thích và ra Quyết định ban hành. Điều đáng lưu ý, chuẩn phải được hầu hết giáo viên chấp nhận và được giữ nguyên trong suốt chu trình quản lý. + Chuẩn là mô hình đối tượng, cần tránh đồng nhất đối tượng với mô hình vì đối tượng thì đa dạng, chuẩn đơn giản. Do đó chuẩn mang tính chủ quan. b) Bước 2: Xây dựng lực lượng kiểm tra giờ dạy trên lớp. + Cơ chế trực tiếp kiểu tiếp cận cổ điển, không có khả năng tạo ra tiền đề cho việc chuyển hoá từ kiểm tra ngoài sang tự kiểm tra của đối tượng. Trong điều kiện trình độ cán bộ quản lý và chuyên môn cấp dưới còn hạn chế thì nên sử dụng cơ chế kiểm tra trực tiếp, cần lưu ý bồi dưỡng năng lực của cán bộ và giáo viên, để tạo tiền đề chuyển dần sang cơ chế kiểm tra gián tiếp. +Cơ chế kiểm tra gián tiếp có khả năng chuyển sang cơ chế điều khiển học. Đồng thời tạo tiền đề chuyển hoá từ kiểm tra ngoài vào tự kiểm tra, nên Hiệu trưởng phải lựa chọn và định hướng vào cơ chế kiểm tra gián tiếp. 8 + Có ba tuyển kiểm tra: trường, tổ chuyên môn( nhóm), giáo viên. Trong đó tuyến tổ( nhóm) là quan trọng và được quan tâm nhiều nhất vì quá trình quản lý, kiểm tra, quá trình sư phạm xảy ra ở tuyến này và ở trên lớp. +Phân công, phân cấp trong kiểm tra giờ lên lớp phải hợp lý với quản lý nhà trường. Hiệu trưởng cần đảm bảo tư cách pháp nhân cho lực lượng kiểm tra.Việc cử lực lượng kiểm tra dự giờ cần tránh lấy người không biết kiểm tra người biết, người có uy tín và nghiệp vụ sư phạm chưa cao kiểm tra người có nghiệp vụ sư phạm cao. Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, người kiểm tra phải có trình độ hiểu biết chuyên môn. Nghiệp vụ quản lý sâu rộng đủ để có thể lắng nghe một cách tích cực các ý kiến của người khác. c) Bước 3: Xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ lên lớp: +Kế hoạch thanh tra nội bộ , kiểm tra giờ lên lớp, và kế hoạch tổ chức kiểm tra khác phải được xây dựng cùng với việc xây dựng kế hoạch năm học. cần xác định rõ nhiệm vụ , chỉ tiêu của việc thanh tra nội bộ , kiểm tra giờ lên lớp của năm học đó. đối với trường THCS Quế Phú Lịch kiểm tra trong kế hoạch được rãi ra từ đầu năm đến cuối năm, tuỳ theo đặt điểm của từng giai đoạn mà bố trí nội dung hình thức thích hợp. Đánh giá chung việc thực hiện vào cuối năm , kết hợp với tổng kết thi đua. +Kế hoạch thanh tra nội bộ , kiểm tra giờ lên lớp, kiểm tra khác phải thâu tóm kế hoạch bồi dưỡng vì mục đích kiểm tra giờ lên lớp là chuyển từ đánh giá sang xây dựng, ngoài các chức năng khác , chức năng phát triển của thanh tra nội bộ , kiểm tra giờ lên lớp , kiểm tra khác hướng vào mục tiêu thanh toán giáo viên dạy chưa đạt yêu cầu , tạo điều kiện hữu hiệu để giáo viên mới ra nghề học tập , nâng cao nghiệp vụ sư phạm của giáo viên khá giỏi. Do đó trong kế hoạch HKI, HKII , cả năm phải được cơ cấu hợp lý số lượng tiết dự giờ : kiểm tra đánh giá , kiểm tra nâng bậc ,kiểm tra xây dựng , kiểm tra chuyên đề , kiểm tra đột xuất , hướng vào mục tiêu dạy học và giáo dục gắn với thực tế của nhà trường. + Chế độ sinh hoạt của kiểm tra, phải phối hợp kiểm tra toàn diện với kiểm tra chuyên đề , kiểm tra đánh giá với kiểm tra xây dựng. Theo nguyên lý nghịch đảo nếu tăng số lượng và tập trung lực lượng quá ngưỡng thì dẫn đến giảm chất lượng và hiệu quả kiểm tra.Bỡi vậy , trong cơ chế xây dựng kế hoạch , việc huy động lực lượng cần lưu ý thời gian , thời điểm ,số lượng để huy động một phần lực lượng , toàn bộ lực lượng hay lựa chọn chuyên gia , nhằm tránh làm rối loạn hoạt động sư phạm bình thường trên lớp và làm rối loạn thời khoá biểu. d)Bước 4: Thực hiện dự giờ : d 1 . Chuẩn bị : + Xác định và phổ biến nhiệm vụ cụ thể đối với lực lượng kiểm tra. + Phân công nhiệm vụ. +Xem hồ sơ kiểm tra giờ dạy trên lớp trước đó, nội dung chương trình , nội dung tiết dạy,kế hoạch , thủ tục , chuẩn đánh giá 9 +Cần lưu ý nghiên cứu chu đáo hồ sơ mới đánh giá được chính xác quá trình sư phạm , nếu chỉ căn cứ vào dự giờ chỉ đánh giá được thực trạng mà thôi. + Thống nhất phương pháp kiểm tra giờ lên lớp. + Chuẩn bị mẫu thu tập thông tin + Thông báo cho giáo viên về thời gian, nội dung và các yêu cầu cần chuẩn bị đối với họ. d 2 .Thực hiện kiểm tra giờ dạy trên lớp : + Người kiểm tra phải độc lập trong việc thu tập và phân tích thông tin.đồng thời , cần tham khảo ý kiến của giáo viên và đồng nghiệp.Thực hiện kiểm tra theo kế hoạch và thủ tục đã định, ghi chép đầy đủ thông tin tiết dạyvào mẫu chuẩn bị sẵn . Chú ý quan hệ nhân cách , văn hoá giao tiếp của người dạy. d 3 . Phân tích sư phạm giờ dạy : + Phân tích sư phạm tiết dạy là quan trọng nhất nó phản ánh kết quả xữ lý sau kiểm tra giờ dạy. phân tích một cách sâu sắc có trách nhiệm thông tin kiểm tra giờ dạy để phân tích đối tượng kiểm tra về nghiệp vụ sư phạm , phân tích tổ chức quản lý .Hiệu chỉnh cả thủ tục , chính sách, và kế hoạch. + Phân tích sư phạm tiết dạy theo trình tự sau: - Người dạy trình bày mục tiêu bài giảng, nội dung trọng tâm, phương pháp đặc trưng, ý đồ sư phạm, các kỹ năng vận dụng, nhà quản lý tạo điều kiện đề mọi thành viên tham gia , phân tích sư phạm theo thứ tự ưu tiên xác định , nhà quản lý phân tích thông tin sau cùng. - Trao đổi ý kiến phân tích để thống nhất đánh giá , thống nhất kiến nghị, kết luận và các vấn đề cần điều chỉnh, theo hai yêu cầu phân tích sư phạm tiết dạy và phân tích hề thống tổ chức quản lý. - Công bố nhận xét , đánh giá , xếp loại, kiến nghị điều chỉnh, bài học sư phạm được rút ra, kiến nghị liên quan, điều kiện làm việc của giáo viên. hoàn tất hồ sơ biên bản , báo cáo cấp trên. e) Tổng hợp điều chỉnh: + Xử lý, tổng hợp trên cơ sở phân tích so sánh ở nhiều cấp độ và góc độ khác nhau để qua tổng hợp , xữ lý , các thông tin đầy đủ chính xác và trọn vẹn về tiết dạy, về hoạt động tổ chức và kiểm tra. +Điều chỉnh sau kiểm tra giờ lên lớp là việc làm quan trọng. Bỡi lẽ hiệu quả và chất lượng điều chỉnh là hiệu quả và chất lượng của kiểm tra, điều chỉnh tổ chức quản lý cho phù hợp với tổ chức kiểm tra. Cải tiến quá trình quản lý và chuyên môn, nâng cao trình độ năng lực của giáo viên , điều chỉnh , cải tiến hệ thống kiểm tra. + So sánh kết quả kiểm tra với kế hoạch, thủ tục, độ chính xác của chuẩn nhằm cải tiến , hoàn thiện hệ thống kiểm tra. 5.2Qui trình kiểm tra khác : thực hiện theo các công văn hướng dẫn 5.3 Qui trình kiểm tra HSSS : 10 + Xây dựng chuẩn kiểm tra + Xây dựng biểu mẫu : biên bản kiểm tra cá nhân, biên bản tổng kết cấp tổ( có phụ lục kèm theo) +Thu nhận HSSS + Tổ trưởng và tổ phó kiểm tra. + Phó hiệu trưởng ký khoá và kiểm tra công tác tổ chức kiểm tra của cấp dưới và kiểm tra đối tượng cần quan tâm. +Đọc biên bản và tổng hợp các tồn tại và kiến nghị. +Ra quyết định điều chỉnh +Thông báo kết quả kiểm tra và quyết định điều chỉnh. +Tổng kết rút kinh nghiệm II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN : + Trường THCS Quế Phú là đơn vị có qui mô trường lớp lớn nhất huyện , hầu hết giáo viên có tay nghề khá, giỏi. Công tác tổ chức trong lĩnh vực chuyên môn có 7 tổ , có đủ giáo viên dạy đủ các môn học , bình quân mỗi tổ có từ 7 đến 8 giáo viên . Do đó việc tổ chức các hoạt động chuyên môn của tổ, nhóm rất thuận lợi về nội lực con người và đặt trưng bộ môn . + Công tác tổ chức , và cơ cấu tổ chức , phân công phân nhiệm hợp lý đến tận nhóm , tổ chuyên môn sẽ tạo điều kiện nâng cao và thúc đẩy vai trò ,chức năng , nhiệm vụ của các tổ , nhóm chuyên môn đặc biệt vai trò của tổ trưởng , tổ phó. Đồng thời tăng cường chức năng phối hợp của các tổ nhóm chuyên môn. + Kế hoạch hoá mọi hoạt động nhà trường trong đó có kế hoạch thanh tra nội bộ , kiểm tra giờ dạy trên lớp, kiểm tra khác được quan tâm sâu sắc sẽ là phương tiện và công cụ để quản lý theo mục tiêu. Tuy nhiên , từ năm học 2006-2007 trở về trước công tác thanh tra,kiểm tra giờ lên lớp , kiểm tra khác tồn tại một số vấn đề sau đây: -Vịệc sử dụng lực lượng kiểm tra tại trường có tính thời vụ , cao trào ở chỗ nó chỉ diễn ra đồng loạt trong một hoặc hai tuần nhất định, trong thời gian đó hoạt động dự giờ theo lịch dự giờ ,hoạt động dự giờ theo kế hoạch thanh tra , dự giờ đột xuất, khảo sát giáo viên, kiểm tra hồ sơ sổ sách làm rối loạn hoạt động dạy học bình thường của nhà trường,làm giảm chất lượng , hiệu quả dạy và học , do lúc này lực lượng dự giờ và người dạy đông như ngày hội, hoạt động dự giờ , kiểm tra các loại hoặc thanh tra giáo viên theo quyết định của hiệu trưởng chỉ dựa vào tổ chuyên môn , không có kiểm tra hoặc không đủ thời lượng và nhân sự để kiểm tra hệ thống quản lý tổ chức kiểm tra vì khối lượng công việc rất lớn trong cùng một thời điểm hoặc cùng tham gia của lãnh đạo trường gây ra hiện tượng kiểm tra , phê ký “Cởi ngựa xem hoa”.Cơ chế này không phải là kiểm tra gián tiếp mà là sự khoán trắng cho cấp dưới hoàn thành chỉ tiêu , không thực hiện được sự kiểm tra hệ thống quản lý tổ chức kiểm tra.

Ngày đăng: 04/05/2015, 17:00

Mục lục

  • CHU KỲ : 2007 - 2010

  • HỌC KỲ : I - NĂM HỌC : 2008 - 2009

    • TH

    • G. CHÚ

      • AT

      • GT

      • HỌC KỲ : II - NĂM HỌC : 2008 - 2009

        • TH

        • G. CHÚ

Tài liệu cùng người dùng