cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại các ngân hàng thương mại tại việt nam

62 994 4
cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại các ngân hàng thương mại tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI CÂN ĐỐI GIỮA HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Tháng 01/2015 2 Mục lục trang I. Cân đối huy động vốn và sử dụng vốn của NHTM 6 1. Nghiệp vụ huy động vốn 6 1.1. Nguồn vốn – cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động KD của NHTM 6 1.2. Công tác huy động vốn của NHTM 10 2. Nghiệp vụ sử dụng vốn: 13 2.1. Nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng thương mại: 13 2.2. Công tác quản lý tài sản có và vấn đề thanh khoản đối với 1 NHTM 24 3. Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn 26 3.1. Sự cần thiết phải đảm bảo cân đối giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn vốn 26 3.2. Nội dung công tác cân đối giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn vốn 26 4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 29 4.1. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn 29 4.2. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 29 4.3. Vòng quay vốn tín dụng 30 4.4. Hệ số thu hồi nợ 31 II. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn ở các NHTM hiện nay 32 1. Tình hình huy động vốn 32 1.1. Cơ cấu tổng nguồn vốn theo hình thức huy động 32 1.2. Cơ cấu tổng nguồn vốn theo kỳ hạn huy động 40 2. Tình hình sử dụng vốn 43 2.1. Hoạt động tín dụng 43 2.2. Sử dụng vốn trên thị trường liên ngân hàng 49 2.3. Đầu tư giấy tờ có giá 49 2.4. Góp vốn đầu tư dài hạn 52 3 3. Hiện trạng tính cân đối giữa huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn tại ACB 54 3.1. Tính cân đối giữa huy động và cho vay ngắn hạn 54 3.2. Tính cân đối giữa huy động và cho vay trung - dài hạn 56 III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn 58 1. Vấn đề huy động vốn 58 2. Vấn đề sử dụng vốn 59 3. Vấn đề dư nợ quá hạn 59 4. Lãi suất 59 5. Khả năng quản trị điều hành của NHTM 60 IV. Nhận xét và đánh giá 60 V. Giải pháp 61 KẾT LUẬN 62 4 Bảng 1 - Cơ cấu tổng nguồn vốn theo hình thức huy động 32 Bảng 2 - Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 34 Bảng 3 - Theo loại tiền gửi và tiền tệ 36 Bảng 4 - Theo loại hình khách hàng 37 Bảng 5 - Trái phiếu 38 Bảng 6 - Chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng 39 Bảng 7 - Vốn khác 39 Bảng 8 - Cơ cấu tổng nguồn vốn theo kỳ hạn huy động 40 Bảng 9 - Biến động nguồn vốn ngắn hạn 41 Bảng 10 - Biến động nguồn vốn trung - dài hạn 41 Bảng 11 - Kết cấu ngoại tệ và vàng theo kỳ hạn 42 Bảng 12 - Phân tích theo loại hình cho vay 44 Bảng 13 - Phân tích theo ngành nghề kinh doanh 45 Bảng 14 - Phân tích theo nhóm nợ 46 Bảng 15 - Phân tích theo kỳ hạn cho vay 46 Bảng 16 - Phân tích theo loại tiền tệ 47 Bảng 17 Phân tích theo khu vực địa lý 47 Bảng 18 - Phân tích theo thành phần kinh tế 48 Bảng 19 - Cho các TCTD khác vay 49 Bảng 20 - Chứng khoán kinh doanh 50 Bảng 21- Phân loại theo Chứng khoán đã niêm yết và chưa niêm yết 50 Bảng 22 - Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 51 Bảng 23 - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 52 5 Bảng 24 - Các khoản đầu tư dài hạn 53 Bảng 25 - Cân đối giữa huy động và cho vay ngắn hạn 54 Hình 2 - Cân đối giữa huy động và cho vay ngắn hạn 54 Bảng 26 - Cân đối huy động - cho vay nội tệ, ngoại tệ và vàng ngắn hạn 55 Bảng 27 - Cân đối giữa huy động và cho vay trung - dài hạn 56 Hình 3 - Cân đối giữa huy động và cho vay trung - dài hạn 57 Bảng 28 - Cân đối huy động - cho vay nội tệ, ngoại tệ và vàng trung - dài hạn 58 6 I. Cân đối huy động vốn và sử dụng vốn của NHTM 1. Nghiệp vụ huy động vốn 1.1. Nguồn vốn – cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động KD của NHTM 1.1.1. Nghiệp vụ TS nợ của NHTM 1.1.1.1. Nguồn vốn tự có - Là vốn riêng của 1 NHTM, là số vốn ban đầu và được gia tăng không ngừng cùng với quá trình phát triển của NHTM. - Đặc điểm của vốn tự có: + Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (từ 5% - 10%) + Có tính ổn định cao và luôn được bổ sung trong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM. + Quyết định quy mô hoạt động NHTM và là nhân tố xác định tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM.  Thành phần của vốn tự có: - Vốn tự có cấp 1: Đây là bộ phận chủ yếu của VTC – mang tính ổn định và là cơ sở để tạo lập nguồn vốn tự có khác. - Vốn tự có cấp I bao gồm: + Vốn điều lệ: Đối với NHTM QD đây là số vốn được nhà nước cấp; Đối với NHTM CP đây là số vốn do các cổ đông góp; đối với NHTM liên doanh đây là số vốn đã được các bên liên doanh góp vốn. + Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. + Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ. + Quỹ dự phòng tài chính. + Lợi nhuận không chia. - Vốn tự có cấp II (còn gọi là vốn tự có bổ sung) đây là bộ phận tài sản Nợ nhưng có tính chất ổn định và có khả năng chuyển thành vốn – vốn tự có bổ sung bao gồm: + 50% giá trị tăng thêm của TSCĐ được đánh giá lại theo quy định của pháp luật. + 40% giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo quy định của pháp luật. 7 + Trái phiếu chuyển đổi do NHTM phát hành phải thỏa mãn 1 số điều kiện nhất định như:  Có thời hạn lớn hơn hoặc bằng 5 năm trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu thường (thời hạn ban đầu và thời hạn còn lại)  Không được đảm bảo bằng tài sản của NHTM.  NHTM không được mua lại trừ khi được NHNN cho phép bằng văn bản.  Trái chủ không được ưu tiên khi NHTM bị thanh lý.  Các công cụ nợ khác thỏa mãn những điều kiện sau: (i) Là khoản nợ mà chủ nợ là thứ cấp so với các chủ nợ khác: trong mọi trường hợp, chủ nợ chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác; (ii) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm; (iii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng; (iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi luỹ kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ; (v) Chủ nợ chỉ được tổ chức tín dụng trả nợ trước hạn sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; (vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng và được điều chỉnh một (1) lần trong suốt thời hạn của khoản vay.  Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1.  Các khoản phải trừ khỏi vốn tự có: - Toàn bộ phần giá trị giảm đi của tài sản cố định do định giá lại theo quy định của pháp luật. - Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật. - Tổng số vốn của tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần. - Phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu tư, doanh nghiệp khác vượt mức 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. - Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm cả các khoản lỗ luỹ kế. 8  Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Đây là tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản có rủi ro – còn gọi là hệ số CAR (Capital Adequacy Ratio) CAR = (Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro) x 100 Tỷ số này tối thiểu phải bằng 8%. Tổng tài sản có rủi ro gồm 2 khoản: - TS có rủi ro nội bảng = TS có nội bảng x hệ số rủi ro - TS có rủi ro ngoại bảng = TS ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rủi ro. 1.1.1.2. Nguồn vốn vay - Vốn đi vay là nguồn vốn giúp cho NHTM bổ sung nguồn vốn ngắn hạn của mình để đảm bảo duy trì hoạt động 1 cách bình thường.  Cơ cấu vốn đi vay: a) Tái cấp vốn: - Chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá. - Cho vay cầm cố chứng từ có giá. - Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. - Cho vay theo đối tượng chỉ định. Tái cấp vốn nhằm giúp các NHTM bổ sung nguồn vốn ngắn hạn để họ có thể tiếp tục cho vay đối với các DN, các tổ chức, cá nhân, nhờ đó làm gia tăng khối lượng tín dụng cho nền kinh tế. b) Cho vay thanh toán: Khi các NHTM tham giá hệ thống thanh toán bù trừ nếu ngân hàng nào thiếu vốn để thanh toán thì sẽ được NHNN cho vay để đảm bảo các khoản giao dịch thanh toán bù trừ được thực hiện. Khi cho vay thanh toán, NHNN có thể áp dụng 1 trong 2 phương thức cho vay: - Cho vay qua đêm (Overnight lend) - Cho vay thấu chi (Overdrapt) - Vốn đi vay các NHTM và các tổ chức tín dụng khác: Loại vay này còn gọi là vay trên thị trường tiền tệ II, là loại cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng theo phương thức tự vay tự trả. 9 1.1.1.3. Vốn huy động - Là TS bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ 1 NHTM nào.  Đặc điểm của vốn huy động: - Vốn huy động trong NHTM chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM. Các NHTM hoạt động được chủ yếu nhờ vào nguồn vốn này. - VHĐ là nguồn vốn không ổn định, vì khách hàng có thể rút tiền của họ mà không bị ràng buộc -> NHTM cần phải duy trì 1 khoản dự trữ thanh khoản để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. - Có chi phí sử dụng vốn tương đối cao và chiếm tỷ trọng chi phí đầu vào rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. - Đây là nguồn vốn có tính cạnh tranh cao gay gắt giữa các ngân hàng. - VHĐ chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh, các NHTM không được sử dụng nguồn vốn này để đầu tư.  Cơ cấu vốn huy động trong NHTM: - Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gửi có kỳ hạn - Phát hành chứng từ có giá - Nguồn vốn huy động khác: Tiền gửi ký quỹ, tiền gửi đảm bảo thanh toán; tiền tạm giữ, tiền đang chuyển  Nguyên tắc huy động vốn: a) Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn: - Hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng vô điều kiện. - Tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện hành. - Giữ gìn bí mật số dư và hoạt động của tài khoản khách hàng. - Không được che giấu các khoản tiền lớn và bất thường (chống rữa tiền). - Không được cạnh tranh bất hợp lý. b) Thỏa mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất: - Áp dụng nhiều phương thức huy động vốn. - Kết hợp chặt chẽ giữa huy động vốn với hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng. - Đa dạng hóa phương thức trả lãi đi đôi với dự thưởng để thu hút khách hàng. 10 c) Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của nguồn vốn huy động: - Tạo uy tín cho khách hàng bằng việc đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu rút tiền trong mọi tình huống. - Ngăn chặn phao tin đồn nhảm. - Có phương án đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời khi có sự cố xảy ra. 1.1.1.4. Vốn khác a) Vốn tiếp nhận: Là nguồn vốn tài trợ của chính phủ, của các tổ chức tài chính tiền tệ, các tổ chức đoàn thể - xã hội để tài trợ cho các chương trình dự án về phát triển Kinh tế - xã hội và được chuyển qua NHTM thực hiện. b) Vốn khác: các khoản phải trả, các khoản tiền tạm gửi theo quyết định của tòa án 1.1.2. Sự cần thiết khách quan của công tác huy động vốn  Đối với Ngân hàng: - Nghiệp vụ huy động vốn mang lại nguồn vốn cho NH thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, NHTM sẽ không có đủ vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn, NHTM có thể đo lường được sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.  Đối với khách hàng: - Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng 1 kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm sinh lời đồng tiền của họ, tạo cơ hội gia tăng tiêu dùng trong tương lai. - cung cấp cho khách hàng 1 nơi an toàn để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. - Giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng (dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần khi tiêu dùng. 1.2. Công tác huy động vốn của NHTM 1.2.1. Tạo vốn qua huy động các khoản tiền gửi của khách hàng 1.2.1.1. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư [...]... qủa kinh doanh ngày càng cao 3.2 vốn Nội dung công tác cân đối giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn 3.2.1 Khái quát về bảng cân đối vốn của NHTM 3.2.1.1 – Khái niệm Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính của ngân hàng khái quát tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của ngân hàng vào ngày cuối năm Để có thể đánh giá hoạt động của ngân hàng một cách chính xác, bảng Cân Đối Kế Toán dùng làm cơ sở để... dòng tiền ra và dòng tiền vào của mình 25 3 Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn 3.1 Sự cần thiết phải đảm bảo cân đối giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn vốn Một cơ cấu vốn cân đối với mức chi phí vốn hợp lý là tiền đề đảm bảo cho tài chính doanh nghiệp lành mạnh Các NHTM nói chung đều hoạt động kinh doanh vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và sự tăng trưởng không ngừng của nguồn vốn kinh doanh... nội tệ và ngoại tệ như: -Bảng cân đối số dư nguồn vốn huy động ngắn hạn và số dư cho vay ngắn hạn -Bảng cân đối số dư nguồn vốn huy động trung-dài hạn và số dư cho vay trungdài hạn Từ đó ta có thể tính được hệ số sử dụng nguồn vốn, tìm ra rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động huy động nguồn và sử dụng nguồn vốn đồng thời đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp Tuy nhiên, tuỳ trường hợp cụ thể mà Ngân hàng có... thể sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung-dài hạn, hay sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn Song đó chỉ là giải pháp tạm thời để giải quyết sự mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn vốn Về lâu dài, Ngân hàng vẫn phải đảm bảo sự cân đối về cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn vốn nhằm đề phòng rủi ro có thể xảy ra 27 3.2.2.2 Cân đối theo loại tiền Trong hoạt động. .. phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác  Huy động vốn trung và dài hạn: Muốn huy động vốn trung và dài hạn các NHTM có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và cổ phiếu Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ NHNN  Các giải pháp tăng vốn của NHTM: - Tăng vốn từ lợi nhuận tích lũy và đóng góp của cổ đông hiện hữu - Sáp nhập các NH có quy mô nhỏ thành NH lớn hơn - Bán cổ phần cho ngân hàng nước... phần, các ngân hàng liên doanh cần có kế hoạch về nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, các nguồn vốn này gồm: - Nguồn vốn huy động có kỳ hạn ổn định từ một năm trở lên - Vốn vay trong nước thông qua việc phát hành trái phiếu ngân hàng - Vốn vay ngân hàng nước ngoài - Một phần nguồn vốn tự có và quỹ dự trữ cuả ngân hàng - Vốn tài trợ uỷ thác của Nhà nước và các tổ chức quốc tế - Một phần nguồn vốn ngắn... Ngân hàng vừa huy động và cho vay cả bằng VND và ngoại tệ (chủ yếu là USD) để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Việc sử dụng và huy động vốn bằng ngoại tệ có liên quan đến rủi ro về tỷ giá, cho nên tiến hành cân đối theo loại tiền nhằm giúp Ngân hàng loại bỏ được rủi ro này Vì vậy, Ngân hàng cần phải căn cứ vào nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng, cũng như khả năng đảm bảo vốn thanh toán của Ngân. .. cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác) Làm như vậy để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dòng tiền đi ra Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ... đa dạng sản phẩm huy động vốn, NHTM đều thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như: tiết kiệm có thưởng… 1.2.1.2 Tạo vốn qua huy động tiền gửi - Là hình thức huy động vốn cổ điển và mang tính đặc thù riêng có của NHTM Do vậy, đây cũng là khác biệt giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng - Tiền gửi thanh toán: Là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở cho khách hàng tài khoản... đòi hỏi Ngân hàng phải tự vạch ra một chiến lược vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong từng thời kỳ Hoạt động này chính là hoạt động cân đối vốn, là công việc rất cần thiết đối với mọi Ngân hàng, là một biện pháp nghiệp vụ, là công cụ quản lý của các nhà lãnh đạo Ngân hàng Qua bảng cân đối được hình thành dưới nhiều góc độ chi tiết hay tổng hợp mà các nhà lãnh đạo điêù hành Ngân hàng biết . NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI CÂN ĐỐI GIỮA HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM . phải đảm bảo cân đối giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn vốn 26 3.2. Nội dung công tác cân đối giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn vốn 26 4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 29 4.1 Góp vốn đầu tư dài hạn 52 3 3. Hiện trạng tính cân đối giữa huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn tại ACB 54 3.1. Tính cân đối giữa huy động và cho vay ngắn hạn 54 3.2. Tính cân đối giữa

Ngày đăng: 01/05/2015, 19:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan