Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình hà nội

118 1.4K 16
Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam đang bước vào chặng đường của 25 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội. Tất nhiên, nghề làm truyền hình không đứng ngoài dòng chảy ấy. Truyền hình hiện nay đóng vai trò chính trong nhu cầu thu thập thông tin cũng như giải trí của người dân. Dù ở lứa tuổi nào thì truyền hình cũng từng bước làm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức của mọi người. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu của con người về truyền hình cần hướng dẫn và thỏa mãn được mọi nhu cầu như thông tin, giải trí, sức khỏe, mua sắm, kinh tế…Không những vậy thì nội dung và hình thức của các chương trình truyền hình cũng cần phải cải tiến để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Đứng trước những đòi hỏi của cuộc sống thì truyền hình phải tự đổi mới mình và tạo nên sức hút đối với các chương trình truyền hình, các nhà quản lý truyền hình đã mạnh dạn thực hiện xã hội hóa trong sản xuất các chương trình truyền hình. Hiện nay số lượng các chương trình truyền hình nói chung được thực hiện theo hình thức xã hội hóa ngày càng nhiều và ở Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (Đài PTTH Hà Nội) cũng là một trong những đơn vị có nhiều chương trình xã hội hóa chất lượng về hình thức và nội dung, các chương trình luôn được thay đổi sao cho phù hợp với từng lứa tuổi theo dõi chương trình. Tuy nhiên sự thay đổi của các chương trình truyền hình theo hình thức xã hội hóa như thế nào và nó đã thực sự đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của khán giả hay chưa? Xã hội hóa các chương trình truyền hình là như thế nào? Có những hình thức xã hội hóa nào trong các chương trình truyền hình hiện nay? Đối tượng nào tham gia xã hội hóa?... Chính những trăn trở ấy đã thôi thúc cho tôi chọn đề tài “Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (Qua khảo sát chương trình “Doanh nhân thời hội nhập” và chương trình “Lắng nghe cơ thể bạn” từ tháng 12 năm 2010 đến hết tháng 82011) làm đề tại Luận văn Thạc sỹ của mình.

Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyền hình là một loại hình báo chí quan trọng trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Với khả năng truyền tải nội dung thông tin lượng hình ảnh, âm thanh sinh động, truyền hình có sức mạnh thu hút hàng triệu công chúng khắp hành tinh. Tốc độ phát triển của ngành truyền hình thế giới và Việt Nam nói chung hòa nhịp với dòng chảy mạnh mẽ của truyền thông đại chúng. Ngành truyền hình càng phát triển thì càng yêu cầu đặt ra đối với vần đề nâng cao chất lượng sản xuất của các chương trình truyền hình là một yêu cầu cấp bách. Đây không phải là một vấn đề mới đối với những người làm truyền hình hiện nay. Mà muốn làm được điều ấy, thì việc xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình là một việc làm thực sự cần thiết và nhất thiết phải làm đối với truyền hình hiện đại hiện nay. Việt Nam đang bước vào chặng đường của 25 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị xã hội. Tất nhiên, nghề làm truyền hình không đứng ngoài dòng chảy ấy. Truyền hình hiện nay đóng vai trò chính trong nhu cầu thu thập thông tin cũng như giải trí của người dân. Dù ở lứa tuổi nào thì truyền hình cũng từng bước làm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức của mọi người. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu của con người về truyền hình cần hướng dẫn và thỏa mãn được mọi nhu cầu như thông tin, giải trí, sức khỏe, mua sắm, kinh tế…Không những vậy thì nội dung và hình thức của các chương trình truyền hình cũng cần phải cải tiến để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Đứng trước những đòi hỏi của cuộc sống thì truyền hình phải tự đổi mới mình và tạo nên sức hút đối với các chương trình truyền hình, các nhà quản lý truyền hình đã mạnh dạn thực hiện xã hội hóa trong sản xuất các chương trình truyền hình. HV: Nguyễn Triều Văn 1 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội Hiện nay số lượng các chương trình truyền hình nói chung được thực hiện theo hình thức xã hội hóa ngày càng nhiều và ở Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (Đài PTTH Hà Nội) cũng là một trong những đơn vị có nhiều chương trình xã hội hóa chất lượng về hình thức và nội dung, các chương trình luôn được thay đổi sao cho phù hợp với từng lứa tuổi theo dõi chương trình. Tuy nhiên sự thay đổi của các chương trình truyền hình theo hình thức xã hội hóa như thế nào và nó đã thực sự đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của khán giả hay chưa? Xã hội hóa các chương trình truyền hình là như thế nào? Có những hình thức xã hội hóa nào trong các chương trình truyền hình hiện nay? Đối tượng nào tham gia xã hội hóa? Chính những trăn trở ấy đã thôi thúc cho tôi chọn đề tài “Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (Qua khảo sát chương trình “Doanh nhân thời hội nhập” và chương trình “Lắng nghe cơ thể bạn” từ tháng 12 năm 2010 đến hết tháng 8/2011) làm đề tại Luận văn Thạc sỹ của mình. Vấn đề khái niệm xã hội hóa truyền hình đang có nhiều tranh luận trong giới chuyên môn, các học giả cũng như là dư luận xã hội. Xã hội hóa truyền hình ở nước ta có những phương thức và phạm vi của nó rất đa dạng. Trong quá trình đó đã làm nảy sinh những khúc mắc giữa các đơn vị tham gia phối hợp với đài truyền hình do có sự chi phối về lợi ích. Vấn đề được đặt ra là: Làm thế nào để tận dụng có hiệu quả các nguồn lực khác nhau trong xã hội vào sản xuất truyền hình song lại không bị thao túng bởi các quyền lợi cá nhân và mục đích kinh doanh thuần túy? Xã hội hóa theo lộ trình nào, cơ chế nào? Điều gì khiến cho việc phối hợp giữa các đơn vị còn chồng chéo, thậm chí gây khó khăn cản trở cho quá trình tổ chức, sản xuất chương trình?. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận cũng như tổng kết thực tiễn cơ sở ở Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội trong việc sản xuất các chương trình truyền hình xã hội hóa là một việc làm cần thiết. HV: Nguyễn Triều Văn 2 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Trước khi tác giả nghiên cứu và quyết định thực hiện đề tài này thì trên thế giới, quá trình xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình đã diễn ra nhiều năm nay. Những thuật ngữ xung quanh vấn đề “xã hội hóa” đã được sử dụng tương đối phổ biến ở nước ta. Do lịch sử của vấn đề cũng như quan niệm về vấn đề ở các nước khác nhau nên nhiều công trình nghiên cứu và các bài viết chỉ xoay quanh và làm rõ vấn đề “tư nhân hóa” các đài truyền hình và “truyền hình thương mại”. Tại Việt Nam đã có một số bài khảo cứu về vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình hiện nay với các công trình như: - Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 25 ngày 05/01/2006 tại Nha Trang - Khánh Hòa) và lần thứ 26 năm 2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại các hội thảo này, các chuyên gia đã mổ sẻ, tranh luận các vấn đề sản xuất chương trình truyền hình, xã hội hóa như thế nào, xã hội hóa những chương trình truyền hình gì… - Có một số các công trình khoa học đã nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề này như của tác giả Vũ Thị Thu Hà với xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình hiện nay; hay Nguyễn Thanh Hà với vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình… - Bên cạnh đó có nhiều bài viết, bài nghiên cứu của các nhà lý luận về báo chí, truyền hình xung quanh vấn đề này với các nghiên cứu như: xu hướng phát triển truyền hình, nghiên cứu kinh tế báo chí… Tuy vậy, các công trình nghiên cứu và những bài viết đó mới chỉ đề cập đến vấn đề chung của các chương trình truyền hình xã hội hóa của nhiều đài truyền hình, hoặc các đài truyền hình khác chứ chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về các chương trình truyền hình xã hội hóa của Đài PTTH Hà Nội. Vì vậy, đây vừa là thuận lợi nhưng đồng thời cũng là khó khăn cho tác giả khi thu HV: Nguyễn Triều Văn 3 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội thập và nghiên cứu cứu để thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, tác giả cũng luôn ý thức là việc phân tích đề tài này cũng trên tinh thần cầu thị, có tiếp thu những ý kiến đóng góp của các tác giả, cũng như các đề tài liên quan trong việc làm sáng tỏ đề tài của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích - Nghiên cứu những tiền đề, điều kiện hình thành quá trình xã hội hóa các chương trình truyền hình làm sáng rõ những ưu điểm của chương trình xã hội hóa, cũng như việc khẳng định hiệu quả sáng tạo của những tác phẩm truyền hình đối với công chúng Hà Nội nói chung và báo truyền hình nói riêng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. - Làm rõ thực trạng các chương trình, trò chơi truyền hình được thực hiện theo quy trình sản xuất xã hội hóa của Đài PTTH Hà Nội (trong đó có khảo sát 2 chương trình cụ thể để chứng minh). Phân tích, so sánh những thay đổi tích cực và mặt hạn chế trong nội dung và hình thức so với các chương trình được làm theo phương pháp truyền thống để từ đó có những giải pháp hiệu quả hơn khi vận dụng cách làm này đối với Đài PTTH Hà Nội trước sự phát triển của lĩnh vực truyền hình trong nước và thế giới. 3.2 Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên trong phạm vi luận văn này tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau đây: - Nêu khái niệm công cụ và phân tích khái niệm công cụ, làm rõ nguyên tắc và xu hướng phát triển của chương trình xã hội hóa. - Nêu quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng - Nhà nước, chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề phát triển báo chí, sự tham gia của xã hội trong việc phát triển xã hội hóa truyền hình gắn với quá trình phát triển đất nước. HV: Nguyễn Triều Văn 4 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội - Nghiên cứu bối cảnh chính trị xã hội và điều kiện của đất nước trong giai đọan hiện nay, đây là cơ sở là điều kiện khách quan để phát triển truyền hình nói chung và xã hội hóa truyền hình nói riêng. - Nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng các chương trình truyền hình xã hội hóa (qua các mặt như nội dung, hình thức, mục đích, các khâu tổ chức sản xuất và phát sóng…) của các chương trình: Doanh nhân thời hội nhập, Lắng nghe cơ thể bạn trên sóng của Đài PTTH Hà Nội. - Đưa ra đánh giá những ưu, nhược điểm của các chương trình được thực hiện theo phương thức xã hội hóa quy trình sản xuất. - Trên cơ sở phân tích, khảo cứu luận văn làm rõ và rút ra một số vấn đề có tính quy luật và xu hướng phát triển xã hội hóa truyền hình làm căn cứ định hướng xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình. Đồng thời có thể tham mưu cho Đảng và Nhà nước đưa ra những quyết sách cụ thể cho việc phát triển truyền hình trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng Các công trình nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về báo chí, truyền hình. Các chương trình truyền hình được xã hội hóa của Đài PTTH Hà Nội. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Chỉ khảo sát hai chương trình là “Doanh nhân thời hội nhập” và “Lắng nghe cơ thể bạn” của Đài PTTH Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 12/2010 đến hết tháng 8/2011. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận Mác - Lênin theo tinh thần của Lênin: “Tờ báo không chỉ có một số người viết chuyên nghiệp mà trong mọi điều kiện cách mạng cơ quan báo chí sẽ sinh động, đầy sinh lực. Khi nào cứ HV: Nguyễn Triều Văn 5 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội năm nhà văn lãnh đạo và thường xuyên viết sách thì lại có năm trăm và năm nghìn nhân viên cộng tác không phải là nhà văn” 1 - Nghiên cứu tài liệu (thống kê, phân tích, so sánh…) - Khảo sát các chương trình được thực hiện theo phương thức xã hội hóa của Đài PTTH Hà Nội. - Thực hiện điều tra xã hội học: Lập phiếu điều tra thăm dò ý kiến công chúng xem truyền hình về các chương trình được xã hội hóa, tiến hành phỏng vấn những người có liên quan trong việc sản xuất các chương trình được khảo sát. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Cho đến thời điểm này, các công trình nghiên cứu về vấn để xã hội hóa trong các chương trình truyền hình không có nhiều. Do đó khóa luận này muốn đóng góp thêm cách nhìn về vấn đề mới này, đưa ra bức trang khái quát về hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay, đi sâu phân tích 2 chương trình được thực hiện theo mô hình xã hội hóa của Đài PTTH Hà Nội. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích cho những người muốn đi sâu tìm hiểu về vấn đề này. Thông qua khóa luận, phần nào đó giúp cho những người tham gia làn truyền hình có cái mới cũng như có thêm cơ sở nhằm cải tiến các chương trình truyền hình. Để nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức các chương trình truyền hình ngày càng cao. Đề tài “Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (Qua khảo sát chương trình “Doanh nhân thời hội nhập” và chương trình “Lắng nghe cơ thể bạn” từ tháng 12 năm 2010 đến hết tháng 8/2011) sẽ có những phân tích sâu về bản chất của vấn đề xã hội hóa các chương trình truyền hình nói chung và các chương trình truyền hình xã hội hóa 1 Xem: Xuân Hòa; Xã hội hóa sản xuất chương trình – một hướng phát triển của truyền hình hiện đại tạp chí, Lý luận chính trị và truyền thống, Hà Nội,2008. HV: Nguyễn Triều Văn 6 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội của Đài PTTH Hà Nội nói riêng. Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học và cụ thể, sẽ góp phần tạo nên cách nhìn nhận đúng và khách quan về các chương trình truyền hình xã hội hóa của Đài. Những góp ý, giải pháp thiết thực, sẽ giúp cho các chương trình này có thêm kinh nghiệm để đạt được hiệu quả tốt hơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Chương 2: Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội. Chương 3: Một số phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình xã hội hóa của Đài PTTH Hà Nội. HV: Nguyễn Triều Văn 7 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI 1.1 Một số khái niệm cơ bản Khái niệm “Truyền hình”: Hệ thống các phượng tiện truyền thông đại chúng (Mass Communication hay Mass Media) gồm có báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử phát trên mạng Intemet, sản phẩm thông tin của chúng có tính định kỳ hết sức đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó còn có những sản phẩm không định kỳ của truyền thông như các ấn phẩm của ngành xuất bản, các phương pháp truyền thông trực tiếp như: tuyên truyền miệng, quảng cáo. Nội dung và tính chất thông tin đều mang tính phổ cập và có phạm vi tác động rộng lớn trên toàn xã hội. Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh nhờ các phương tiện kỹ thuật. Sự xuất hiện của truyền hình như một điều kỳ diệu trong sáng tạo của con người. Truyền hình mang lại cho con người cảm giác về một cuộc sống rất thật đang diễn ra trước mắt. Đó là cuộc sống thật nhưng đã được cô đọng lại làm giàu thêm ý nghĩa, làm sáng rõ hơn về hình thức và làm phong phú hơn về những khía cạnh, bình diện, đường nét sinh động. Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “tác” có nghĩa là “ở xa” còn “videre” là “thấy được”, còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, tiếng Nga gọi là “TETIEBHEHHE”. Như Vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa. HV: Nguyễn Triều Văn 8 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát - xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hoá, quảng cáo và các dịch vụ khác. Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải có truyền hình sóng (wireless TV) và truyền hình cáp (CATV). Xét dưới góc độ thương mại có truyền hình công cộng (public TV) và truyền hình thương mại (commercial TV). Xét theo tiêu chí mục đích nội dung, người ta chia truyền hình thành truyền hình giáo dục, truyền hình giải trí,… Xét theo góc độ kỹ thuật có truyền hình tương tự (Analog TV) và truyền hình số (Digital TV) . Ngày nay truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Truyền hình trở thành vũ khí, công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hoá cũng như trên lĩnh vực kinh tế - xã hội. Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng. Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh. “Xã hội hóa” hiện là một khái niệm tuy không còn mới nhưng hiện nay nó vẫn đang được phát biểu và được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, nước ta thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Cũng từ đó, nhiều lĩnh vực không còn bó hẹp trong sự hoạch định của Nhà nước mà được phát triển theo quy luật cung - cầu. Càng ngày chúng ta càng thừa nhận tính đúng đắn của sự chuyển đổi ấy. Cùng với quá trình này, khái niệm xã hội hóa không còn xa lạ. HV: Nguyễn Triều Văn 9 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội Nó đã được hiểu là “làm cho mang tính xã hội” hay “huy động toàn xã hội tham gia”. Theo báo Lao động cuối tuần (6/1/2008) nêu ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong trao đổi về vấn đề “tăng tốc” của con tàu xã hội hóa. Vấn đề “Xã hội hóa” theo cách hiểu của từ này có vẻ gần với khái niệm “Hợp tác công tư” - public private partnership (PPP). Xã hội hóa theo khía cạnh này liên quan đến vấn đề phân công giữa chính quyền và xã hội trong cung ứng dịch vụ và cấp tài chính cho các dịch vụ đó. 1 Còn theo Từ điển Tiếng Việt, “Xã hội hóa” được hiểu là: “Làm cho trở thành của chung của xã hội. Ví dụ như xã hội hóa tư liệu sản xuất…” 2 Có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm xã hội hóa, tuy nhiên ta có thể rút ra được một khái niệm chung nhất về xã hội hóa là: Xã hội hóa là làm cho một vấn đề, hoạt động nào đó có sức lan tỏa khắp xã hội; thu hút nguồn nhân lực, vật lực, trí lực và tài lực của toàn xã hội vào hoạt động này. Cũng mang nghĩa này, “Xã hội hóa truyền hình” cũng là một trong những lĩnh vực Nhà nước quan tâm trong tầm nhìn để phát triển kinh tế. Vậy xã hội hóa truyền hình là gì? Ai cũng biết xã hội hoá là để làm cho trở thành của chung xã hội. Xã hội hoá theo cách hiểu thuật ngữ kinh tế thị trường là tư nhân tham gia vào một số lĩnh vực thuộc nhà nước quản lý để phát huy những tiềm năng và chất xám và khả năng của họ, tạo ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước, phục vụ cộng đồng, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh. Hay đó chính là “sự tham gia vào quá trình sản xuất chương trình từ bên ngoài ngành truyền hình”. Điều đó có nghĩa là trong các khâu sản xuất, hình thành tác phẩm của một chương trình truyền hình, có sự tham gia của một hoặc nhiều đơn vị, cơ quan không thuộc nhà Đài. Định nghĩa này đã được ông Trần Đăng Tuấn - 1 Xem lao động cuối tuần 6/1/2008. 2 Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2005, Tr 1140. HV: Nguyễn Triều Văn 10 [...]... Mỗi đài một kiểu, vẫn tiếp nhận sự tham gia của các đơn vị bên ngoài, nhưng cách thức hợp tác của họ đang khiến các đơn vị ngoài đài mệt mỏi HV: Nguyễn Triều Văn 34 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội HV: Nguyễn Triều Văn 35 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH. .. hình để sản xuất các chương trình truyền hình Cách làm này khác với cách làm chỉ dựa vào nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và ngân sách của bản thân đài truyền hình để thực hiện tác phẩm truyền hình Theo nghĩa này thì xã hội hóa việc sản xuất chương trình HV: Nguyễn Triều Văn 11 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội truyền hình đã diễn ra từ lâu, với các hình thức... trình xã hội hóa truyền hình ở nước ta Ở khía cạnh nào đó, các đơn vị ngoài đài truyền hình muốn có thể lập công ty, phát triển tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thì phải đảm bảo vấn đề vốn và kinh phí hoạt động Về phía các đài truyền hình, muốn đặt hàng chương trình nào có thể phát sóng cũng cần phải có sự đảm bảo về kinh phí Tuy nhiên, cốt lõi của vấn đề xã hội hóa sản xuất chương trình truyền. .. tham gia của nhiều cơ quan ngoài đài truyền hình HV: Nguyễn Triều Văn 29 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội tham gia xây dựng Các Bộ, Ban, Ngành cũng tham gia sản xuất chương trình như: Truyền hình Vì An ninh Tổ quốc của Bộ Công An, Truyền hình Quân đội Nhân dân của Bộ Quốc Phòng, Truyền hình Phụ nữ của Hội Phụ nữ Việt Nam, Truyền hình Thanh niên, Truyền hình Nhân... sóng truyền hình là không chính xác Như vậy, xã hội hóa việc sản xuất các chương trình truyền hình là tạo những điều kiện tốt nhất để các tổ chức cá nhân có thể hợp tác bình đẳng với các đài truyền hình để sản xuất sản xuất chương trình truyền hình Việc cạnh tranh giữa các chương trình của các đài truyền hình với các đối tác không nằm trong hệ thống truyền hình hiện nay sẽ góp phần tích cực và lành... chúng Xã hội hóa việc sản xuất chương trình truyền hình khác với tư nhân hóa, thương mại hóa, lại càng không phải là “chia lô sóng truyền hình ra bán” Nhiều người đã hết sức lo ngại về hệ quả xu thế xã hội hóa truyền hình Quan niệm cho HV: Nguyễn Triều Văn 12 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội rằng thực chất đây có phải là tư nhân hóa truyền hình, là thương mại hóa báo... niệm Xã hội hóa truyền hình có nội hàm quá rộng và hoàn toàn có thể có những cách hiểu rất sai lệch Trong luận văn này chỉ xin đề cập đến khái niệm Xã hội hóa việc sản xuất các chương trình truyền hình Hiểu theo nghĩa rộng, xã hội hóa việc sản xuất các chương trình truyền hình là huy động các nguồn lực (nguồn lực sáng tạo và nguồn lực vật chất) từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân ngoài đài truyền hình. .. TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI 2.1 Vài nét về Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội 2.1.1 Lịch sử hình thành Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển Đài Phát Thanh - Truyền Hình Hà Nội đã phát triển vượt bậc và trở thành một trong những đơn vị hàng đầu của hệ thống phát thanh - truyền hình cả nước Từ những chiếc xe loa, nhóm cán bộ, phóng viên truyền thanh đầu tiên theo đoàn quân... trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội Truyền hình với tổng cộng hơn một trăm kênh truyền hình trong nước (kể cả truyền hình cáp) Các kênh truyền hình tỉnh trung bình phát sóng 18h/ngày, truyền hình kỹ thuật số và truyền hình cáp HTV, VTV, VTC phát sóng 24/24h Với hàng trăm kênh truyền hình như thế, rất cần một lượng chương trình khổng lồ mỗi ngày để phát sóng Sự phát triển của xã hội nói chung của truyền. .. Triều Văn 33 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội hình sẽ quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến việc hợp tác sản xuất chương trình truyền hình Trong đó quy định rõ giới hạn thực hiện hoạt động liên kết Mục đích của việc xây dựng các quy định này là nhằm tạo điều kiện để huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia vào hoạt động liên kết sản xuất chương trình để nâng . xuất các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Chương 2: Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài PTTH Hà Nội. Chương 3: Một số phương hướng và. chất của vấn đề xã hội hóa các chương trình truyền hình nói chung và các chương trình truyền hình xã hội hóa 1 Xem: Xuân Hòa; Xã hội hóa sản xuất chương trình – một hướng phát triển của truyền hình. cho tôi chọn đề tài Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (Qua khảo sát chương trình “Doanh nhân thời hội nhập” và chương trình “Lắng

Ngày đăng: 04/05/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan