BÀI ĐIỀU KIỆN Chuyên đề QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO TRƯỜNG HỌC

11 505 1
BÀI ĐIỀU KIỆN Chuyên đề QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO TRƯỜNG HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI @&? BÀI ĐIỀU KIỆN Chuyên đề: QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO TRƯỜNG HỌC Giảng viên : PGS.TS. Bùi Minh Hiền Học viên: Lớp cao học K23 - QLGD2. Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2014 ĐỀ BÀI: Sử dụng 4 bước đầu trong quy trình lập kế hoạch để phân tích bối cảnh, nhận diện vấn đề cho một bản kế hoạch mà anh (chị) cho là ưu tiên trong công tác quản lí nhà trường năm học 2014-2015. BÀI LÀM Lập kế hoạch trong nhà trường là quá trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, trình tự, thời gian tiến hành các công việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực để triển khai các hoạt động của nhà trường một cách chủ động nhằm đạt được kết quả tối ưu nhất mục đích giáo dục của nhà trường đã đề ra. Việc lập kế hoạch có vai trò hết sức quan trọng vì nó giúp cho cán bộ quản lý nhà trường ứng phó và thích ứng một cách chủ động với thay đổi, sự biến động của môi trường, chủ động chuẩn bị cho sự thay đổi diễn ra theo hướng phát triển. Việc lập kế hoạch cho phép các nhà quản lý tìm ra được phương thức tối ưu để đạt được mục tiêu đồng thời đạt được sự phối hợp và nỗ lực hành động của các cá nhân, các bộ phận, các tổ chuyên môn, các đoàn thể, học sinh trong nhà trường nhằm thực hiện các hoạt động chung của nhà trường. Lập kế hoạch cho phép nhà quản lý tập trung vào các mục tiêu đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra đánh giá. Lập một bản kế hoạch gồm các bước sau : Bước 1: Phân tích bối cảnh và nhận diện các vấn đề; Bước 2: Xác định các liên đới; Bước 3: Phân tích thực trạng của nhà trường dựa trên phương pháp phân tích theo SWOT, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của nhà trường; Bước 4: Xác định những vấn đề tồn tại nhất, những vấn đề ưu tiên cần tập trung giải quyết trong năm học; Bước 5: Xác lập các định hướng chiến lược, mục đích trọng tâm, mục tiêu cụ thể. Với kế hoạch chiến lược, đó là việc xác định tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị đạt được. Với kế hoạch tác nghiệp được thể hiện ở việc xác định những mục đích trọng tâm, những mục tiêu cụ thể. Mục đích trọng tâm là các mục đích lớn, dài hạn, bao trùm và chứa đựng những nội dung cụ thể và được xác định trong các lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất của nhà trường: Dạy học; Giáo dục toàn diện; Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo; Công tác quản lí nhà trường; Xây dựng cơ sở vật chất và các trang thiết bị. Các mục tiêu cụ thể phải mang 5 đặc tính: Cụ thể; Có thể đo đếm được; Bền vững và duy trì, mang tính khả thi; Định hướng kết quả; Được giới hạn về thời gian; Bước 6: Xây dựng các chiến lược hành động cụ thể. Đó là hệ thống các phương hướng, nội dung, các biện pháp, các hoạt động cụ thể cần thực hiện để đạt mục đích trọng tâm và mục tiêu cụ thể đã được xác định. Bước 7: Đánh giá kết quả đạt được Là một cán bộ chuyên môn phòng phổ thông của sở, em phải lập các kế hoạch trình lãnh đạo phê duyệt và triển khai thực hiện tại các cơ sở giáo dục trong tỉnh, em áp dụng 4 bước đầu trong quy trình lập kế hoạch, xây dựng bản kế hoạch tác nghiệp trong phạm vi quản lí: “Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014-2015”. Bước 1: Phân tích bối cảnh và nhận diện các vấn đề - Thuận lợi Ngành giáo dục tỉnh Hải Dương luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của UBND tỉnh, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh Mạng lưới trường lớp ổn định: toàn tỉnh có 54 trường THPT và 27 trung tâm giáo dục thường xuyên; Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ổn định; chủng loại giáo viên tương đối đầy đủ; 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn; Chăm lo, đảm bảo đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. - Khó khăn Chất lượng giáo dục giữa các trường, giữa các vùng miền chưa đồng đều; một số trường có chất lượng thi tuyển sinh THPT thấp trong nhiều năm; tỉ lệ học sinh bỏ học có xu hướng tăng. Một số cán bộ quản lý thiếu chưa động, ngại đổi mới; năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, tin học còn yếu. Một bộ phận giáo viên chưa tâm huyết với nghề, năng lực chuyên môn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục; Cơ sở vật chất ở nhiều trường còn khó khăn: phòng học xuống cấp; hệ thống phòng học bộ môn còn thiếu, chưa đáp ứng quy chuẩn; hệ thống trang thiết bị phục vụ dạy và học còn hạn chế; việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường chuẩn quốc gia còn chậm. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch Căn cứ Quyết định số 1955/QĐ-BGDĐT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2014-2015; Căn cứ Công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH ngày 05/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2014-2015; Căn cứ Quyết định số 1312/QĐ-UBND ngày 24/7/2014 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2014-2015 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương; Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 29/8/2014 của của UBND tỉnh Hải Dương về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2014-2015; Bước 2: Xác định các liên đới Lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn; Chính quyền địa phương (các huyện); Các trường THPT, Trung tâm GDTX trong tỉnh (Ban giám hiệu, Giáo viên, Học sinh, PHHS,….); hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng,… Bước 3: Phân tích thực trạng của nhà trường dựa trên phương pháp phân tích theo SWOT, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của nhà trường; - Điểm mạnh Lãnh đạo, chuyên viên phụ trách chuyên môn có có tầm nhìn, kinh nghiệm, đạo đức và tham mưu tốt cho tỉnh về quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo. Đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT, TT GDTX giỏi nghiệp vụ quản lý; giáo viên, nhân viên: trẻ, nhiệt tình, có tinh thần, trách nhiệm cao, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cơ bản đáp ứng được yêu cầu. - Điểm yếu CSVC một số trường thiếu và xuống cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý ngại đổi mới; năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, tin học còn yếu. Một bộ phận giáo viên chưa tâm huyết với nghề, năng lực chuyên môn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục; Giáo dục toàn diện chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, quyền và nghĩa vụ công dân, rèn kỹ năng sống cho học sinh. - Cơ hội Được các cấp, các ngành quan tâm; Bắt đầu triển khai Nghị quyết 29 (TW8) về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Địa phương có truyền thống hiếu học. Nhân dân có mức sống khá, tin tưởng, ủng hộ giáo dục. Nhu cầu về giáo dục với chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng. - Thách thức Lãnh đạo các cấp đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng quá trình công nghiệp hóa của tỉnh Nhân dân đòi hỏi ngày càng cao, càng đa dạng về chất lượng giáo dục. Nhà trường phải an toàn, mô phạm. Mặt trái của kinh tế thị trường dễ thâm nhập vào nhà trường. Bước 4: Xác định những vấn đề tồn tại nhất, những vấn đề ưu tiên cần tập trung giải quyết trong năm học - Những vấn đề tồn tại nhất Chất lượng giáo dục toàn diện chưa đồng đều, chưa bền vững Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. - Những nhiệm vụ cần tập trung giải quyết trong năm học Tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị gắn với phong trào “Tuổi trẻ học đường học tập và làm theo lời Bác”; tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa phương; gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trung học. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục trung học theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý. Tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục trung học chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan; phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh. Câu 2: Tại sao nói tính nhất quán là thành tố quan trọng nhất trong các kĩ năng và phẩm chất lãnh đạo. Nêu một số ví dụ về tính nhất quán của người Hiệu trưởng (của cơ quan, tổ chức) và hệ quả tương thích của nó trong công tác lãnh đạo nhà trường. Lãnh đạo là tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng để mọi người thực hiện tầm nhìn đó, nhà lãnh đạo phải có những phẩm chất đặc biệt. Năng lực lãnh đạo phụ thuộc nhiều vào phẩm chất của nhà lãnh đạo. Có thể nói, trong rất nhiều những phẩm chất và khả năng của người lãnh đạo như: Sử dụng đội ngũ, biết lắng nghe, là hạt nhân đoàn kết, khả năng khơi dậy sự tự tin, lòng chính trực…thì tính nhất quán luôn được lên hàng đầu. Do đó, có ý kiến cho rằng: “Thành tố quan trọng nhất trong khả năng và phẩm chất lãnh đạo là tính nhất quán”. Tính nhất quán là có tính chất thống nhất từ đầu đến cuối, trước sau không trái ngược, không mâu thuẫn nhau. Nói cách khác, tính nhất quán là một thể thống nhất, toàn vẹn, không bị phân chia và thể hiện sự chắc chắn kiên định, không mâu thuẫn. Một người có tính nhất quán nghĩa là người ấy không bao giờ sống hai mặt, hay giả dối với chính mình cũng như với người khác. Hành động của nhà lãnh đạo phải tương đồng, phù hợp với hệ thống niềm tin, với mục tiêu mà mình theo đuổi và hướng mọi người thực hiện. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, là soi đường chỉ lối, là dẫn dắt mọi người đi tới mục tiêu. Tính nhất quán là phẩm chất cần thiết giúp nâng cao tầm ảnh hưởng của nhà lãnh đạo. Tính nhất quán thể hiện trong quá trình lãnh đạo và quản lí là sự thống nhất cao giữa lời nói và việc làm, giữa ý chí và hành động, giữa quan điểm tư tưởng và hành động, về chủ trường đường lối định hướng và nhất quán về định hướng giá trị, chuẩn mực. Người lãnh đạo cần phải giữ vững lập trường của mình, kiên định đi theo mục tiêu. Tính nhất quán có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó sẽ tạo dựng niềm tin, tạo dựng uy tín cho người lãnh đạo. Những người dưới quyền luôn muốn có cảm giác yên tâm về các việc làm của lãnh đạo. Peter Drucker, tác giả của nhiều cuốn sách quản lý đã kết luận: “Yếu tố cần thiết cuối cùng để lãnh đạo hiệu quả là sự tín nhiệm. Nếu không, sẽ không có người theo bạn. Tín nhiệm nghĩa là tin chắc nhà lãnh đạo đó và những gì anh ta nói là một, chính là tin tưởng sự nhất quán trong con người anh ta”. Tính nhất quán sẽ thiết lập nên những nguyên tắc nền tảng để giải quyết các mâu thuẫn, để thích ứng với sự thay đổi luôn diễn ra trong tổ chức, trong quá trình lãnh đạo và quản lí nhà trường. Chỉ khi nhất quán trong tư tưởng hành động thì người lãnh đạo mới có thể giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, để đưa nhà trường trở thành một tập thể, một tổ chức có văn hóa, đoàn kết, tương thân, tướng ái, luôn giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển. Đồng thời tạo điều kiện cho họ giúp họ phát huy hết tài năng và cá tính của mình. Hơn nữa, tính nhất quán sẽ giúp người lãnh đạo sẵn sàng đối mặt những thách thức, những khó khăn và vượt qua chúng . Tính nhất quán sẽ tạo nên tính chuẩn mực cao, thể hiện sự hoàn thiện bản thân người lãnh đạo từ cách ăn mặc đến lời nói, phong cách, hành động. Họ sẽ trở thành biểu tượng của chuẩn mực, của cách ứng xử, giao tiếp, của sự tận tâm , của ý chí vươn lên. Người lãnh đạo sẽ biết quản lý thời gian (sắp xếp và phân bố thời gian), quản lý con người, quản lý cảm xúc (khả năng kìm nén sự cáu giận), quản lý sự căng thẳng (giảm sự căng thẳng do áp lực công việc). Họ sẽ là những người có lương tâm, là người sống có đạo đức. Đây là một tư tưởng thấm nhuần trong nền văn hóa của nhân loại. Hay nói cách khác , người lãnh đạo sẽ trở thành tâm điểm của giá trị. Và khi đã trở thành biểu tượng của chuẩn mực, mọi người sẽ đi theo người lãnh đạo bởi sức cuốn hút, lôi cuốn của anh ta. Tính nhất quán sẽ tạo nên sự kiên định. Tất nhiên, sự kiên định không phải là bướng bỉnh, ngang tàng và nhất định không phải là ngông cuồng. Tính kiên định hàm chứa một lý tưởng mà người lãnh đạo và điều hành nhận lãnh như một sứ mệnh để phục vụ tổ chức, tập thể mà mình là người đứng đầu. Tính nhất quán tạo ra những hiệu quả tương thích trong công tác lãnh đạo. Có nghĩa là tạo được mối quan hệ giữa các hoạt động quản lí. Giữa các hoạt động này các kết quả đều hỗ trợ nhau, tương xứng với nhau, cùng nhau nâng cao chất lượng của tổ chức, thúc đẩy tổ chức phát triển. Tính nhất quán liên quan chặt chẽ với việc ra quyết định. Một nhà lãnh đạo có khuynh hướng hay dao động trước những quan điểm và ý kiến khác nhau thì khó có thể ra quyết định kịp thời, sáng suốt được. Quyết định đó được thực hiện một cách quyết đoán, đảm bảo tính pháp lí phù hợp với mục tiêu, các chủ trương, điều kiện thực tế của tổ chức, giải quyết được tình huống đang xuất hiện. * Trong thực tiễn giáo dục, lãnh đạo, chỉ đạo trường THCS Đào Sư Tích, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, em nhận thấy vấn đề đặt ra về tính nhất quán của người lãnh đạo là hoàn toàn đúng đắn, hệ quả tương thích của nó trong công tác lãnh đạo nhà trường, cụ thể : Mục tiêu của nhà trường là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, từng bước xây dựng thương hiệu của nhà trường. Để đạt được mục tiêu và dẫn dắt tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đi theo mục tiêu đó, đồng chí Hiệu trưởng đã : - Chuyển mục tiêu này của nhà trường thành các văn bản, các kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn, của từng giáo viên. Rồi từ trong văn bản trên giấy tờ trở thành hiện thực sinh động qua các quyết định, các quyết sách hướng tới tính chất hợp tình, hợp lí, hợp pháp, các hoạt động thiết thực, phù hợp, có tính khả thi cao. Khi hành động là làm thực sự, không làm đối phó với cấp trên, không che mắt giáo viên. Luôn tôn trọng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Công đoàn, Đoàn Đội, - Luôn thận trọng trong lời nói, không khinh suất, chủ quan, tuỳ hứng, hồ đồ; đảm bảo lời nói trước sau như một. - Tổ chức cho giáo viên thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đưa nội dung các cuộc vận động này vào nội dung sinh hoạt chuyên môn, vào nếp sống hàng ngày của giáo viên, của nhà trường. Bản thân đồng chí Hiệu trưởng đã nêu cao vai trò gương mẫu, đi đầu trong tác phong làm việc, trong lối sống hàng ngày, trong cách ứng xử giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh, phụ huynh. Mục đích là giúp cho giáo viên hoàn thiện nhân cách, có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục đạo đức học sinh, bởi vì quan trọng nhất vẫn là phương pháp nêu gương. Đặc biệt là nêu cao chữ “Tín”. Coi trọng trung thành tín nghĩa, tích cực trong công việc và coi trọng chữ tín, làm việc cẩn thận, nói lời luôn giữ lấy lời. không được quên cam kết của bản thân, đối với những lời nói mình nói ra. Khi một định chế, quy định nào được công bố, dầu gặp tình huống như thế nào đi nữa cũng đều phải thực hiện đúng, trước sau nhất quán; không vụ lợi, không định kiến hẹp hòi với người dưới quyền. - Chỉ đạo nhà trường tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoại khóa để giúp học sinh rèn luyện đạo đức, biết quan tâm đến các vấn đề của đời sống, góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Quan điểm giáo dục này luôn được giáo viên thấm nhuần và phát huy hiệu quả trong các hoạt động giáo dục và dạy học của bản thân. - Việc giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình lãnh đạo nhà trường : Bản thân Hiệu trưởng luôn sống chân thành, cởi mở, thẳng thắn với mọi người, không sống hai mặt. Luôn đi cùng mọi người, chia se với mọi người các vấn đề của cuộc sống, kiên trì theo đuổi quan điểm: việc gì mình không muốn thì không làm cho người khác và tư tưởng, tình cảm phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Từ việc làm, hành động đều thể hiện sự quan tâm đến giáo viên, học sinh; từ việc tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên có những điều kiện tốt nhất để cống hiến, để phát triển; cho tới sự quan tâm tới các em học sinh, đặc biệt những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Tặng quà Tết, hỗ trợ cho các em một phần kinh phí để học tập, vận động Hội phụ huynh, Hội khuyến học, các nhà hảo tâm trên đại bàn, tạo điều kiện giúp đỡ các em không phải bỏ học; Chỉ đạo Đội thiếu niên tiền phong có những hoạt động thiết thực, các phong trào ủng hộ bạn nghèo… - Động viên khen thưởng kịp thời những cán bộ, giáo viên, học sinh có những thành tích xuất sắc. - Trong hoạt động chuyên môn, là người lãnh đạo, đồng chí Hiệu trưởng luôn có ý thức giúp đỡ đồng nghiệp cùng phát triển, không kì thị những giáo viên năng lực còn hạn chế. Sự góp ý giờ dạy luôn chính xác, thẳng thắn chỉ ra được những ưu điểm cố gắng mà giáo viên đã làm được và cả những điểm còn tồn tại giúp giáo viên khắc phục cho những giờ dạy sau. - Trong quá trình lãnh đạo nhà trường, có những lúc gặp khó khăn về nguồn kinh phí hoạt động, về cơ sở vật chất, về đội ngũ,… Hiệu trưởng đã cùng đồng chí phó hiệu trưởng và tập thể nhà trường tháo gỡ giải quyết. Tích cực tham mưu đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ trang thiết bị phòng học Ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh. - Khi nội bộ nhà trường có mâu thuẫn, có biểu hiện mất đoàn kết, Hiệu trưởng luôn lắng nghe ý kiến của cấp dưới, lắng nghe nhiều luồng ý kiến khác nhau, tìm hiểu [...]... học sinh, các cấp lãnh đạo, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và các cơ quan hữu quan Từ thực tiễn trên, một lần nữa khẳng định rằng: Tính nhất quán là thành tố quan trọng và không thể thiếu trong công tác quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng Vì vậy, mỗi nhà lãnh đạo cần phải trau dồi, rèn luyện và vận dụng tính nhất quán vào công tác quản lý của mình./ Học viên ... thi vào THPT, chất lượng các hoạt động văn nghệ, các cuộc thi trên mạng Internet: giải Toán qua mạng, thi Olympics Tiếng Anh, Thi Hùng biện tiếng Anh… Việc đảm bảo tính nhất quán đã và đang nâng cao hiệu lực trong công tác quản lý nhà trường, vừa tạo được tính đoàn kết trong Ban giám hiệu, trong Hội đồng sư phạm của nhà trường, vừa tạo dựng được niềm tin cho đội ngũ cán bộ giáo viên, phụ huynh học. .. trong nhà trường, tạo được niểm tin trong phụ huynh, học sinh, trong cộng đồng dân cư địa bàn trường đóng Bên cạnh đó, Hiêu trưởng cũng đã xây dựng được một tập thể sư phạm đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, bình đẳng Từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường, cũng như từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Vị trí của nhà trường đã vươn lên trong tốp đầu của huyện về chất lượng học sinh... dựng văn hóa tổ chức, Hiệu trưởng đã hướng tập thể hội đồng sư phạm nhà trường quan tâm tới các giá trị : đoàn kết, thân thiện, hợp tác, bình đẳng…để cùng phát triển Xây dựng quy chế làm việc của cơ quan, quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó chú ý mức khen thưởng cho giáo viên có thành tích; xây dựng quy chế ứng xử văn hóa trong trường học Thực hiện 3 công khai : công khai về đội ngũ, chất lượng, tài chính . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI @&? BÀI ĐIỀU KIỆN Chuyên đề: QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO TRƯỜNG HỌC Giảng viên : PGS.TS. Bùi Minh Hiền Học viên: Lớp cao học K23 - QLGD2. . trọng và không thể thiếu trong công tác quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng. Vì vậy, mỗi nhà lãnh đạo cần phải trau dồi, rèn luyện và vận dụng tính nhất quán vào công tác quản lý của. thời cơ và thách thức của nhà trường; - Điểm mạnh Lãnh đạo, chuyên viên phụ trách chuyên môn có có tầm nhìn, kinh nghiệm, đạo đức và tham mưu tốt cho tỉnh về quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào

Ngày đăng: 04/05/2015, 14:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan