Một số giải pháp quản lý chống thất thoát nước thành phố phủ lý – tỉnh hà nam

106 4K 54
Một số giải pháp quản lý chống thất thoát nước thành phố phủ lý – tỉnh hà nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nước sạch là một phần không thể thiếu đối với đời sống con người, các nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng nên vấn đề quản lý và vận hành mạng lưới cấp nước sạch hiệu quả, giảm thất thoát nước đang là vấn đề khiến nhiều đô thị Việt Nam đau đầu. Nguyên nhân: hạ tầng cấp nước của các đô thị chủ yếu là cũ đã được sử dụng nhiều năm nên xuống cấp, quản lý mạng lưới còn nhiều bất cập, ý thức của người dân trong việc sử dụng nguồn nước. TP.Phủ Lý cũng là một trong số 63 tỉnh thành có mức độ thất thoát nước cao chiếm 33%. TP.Phủ Lý là một Thành phố trẻ mới được thành lập từ ngày 09 tháng 06 năm 2008 theo nghị định 722008NĐCP. Bao gồm 6 phường (Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Minh Khai, Quang Trung, Hai Bà Trưng, Lương Khánh Thiện), 6 xã (Thanh Châu, Liêm Chính, Phù Vân, Châu Sơn, Lam Hạ, Liêm Trung). Cùng hòa chung với sự phát triển của cả nước TP.Phủ Lý cũng đang từng bước thay da đổi thịt để xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị của Tỉnh Hà Nam. Đối lập sự phát triển một cách nhanh chóng của đô thị là cơ sở hạ tầng chưa theo kịp với tốc độ phát triển, trong đó có hệ thống cấp nước chưa đáp ứng được nhu cầu dùng nước của dân Thành phố, mạng lưới cấp nước thì lạc hậu chưa được nâng cấp. Theo điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030 của TP.Phủ Lý, hệ thống cấp nước trong khu nội thị sẽ đáp ứng 95% nhu cầu người dân, khu vực ngoại thị sẽ là 80% nhu cầu người dân, tỷ lệ thất thoát nước giảm xuống dưới 15%. Do đó cần “ Một số giải pháp quản lý chống thất thoát nước Thành phố Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam”

1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Nước sạch là một phần không thể thiếu đối với đời sống con người, các nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng nên vấn đề quản lý và vận hành mạng lưới cấp nước sạch hiệu quả, giảm thất thoát nước đang là vấn đề khiến nhiều đô thị Việt Nam đau đầu. Nguyên nhân: hạ tầng cấp nước của các đô thị chủ yếu là cũ đã được sử dụng nhiều năm nên xuống cấp, quản lý mạng lưới còn nhiều bất cập, ý thức của người dân trong việc sử dụng nguồn nước. TP.Phủ Lý cũng là một trong số 63 tỉnh thành có mức độ thất thoát nước cao chiếm 33%. TP.Phủ Lý là một Thành phố trẻ mới được thành lập từ ngày 09 tháng 06 năm 2008 theo nghị định 72/2008/NĐ-CP. Bao gồm 6 phường (Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Minh Khai, Quang Trung, Hai Bà Trưng, Lương Khánh Thiện), 6 xã (Thanh Châu, Liêm Chính, Phù Vân, Châu Sơn, Lam Hạ, Liêm Trung). Cùng hòa chung với sự phát triển của cả nước TP.Phủ Lý cũng đang từng bước thay da đổi thịt để xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị của Tỉnh Hà Nam. Đối lập sự phát triển một cách nhanh chóng của đô thị là cơ sở hạ tầng chưa theo kịp với tốc độ phát triển, trong đó có hệ thống cấp nước chưa đáp ứng được nhu cầu dùng nước của dân Thành phố, mạng lưới cấp nước thì lạc hậu chưa được nâng cấp. Theo điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030 của TP.Phủ Lý, hệ thống cấp nước trong khu nội thị sẽ đáp ứng 95% nhu cầu người dân, khu vực ngoại thị sẽ là 80% nhu cầu người dân, tỷ lệ thất thoát nước giảm xuống dưới 15%. 2 Do đó cần “ Một số giải pháp quản lý chống thất thoát nước Thành phố Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam” Đó cũng chính là đề tài mà tác giả đã lựa chọn để góp phần giúp cho TP.Phủ Lý nói riêng, đất nước nói chung giảm tỷ lệ thất thoát nước, làm giảm chi phí vận hành, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước. 2. Mục tiêu - Đánh giá thực trạng hệ thống cấp nước, quản lý mạng lưới cấp nước của TP.Phủ Lý để tìm ra nguyên nhân gây ra thất thoát nước. - Đề xuất một số giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng thất thoát nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: chống thất thoát nước TP. Phủ Lý. - Phạm vi nghiên cứu: TP.Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát hiện trạng. - Phương pháp so sánh đối chiếu, vận dụng có tính kế thừa, sáng tạo các kinh nghiệm ở một số đô thị trong và ngoài nước. - Phương pháp phân tích và tổng hợp phương án, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm giảm thất thoát nước. - Phương pháp thống kê các giải pháp chống thất thoát nước. 5. Nội dung nghiên cứu - Thực trạng công tác vận hành, quản lý mạng lưới cấp nước TP. Phủ Lý. - Những cơ sở pháp lý cho công tác quản lý chống thất thoát nước. 6. Kết quả nghiên cứu - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý chống thất thoát nước. - Đem lại lợi ích sử dụng, lợi ích kinh tế của người dân đô thị. - Kiểm soát giảm thiểu thất thoát nước sinh hoạt. 3 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ PHỦ LÝ- TỈNH HÀ NAM 1.1. Khái niệm cấp nước an toàn, thất thoát nước Chống thất thoát nước đang là vấn đề hầu hết các tỉnh thành phấn đấu. Trước khi đề cập đến vấn đề chống thất thoát nước tác giả muốn nêu ra mục tiêu của các nhà máy nước hiện nay cần phải hướng tới đó là vấn đề “Cấp nước an toàn”, để đảm bảo cho đời sống người dân. Cấp nước an toàn là: - Đảm bảo lưu lượng trên toàn mạng lưới cấp nước kể cả vị trí bất lợi nhất. - Đảm bảo áp lực tại mọi vị trí trên mạng lưới. - Đảm bảo chất lượng nước theo yêu cầu của Bộ y tế. Lâu nay vấn đề cấp nước an toàn tại các nhà máy dường như chưa được quan tâm nhiều, nếu có quan tâm thì còn sơ sài chủ yếu làm cho có. Hầu hết các tỉnh đều chỉ đạt được tiêu chí chất lượng nước còn vấn đề lưu lượng và áp lực hầu như không đạt. TP.Phủ Lý cũng không phải ngoại lệ, các vị trí cuối nguồn của Phủ Lý nước gần như không có áp lực. Chính vấn đề cấp nước không an toàn là một trong các nguyên nhân gây nên thất thoát nước. Rò rỉ, thất thoát xảy ra trong tất cả các mạng lưới phân phối nước. Tuy nhiên mức độ rò rỉ, lượng nước thất thoát trong các mạng lưới khác nhau rất nhiều. Phân biệt 2 khái niệm Lượng nước thất thoát và Lượng nước rò rỉ: - Khái niệm lượng nước thất thoát: được hiểu là chênh lệch giữa lượng nước sản xuất được và lượng nước tiêu thụ được thu phí. - Lượng nước rò rỉ: là một phần của lượng nước thất thoát, bao gồm thất thoát thực thể qua các chỗ rò, vỡ đường ống và các chỗ nối, cũng như nước tràn từ các bể chứa. Lượng nước rò rỉ có thể rất nhiều và phụ thuộc chủ yếu vào áp 4 lực trong mạng lưới và thời gian khắc phục (bao gồm thời gian phát hiện, xác định vị trí và sửa chữa). Thất thoát nước là vấn đề luôn đi liền với mọi hệ thống cấp nước, gắn liền với quá trình sản xuất và kinh doanh nước sạch. Cũng có thể hiểu rằng thất thoát nước là một tất yếu, vì không thể có một hệ thống đường ống tuyệt đối kín để đảm bảo không mất một giọt nước nào, cũng như toàn bộ lượng nước đã được sản xuất ra đều sẽ phải thu được tiền Cả thế giới đều đã phải chấp nhận điều này và luôn phấn đấu để đạt được một tỉ lệ thất thoát nước thấp nhất. Tỉ lệ thất thoát nước cũng là chỉ số để đánh giá mức độ của hệ thống cấp nước, trình độ của dịch vụ Nước bị thất thoát nhiều là sự thiệt hại lớn cho sản xuất kinh doanh, là mối quan tâm lớn của tất cả mọi người. Chính vì vậy tỉ lệ thất thoát nước luôn được quan tâm và khống chế. [18] Ở các nước đã phát triển, lượng nước rò rỉ là thành phần chính trong lượng nước thất thoát. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, song song với thất thoát do rò rỉ, có một lượng lớn thất thoát không rò rỉ mà do: các đấu nối không phép, không qua đồng hồ; lãng phí nước do sử dụng nước theo chế độ khoán … Ở TP.Phủ Lý, lượng nước rò rỉ được ước tính chiếm khoảng 60% lượng nước thất thoát, còn lại là thất thoát không do rò rỉ. 1.2. Hiện trạng thất thoát nước ở các đô thị Việt Nam và trên thế giới. Lượng nước thất thoát bao gồm nước rò rỉ (thất thoát cơ học) và nước thất thu (không thu được tiền của khách hàng). Trên thế giới bất kỳ một hệ thống cấp nước nào cũng đều bị thất thoát một lượng nuớc nhất định. Tuy nhiên do mức độ đầu tư, điều kiện về phương tiện và trang thiết bị kỹ thuật, điều kiện và thời gian làm việc, sự hợp lý trong quy hoạch đô thị, chất lượng thiết kế và 5 thi công công trình, trình độ quản lý duy tu ở mỗi hệ thống của mỗi nước là khác nhau nên lượng nước thất thoát cũng vì thế mà khác nhau. 1.2.1. Hiện trạng thất thoát nước ở các đô thị Việt Nam Theo các số liệu tổng kết, hiện nay tỉ lệ nước thất thoát ở Việt Nam khoảng 30%. Đây có thể là con số chưa thật chính xác, vì đó mới chỉ là số trung bình của các tỉ lệ thất thoát của tất cả các đơn vị cấp nước, tổng khối lượng nước thất thoát thực tế của cả nước còn có thể lớn hơn. Tuy nhiên, lượng thất thoát nước với tỉ lệ lớn như vậy cũng là một tất yếu, là một thực tế hoàn toàn tương ứng với hiện trạng kỹ thuật của các hệ thống cấp nước của chúng ta đang có, trong đó phần lớn là nước thất thoát do nguyên nhân kỹ thuật (do rò rỉ trên mạng lưới đường ống).[18] Xin được làm rõ điều này: Hơn 15 năm qua, thông qua rất nhiều các dự án đầu tư phát triển, ngành cấp nước ở Việt Nam thật sự đã có được những bước tiến đáng kể khiến chúng ta hết sức phấn khích và tự hào. Một khối lượng công trình, vật chất rất lớn đã được hình thành: các nhà máy nước được xây dựng hoàn chỉnh, công nghệ tiên tiến, trang bị hiện đại cung cấp hàng triệu m 3 nước hàng ngày cho các đô thị với nhiều hiệu quả xã hội to lớn. Bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp cấp nước đã được hoàn chỉnh đáng kể, trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý vận hành được nâng lên một bước mới, nhạy bén hơn và khả năng tự chủ kinh doanh Sự trưởng thành của các doanh nghiệp cấp nước trong thời gian qua đã khắc phục được đáng kể lượng nước thất thoát do quản lý. Tuy nhiên, thực sự các hệ thống công trình cấp nước của chúng ta vẫn còn nhiều khiếm khuyết và chưa cân đối để đáp ứng yêu cầu. Ngoài những đô thị mới được thành lập, gần như ở tất cả những đô thị còn lại các hệ thống cấp nước đều đã hình thành hàng từ chục, hàng trăm năm trước đây. Qua nhiều thời kỳ bắt đầu từ công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu, không đảm bảo chất 6 lượng với những mạng lưới đường ống dẫn nước đơn giản, đủ các chủng loại, được xây dựng bổ sung một cách bị động chắp vá phục vụ theo yêu cầu cấp bách, không có quy hoạch và cũng không theo dõi quản lý được. Vấn đề của “lịch sử để lại” cứ kéo dài mãi đến tận bây giờ, vì ngay cả ở thời điểm này khi chúng ta thực hiện các dự án đầu tư cải tạo phát triển cấp nước một cách quy mô, bài bản… do nhiều nguyên nhân việc đầu tư cũng chỉ tập trung chủ yếu vào xây dựng nhà máy, phát triển nguồn, tăng công suất cấp nước, phần mạng lưới đường ống, phần tiêu dùng… hầu như không được ưu tiên, quan tâm đầu tư một cách thích đáng, đồng bộ… Các đô thị càng lớn thì sự mất cân đối đó càng nặng nề và khi mạng lưới đường ống không được củng cố thì thất thoát nước do các nguyên nhân “kỹ thuật” (rò rỉ) sẽ càng lớn và ngày càng khó chữa. Đó là lý do chính khiến cho tỉ lệ nước thất thoát cao và chắc chắn tình trạng này sẽ còn duy trì trong thời gian lâu nữa. [18] Không có các con số thống kê chính xác để so sánh tương quan của lượng nước bị mất đi giữa 2 nguyên nhân, bởi điều này sẽ tùy thộc vào nhiều yếu tố: điều kiện cụ thể, hoạt động của từng đơn vị, đặc điểm riêng của hệ thống cấp nước nhưng thông thường thất thoát nước do kỹ thuật (rò rỉ) thường chiếm phần lớn trong tổng lượng nước thất thoát. Các nghiên cứu của Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam cho thấy: tại Hà Nam thất thu do kỹ thuật (rò rỉ) là 70% thất thu do quản lý chỉ khoảng 30%. Theo kết quả nghiên cứu Benchmarking giai đoạn 2004 – 2007 tỷ lệ thất thoát nước được thể hiện bảng sau:[18] 7 Sơ đồ 1.1: Tỷ lệ thất thoát nước hàng năm ( 2003-2007) Bảng 1.2: Kết quả phân tích tỷ lệ thất thoát theo nhóm Nhóm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nhóm A 41% 43% 42% 40% Nhóm B 27% 27% 27% 27% Nhóm C 28% 28% 27% 27% Bình Quân Q.G 33% 35% 34% 33% Căn cứ vào chỉ số này, các công ty cấp nước đô thị có hiệu quả hoạt động khác nhau, cụ thể: - Có 3 công ty mức thấp nhất (14%), bao gồm: Cty Cấp nước Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bắc Ninh. - Có 3 công ty mức thất thoát (15%), bao gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Dương, Hà Nội II. 8 Trong tổng số 68 công ty cấp nước, có 15 công ty có tỷ lệ thất thoát dưới hoặc bằng 20%. Đây là những công ty hoạt động hiệu quả, là ví dụ điển hình cho các công ty khác. [18] Năm 2007-2009, theo kết quả Nghiên cứu Benchmarking thì tỷ lệ thất thu, thất thoát là : Sơ đồ 1.3: Tỷ lệ thất thoát nước hàng năm ( 2007-2009) Bảng 1.4: Kết quả phân tích tỷ lệ thất thoát theo nhóm Nhóm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nhóm đặc biệt 40% 40% 38% Nhóm A 25% 24% 21% Nhóm B 26% 24% 23% Nhóm C 26% 27% 26% Bình Quân Q.G 32% 31% 30% Để giải quyết vấn đề trên, nhiều công ty cấp nước đã tiến hành khảo sát, đo đếm đánh giá thực trạng thất thoát. Kết quả điều tra về lượng nước thất thoát năm 2009 của một số công ty cấp nước được giới thiệu trong bảng 1.4. 9 Qua số liệu bảng 1.4 cho thấy lượng nước thất thoát là rất lớn. Muốn mở rộng công suất cấp nước các công ty cấp nước chỉ đề cập theo hướng tìm nguồn mới, mở rộng quy mô hệ thống là bất lợi mà mục tiêu trước hết là phải nghiên cứu các biện pháp chống thất thoát nước. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả cấp nước và hạ giá thành cho người dùng nước. Ngoài ra từ công tác chống thất thoát nước sẽ có nhiều kinh nghiệm quý bổ sung cho công tác quy hoạch và thiết kế hệ thống mới. Bảng 1.5: Lượng nước thất thoát trong các đô thị Việt Nam Nhóm và tên công ty Thất thoát nước (%) Năm khảo sát TP. Phủ Lý 33 2009 TP. Nam Định 29 2009 TP. Hồ Chí Minh 41 2009 Hải Phòng 17 2009 Hà Nội 33 2009 Đà Lạt 18 “ Kiên Giang 21 “ Đà Nẵng 32 “ Đồng Nai 26 “ Huế 14 “ Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế (Huế WACO) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam được Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và một số đơn vị cấp nước hỗ trợ giảm thất thoát nước và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Từ năm 2003, đã có 57 chuyên gia của Cục nước Yokohama được cử sang Việt Nam để hỗ trợ về hoạt động cấp nước. Trong vòng chưa đến 10 năm, tỷ lệ thất thoát nước Thừa 10 Thiên Huế đã giảm rất nhanh, từ khoảng 35% xuống còn mức 14% như hiện nay.[18] Những thông tin về lượng nước thất thoát cao thường rất thời sự, khiến cả xã hội phải quan tâm, bức xúc Báo chí của Trung ương và các tỉnh thường xuyên đưa tin, đặc biệt phân tích phê phán nhiều mỗi khi Người sản xuất xin được tăng giá bán nước. Sự bức xúc này đã tạo sức ép nặng nề lên những người làm công tác cấp nước của tất cả các tỉnh, lên ngành cấp nước Tuy nhiên, có một điều mà không phải ai cũng biết tường tận là từ nhiều năm nay Cơ quan quản lý ngành, Hội Cấp thoát nước Việt Nam, các Chi hội Cấp nước, các Công ty cấp nước của các tỉnh thành phố, các Nhà chuyên môn, các Chính quyền và cả cộng đồng… đã rất quan tâm, tiến hành nhiều hoạt động nhằm giảm thất thoát nước và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Điểm nhấn rõ nhất của hoạt động này là “Hội nghị giảm thất thoát nước toàn quốc” do Hội Cấp thoát nước Việt Nam, Công ty cấp nước Đà Nẵng, ADB và Công ty Vitens-Evides Hà Lan tổ chức tại Đà Nẵng tháng 3/2010. Hội nghị được tổ chức khá công phu, chu đáo và đặc biệt ấn tượng về lòng nhiệt tình hiếu khách của chủ nhà là Công ty cấp nước Đà Nẵng. Thông qua các bài trình bày kinh nghiệm thành công từ các công ty bạn, các kinh nghiệm quốc tế, đánh giá về “Thành tựu chống thất thoát thất thu nước ở Việt Nam” và nội dung “Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025” của bộ Xây dựng trình thủ tướng phê duyệt. Ngày 24/11/2010 thủ tướng ra Quyết định 2147/ QĐ - TTg “Phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025” Mục tiêu : Huy động và tập trung các nguồn lực cho hoạt động chống thất thoát, thất thu nước sạch, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân từ 30% năm 2009 xuống dưới 15% vào năm 2025, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn như sau: [...]... nước thất thoát được phân thành thất thoát thực sự và thất thoát không thực sự Việc phân chia tỷ lệ lượng nước thất thoát ở mạng cũ và mạng mới chưa thể tiến hành được Ngoài ra việc phân chia tổng lượng nuớc thất thoát thành những thất thoát thực sự và không thực sự đối với TP .Phủ Lý là khó khăn và một phần được ước tính theo số liệu hiện có Ở TP .Phủ Lý lượng nước thất thoát không thực sự là một nhóm... cao - Vấn đề thất thoát nước dường như chưa được quan tâm đúng mức 1.5 Đánh giá thực trạng quản lý chống thất thoát nước TP .Phủ Lý- T .Hà Nam 1.5.1 Những nguyên nhân gây ra thất thoát nước Trong hệ thống cấp nước của TP .Phủ Lý, thất thoát nước có thể xảy ra ở tất cả các hạng mục công trình như khai thác, vận chuyển nước thô, rò rỉ ở các bể chứa và bể xử lý và thất thoát trong mạng lưới cấp nước Ở đây... Nhân viên thu nhận hóa đơn đi thu tiền nước - Lên bảng kê tiền nước đã thu, nộp tài vụ công ty 1.4.3 Thực trạng công tác quản lý chống thất thoát nước - Công tác quản lý chống thất thoát nước TP .Phủ Lý còn kém chưa có một phòng ban cụ thể nào chuyên về quản lý chống thất thoát nước Dựa chủ yếu vào phòng kinh doanh trong quá trình đi ghi đồng hồ kiểm tra thất thoát nước do đồng hồ, phụ thuộc vào trình... Nhiều dự án cấp nước sạch nông thôn đang được tỉnh lập dự án và triển khai xây dựng 1.3.4 Hiện trạng thất thoát nước trong mạng lưới cấp nước TP Phủ Lý Theo quyết định số 1128/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 12 năm 2009 của UBND Tỉnh Hà Nam phê duyệt phương án và chuyển Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Hà Nam thành Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam Văn kiện đề án của Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam đã đặt mục... thất thoát nước trong mạng lưới cấp nước: Thất thoát nước được chia thành 2 loại: - Thất thoát do nguyên nhân “kỹ thuật” thường gọi là nước rò rỉ hay thất thoát cơ học - Thất thoát từ nguyên nhân quản lý thường gọi là nước thất thu * Các dạng thất thoát do nguyên nhân “kỹ thuật”: 30 Thất thoát cơ học hay do rò rỉ có thể xảy ra dưới 2 dạng: thấy được và không thấy được Đối với mạng lưới cấp nước thất. .. nước thất thoát trước khi đầu tư tài chính cho những nguồn nước mới trong hệ thống cấp nước ở những nước đang phát triển Theo số liệu báo cáo của Phòng kế hoạch kỹ thuật tỷ lệ nước thất thoát trong những năm vừa qua bảng 1.11 như sau: Bảng 1.11: Lượng nước thất thoát hàng năm TP Phủ Lý (Nguồn: Công ty Cổ phần Nước sạch Hà Nam) Năm Lượng nước thất thoát (%) 2008 33 2009 33 2010 33 2011 33 25 Lượng nước. .. lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 25% - Đến năm 2020: tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 18% - Đến năm 2025: tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 15% 1.2.2 Hiện trạng thất thoát nước ở các đô thị thế giới Các nước trên thế giới ngay cả những nước công nghiệp phát triển, lượng nước thất thoát trong các hệ thống cấp nước đô thị cũng không phải là ít Nhiều nước. .. mọi công ty cấp nước, của mọi đô thị và của mọi quốc gia 1.3 Hiện trạng thất thoát nước của hệ thống cấp nước TP .Phủ Lý- T Hà Nam 1.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở TP Phủ Lý * Điều kiện tự nhiên a Vị trí địa lý: - TP .Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A; bên bờ phải sông Đáy, nơi hợp lưu với sông Châu Giang và nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Nam, thành phố Ninh Bình 34... Asen do vậy nước ngầm được xem xét hạn chế sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt - Nước mặt sông Hồng, sông Đáy và sông Châu là 3 nguồn nước mặt chính của tỉnh Hà Nam Hiện nay nước sông Đáy là nguồn cấp nước chính cho thành phố Phủ Lý, nước sông Châu sông Hồng đang là nguồn nước chính cấp cho khu vực nông thôn - Tuy nhiên nguồn nước cấp từ sông Đáy tại điểm lấy nước của nhà máy nước số 1 có chất lượng nước không... cách thành phố Hưng Yên 22 km về phía Tây Nam, cách thành phố Nam Định 30 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Hoà Bình khoảng 80 km về phía Đông theo QL 21 13 - TP .Phủ Lý có tọa độ địa lý khoảng 20 o21’-21045 vĩ độ Bắc, 105o45’-106010’ kinh độ Đông: + Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Kim Bảng + Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Duy Tiên + Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Thanh Liêm b Địa hình: TP .Phủ Lý nằm . TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ PHỦ LÝ- TỈNH HÀ NAM 1.1. Khái niệm cấp nước an toàn, thất thoát nước Chống thất thoát nước đang là vấn đề hầu hết các tỉnh thành phấn đấu là 80% nhu cầu người dân, tỷ lệ thất thoát nước giảm xuống dưới 15%. 2 Do đó cần “ Một số giải pháp quản lý chống thất thoát nước Thành phố Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam Đó cũng chính là đề tài mà. dân trong việc sử dụng nguồn nước. TP .Phủ Lý cũng là một trong số 63 tỉnh thành có mức độ thất thoát nước cao chiếm 33%. TP .Phủ Lý là một Thành phố trẻ mới được thành lập từ ngày 09 tháng 06

Ngày đăng: 03/05/2015, 23:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan