Bài học ` cả nhà cùng cố gắng`

3 322 0
Bài học ` cả nhà cùng cố gắng`

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài học ` cả nhà cùng cố gắng` Tôi có thói quen nhìn ra cửa sổ mỗi buổi sáng khi thức dậy. Điều đó làm tôi cảm thấy ấm áp trong lòng, tim đập rộn ràng như đang được sống trong những kí ức tuổi thơ. Khung cửa ấy mở ra một bầu trời xanh trong, ấm dần theo những tia nắng sớm mai, những bụi dã quỳ hoa vàng rộ cả một góc trời cứ đưa qua đưa lại cố ôm lấy cái lán mộc nghèo nàn, cũ kĩ bớt chông chênh, trơ trọi giữa trời Tây Nguyên lộng gió. Tôi sinh ra ở miền Bắc. Có lẽ tuổi thơ của tôi là những tháng ngày đùa giỡn chạy theo những cánh diều muôn màu sắc mùa hè, tắm mình trong những dòng sông xanh biếc, bắt cua vạt tép bên bờ ao hay theo lũ trẻ làng nhảy nhót trên đống rơm mùa lúa mới. Ai sinh ra và lớn lên ở vùng Bắc Bộ sẽ nhớ, sẽ cảm nhận được tuổi thơ nơi ấy đẹp đến nhường nào. Nhưng những ngày tháng đó đối với tôi chưa trọn vẹn khi tôi sớm theo bố mẹ vào Gia Lai xây dựng kinh tế mới. Đối với một đứa trẻ lên sáu, sự thay đổi này quá mới mẻ, cái gì tôi nghe, tôi thấy ở miền đất này cũng là lần đầu tiên, và tôi bắt đầu thích nghi với quê hương mới, miền quê hai mùa mưa nắng. Thật là khó khăn để tôi làm quen với nơi này nếu không có sự yêu thương, che chở của cả gia đình và sự chỉ bảo dạy dỗ của bố tôi. Ngày ấy, ông mới bắt đầu làm nghề mộc thay vì đi xây như trước, Ông đã làm được một ngôi nhà bằng gỗ, và một cái lán mộc bên cạnh nhà, nơi cửa sổ buồng của tôi nhìn ra. Những năm 1995, 1996 ở nơi đây còn hoang vu lắm. Thiết kế đầu tay của ông vừa để có nơi làm mộc nuôi sống gia đình, vừa tiện trông nom tôi khi mà mẹ tôi hàng ngày phải đi từ sáng đến tối mịt vào tận nơi xa xôi hơn để bán buôn những thứ lặt vặt cho người đồng bào như bánh bộp, đường phèn, kẹo dừa hay những thứ khác như xà phòng cục, cá khô, nước mắn,…cuộc sống cơ cực, lạ lẫm , thậm chí là nguy hiểm nơi núi rừng hoang vắng đã làm cho bố tôi vừa phải lai lưng làm lấy tiền mua gạo cho cả nhà vừa phải nơm nớp bảo vệ đứa con bé bỏng của ông. Vì vậy ngay từ khi vào đây, ông đã dạy cho tôi cách tìm đường về nhà, cách giới thiêu tên cha mẹ, và bài học quan trọng nhất mà sẽ là hành trang sau này để tôi bước vào đời đó là bài học “ cả nhà cùng cố gắng kể cả thành viên nhỏ tuổi nhất” đó là bài học đầu tiên luôn in đậm trong tâm trí tôi, Nó thôi thúc tôi luôn phải nỗ lực hết mình cho dù cuộc sống có vất vả đến đâu. Khi vấp ngã, ý chí phải mạnh mẽ lên, không cho phép bản thân mình gục ngã mà phải tìm cách đứng dậy bằng chính đôi chân của mình vì…cả nhà cùng cố gắng. Tôi ở đây không có bạn, suốt ngày ngồi nhìn ra ngoài tôi buồn lắm, tôi thèm được sống những ngày tháng xưa, mặc dù bố tôi tỉnh thoảng vẫn ngừng tay đục, ngừng tay bào đưa mắt nhìn tôi rồi mỉm cười thật tươi. Tôi muốn ra ngoài thế là ngay sau một phút xao lãng của bố, tôi đã trốn ông chạy đi chơi, vì rừng núi, vì những cánh đồng bạt ngàn hay vì tôi bé nhỏ quá nên tôi không thấy đường về nữa, những bụi lau ngập đầu, nhìn đâu cũng thấy xa tắp, xanh mướt một màu của lá, tôi òa khóc nhưng rồi tôi lại nhớ đến cách lần theo những hàng Muồng để thoát ra ngoài tôi đã làm được và lần đầu tiên men theo con suối nhỏ tôi đã tìm được nhà trong sự chết lặng của bố và nỗi hốt hoảng của mẹ. Từ đó, tôi không phải ngồi trong buồng nữa, hàng ngày, bố cho tôi theo bố qua lán mộc, và ở nơi này, tôi đã học được bài học thứ hai của bố, bài học về tri thức Nói là tri thức thì hơi rộng, đơn giản là tôi chỉ muốn nói đó là những kiến thức cơ bản của môn toán. Lán mộc là trường và bố tôi là thợ mộc kiêm luôn thầy giáo. Bằng những đầu gỗ vụn bố dậy cho tôi hình học, nào là cái hình này là hình vuông, cài kia là hình chữ nhật, cái gần con nhất là hình tròn, cái con cầm trên tay là tam giác. Cứ như thế, những mảnh gỗ tưởng như chỉ có thể bỏ bếp đun lại trở thành dụng cụ học tập của tôi. Cách dậy của bố thông minh và dí dỏm, với giọng nói trầm ấm và nụ cười tươi vui mổi khi tôi trả lời đúng làm tinh thần tôi rất phấn khích và nhạy bén hẳn. Tôi thật sự bị cuốn hút theo những bài giảng của bố. Rồi cũng đến tuổi tôi đến trường, nhà xa, con đường lầy lội vì mưa bão hằn lên những vết xe Công Nông chạy qua to như cái ổ voi, đầy đất đỏ nhão, đi được đến trường là phải trượt ngã mấy lần, chân tay quần áo nhem nhuốc, đến nơi bạn nào bạn ấy đều phải lấy cây để gọt lớp đất dày dính ở đáy dép, rửa sạch tay ở vũng nước mưa trước sân trường mới vào học được. Học được cái chữ nơi cao nguyên khá vất vả với một đứa bé, đôi khi tôi chỉ muốn ở nhà, nhưng nhờ có bố luôn ở bên quan tâm, động viên mà tôi đi học không thiếu buổi nào, tôi học được từ ông bài học về sự kiên nhẫn. Từ sự chăm chỉ đó mà tôi được cô giáo khen nhiều lắm, nào là học toán giỏi, làm văn hay. Năm tôi học lớp ba, tôi đã tự hào về bố biết bao khi trong sách Tiếng Việt có bài tập đọc “ Bố làm thợ mộc” Tôi đã học thuộc lòng cả bài ấy, và dựa vào đấy tôi đã chuyển nó thành một bài thơ tặng bố: Khi con còn thơ bé Bố đã làm nghề rồi Bố bào đục rất khỏe Lát phon mỏng tuôn rơi Cái bào nhanh thoăn thoắt Như tàu biển ra khơi Lướt trên mặt gỗ bụi Mang đến màu sáng tươi … Con yêu mùi gỗ thơm Con yêu bàn tay bố Làm ra đồ mới trơn… Thời gian thấm thoắt trôi mau, và tuổi thơ của tôi cứ êm đềm trong niềm hạnh phúc bên cạnh bố. sẵn học giỏi tự nhiên, tôi thi vào khối A và đạt số điểm khá cao. Tôi rời miền quê thứ hai để vào Sài Gòn học tập. Ngày tôi đi, mắt bố ngân ngấn trong niềm hân hoan và hạnh phúc. Từ nay, bố sẽ phải làm nhiều hơn, bàn tay bố sẽ nhanh hơn và rắn rỏi hơn, tiếng cưa sẽ bền bỉ hơn vì tương lai của tôi và cã những đứa em tôi nữa. Sau bốn năm học tôi trở về quê hương. Bốn năm là quãng thời gian quá dài đối với gia đình tôi. Bốn năm mang đến cho tôi tương lai rộng mở và bốn năm làm bố tôi thay đổi nhiều quá. Ông già hơn hẳn, khóe mắt nhăn xung quanh đôi mắt sâu, tóc ông là lấm tấm sợi màu hoa cà phê trắng muốt, đôi tay gân guốc vì lao động nặng. Những giọt mồ hôi, nước mắt của ông đã thấm sâu trong lớp mùn cưa vô giác. “ Con thương lắm bàn tay của bố, bố ơi” bao năm tháng qua bàn tay này đã làm như bật máu vì con, đôi vai bố gầy guộc nhưng chắc khỏe, nụ cười của bố vẫn rạng rỡ, con mơ được bố nheo mắt, âu yếm thốt lên “ con gái rượu của bố về rồi sao?” tôi đã bao lần định nói lời yêu thương và lời cảm ơn đến bố nhưng “ công cha như núi thái sơn” , sự hi sinh thầm lặng cả đời của người bố có ai đền đáp hết được nên tôi lại không thể nói thành lời. Tôi cũng biết rằng bố chẳng cần tôi nói lời cảm ơn đâu vì đối với bố, tôi là tất cả, là niềm tự hào của bố rồi. Giờ đây, tôi sắp tốt nghiệp và sẽ làm trong ngân hàng như thời còn bé mơ ước thất ngây ngô : “ con muốn mở ngân hàng để bố cứ đến lấy tiền, không phải vất vả nữa…” Bố ơi, mơ ước của con của con sắp thành hiện thực rồi đúng không bố? Mặt trời đã lên cao tít từ khi nào, gió vẫn đùa giỡn làm những bụi dã quỳ xôn xao, ngả nghiêng ôm lấy lán mộc nhỏ bé. Hình ảnh bố tôi, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, hì hục bào, đục, tiếng máy cưa cứ bền bỉ, tha thiết trong nắng sớm trưa như thúc giục tôi càng phải cố gắng, bản lĩnh nhiều hơn nữa trong cuộc sống hiện đại vì bố luôn là hậu phương vững chắc chắp cánh cho ước mơ của tôi bay thật xa cùng với hành trang là bài học “ cả nhà cùng cố gắng”. . Bài học ` cả nhà cùng cố gắng` Tôi có thói quen nhìn ra cửa sổ mỗi buổi sáng khi thức dậy. Điều đó làm tôi cảm thấy ấm áp trong lòng, tim đập rộn ràng. nhất mà sẽ là hành trang sau này để tôi bước vào đời đó là bài học “ cả nhà cùng cố gắng kể cả thành viên nhỏ tuổi nhất” đó là bài học đầu tiên luôn in đậm trong tâm trí tôi, Nó thôi thúc tôi. phải cố gắng, bản lĩnh nhiều hơn nữa trong cuộc sống hiện đại vì bố luôn là hậu phương vững chắc chắp cánh cho ước mơ của tôi bay thật xa cùng với hành trang là bài học “ cả nhà cùng cố gắng”.

Ngày đăng: 04/05/2015, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan