Đề thi học sinh giỏi lớp 9 Thanh Oai năm học 2014_2015 và đáp án

22 2.5K 3
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 Thanh Oai năm học 2014_2015 và đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 (Vòng 2) Năm học: 2014 – 2015 Môn: Ngữ văn Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 1 trang). Câu 1 (6 điểm) Văn hào vĩ đại người Nga Macxim Gorki từng phát biểu: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Hãy phân tích chi tiết "chiếc bóng" trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ để làm rõ điều đó. Câu 2 (4 điểm) Trong bài “Vì sao tôi viết tiểu thuyết”, Lỗ Tấn nói: “Mỗi khi tôi chọn đề tài, tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật, với mục đích lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người chú ý và tìm cách chạy chữa”. Em hiểu ý kiến của nhà văn như thế nào? * Lưu ý: Bài viết không quá một trang giấy thi. Câu 3 (10 điểm) Viết về mẹ, Chế Lan Viên gửi gắm: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. (Con cò) Nguyễn Duy tâm sự: “Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa). Nguyễn Khoa Điềm cũng đã từng tự bạch: “Và chúng tôi một thứ quả trên đời. Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. (Mẹ và quả) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI ( ĐỀ CHÍNH THỨC) Nhưng B.Babbles lại nói: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết”. Cảm nhận của anh (chị) về người mẹ qua các ý kiến trên? Từ đó, trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của người mẹ. HẾT. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 (Vòng 2) Năm học: 2014 – 2015. Môn: Ngữ văn. Câu 1 (6 điểm): Yêu cầu chung: * Hình thức (1 điểm): - Học sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng nghị luận để suy nghĩ trình bày về một vấn đề trong tác phẩm văn học. Đó là vai trò của một chi tiết nghệ thuật trong một tác phẩm văn học. - Bài viết lập luận chặt chẽ. Văn viết mạch lạc, trong sáng; chuyển ý linh hoạt, không mắc các lỗi. * Về nội dung kiến thức (5 điểm): a. Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học (1 điểm): - Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm ( ), để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật. - Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật không chỉ là yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan niệm nghệ thuật về con người, về cuộc đời của nhà văn, nơi kí thác niềm ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc đời. Nhà văn chỉ thực sự là “người thư kí trung thành của thời đại” (H.Balzac) khi anh ta có khả năng làm sống dậy cuộc đời trên trang sách bắt đầu từ những chi tiết nhỏ. Lựa chọn chi tiết để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ mà còn bộc lộ tài năng, tầm vóc tư tưởng của người cầm bút. b. Đánh giá giá trị của chi tiết "chiếc bóng" trong "Chuyện người con gái Nam Xương" (4 điểm): * Giá trị nội dung (2 điểm): - "Chiếc bóng" tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. Đó là nỗi nhớ thương, sự thuỷ chung, ước muốn đồng nhất "xa mặt nhưng không cách lòng" với người chồng nơi chiến trận; đó là tấm lòng người mẹ muốn khỏa lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm người cha phải xa nhà đi chinh chiến trong lòng đứa thơ. - "Chiếc bóng" là một ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến coi trọng nam quyền. Họ có thể gặp bất hạnh dù nguyên nhân gây ra là vô lý. Với chi tiết này, người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch xã hội. - "Chiếc bóng" còn xuất hiện ở cuối tác phẩm "Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất khắc hoạ sâu thêm giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. - Chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo. * Giá trị nghệ thuật (2 điểm): - Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm: Chi tiết "chiếc bóng" tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút cho truyện, tạo lên mâu thuẫn bất ngờ, hợp lý: + Bất ngờ: Một lời nói của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơ đẩy vào vòng oan nghiệt; chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện nỗi khát khao đoàn tụ, sự thuỷ chung son sắt lại bị chính người chồng nghi ngờ vợ "thất tiết" + Hợp lý: chế độ nam quyền cùng với cảnh ngộ chia ly bởi chiến tranh là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bất hạnh của Vũ Nương. - Tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Chi tiết này còn là sự sáng tạo của Nguyễn Dữ (so với chuyện cổ tích, "Miếu vợ chàng Trương") tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm và một kết thúc tưởng như có hậu nhưng lại nhấn mạnh hơn bi kịch của người phụ nữ. Biểu điểm: - Điểm 5, 6: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có rõ khả năng hiểu đề, tư duy tốt, văn viết giàu cảm xúc. Diễn đạt trong sáng, mạch lạc. Chữ viết sạch đẹp, không mắc các lỗi. - Điểm 3, 4: Bài viết đáp ứng cơ bản các yêu cầu về nội dung song còn thiếu chặt chẽ trong lập luận và chưa thật cảm xúc. - Điểm 2: Hiểu đề nhưng vận dụng thao tác nghị luận chưa thuần thục. Diến đạt đôi chỗ chưa thật trong sáng; còn mắc một vài lỗi chính tả hoặc dùng từ. - Điểm 1: Chủ yếu là kể lại truyện; lập luận chưa chặt chẽ, thiếu rõ ràng. Mắc một số lỗi dùng từ, viết câu, chính tả. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 2 (4 điểm): 1. Giải thích (2 điểm). “Mỗi khi chọn đề tài” → Mục đích sáng tác văn chương. “Chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật” → Tác phẩm phải thấm nhuần giá trị hiện thực. “Lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người chú ý và tìm cách chạy chữa) -> Dùng văn chương làm vũ khí cải tạo xã hội. => Quan điểm sáng tác nghệ thuật tiến bộ của Lỗ Tấn: Nghệ thuật phải góp phần xây dựng và cải tạo cuộc sống, làm cho cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn. 2. Phân tích, chứng minh bằng các tác phẩm nghệ thuật mà HS biết (1 điểm). 3. Mở rộng vấn đề (1 điểm): - Có được cái nhìn đúng đắn về sức mạnh của văn chương nói riêng và nghệ thuật nói chung trong cải tạo và xây dựng xã hội. - Có được khát vọng góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp. Câu 3 (10 điểm) 1. Yêu cầu chung: - Thấy được sự thể hiện phong phú về vai trò của người qua các ý thơ và nhận định. - Thấy được vai trò quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người. II. Yêu cầu cụ thể: HS có thể có nhiều cách triển khai bài làm, nhưng cuối cùng hướng tới các ý cơ bản sau: 1. Trình bày được cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật của các dẫn chứng đã nêu trong đề bài (4 điểm). - Câu thơ của Chế Lan Viên: + Điệp từ ngữ cặp hình ảnh ''mẹ, con'' ''vẫn'', lời thơ lục bát mang âm hưởng lời ru, chất triết lý nhưng trữ tình thiết tha… + Hai câu thơ ngắn vừa thể hiện cảm xúc về tình mẹ của nhà thơ vừa thể hiện sự trải nghiệm để rút ra quy luật tình cảm của muôn đời con luôn cần có mẹ, mẹ luôn dõi theo con, mẹ là nguồn sức mạnh đỡ nâng tâm hồn con. Hai câu thơ không chỉ khái quát ý nghĩa của tình mẫu tử giản dị gần gũi, cao cả thiêng liêng, bất diệt mà còn tô đậm tiếng lòng thiết tha của mẹ đối với con, niềm xúc động dâng trào của con đối với mẹ. Sự cảm nhận trải nghiệm của nhà thơ cũng là sự đồng vọng của muôn người trong cuộc đời khi thấu nhận tình yêu bao la của mẹ đối với con bất chấp mọi biến thiên của cuộc đời… - Câu thơ của Nguyễn Duy: + Câu thơ tài hoa, đặc biệt là ở thể lục bát phảng phất phong vị ca dao nhưng vẫn mang đậm chất triết lý ở các cặp ý đối nhau “đi trọn kiếp” với “không đi hết”, “kiếp con người” với “lời mẹ ru”… + Vẻ đẹp của hai câu thơ thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng nhưng thật triết lý. “Mấy lời mẹ ru” là biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn kiếp…vẫn không đi hết…” khẳng định tình mẫu tử là vô cùng thiêng liêng, cao cả; là vô cùng, vô tận, không gì có thể đền đáp hết được. - Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: + Sự sâu sắc của tứ thơ kết hợp với những cách thể hiện và ngôn từ độc đáo tạo nên một chất suy tưởng riêng. + Hai câu thơ cuối đầy ẩn ý, vừa là sự băn khoăn về trách nhiệm của bản thân, vừa là sự lo lắng về một điều tất yếu: “bàn tay mẹ mỏi” mang nhiều hàm ý. Có lẽ đó là điều đau xót nhất đối với mỗi người con, và càng đau xót hơn khi con vẫn còn là một thứ quả non xanh thì mẹ đã đi xa rồi. Những câu thơ là sự thức tỉnh trong tâm thức nhà thơ và người đọc. - Câu nói của B.Babbles: + Cách nói ngắn gọn, hàm súc, mang tính triết lý cao. + Vai trò và cách dạy con đúng đắn của người mẹ để con tự lập trong cuộc sống. 2. Khẳng định cách nhìn về người mẹ không mâu thuẫn nhau (2 điểm): - Những lời thơ về hình ảnh người mẹ là lời tự bạch của chủ thể trữ tình (người con), là lời tự thú chân thành và cảm động của đứa con về sự lớn lao của tình mẫu tử trước bước đi lặng lẽ mà cũng thật nghiệt ngã của thời gian. Đồng thời, đây cũng là tiếng lòng, tấm lòng của con hướng về mẹ. Trong tình mẫu tử bao la vĩ đại kia, đứa con nào cũng chỉ là “một thứ quả non xanh” được chở che, nâng niu trong bàn tay mẹ, đứa con nào dù lớn đến đâu cũng “không đi hết mấy lời mẹ ru” “vẫn là con của mẹ”… - Lời nói của B.Babbles lại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục con cái biết sống chủ động, tích cực, không dựa dẫm. Người mẹ luôn dang rộng vòng tay để che chở, yêu thương nhưng cũng cần dạy con không ỷ lại, biết tự đứng và bước đi bằng chính đôi chân của mình, tức là làm cho “chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết”… 3. Nêu dẫn chứng chứng minh (2 điểm): Lúc bạn vừa lẫm chẫm tập đi, mẹ buông tay không giữ bạn để mong bạn có thể đi vững hơn. Mẹ luôn là người giúp ta giải quyết khó khăn nhưng một lúc nào đó chúng ta sẽ phải tự làm lấy. Nếu ta vấp ngã, mẹ sẽ chỉ cho ta những chỗ sai để ta tự đứng lên trên đôi chân của mình. Sau mỗi lần như vậy, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học cho bản thân. Để rồi sau này, trên đường đời dài rộng, nhiều chông gai sẽ có nhiều lần ta chùn bước bàn tay mẹ sẽ không chìa ra để kéo ta dậy mà đến lúc đó chúng ta sẽ tự biết phải làm thế nào. Ngay trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy, từ những việc nhỏ nhặt mẹ cũng dạy cho ta làm từ nhỏ để chúng ta quen dần với việc tự lập… 4. Mở rộng (2 điểm): - Việc làm để đền đáp công ơn cha mẹ: Muốn giúp mẹ, muốn học cách tự lập - Phê phán những biểu hiện, những thái độ, hành vi chưa đúng với đạo lí làm con của một số người trong cuộc sống hiện nay. - Giá trị của vấn đề trong cuộc sống hiện tại… - Liên hệ, mở rộng đến những tình cảm gia đình khác. - Kết luận vấn đề: Nhưng dù sao thì tình yêu thương mà mẹ dành cho chúng ta sẽ không bao giờ thay đổi. Một bài học quý giá học được ở Chế Lan Viên, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm và B. Ba-let. * Lưu ý: Chỉ đạt điểm tối đa khi bài viết có cảm xúc, bố cục chặt chẽ, diễn đạt tốt, không mắc lỗi diễn đạt, đúng quy định về số trang. THANG ĐIỂM - Điểm 9-10: Đảm bảo ý cơ bản, bố cục hợp lí, luận điểm rõ ràng, văn phong trong sáng, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả, diễn đạt, năng lực cảm thụ tốt, có khả năng khái quát mở rộng sâu vấn đề, biết tổ chức bài văn nghị luận. - Điểm 7-8: Đảm bảo ý cơ bản, bố cục hợp lí, luận điểm rõ ràng, văn phong trong sáng, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả, diễn đạt, bộc lộ năng lực cảm thụ, biết tổ chức bài văn nghị luận. - Điểm 5-6: Đảm bảo ý cơ bản, bố cục hợp lí, luận điểm rõ ràng, biểu cảm, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả, diễn đạt, biết tổ chức bài văn nghị luận. - Điểm 3-4: Đảm bảo phần lớn ý cơ bản, ít mắc lỗi diễn đạt, chính tả… - Điểm 1-2: Bài sơ sài, diễn đạt vụng, nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt… - Điểm 0: Bài quá sơ sài/lạc đề, cẩu thả, mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp, không biết viết bài văn nghị luận. Lưu ý: Đây là bài thi phát hiện HS năng khiếu nên khuyến khích các em trên cơ sở ý cơ bản, có những phát hiện riêng, độc đáo. Tuy nhiên sự sáng tạo phải có logic, có sức thuyết phục… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2014- 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: SINH HỌC LỚP 9 THCS Ngày thi: 25/3/2015 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 02 trang, 8 câu) Câu 1 (3,0 điểm). a) Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1? Tỉ lệ 1 nam : 1 nữ chỉ đúng khi nào? b) Theo kết quả điều tra quần thể người Trung Quốc hiện nay, độ tuổi sơ sinh có tỉ lệ 116 bé trai : 100 bé gái. Hiện tượng trên gọi là gì? Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên là gì? Nêu các giải pháp khắc phục. Câu 2 (2,5 điểm). a) Giải thích việc ứng dụng quy luật phân li trong sản xuất kèm theo sơ đồ minh họa? b) Những bệnh di truyền sau đây ở người thuộc dạng đột biến nào? - Bệnh đao. - Bệnh bạch tạng. - Bệnh câm điếc bẩm sinh. c) Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Od. Loại đột biến nào có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó? Câu 3 (2,5 điểm). a) Sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp ADN với quá trình tổng hợp ARN? Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc? b) Nói: cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” có chính xác không? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói này như thế nào? Câu 4 (2,0 điểm). a) Ở một loài động vật, giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng Bb và Cc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Vì sao? b) Ở một loài động vật khác, giả sử có một noãn bào bậc 1 chứa ba cặp nhiễm sắc thể AaBbCc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại trứng? Vì sao? S báo danh:ố …………………. c) Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân khác với các tế bào con được tạo ra qua giảm phân như thế nào? Câu 5 (3,0 điểm). Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô. a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu? b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì có những loại giao tử nào và số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bằng bao nhiêu? c) Nếu giảm phân I phân li bình thường, giảm phân II phân li không bình thường thì có những loại giao tử nào và số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bằng bao nhiêu? Câu 6 (2,0 điểm). Cho lưới thức ăn của một hệ sinh thái đồng cỏ: a) Động vật ăn tạp tham gia vào những chuỗi thức ăn nào? b) Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần của hệ sinh thái. c) Nếu quần thể động vật ăn thịt 4 bị con người săn bắt quá mức thì sẽ ảnh hưởng như thế nào tới quần thể động vật ăn cỏ 2 và quần thể động vật ăn tạp? Câu 7 (2,0 điểm). a) Liệt kê 6 chất khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính. b) Giải thích nguyên nhân và nêu hậu quả của hiệu ứng nhà kính. Câu 8 (3,0 điểm). SV s n xu t 1ả ấ SV s n xu t 2ả ấ V n c 1Đ ă ỏ V n th t 4Đ ă ị V n t pĐ ă ạ V n c 2Đ ă ỏ V n th t 1Đ ă ị V n th t 2Đ ă ị V n th t 3Đ ă ị [...]... x AA) 1 /9 AA 2.1/3.2/3(AA x Aa) 2/9AA : 2 /9 Aa 2/3.2/3(Aa x Aa) 1/9AA: 2/9Aa : 1 /9 aa - Tỉ lệ kiểu gen ở F2: 4 /9 AA : 4 /9 Aa : 1 /9 aa - Tỉ lệ phân li kiểu hình: 8 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng 0,5 Kiểu hình F 1 /9 đỏ 4 /9 đỏ 3 /9 đỏ: 1 /9 trắng 0,25 0,25 * Lưu ý: Học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm như đáp án PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ THANH HÓA DỰ THI CẤP... VĂN HÓA LỚP 9 NĂM HỌC: 2014 – 2015 Môn: Lịch Sử - Lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 06 tháng 01 năm 2015 ĐỀ BÀI A PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI Đề chính thức Đề thi gồm có: 01 trang Bài 1 (4,0 điểm) Trong những năm 194 5, 194 9, 195 9, 196 0 phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ la tinh đã có những thắng lợi to lớn, cổ vũ các nước thuộc địa và phụ... ngắn gọn những hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa (Hết) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ THANH HÓA DỰ THI CẤP TỈNH CÁC MÔN VĂN HÓA LỚP 9 NĂM HỌC: 2014 – 2015 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 Bài 1 (4.0 điểm) a Thắng lợi trong năm 194 5: - Tháng 8 – 194 5, khi phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã... ra hiện tượng đột biến a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai b) Nếu các cây hoa đỏ F1 tiếp tục tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình sẽ như thế nào? c) Nếu cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau Xác định kết quả ở F2? .HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THANH HÓA NĂM HỌC 2013- 2014 MÔN THI: SINH HỌC LỚP 9 THCS Ngày thi: 25/3/2015 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 Nội... ngoạì từ 194 5 đến nay: trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ đã gặp nhiều thất bạì nặng nề như can thi p vào TQ ( 194 5- 194 6), Cuba ( 195 9- 196 0), nhất là thất bạì trong chiến tranh xâm lược VN ( 195 4- 197 5) (0,5 điểm) Trong việc xác lập trật tự thế giới “đơn cực” nhằm hoàn toàn chi phối và khống chế thế giới, Mĩ cũng gặp khó khăn, đó là sự phản đối của các nước đồng minh, của nhân loại tiến bộ và các... tranh thế giới thứ hai (0,25 điểm) b Thắng lợi trong năm 194 9: - Ngày 1 – 10 – 194 9, chủ tịch Mao Trach Đông tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (0,5 điểm) - Ý nghĩa: Thắng lợi đã kết thúc ách nô dịch…… và hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền………………………………… (0,5 điểm) c Thắng lợi trong năm 195 9: - Ngày 1 – 1 – 195 9, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, cuộc cách mạng... Nam trong thời kì 191 9 – 192 5 - Sau CTTG1, phong trào cách mạng thế giới đặc biệt là sự thành công của CMT10 Nga đã cổ vũ động viên công nhân Việt Nam đứng dậy đấu tranh (0,5 điểm) - Năm 192 0 công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng đứng đầu…(0,5 điểm) - Năm 192 2 công nhân viên chức Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày Chủ nhật có lương (0,5 điểm) - Năm 192 4, nhiều cuộc đấu... lợi trong năm 196 0: - Năm 196 0, 17 nước ở châu Phi đã tuyên bố độc lập và ược lịch sử ghi nhận là Năm châu Phi” (0,5 điểm) - Ý nghĩa: góp phần làm tan rã hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cũng như trên thế giới (0,5 điểm) Bài 2: (6,0điểm) ĐỀ CHÍNH Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh a + Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và THỨC... triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến, thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới (0,5 điểm) + Do đất nước không có chiến tranh nên thu hút được nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học trên thế giới về sinh sống và làm việc Thừa hưởng những thành tựu khoa học- kĩ thuật thế giới Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.(0,5... quyền, lật đổ ách thống trị thực dân Tiêu biểu là thắng lợi của nhân Inđônêxia (17 – 8 – 194 5) đưa tới sự thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia; ngày 19 – 8 – 194 5, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tháng 8 – 194 5, nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12 – 10 – 194 5, tuyên bố Lào là một vương quốc độc lập có chủ quyền (0,75 điểm) - Ý nghĩa: Mở đầu cho

Ngày đăng: 04/05/2015, 10:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan