tìm hiểu về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay

33 390 0
tìm hiểu về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA NGÂN HÀNG 0o0 ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY Tháng 1/2015 MỤC LỤC I. Một số vấn đề cơ bản về tài trợ cho xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại. 5 1. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu: 5 1.1 Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu: 5 1. 2. Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu. 8 1.3 Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu 11 II. Tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu 13 1. Khái niệm, vai trò tín dụng Ngân hàng 13 1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 13 1.2 Vai trò của tín dụng tài trợ XNK 14 2. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại 14 2.1 Cho vay trong khuôn khổ thanh toán bằng L/C 14 2.2 Cho vay trong khuôn khổ nhờ thu kèm chứng từ: 16 2.3 Cho vay trên cơ sở hối phiếu 16 2.3.1 Cho vay trên cơ sở hối phiếu tự nhận nợ 16 2.3.2 Tín dụng chấp nhận hối phiếu 17 2.4 Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu khác 17 2.4.1 Bao thanh toán toàn phần và bao thanh toán từng phần 17 2.4.2 Tín dụng thuê mua 18 2.4.3 Tài trợ bảo lãnh và tái bảo lãnh 19 III. Rủi ro trong tín dụng tài trợ XNK của ngân hàng thương mại 20 1. Khái niệm tín dụng 20 2. Rủi ro trong tín dụng tài trợ XNK của NHTM 21 2.1 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan 21 2.2 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan 24 IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 27 1. Chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước 27 2. Môi trường kinh tế chính trị, xã hội trong và ngoài nước 28 3. Khả năng ý thức thanh toán của doanh nghiệp XNK 29 4. Năng lực cho vay của ngân hàng 29 5. Các nhân tố khác 29 V. Định hướng trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 30 KẾT LUẬN 32 MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là xu thế tất yếu khách quan. Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa kinh tế gắn liền với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở, do đó mỗi nước cần có những mối quan hệ với thị trường thế giới, không một quốc gia nào tách khỏi thị trường thế giới mà có thể phát triển nền kinh tế của mình. Xuất nhập khẩu là một trong những hình thức chử yếu của kinh tế đối ngoại, đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển như nước ta, ngoại thương có tác dụng rất lớn, rất quan trọng. Việc mở rộng giao lưu kinh tế thế giới sẽ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh XNK cần phải nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các mặt hàng, muốn vậy phải có sự đầu tư thích đáng cho quá trình sản xuất, kinh doanh như đổi mới công nghệ, máy móc, trang thiết bị. Nhưng trên thực tế, vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực này còn ít ỏi, không thể giúp cho các doanh nghiệp tự đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng. Xuất phát từ thực tế này và để đạt được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra thì cần có sự đầu tư của NHTM, với tư cách là trung tâm cung ứng vốn, hỗ trợ đắc lực cho lĩnh vực XNK của nền kinh tế. Hoạt động tín dụng tài trợ XNK là một hoạt động hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro. Nó không chỉ chịu tác động của chính sách kinh tế trong nước mà còn chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm, nguồn luật khác nhau và bị ảnh hưởng mạnh theo sự biến động của thị trường quốc tế. Do đó, hoạt động kinh doanh của NHTM trong việc tài trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp XNK ngày càng trở nên phong phú và đòi hỏi phải được nghiên cứu hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức. Nhầm làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi chọn đề tài “ hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại Việt Nam” I. Một số vấn đề cơ bản về tài trợ cho xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại. 1. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu: 1.1 Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu:  Điều hòa quá trình tái sản xuất xã hội: Với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, xuất nhập khẩu có những vai trò quan trọng: + Tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước: Một trong những vai trò quan trọng nhất của xuất nhập khẩu nói riêng và kinh tế đối ngoại nói chung là thông qua hoạt động buôn bán trao đổi với nước ngoài để tạo vốn cần thiết cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Việc tạo vốn và sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả trở thành mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu đầu trong thời kì đầu công nghiệp hóa nói chung và trong chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng. Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, không một quốc gia nào lại đặt hy vọng vào việc thực hiện công nghiệp hóa chỉ bằng vốn của bản thân. Quá trình công nghiệp hóa ở nước ta không những đòi hỏi các khoản vốn và đầu tư hiện có, mà còn đòi hỏi nhiều khoản đầu tư mới và lớn mà khả năng trong nước không đủ đáp ứng. Tuy nhiên, cần xác định những mục tiêu hợp lý, thực tế, không quá tham vọng. Bên cạnh đó, một mặt quan trọng về vốn là hiệu quả sử dụng của nó. Có thể nói, tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trở thành yếu tố có tác động mạnh nhất tới quá trình tăng trưởng kinh tế kém phát triển như nước ta ở giai đoạn đầu công nghiệp hóa. + Chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu của tiêu dùng và tích lũy. Tiêu dùng là mục đích của sản xuất. Tiêu dùng với tư cách là một yếu tố của quá trình tái sản xuất xã hội, vừa chịu sự tác động quyết định của sản xuất, nhưng đồng thời cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản xuất. Tiêu dùng chính là quá trình tái sản xuất sức lao động, yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất. Không đảm bảo thỏa mãn những yêu cầu đến một mức độ cần thiết thì không thể tái sản xuất đầy đủ về số luợng và chất lượng lao động cho quá trình sản xuất mới. Vai trò của xuất nhập khẩu đối với việc chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu của tiêu dùng và tích lũy. Xuất nhập khẩu nhập khẩu những tư liệu sản xuất mới cần thiết để phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng trong nước. Xuất nhập khẩu trực tiếp nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất chưa đủ. Đây là một hoạt động quan trọng của xuất nhập khẩu để phục vụ cho tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng của nhân dân, nhưng hoàn toàn không thể bị động với đòi hỏi của tiêu dùng, mà phải tác động mạnh mẽ đến tiêu dùng đặc biệt là cơ cấu tiêu dùng trong xã hội, làm cho nó thích ứng với tình trạng cụ thể của cơ cấu sản xuất. Mở rộng buôn bán với nước ngoài đã làm cho tình trạng tiêu dùng của xã hội có nhiều biến đổi quan trọng. Sự thay đổi đó đặt ra những yêu cầu cao hơn cả về số lượng và chất lượng, kiểu, mốt, thẩm mỹ của hàng tiêu dùng. Điều đó một mặt thúc ép việc sản xuất trong nước muốn phát triển phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày vàng cao của người tiêu dùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được với hàng ngoại. Mặt khác xuất nhập khẩu có thể và cần phải đóng vai trò quan trọng trong việc hướng người tiêu dùng vào những đòi hỏi hợp lý đối với thị trường, phù hợp với chính sách tiêu dùng trong một giai đoạn nhất định. Phải bằng nhiều biện pháp trong đó quan trọng là biện pháp giá cả để điều tiết những đòi hỏi vượt quá khả năng của nền kinh tế. + Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Xuất nhập khẩu ra đời là kết quả của sản xuất phát triển, đồng thời xuất nhập khẩu lại là một tiền đề cho sự phát triển của sản xuất.Sản xuất có phát triển thì xã hội mới giàu có. Nhưng muốn sản xuất phát triển thì cần giải quyết các nhân tố cần thiết cho quá trình đó. Đó là việc đảm bảo các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuấ, tạo tập thị trường cho sản xuất phát triển. Trong nền kinh tế kém phát triển như nước ta, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, việc buôn bán với nước ngoài đưa đến những thay đổi cơ cấu sản phẩm xã hội có lợi cho quá trình phát triển. Sự phát triển của xuất nhập khẩu làm cho đất đai lao động của nước ta được sử dụng triệt để hơn để sản xuất các sản phẩm nhiệt đới như gạo, cao su, cà phê, chè, dầu dừa… để xuất khẩu. Nhờ xuất nhập khẩu mà các nước “thoát khỏi tình trạng các tiềm năng không được khai thác”. Khái niệm nhập khẩu dẫn đến sự phát triển bao gồm các yếu tố thúc đẩy nhất định đối với một số ngành công nghiệp vốn không có cơ hội phát triển nào khác. Ví dụ, khi phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu sẽ tạo ra nhu cầu cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất thiết bị chế biến. Việc cung cấp cơ sở hạ tầng – đường bộ, đường sắt, cầu cảng, năng lượng, thông tin liên lạc – cho ngành công nghiệp xuất khẩu có thể làm giảm chi phí và còn mở cơ hội phát triển cho các ngành công nghiệp khác. Sự phát triển của xuất nhập khẩu có quan hệ đến thuế tức là phần thu nhập không nhỏ của chính phủ từ việc xuất khẩu, nhập khẩu (dưới dạng thuế hay lợi nhuận) được dùng để tài trợ cho sự phát triển của các ngành khác.  Thúc đẩy Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, mở rộng thị trường: Vai trò quan trọng và bao quát của xuất nhập khẩu là góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tìm kiếm những đầu vào mới cho công nghiệp và tiêu thụ của những sản phẩm mà công nghiệp làm ra. Trong quá trình mở cửa nền kinh tế với thế giới bên ngoài, xuất nhập khẩu còn được sử dụng như một công cụ thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế trong nước và giữa trong nước với nước ngoài. Quá trình này không chỉ đơn giản là gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới để tranh thủ những lợi thế do ngoại thươngvà phân công lao động quốc tế mang lại, mà quan trọng hơn là dùng ngoại thương để thúc đẩy quá trình phát triển trong nội bộ nền kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế thị trường thống nhất trong nước qua các hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, vốn, marketing từ các công ty nước ngoài vào nước ta. Qua hoạt động liên doanh, đầu tư vốn hình thành các khu công nghiệp, thành phố lớn, khu chế biến xuất khẩu, cảng tự do buôn bán… mà hình thành nên các mối quan hệ gắn bó trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn lạc hậu, cơ cấu kinh tế mang nặng tính nông nghiệp và khai khoáng, tỷ trọng hàng công nghiệp chưa lớn thì xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên là khó tránh khỏi, nhưng xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô và mức độ chế biến thấp như hiện nay là lãng phí và chóng làm cạn kiệt nguồn dự trữ. Chính vì vậy cần hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô và sơ chế, khuyến khích xuất khẩu có mức độ chế biến cao hoặc thành phẩm tiêu dùng. Đó không chỉ là cách làm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, mà còn kết hợp được tài nguyên thiên nhiên với nguồn lao động dồi dào sẵn có và góp phần nâng cao trình độ công nghệ qua phát triển công nghiệp chế tạo và chế biến. Xuất nhập khẩu tạo môi trường thuận lợi cho việc mở rộng hàng hóa của nước ta ra nước ngoài, giúp mở rộng thị trường. Trong xuất nhập khẩu, việc nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nhận chuyển giao công nghệ sẽ thúc đẩy khoa học kỹ thuật trong nước phát triển từ đó góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. 1. 2. Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu. Như đã nói trên, trong nền kinh tế mở các doanh nghiệp luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt. Họ không chỉ phải cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Để chiến thắng trong cạnh tranh, ngoài việc cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước như sự ưu đãi về thuế, sự điều chỉnh tỉ giá hối đoái phù hợp các doanh nghiệp còn cần phải có một tiềm lực tài chính mạnh để thực hiện các hoạt động như đổi mới dây chuyền công nghệ, mua sắm máy móc hiện đại, mua sắm nguyên vật liệu, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành Song trên thực tế do khả năng tài chính có hạn nên hầu hết các doanh nghiệp đều cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Nhu cầu tài trợ cho hoạt động XNK nảy sinh từ những đòi hỏi đó và nó gắn liền với các giai đoạn của hoạt động này. Do hoạt động thương mại quốc tế hiện nay là rất đa dạng và vì thế cũng hết sức phức tạp (nó bao gồm nhiều mối quan hệ như: thương mại giữa các nước phát triển, thương mại giữa các nước đang phát triển, thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển ) nên để phù hợp với điều kiện Việt Nam cũng như với đề tài nghiên cứu, ở đây tôi chỉ xin đề cập đến hoạt động thương mại quốc tế giữa các nước phát triển và đang phát triển. - Xuất khẩu hàng hoá từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển chủ yếu là hàng hoá tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị, kỹ thuật, công nghệ. Đây là những hàng hoá mà để hoàn thành hoạt động xuất khẩu cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ phân tích nhu cầu, kí kết hợp đồng, sản xuất cung ứng, lắp ráp chạy thử đến thanh toán tiền hàng. Nhu cầu tài trợ thường để đáp ứng các chi phí cho quảng cáo, thiết kế mẫu mã, sản xuất và cung cấp công trình. - Xuất khẩu hàng hoá từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển chủ yếu là các mặt như nông, lâm, thuỷ hải sản, hàng thô hay mới qua sơ chế Và nhu cầu tài trợ thường là để thu mua chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời.Để có cái nhìn tổng quát về nhu cầu tài trợ nảy sinh trong hoạt động XNK ta sẽ xem xét nhu cầu tài trợ của các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hình thành trong cùng một hoạt động XNK hàng hoá máy móc, thiết bị kĩ thuật, công nghệ. + Nhu cầu tài trợ cho xuất khẩu Việc thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá máy móc thiết bị thường kéo dài từ nhiều tháng cho tới vài năm, do đó thông thường nhu cầu tài trợ thường nảy sinh ở nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể: - Giai đoạn phân tích nhu cầu, thiết kế, tìm kiếm khách hàng, đại diện tại các hội chợ, đàm phán sơ bộ, lập kế hoạch: Để hoàn thành tốt giai đoạn này các chuyên gia phải thực hiện các chuyến đi dài ngày và tiến hành nhiều cuộc đàm phán, phải làm ra hàng mẫu và mô hình để trưng bày, giới thiệu. Sau đó họ còn phải hoàn tất các tài liệu thiết kế và tính toán chính xác cho đàm phán hợp đồng. Chi phí cho những hoạt động này không phải nhỏ, đặc biệt với các cơ sở kinh doanh tiềm lực tài chính còn hạn hẹp. - Giai đoạn ký kết hợp đồng: Trong trường hợp nhà xuất khẩu chưa có uy tín cao ở nước ngoài, đối tác có thể yêu cầu một bảo đảm giao hàng hoặc bảo đảm hoàn thành công trình. Đảm bảo này sẽ có hiệu lực nếu việc giao hàng hoặc hoàn thành công trình không đúng như thoả thuận. Trường hợp khác, nếu nhà xuất khẩu cần tiền đặt cọc mà nhà nhập khẩu là người nước ngoài đang gặp khó khăn về tài chính, nhà xuất khẩu có thể đề nghị ngân hàng của mình cung cấp tín dụng tương đương với số tiền đặt cọc và nhà nhập khẩu có nghĩa vụ chi trả cho khoản tín dụng đó - Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Sau khi đã kí hợp đồng, nhà xuất khẩu sẽ tiến hành chuẩn bị sản xuất. Nhất là việc xây dựng các công trình lớn như, nhà máy, xí nghiệp việc này thường đi kèm với chi phí lớn vượt quá mức đặt cọc. - Giai đoạn sản xuất: Mặc dù đã có những thoả thuận về việc thanh toán tiếp theo của người mua, trong thời gian này thường nảy sinh các nhu cầu tài chính cao về vật tư và chi phí liên quan khác vượt qua các khoản thanh toán giữa chừng. - Giai đoạn cung ứng: Ngay cả trong giai đoạn cung ứng cũng có thể nảy sinh các chi phí cần được tài trợ như chi phí vận tải, bảo hiểm tuỳ theo điều kiện cung ứng. - Giai đoạn lắp ráp, chạy thử, bàn giao công trình: Sau khi hàng hoá được giao tới địa điểm qui định, nhà xuất khẩu còn cần chi phí cho lắp ráp chạy thử cho tới khi được người mua thu nhận và chấp nhận thanh toán. - Giai đoạn bảo hành: Trong giai đoạn này người mua có quyền yêu cầu được bảo hành ở ngân hàng của nhà xuất khẩu trước khi thanh toán. - Giai đoạn thanh toán: Hiện nay, để việc cung cấp hàng hoá xuất khẩu được thuận lợi người xuất khẩu thường phải dành cho người mua một ưu đãi thanh toán trong nhiều năm mà người xuất khẩu và ngân hàng của họ có thể chấp nhận được. Trong thời gian chờ được thanh toán nhà xuất khẩu thường có nhu cầu được tài trợ để đảm bảo vốn cho quá trình tái sản xuất tiếp theo. + Nhu cầu tài trợ nhập khẩu Với hoạt động nhập khẩu, nếu như nhà xuất khẩu có nhu cầu tài trợ để đẩy mạnh hoạt động bán hàng thì các nhà nhập khẩu cũng nảy sinh nhu cầu tài trợ để mua hàng khi khả năng tài chính không đáp ứng được. Vì vậy về phía nhà nhập khẩu cũng hình thành nhu cầu tài trợ trên nhiều mặt. [...]... thụ được các sản phẩm làm ra và thu được tiền hàng Qua việc xem xét nhu cầu tài trợ cho XNK ở trên ta có thể khẳng định rằng hoạt động kinh doanh XNK có một nhu cầu tài trợ rất lớn Vậy thì để đáp ứng cho nhu cầu đó có những nguồn tài trợ nào Dưới đây là một số nguồn tài trợ thường dùng cho XNK 1.3 Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động kinh... dụng khác nhau và các hình thức tài trợ khác muốn thực hiện được phần nào cũng cần sự hỗ trợ từ phía ngân hàng II Tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu 1 Khái niệm, vai trò tín dụng Ngân hàng 1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là hình thức phản ánh mối quan hệ vay và trả nợ giữa một bên là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và một bên là các nhà sản xuất kinh doanh Nó... Các nguồn tài trợ khác: Ngoài các nguồn tài trợ trên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn có thể được tài trợ bằng các nguồn như đầu tư nước ngoài, vay nợ viện trợ của nước ngoài, hỗ trợ của Chính phủ Hiện nay các nguồn này thường cũng được sử dụng thông qua các Ngân hàng Như vậy, nguồn tài trợ cho xuất nhập khẩu rất đa dạng nhưng trong đó nguồn tín dụng ngân hàng nắm giữ một vị trí đặc biệt bởi nó... vào các chủ thể có nhu cấu về vốn 1.2 Vai trò của tín dụng tài trợ XNK Tín dụng tài trợ XNK của NHTM là hình thức tài trợ thương mại, gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ, đối tượng tài trợ là các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hoặc ủy thác Giá trị tài trợ thường là ở mức vừa và lớn Tài trợ của ngân hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là hình thức cho vay mang lại hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo... nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng XNK của ngân hàng Nếu Nhà nước không có chiến lược hướng về xuất khẩu thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK rất hạn chế Từ đó dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ ít đi lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm xuống Khi Nhà nước áp đặt một hàng rào thuế quan, phi thuế quan thì nó sẽ dẫn đến tăng giá của một số loại hàng nhập khẩu, lượng hàng nhập khẩu giảm dẫn... chỉ là sự đảm bảo về tài chính 2.4 Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu khác 2.4.1 Bao thanh toán toàn phần và bao thanh toán từng phần Bao thanh toán toàn phần (factoring): là một hình thức tài trợ chính trong hoạt động xuất khẩu Đó là hoạt động mua bán những khoản thanh toán chưa tới hạn và ngắn hạn từ những hoạt động xuất khẩu, cung ứng hàng hoá dịch vụ Khác với hoạt động mua bán lại... như đã đi được hơn một nửa IV Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam Do việc cho vay có liên quan chặt chẽ đến cả ngân hàng và khách hàng mà nó phục vụ, các chính sách cho vay phải được phác hoạ một cách cẩn thận sau khi đã xem xét nhiều yếu tố Sau đây là một số yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tín dụng tài trợ XNK của NHTM 1 Chủ trương... được hàng khi giá trị trên hoá đơn đã ghi rõ hoặc có thể tài trợ được - Xử lí tiếp, bán tiếp, tài trợ tiêu thụ: Đối với hàng hoá chủ định bán tiếp thì nhà nhập khẩu còn có nhu cầu tài trợ giữa chừng cho khoảng thời gian từ khi nhập hàng về tới khi hàng hoá được tiêu thụ Nếu sản phẩm là những dây chuyền công nghệ để sản xuất thì nhà nhập khẩu sẽ có nhu cầu được tài trợ cho giai đoạn từ khi sản xuất. .. nhập khẩu Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu phải có một tổ chức thường là ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán Ngược lại, do không biết rõ hoặc không tin tưởng nhau, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu có ngân hàng đứng ra bảo lãnh giao hàng hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng Ngân hàng nhận bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng, dùng để vay vốn nước ngoài dưới hình thức tín dụng thương. .. cầu tín dụng của ngân hàng là yếu tố quyết định đến hoạt động tín dụng ngân hàng được mở rộng hay thu hẹp Song nếu có nhu cầu vay vốn để nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng khả năng hoàn trả của doanh nghiệp không cao thì ngân hàng cũng sẽ không cho vay Mặt khác, khi ngân hàng cấp vốn cho vay các doanh nghiệp XNK, nhưng vì một nguyên nhân nào đó các ngân hàng này gặp rủi . ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY Tháng 1/2015 MỤC LỤC I. Một số vấn đề cơ bản về tài trợ cho xuất nhập khẩu. vấn đề cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu: 5 1.1 Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu: 5 1. 2. Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu. 8 1.3 Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu 11 II đề tài “ hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại Việt Nam I. Một số vấn đề cơ bản về tài trợ cho xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại. 1. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động

Ngày đăng: 01/05/2015, 19:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan