DE CUONG MON-CONG NGHE 8-HKI

9 1.6K 2
DE CUONG MON-CONG NGHE 8-HKI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT DƯƠNG MINH CHÂU CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2009 – 2010 MÔN: CÔNG NGHỆ – LỚP 8 A. PHẦN CẤU TRÚC PHẦN BÀI NỘI DUNG KIẾN THỨC ĐIỂM TỪNG PHẦN I/LÝ THUYẾT 2 6 8 9 11 13 18 20 24 25 GDBVMT * CHƯƠNG I: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống. - Khái niệm về hình chiếu của một vật thể - Tên gọi và vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ. - Sự tạo thành hình trụ, - Sự tạo thành hình cầu, đặc điểm các hình chiếu của nó. * CHƯƠNG II: BẢN VẼ KĨ THUẬT - Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật. - Công dụng của hình cắt. - Khái niệm về bản vẽ chi tiết. - Công dụng của bản vẽ chi tiết. - Trình tự đọc bản vẽ chi tiết. - Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ. - Nội dung của bản vẽ lắp * CHƯƠNG III: GIA CÔNG CƠ KHÍ - Các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. - So sánh về kim loại và phi kim loại, kim loại đen và kim loại màu. - Kể tên dụng cụ cơ khí và nêu công dụng của chúng. * CHƯƠNG IV: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP - Khái niệm về chi tiết máy. - Phân loại chi tiết máy - Cách lắp ghép chi tiết máy - Cấu tạo của mối ghép - Biết làm việc theo quy trình, tiết kiệm và giữ vệ sinh chung. 1 điểm 2 điểm 1 điểm 2 điểm 2 điểm 1 điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm 2 điểm 1 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm 1 II/BÀI TẬP 5 - Vẽ hình chiếu của vật thể - Đọc tên hình biểu diễn, kích thước của hình chiếu 2 điểm 2 điểm 2 PHÒNG GD&ĐT DƯƠNG MINH CHÂU CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2009 – 2010 MÔN: CÔNG NGHỆ – LỚP 8 B. PHẦN CỤ THỂ 1. Lý thuyết: CHƯƠNG I: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống: M 1 - Câu 1- ( 1 điểm ) Thế nào hình chiếu của một vật thể? M 1 - Câu 2- ( 2 điểm ) Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào? M 1 - Câu 3- ( 1 điểm ) Hình trụ được tạo thành như thế nào? M 1 - Câu 4- ( 2 điểm ) Hình cầu được tạo thành như thế nào? Các hình chiếu của hình cầu có đặc điểm gì? CHƯƠNG II: Bản vẽ kĩ thuật M 1 - Câu 5- (2 điểm ) Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? M 1 - Câu 6- ( 2 điểm ) Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì? M 1 - Câu 7- (2 điểm ) Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? M 1 - Câu 8- 1 điểm ) Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết. M 2 - Câu 9- (2 điểm ) Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ khác nhau như thế nào? M 1 - Câu 10- (2 điểm ) Nêu nội dung của bản vẽ lắp? Bản vẽ lắp dùng để làm gì? CHƯƠNG III: Gia công cơ khí M 2 - Câu 11- (2 điểm ) Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất? M 2 - Câu 12- (2 điểm ) Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu. M 1 - Câu 13-(1 điểm ) Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng. M 1 - Câu 14- (2 điểm ) Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào? M 2 - Câu 15- (2 điểm ) Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau? M 1 - Câu 16- (2 điểm ) Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng loại mối ghép? M 2 - Câu 17- (2 điểm ) Sự khác biệt cơ bản của các loại mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được là gì? M 2 - Câu 18-(1 điểm ) Tại sao người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh? M 1 - Câu 19-(2 điểm ) Nêu cấu tạo của mối ghép bằng ren? 3 M 1 - Câu 20- (1 điểm ) Trong khi thực hành đọc bản vẽ lắp đơn giản em cần phải thực hiện những điều gì để biết vận dụng vào đời sống và bảo vệ sức khỏe cho con người? ( GDBVMT) M 1 - Câu 21-(1 điểm ) Trong khi thực hành đo và vạch dấu em cần thực hiện những điều gì để bảo vệ môi trường? M 1 - Câu 22-(1 điểm ) Khi vẽ các hình chiếu của các vật thể em cần thể hiện những điều gì để giữ gìn vệ sinh và biết tiết kiệm nguyên liệu? 2. Bài tập: M 3 - Câu 1: (2 điểm) Hãy vẽ hình chiếu đứng, bằng và cạnh của vật thể D sau đây. D M 3 -Câu 2: (2 điểm) Hãy vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của vật thể C sau: M 3 -Câu 3 : (2 điểm) Hãy vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của vật thể B sau: M 3 -Câu 4: (2 điểm) Hãy vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của vật thể A sau: 4 M 2 - Câu 5: (2 điểm) Nhìn trên bản vẽ sau, hãy chỉ ra đâu là hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh và hình chiếu bằng của hình hộp chữ nhật? Kể ra các kích thước của các chiều? 5 ĐÁP ÁN MÔN CÔNG NGHỆ 8 HKI – Năm học: 2009-2010 1. Lý thuyết: M 1 - Câu 1- ( 1 điểm ) Hình chiếu của một vật thể: Chiếu vật thể lên một mặt phẳng ta được một hình gọi là hình chiếu của vật thể. M 1 - Câu 2- ( 2 điểm ) Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ: Hình chiếu đứng ở góc bên trái bản vẽ. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng. Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng. M 1 - Câu 3-( 1 điểm ) Hình trụ được tạo thành khi hình chữ nhật quay quanh một cạnh cố định. M 1 - Câu 4- ( 2 điểm ) Hình cầu được tạo thành khi hình tròn quay quanh một đường kính của nó. Các hình chiếu của hình cầu đều là hình tròn. M 1 - Câu 5- ( 2 điểm ) Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ. M 1 - Câu 6- ( 2 điểm ) Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt. Hình cắt dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể. M 1 - Câu 7- (2 điểm ) Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết khác để xác định chi tiết máy. Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy. M 1 - Câu 8- ( 1 điểm ) Trình tự đọc bản vẽ chi tiết: Khung tên -> Hình biểu diễn -> Kích thước -> Yêu cầu kĩ thuật -> Tổng hợp. M 2 - Câu 9-( 2 điểm ) Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ khác nhau ở vị trí nét liền đậm đỉnh ren và nét liền mảnh chân ren. Đối với ren trục, nét liền đậm đỉnh ren ở phía ngoài nét liền mảnh chân ren, ngược lại đối với ren lỗ, nét liền đậm đỉnh ren ở phía trong nét liền mảnh chân ren. M 1 - Câu 10- ( 2 điểm ) Nội dung của bản vẽ lắp: Diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm. Bản vẽ lắp dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm. M 2 - Câu 11- ( 2 điểm ) Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: Lí tính, hóa tính, cơ tính và tính công nghệ. Ý nghĩa là: Dựa vào tính công nghệ để lựa chọn phương pháp gia công hợp lí, đảm bảo năng suất và chất lượng. M 2 - Câu 12- ( 2 điểm ) Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại: Kim loại có tính dẫn điện tốt, phi kim loại không có tính dẫn điện. Kim loại đen có chứa sắt, kim loại màu không chứa sắt hoặc chứa rất ít sắt. M 1 - Câu 13- ( 1 điểm ) Người ta có thể dùng thước lá, thước dây, compa, thước cặp… để xác định kích thước của sản phẩm. Trong cơ khí thường dùng thước cặp, panme… 6 M 1 - Câu 14- ( 2 điểm ) Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và có nhiệm vụ nhất định trong máy, chúng gồm: chi tiết máy có công dụng chung và chi tiết máy có công dụng riêng. M 2 - Câu 15- ( 2 điểm ) Chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau để dễ dàng và thuận lợi khi gia công, sử dụng và sửa chữa. Mặt khác, máy có nguyên lí hoạt động rất phức tạp, một chi tiết không thể thực hiện được hết chức năng của máy. M 1 - Câu 16- ( 2 điểm ) Chi tiết máy được lắp ghép với nhau bởi mối ghép cố định và mối ghép động. - Mối ghép cố định: các chi tiết không có chuyển động tương đối với nhau. - Mối ghép động: các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau để thuận lợi cho quá trình gia công, lắp ráp, sửa chữa và sử dụng. M 2 - Câu 17- ( 2 điểm ) Sự khác biệt cơ bản của các loại mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được đó là: Mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép. Còn ở mối ghép không tháo được ta buộc phải phá hỏng một thành phần của mối ghép. M 2 - Câu 18- ( 1 điểm ) Người ta không hàn quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh vì nhôm khó hàn và mối ghép đinh tán sẽ đảm bảo chịu được lực lớn, mối ghép đơn giản khi hỏng dễ thay thế. M 1 - Câu 19-( 2 điểm )Cấu tạo của mối ghép bằng ren là mối ghép bu lông gồm: bu lông (chi tiết có ren ngoài), các chi tiết máy ghép, vòng đệm và đai ốc ( chi tiết có ren trong). * Giáo dục bảo vệ môi trường: M 1 - Câu 20- ( 1điểm ) Trong khi thực hành đọc bản vẽ lắp đơn giản em cần phải thực hiện đúng quy trình để biết vận dụng vào đời sống hằng ngày, giữ vệ sinh sạch sẽ nơi thực hành góp phần bảo vệ sức khỏe cho con người. M 1 - Câu 21- ( 1điểm ) Trong khi thực hành đo và vạch dấu em cần phải biết tiết kiệm giấy, thực hành đúng quy trình, sau khi làm xong phải dọn dẹp sạch sẽ. M 1 - Câu 22-(1 điểm ) Khi vẽ các hình chiếu của các vật thể em cần phải vẽ cẩn thận, vẽ đúng tỉ lệ, biết giữ vệ sinh sạch sẽ nơi thực hành. 2- Bài tập: M 3 - Câu 1: (2 điểm) D 7 M 3 - Câu 2: (2 điểm) M 3 - Câu 3: (2 điểm) M 3 - Câu 4: (2 điểm) 8 M 2 - Câu 5: (2 điểm) - Hình chiếu đứng: 1 - Hình chiếu cạnh: 3 - Hình chiếu bằng: 2 - Kích thước a : Chiều dài - Kích thước b : Chiều rộng - Kích thước h : Chiều cao 9

Ngày đăng: 02/05/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan