bài tập: CACBON SILIC

4 272 1
bài tập: CACBON SILIC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHƯƠNG 3 : CACBON – SILIC MỨC ĐỘ A Câu 1: Chọn phương trình hóa học viết đúng trong các phương trình dưới đây: A. CO + Na 2 O → 2Na + CO 2 B. CO + MgO → Mg + CO 2 C. 3CO + Fe 2 O 3 → 2Fe + 3CO 2 D. 3CO + Al 2 O 3 → 2Al + 3CO 2 Câu 2: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là: A. CO rắn B. SO 2 rắn C. H 2 O rắn D. CO 2 rắn Câu 3: CO 2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO 2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây ? A. Đám cháy do xăng, dầu B. Đám cháy nhà cửa, quần áo C. Đám cháy do magie hoặc nhôm D. Đám cháy do khí ga Câu 4: Để có thể khắc chữ và hình trên thủy tinh người ta dùng dung dịch nào dưới đây ? A. Dung dịch HCl B. Dung dịch HBr C. Dung dịch HI D. Dung dịch HF Câu 5: Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon, nhưng lại có nhiều tính chất khác nhau như độ cứng, khả năng dẫn điện, chúng có tính chất khác nhau là do : A. Chúng có thành phần nguyên tố cấu tạo khác nhau B. Kim cương là kim loại còn than chì là phi kim C. Chúng có kiến trúc cấu tạo khác nhau D. Kim cương cứng còn than chì thì mềm Câu 6: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính ? A. H 2 B. N 2 C. CO 2 D. O 2 Câu 7: Để phân biệt khí CO 2 và khí SO 2 có thể dùng: A. Dung dịch Ca(OH) 2 B. Dung dịch Br 2 C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch KNO 3 Câu 8: Sục 1,12 lít CO 2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 78,8 gam B. 98,5 gam C. 5,91 gam D. 19,7 gam Câu 9: Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cácbon, vì A. Có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau. B. Đều là các dạng đơn chất của nguyên tố cacbon và có tính chất vật lý khác nhau. C. Có tính chất vật lý tương nhau. D. Có tính chất hóa học không giống nhau. Câu 10: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ? A. Fe 2 O 3 , CO 2 , H 2 , HNO 3 (đặc) B. CO, Al 2 O 3 , HNO 3 (đặc), H 2 SO 4 . C. Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 , CO 2 , HNO 3 . D. CO, Al 2 O 3 , K 2 O, Ca. Câu 11: Để đề phòng bị nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa những hóa chất là A. CuO và MnO 2 B. CuO và MgO C. CuO và than hoạt tính D. than hoạt tính. Câu 10: Silic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ? A. O 2 , C, F 2 , Mg, HCl, NaOH B. O 2 , C, F 2 , Mg, NaOH C. O 2 , C, F 2 , Mg, HCl, KOH D. O 2 , C, Mg, HCl, NaOH. Câu 11: Có các chất sau : 1. MgO ; 2. C; 3. KOH; 4. HF; 5. HCl. SiO 2 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ? A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4. Câu 12: C và Si cùng phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ? A. HNO 3 (đặc nóng), HCl, NaOH B. O 2 , HNO 3 (loãng), H 2 SO 4 C. NaOH, Al, Cl 2 D. Al 2 O 3 , CaO, H 2 Câu 13: Một trong những quá trình nào sau đây không sinh ra khí cacbonic A. Đốt cháy khí đốt tự nhiên. B. Sản xuất vôi sống. C. Sản xuất vôi tôi. D. Quang hợp của cây xanh. Câu 14: Trong trường hợp nào sau đây , con người có thể bị tử vong do ngộ độc CO. A. Dùng bình gaz để nấu nướng ở ngoài trời. B. Đốt bếp lò trong nhà không được thông gió tốt. C. Nổ(chạy ) máy ôtô trong nhà xe đóng kín. D. Câu B và C đều đúng. Câu 15: Cacbon và oxi phản ứng theo phương trình hoá học sau: C + O 2 → 0 t CO 2 . Nếu cho 1,2gam cacbon phản ứng với 1,68 lít khí oxi(đkc) thì lượng tối đâccbon đioxit sinh ra là: A. 1,8 lít B. 1,68 lít C. 1,86 lít D. 2,52 lít Câu 16: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách: A. Cho Si tác dụng với dung dịch NaBr B. Cho dung dịch K 2 SiO 3 tác dụng với dung dịch Na 2 CO 3 C. Cho Si tác dụng với dung dịch NaOH loãng D. Đun SiO 2 với NaOH nóng chảy. Câu 17: Thành phần hoá học của thuỷ tinh là: A. Na 2 O.6CaO.6SiO 2 B. Na 2 O.CaO.5SiO 2 C. 2Na 2 O.CaO.6SiO 2 D. Na 2 O.CaO.6SiO 2 Câu 18: Khi cho axit HCl tác dụng vừa đủ với 3,8g hỗn hợp hai muối Na 2 CO 3 và NaHCO 3 , thu được 0,896 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp hai muối ban đầu là: A. 70% và 30% B. 55,79% và 44,21% C. 20% và 80% D. Kết quả khác. Câu 19: Cho hơi nước qua than nóng đỏ, người ta thu được hỗn hợp nào sau đây: A. CO và H 2 B. CO 2 và H 2 C. N 2 và H 2 D. CO và N 2 Câu 20: Hãy cho biết đều khẳng định nào sau đây đúng đối với các nguyên tố nhóm cacbon : A. Các nguyên tử đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng : ns 2 np 2 . B. Trong các hợp chất với hidro, các nguyên tố đều có số oxi hóa là -4. C. Trong các oxit, số oxi hóa của các nguyên tố chỉ là +4. D. Ngoài khả năng tạo lien kết với nguyên tử của các nguyên tố khác, các nguyên tử của tất cả các nguyên tố nhóm cacbon còn có khả năng lien kết với nhau tạo thành mạch. Câu 21: Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cácbon, vì A. Có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau. B. Đều là các dạng đơn chất của nguyên tố cacbon và có tính chất vật lý khác nhau. C. Có tính chất vật lý tương nhau. D. Có tính chất hóa học không giống nhau. MỨC ĐỘ B Câu 1: Phản ứng nào sau đây có thể xảy ra thể hiện tính khử mạnh của CO: A. CO + Cl 2 → xt COCl 2 B. CO + H 2 O → HCOOH C. 2CO → 0 t CO 2 + C D. Cả A và B Câu 2: Những điều nào sau đây là đúng: A. Khí CO kết hợp với các hemoglobin trong máu ngăn không cho máu nhận oxi và cung cấp oxi cho các tế bào và do đó gây tử vong cho con người. B. Khí CO 2 nặng hơn không khí và không tác dụng với oxi nên nó có tác dụng ngăn không cho vật cháy tiếp xúc với không khí nên CO 2 được dùng để dập tắt các đám cháy. C. HF được dùng để khắc chữ hoặc các hoạ tiết trên thuỷ tinh. D. Câu A, B, C đều đúng. Câu 3: Silic và nhôm đều phản ứng được với dung dịch các chất trong dãy nào sau đây: A. HCl, HF , CO 2 B. NaCl, K 2 SO 4 , NaOH C. NaOH, KOH, O 2 D. CaCl 2 , HF, O 2 Câu 4: Silic oxit phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây: A. NaOH, Na 2 CO 3 , HF, Mg, C B. HCl, KOH, MgO, HF, Mg C. HBr, NaOH, Mg, CO, C D. Tất cả đều sai. Câu 5: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây: A. CO, NaOH, HNO 3 đặc, H 2 SO 4 đặc B. Na 2 O, Ca(OH) 2 , N 2 , NaCl C. O 2 , CO 2 , H 2 , Al. D. HNO 3 (đ), Al 2 O 3 , SiO 2 , Al. Câu 6: Cho các chất khí sau: CO 2 , CO, NO 2 , NO, H 2 S, HCl, SO 2 . Dãy các chất khí nào sau đây tác dụng với KOH A. CO 2 , H 2 S, NO, HCl B. CO 2 , NO 2 , H 2 S, HCl, SO 2 C. CO, NO 2 , NO, SO 2 D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 7: Khí CO và CO 2 bị coi là chất ô nhiễm môi trường vì: A. Nồng độ (%V) CO cho phép trong không khí là 10-20 phần triệu, nếu đến 50 phần triệu sẽ có hại cho não. B. CO 2 tuy không độc nhưng gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên. C. CO 2 cần cho cây xanh quang hợp nên không gây ô nhiễm. D. Câu A, B đều đúng. Chọn câu trả lời đúng. Câu 8: Hàm lượng khí CO 2 trong khí quyển của hành tinh chúng ta gần như là không đổi là vì: A. CO 2 không có khả năng tác dụng với các chất khí khác trong không khí. B. Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí CO 2 , mặt khác một lượng CO 2 được sinh ra do đốt cháy nhiên liệu, sự hô hấp của người và động vật C. CO 2 hoà tan trong nước mưa. D. CO 2 bi phân huỷ bởi nhiệt. Hãy chọn đáp án đúng. Câu 9: Ở điều kiện thích hợp, dãy chuyển hóa nào sau đây đúng với tính chất của X và các hợp chất của X (X là nguyên tố C hoặc Si) ? A. X → XO 2 → Na 2 XO 3 → H 2 XO 3 → XO 2 → X. B. XO 2 → Na 2 XO 3 → H 2 XO 3 → XO → NaHXO 3 . C. X → Na 2 XO 3 → H 2 XO 3 → XO 2 → X. D. X → XH 4 → XO 2 → NaHCO 3 → Na 2 XO 3 → XO 2 . Câu 10: Để phân biệt 2 chất rắn Na 2 CO 3 và Na 2 SiO 3 có thể dùng thuốc thử nào sao đây? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HCl C. Dung dịch NaCl D. Dung dịch KNO 3 . MỨC ĐỘ C Câu 1: Cho dung dịch các muối NH 4 HCO 3 , Na 2 CO 3 , (NH 4 ) 2 CO 3 có cùng nồng độ mol. Sắp xếp các dung dịch nầy theo thứ tự độ pH tăng dần. A. (NH 4 ) 2 CO 3 < NH 4 HCO 3 < Na 2 CO 3 B. NH 4 HCO 3 < (NH 4 ) 2 CO 3 < Na 2 CO 3 C. Na 2 CO 3 < NH 4 HCO 3 < (NH 4 ) 2 CO 3 D. (NH 4 ) 2 CO 3 < Na 2 CO 3 < NH 4 HCO 3 Câu 2: Nung 62 gam một cacbonat MCO 3 cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và khí CO 2 . Cho toàn thể khí CO 2 đi qua dung dịch Ca(OH) 2 thu được 30 gam kết tủa. Đun dung dịch còn lại thì thu thêm 10 gam kết tủa nữa. Xác định khối lượng chất rắn A và kim loại M. A. 40 gam, Ca B. 40 gam, Cu B. 50 gam, Zn D. 32 gam, Ca Câu 3: Nung 200 gam CaCO 3 . Cho khí CO 2 thu được trong phản ứng đi qua C nung nóng, ta thu được một hỗn hợp CO, CO 2 có V = 56 lít (đktc) và tỉ khối đối với O 2 bằng 0,975. Tính thể tích CO 2 và CO trong hỗn hợp và hiệu suất phản ứng nhiệt phân CaCO 3 . A. 11,2 lít CO 2 ; 44,8 lít CO, 80% B. 11,2 lít CO 2 ; 44,8 lít CO, 75% C. 22,4 lít CO 2 ; 33,6 lít CO, 65% D. 5,6 lít CO 2 ; 50,4 lít CO, 80% Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO 3 , CaCO 3 rồi cho toàn bộ khí thoát ra (khí A) hấp thụ bằng dung dịch Ca(OH) 2 thu được kết tủa B và dung dịch C. Đun nóng dung dịch C thu được kết tủa B. Hỏi A, B, C lần lượt là những chất gì ? A. CO, CaCO 3 , Ca(HCO 3 ) 2 B. CO 2 , Ca(HCO 3 ) 2 , CaCO 3 C. CO, Ca(HCO 3 ) 2 , CaCO 3 D. CO 2 , CaCO 3 , Ca(HCO 3 ) 2 Câu 5: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na 2 CO 3 , K 2 CO 3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl 2 . Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc kết tủa, cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối clorua khan ? A. 2,66 gam B. 22,6 gam C. 26,6 gam D. 6,26 gam Câu 6: Hỗn hợp A gồm sắt và oxit sắt có khối lượng 5,92 gam. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp A đun nóng, khí đi ra sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2 dư được 9 gam kết tủa. Khối lượng sắt trong hỗn hợp là : A. 4,84 gam B. 4,48 gam C. 4,45 gam D. 4,54 gam Câu 7: Dung dịch X chứa a mol NaHCO 3 và b mol Na 2 CO 3 . Thực hiện các thí nghiệm sau: TN 1: Cho (a + b) mol CaCl 2 vào dung dịch X. TN 2: Cho (a + b) mol Ca(OH) 2 vào dung dịch X. Khối lượng kết tủa thu được trong 2 TN là : A. Bằng nhau B. Ở TN 1 < Ở TN2 C. Ở TN 1 > Ở TN2 D. Không so sánh được Câu 8: Cho V lít khí CO 2 (đo ở 54,6 o C và 2,4 atm) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M và Ba(OH) 2 0,75M thu được 23,64 gam kết tủa. V có giá trị là : A. 1,343 lít B. 4,25 lít C. 1,343 lít và 4,25 lít D. 1,12 lít và 3,36 lít Câu 9: Trong các cặp chất sau đây : a) C và H 2 O b) (NH 4 ) 2 CO 3 và KOH c) NaOH và CO 2 d) CO 2 và Ca(OH) 2 e) K 2 CO 3 và BaCl 2 g) Na 2 CO 3 và Ca(OH) 2 h) HCl + CaCO 3 i) HNO 3 + NaHCO 3 k) CO + CuO. Nhóm gồm các cặp chất mà phản ứng giữa các chất trong cặp tạo thành sản phẩm có chất khí là A. a, b, d, i, k B. b, c, d, h, k C. c, d, e, g, k D. a, b, h, i, k. Câu 10: Sục 2,24 l (đktc) CO 2 và dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, cho và giọt phenolphtalein vào dung dịch sau phản ứng, màu của dung dịch thu được là: A. Màu đỏ. B. Màu xanh. C. Màu tím. D. Không màu. . TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHƯƠNG 3 : CACBON – SILIC MỨC ĐỘ A Câu 1: Chọn phương trình hóa học viết đúng trong các phương trình dưới đây: A các dạng đơn chất của nguyên tố cacbon và có tính chất vật lý khác nhau. C. Có tính chất vật lý tương nhau. D. Có tính chất hóa học không giống nhau. Câu 10: Cacbon phản ứng với tất cả các chất. nhà xe đóng kín. D. Câu B và C đều đúng. Câu 15: Cacbon và oxi phản ứng theo phương trình hoá học sau: C + O 2 → 0 t CO 2 . Nếu cho 1,2gam cacbon phản ứng với 1,68 lít khí oxi(đkc) thì lượng

Ngày đăng: 04/05/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan