Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Địa lý 9- THCS Mỹ Thọ 2010-2011.

4 282 0
Đề và đáp án thi học sinh giỏi  môn Địa lý  9- THCS Mỹ Thọ 2010-2011.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ ĐỀ ĐỀ XUẤT THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 TRƯỜNG THCS MỸ THỌ Năm học 2010-2011 Môn Địa Lí Thời gian làm bài: 150 phút( không kể thời gian phát đề) Câu 1(3,0 điểm): Hiện tượng chênh lệch độ dài ngày – đêm trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12 ở xích đạo, các chí tuyến và các vòng cực diễn ra như thế nào? Tại sao? Câu 2(4.0điểm) : Dựa vào At –Lát Địa Lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục và các kiến thức đã học em hãy : a) Trình bày các đặc điểm của địa hình nước ta . b) Cho biết đi theo quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau phải vượt qua các đèo lớn nào ? (Kèm theo tên của tỉnh / Thành phố có đèo đó đi qua) Câu 3(2.0điểm) : Trình bày đặc điểm hải văn của vùng biển nước ta ? Cho biết vai trò của biển đối với tự nhiên và kinh tế – xã hội nước ta ? Câu 4 (4,0điểm): Dựa vào At –Lát Địa Lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục và các kiến thức đã học em hãy cho biết : a) Sông Mê Kông chảy qua những nước nào, đổ ra biển nào, cửa sông thuộc địa phận nước nào? b) Vì sao sông ngòi Trung Bộ có lũ lên nhanh và đột ngột? c) Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính nào? Mỗi hướng nêu tên 3 con sông lớn? Câu 5 (3,0điểm) : a)Tại sao nói việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Để giải quyết việc làm cần tiến hành những biện pháp gì? b) Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? Câu 6(4,0điểm): Cho bảng số liệu diện tích đất tự nhiên và diện tích đất nông nghiệp phân theo các vùng năm 2000. ( Đơn vị : nghìn ha ) Các vùng Tổng diện tích tự nhiên Diện tích đất nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước 10096,3 1478,9 5150,1 4425,5 5447,6 2354,5 3971,2 32924,1 1305,3 857,6 725,3 807,0 1233,6 1446,3 2970,3 9345,4 a) Tính tỉ lệ đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên của các vùng. b) Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đã tính. c) Nhận xét và nêu giải pháp sử dụng đất hợp lí ở các vùng đồng bằng, trung du và miền núi. (Học sinh được sử dụng At –Lát Địa Lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục.) PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ TRƯỜNG THCS MỸ THỌ ĐÁP ÁN-HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1(3,0 điểm): Ở xích đạo: Tất cả các ngày (21/3, 22/6, 23/9, 22/12 ) đều có độ dài ngày- đêm bằng nhau do trục Trái đất và mặt phẳng phân chia sáng tối luôn luôn gặp nhau vào bất cứ thời gian nào trong năm. (0,25 đ) Ở các chí tuyến và các vòng cực: Ngày 21/3 và 23/9: Độ dài ngày- đêm bằng nhau do vào hai ngày này Trái đất hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với Xích đạo nên mọi nơi đều có số giời chiếu sáng như nhau. (0,25 đ) Ngày 22/6 và 22/12: Độ dài ngày- đêm trên các chí tuyến và các vòng cực ở hai nửa cầu trái ngược nhau. (0,25 đ) Ngày 22/6: + Chí tuyến Bắc: Ngày dài hơn đêm. (0,25 đ) + Chí tuyến Nam: Đêm dài hơn ngày. (0,25 đ) + Ở vòng cực Bắc:Có ngày không có đêm ( Ngày dài 24 giời) (0,25 đ) + Ở vòng cực Bắc:Có đêm không có ngày ( Đêm dài 24 giời) (0,25 đ) Nguyên nhân: Ngày 22/6: -Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên ngày dài hơn đêm. (0,25 đ) -Nửa cầu Nan chếch xa phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng ít hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên đêm dài hơn ngày. (0,25 đ) -Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng- tối, nên có hiện tượng ngày kéo dài suốt 24 giời. (0,25 đ) -Vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau trước đường phân chia sáng- tối, nên có hiện tượng đêm kéo dài suốt 24 giời. (0,25 đ) Ngày 22/12: Hiện tượng chêch lệch độ dài ngày- đêm ở các chí tuyến và các vòng cực diễn ra ngược lại với ngày 22/6(0,25 đ) Câu 2 (4.0điểm) a/ Đặc điểm địa hình : - Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% .(0.75đ ) + Đồi núi phân bố chủ yếu ở phía Bắc, Tây, kéo dài từ biên giới Việt – Trung đến miền Đông Nam Bộ, ngoài ra nhiều nơi núi ăn lan xuống đồng bằng hoặc ra biển ( 0.25đ ) +Các dãy núi phần lớn chạy theo hướng TB –ĐN và hướng vòng cung .( 0.25đ ) +Cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn, dài nhất là dãy Trường Sơn . (0.25đ ) -Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ chủ yếu phân bố phía Nam và ven biển( 0.5đ ) +Lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng.Ven biển miền Trung là dải đồng bằng nhỏ hẹp bị chia thành nhiều ô nhỏ ngoài ra còn có các đồng bằng nằm xen giữa các dãy núi nhưng có diện tích nhỏ .( 0.25đ) - Địa hình cao ở phía Bắc, Tây, Tây bắc thấp dần về phía Nam, Đông, Đông nam tạo nên hướng nghiêng chính của địa hình từ Tây bắc xuống Đông nam (0.25đ ) b/Các đèo lớn (1,5 đ) - Đèo Sài Hồ ( Lạng Sơn ) –Đèo Tam Điệp (Ninh Bình ) – Đèo Ngang ( Hà Tĩnh – Quảng Bình ) – Đèo Hải Vân ( Thừa Thiên Huế – TP Đà Nẵng ) – Đèo Cù Mông ( Bình Định –Phú Yên ) – Đèo Cả (Phú Yên – Khánh Hòa ) (Kể đúng tên một đèo được 0.25đ , nếu không đúng, thiếu tên tỉnh/ TP trừ nửa số điểm ) Câu 3(2,0 điểm): *Đặc điểm của hải văn biển nước ta . - Các dòng hải lưu : + Biển nước ta có hai dòng hải lưu chính chảy ngược chiều nhau tương ứng với hai mùa gió . Mùa hạ có dòng biển nóng chảy theo hướng Tây Nam lên Đông Bắc , mùa đông có dòng biển lạnh chảy theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam .( 0.5đ ) + Ngoài ra còn có các vùng nước trồi và nước chiềm ,vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển . (0.25đ ) - Chế độ triều : Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau ( tạp triều ) .Riêng vịnh Bắc bộ có chế độ nhật triều . (0.25đ ) - Độ muối bình quân của biển Đông từ 30-33 % (0.25đ) * Vai trò của biển đối với tự nhiên và kinh tế –xã hội: -Cung cấp hơi ẩm thường xuyên cho đất liền, đem lại nhiều mưa, làm cho khí hậu nước ta mang tính chất hải dương. Tuy nhiên cũng là nguồn gốc gây ra bão, thủy triều, xâm thực, xâm nhập mặn …( 0.25đ) -Cung cấp nhiều thực phẩm như hải sản, muối, rong biển, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho sản xuất … (0.25đ) - Phát triển nhiều nghành kinh tế như khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản, ,khai thác khoáng sản, giao thông và du lịch (0.25đ) Câu 4(4,0 điểm): a)Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua nhiều quốc gia như Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, đổ ra biển Đông thuộc Thái Bình Dương. Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam. (1,0 đ) b)Các sông ở Trung Bộ có nguồn ở sườn phía Đông rạng Trường Sơn, rặng núi này ăn lang ra biển, có sườn dốc, do đó sông ở Trung Bộ ngắn và dốc nên vào mùa mưa bão, lũ lên rất nhanh và đột ngột (1,0 đ) c) Hai hướng chính của sông ngòi nước ta là: -Hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung. (1,0 đ) + Hướng Tây Bắc-Đông Nam :Nêu được 3 trong số các sông sau đây được điểm tối đa (0,5 đ) Sông Đà, sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Tiền, sông Hậu. + Hướng vòng cung:Nêu được 3 trong số các sông sau đây được điểm tối đa (0,5 đ) Sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Câu 5(3,0 điểm): a)Tại vì: +Nguồn lao động của nước ta rất dồi dào và tăng nhanh. (0.25đ ) +Sự phát triển của nền kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của lao động. (0.25đ ) Nên nước ta có tỉ lệ thất nghiệp ở cả thành thị và nông thôn khá cao. (0.25đ ) -Biện pháp: +Phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng cho hợp lí. (0.25đ ) +Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. (0.25đ ) +Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị. (0.25đ ) +Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm. (0.25đ ) +Xuất khẩu lao động. (0.25đ ) b)Ảnh hưởng: +Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. (0.25đ ) +Thúc đẩy sự phát triển của các vùng chuyên canh. (0.25đ ) +Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. (0.25đ ) Giúp cho nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa. (0.25đ ) Câu 6(4,0 điểm): a) Tính đúng tỉ lệ(0.5đ ) Các vùng Tỉ lệ đất nông nghiệp(%) Trung du và miền núi Bắc Bộ Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước 12,9 58,0 14,1 18,2 22,6 61,4 74,8 28,4 b) Vẽ biểu đồ(1,0đ ) Thanh ngang hoặc cột. -Vẽ đúng, đẹp, ghi tên biểu đồ. c) * Nhận xét: - Các vùng có tỉ lệ đất nông nghiệp cao là đồng bằng sông Cửu Long (74,8%) Đông Nam Bộ (61,4% ), đồng bằng sông Hồng (58,0%).(0.25đ ) - Các vùng có tỉ lệ đất nông nghiệp thấp là trung du và miền núi Bắc Bộ (12,9%), Bắc Trung Bộ(14,1%)(0.25đ ) *Giải pháp sử dụng đất hợp lí - Đối với các vùng đồng bằng: + Thủy lợi là giải pháp hàng đầu để nâng cao hệ số sử dụng đất. (0.25đ ) + Mở rộng, cải tạo đất nhiễm phèn, nhiễm mặn. (0.25đ ) + Thâm canh, tăng vụ. (0.25đ ) + Thay đổi cơ cấu cây trồng theo mùa vụ cho hợp lí. (0.25đ ) +Quy hoạch lại đất nông nghiệp tránh lãng phí khi chuyển sang các mục đích sử dụng khác. (0.25đ ) -Đối với trung du và miền núi: +Khai hoang mở rộng diện tích. (0.25đ ) +Trồng và bảo vệ rừng để chóng xói mòn và giữ độ ẩm cho đất. (0.25đ ) +Kết hợp sản xuất nông nghiệp theo mô hình nông – lâm nghiệp. (0.25đ ) Mỹ thọ, ngày 20 tháng 9 năm 2010 Người ra đề Nguyễn Thanh Hùng . PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ ĐỀ ĐỀ XUẤT THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 TRƯỜNG THCS MỸ THỌ Năm học 2010-2011 Môn Địa Lí Thời gian làm bài: 150 phút( không kể thời gian phát đề) Câu 1(3,0 điểm):. TRƯỜNG THCS MỸ THỌ ĐÁP ÁN- HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1(3,0 điểm): Ở xích đạo: Tất cả các ngày (21/3, 22/6, 23/9, 22/12 ) đều có độ dài ngày- đêm bằng nhau do trục Trái đất và mặt phẳng phân chia sáng. Nhận xét và nêu giải pháp sử dụng đất hợp lí ở các vùng đồng bằng, trung du và miền núi. (Học sinh được sử dụng At –Lát Địa Lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục.) PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ TRƯỜNG

Ngày đăng: 02/05/2015, 03:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan