KẾ TOÁN NGUYÊN vật LIỆU – CÔNG cụ DỤNG cụ tại công ty VINACONEX

147 195 0
KẾ TOÁN NGUYÊN vật LIỆU – CÔNG cụ DỤNG cụ tại công ty VINACONEX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 1.1. Lịch Sử Hình Thành & Phát Triển Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ. Trong tương lai, sẽ trở thành một nước công nghiệp tiên tiến, có nền kinh tế phát triển mạnh, ổn định và bền vững. Để đạt được mục tiêu trên thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc cho phát triển kinh tế như: Nhà xưởng, Công trình giao thông, Công trình cấp thoát nước, … cũng phải phát triển một cách đồng bộ. Vì vậy, nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng & công nghiệp, các công trình giao thông,… là rất lớn. Để đáp ứng được nhu cầu đó, các doanh nghiệp xây lắp được thành lập ngày càng nhiều, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới VINACONEX R_ D cũng được thành lập không ngoài mục đích trên. Từ khi thành lập, VINACONEX đã xác định mục tiêu của mình là “Không ngừng mở rộng, không ngừng vươn xa” để trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản. Với tôn chỉ “Xây những giá trị, dựng những ước mơ”, VINACONEX đã xây dựng được một tập thể đoàn kết vững mạnh mà ở đó trí tuệ, sức sáng tạo, sự năng động và nhiệt huyết của mỗi cá nhân luôn luôn được khơi dậy và phát huy cao độ. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tông Công ty luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, tổng giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận cũng như các khoản nộp ngân sách, và phúc lợi xã hội ngày càng tăng. - Tên giao dịch: Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới Tên tiếng Anh: Vinaconex R&D Joint Stock Company - Tên viết tắt: Vinaconex R&D - Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội - Điện thoại: +84 4 7848 665 - Fax: +84 4 7848 670 - Email: hhp-vncn@hn.vnn.vn; vncn-rnd@hn.vnn.vn - Văn phòng đại diện phía Nam: Địa chỉ: Tòa nhà 47 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: +84 8 9105 206 Fax: +84 8 9105 206 - Người đại diện theo pháp luật: Ông Hoàng Hữu Phê – Giám đốc - Năm thành lập: 2001 - Ngành nghề kinh doanh Đầu tư và kinh doanh bất động sảnm thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp; Giao thông cầu đường; Thủy lợi; Công trình điện, tư vấn thiết kế sản xuất công nghiệp - Danh mục các hợp đồng đã và đang thi công: Tên Hợp Đồng Giá Trị Hợp Đồng Tên Cơ Quan Ký Hợp Đồng Giá Trị C.Trình Còn Phải Làm Ngày Hoàn Thành Theo Kế Hoạch Nhà máy nước sông đà 1.500 tỷ đồng Ban QLDA DT- XD tỉnh Hòa Bình Hoàn Thành 2008 - 2010 Khu nhà ở công nhân Huyện Đông Anh 310 tỷ đồng Ban QLDA DT- XD Huyện Đông Anh Hoàn Thành 06/2009 Cầu Thanh Trì 50 tỷ đồng Ban QLDA DT- XD TP Hà Nội Hoàn thành 2004 - 2005 … … … … … - Tình hình tài chính Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để đảm bảo hoạt động có hiệu quả công ty luôn phấn đấu không ngừng nâng cao năng lực quản lý, đội ngũ cán bộ công nhân viên, hệ thống máy móc trang thiết bị cũng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Kết quả là lợi nhuận trước thuế của công ty qua các năm không ngừng tăng lên. Cụ thể: Nhìn chung các mặt hoạt động của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước cả về quy mô xây dựng, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật lẫn giá trị sản lượng. 1.2 ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY 1.2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý: 1. Chức Năng, Nhiệm Vụ & Quyền Hạn Của Các Bộ Phận a) Hội Đồng Quản Trị: Là cơ quan quản lý công ty, gồm các cổ đông sáng lập (có 6 cổ đông), có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. * Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của HĐQT: - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển chung, dài hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. - Kiến nghị, quyết định về loại, số lượng và giá của số cổ phần được chào bán hay mua lại theo quy định. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định, quyết định mức lương, thù lao và lợi ích khác của những người đó. - Giám sát, chỉ đạo Ban giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh của công ty, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế nội bộ của công ty. - HĐQT thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc hợp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên HĐQT có mọt biểu quyết. - Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty. b) Ban Giám Đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, một trong số họ làm giám đốc. Trường hợp điều lệ công ty không quy định chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật thì giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Giám đốc là người điều hành của công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. * Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Giám đốc: Ban Giám Đốc Phòng HC – Kế Toán Phòng Kế Hoạch - Kỹ Thuật ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG Đội thi công Cơ khí Đội thi công Cơ giới Đội thi công Xây dựng Đội thi công San lấp BAN KIỂM SOÁT HĐQT - Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không có quyết định của HĐQT. - Tổ chức việc thực hiện các quyết định của HĐQT, các kế hoạch kinh doanh và phương hướng đầu tư của công ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT. - Kiến nghị các phương án cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty. - Quyết định tuyển lao động, phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc. - Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ và quyết định của HĐQT. c) Phòng Hành Chánh - Kế Toán: * Chức năng: - Theo dõi nhân sự toàn Doanh nghiệp, tổ chức điều động nhân sự lao động theo yêu cầu của tình hình kinh doanh, báo cáo kịp thời mức tăng giảm lao động để chủ Doanh nghiệp có hướng giải quyết cụ thể. Theo dõi công tác thi đua, khen thưởng hoặc kỷ luật cụ thể và sa thải nhân viên, điều động các đội thi công công trình. - Tổ chức thực hiện an toàn lao động, cấp phát dụng cụ lao động đúng định kỳ, đúng đối tượng sử dụng. - Phản ánh tình hình nợ vay ngân hàng, tình hình sử dụng vốn lưu động, vốn đầu tư xây dựng cơ bản về mua sắm trang thiết bị. - Thực hiện đúng các quy định về thu chi, về hạch toán kế toán cũng như thực hiện tốt công tác quản lý và kiểm soát tài chính của doanh nghiệp, ghi chép đầy đủ, phản ánh kịp thời, chính xác số liệu phát sinh. * Nhiệm vụ: - Chấp hành đúng nội quy của Doanh nghiệp. - Thực hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân viên. - Chấp hành đúng luật doanh nghiệp và luật lao động Việt Nam - Tổ chức hạch toán, thống kê kế toán, phản ánh chính xác kịp thời - Đề ra các phương hướng, kế hoạch cho Doanh nghiệp - Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước * Tổ chức bộ máy kế toán: Chức năng, nhiệm vụ & quyền hạn của kế toán trưởng: Kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp là người điều hành các hoạt động trong bộ máy kế toán, thực hiện việc chỉ đạo, kiểm tra toàn bộ các công tác tài chính – kế toán của doanh nghiệp. Tổ chức và theo dõi việc ghi chép, luân chuyển và lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế Kế Toán Trưởng Kế Toán Công trìnhThủ Quỹ Thủ Kho toán, đảm bảo tính chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ các thông tin tài chính – kế toán của doanh nghiệp. - Định khoản, ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh: trích và trả theo lương, chứng từ ngân hàng, ghi nhận và trích khấu hao,… - Xác định chi phí sản xuất, tính giá thành, xác định kết quả sản xuất kinh doanh. - Chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán đã được ghi chép. - Ghi sổ tổng hợp (Nhật ký chung, Sổ cái). - Đối chiếu sổ hoạt động với Nhật ký chung. - Đối chiếu quỹ với thủ quỹ. - Ghi sổ theo dõi tiền gởi Ngân hàng, theo dõi tài sản cố định. - Lập các báo cáo tài chính để báo cáo theo định kỳ cung cấp thông tin kịp thời cho Chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng. - Lưu trữ toàn bộ chứng từ sổ sách kế toán đã thực hiện. Chức năng, nhiệm vụ & quyền hạn của Thủ kho: Theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu, bảo quản và ghi thẻ kho cung cấp thông tin kịp thời về nguyên vật liệu cho kế toán có liên quan. Chức năng, nhiệm vụ & quyền hạn của Thủ quỹ: Phụ trách thu chi tiền mặt và mở sổ theo dõi công nợ của khách hàng, theo dõi ghi chép và kiểm tra các khoản tiền gởi ngân hàng… - Ghi sổ quỹ tiền mặt. - Đối chiếu quỹ với kế toán tổng hợp - Nhận tiền từ ngân hàng, nộp tiền vào tài khoản tiền gửi Ngân hàng * Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân liên hoàn. * Phương pháp tính giá xuất kho: Theo phương pháp bình quân liên hoàn. * Phương pháp tính khấu hao Tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng. * Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (VAT): Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. d) Phòng Kế Hoạch – Kỹ Thuật: * Chức năng: - Tham mưu giúp cho Chủ doanh nghiệp về công tác quản lý và sử dụng toàn bộ các loại máy móc thiết bị, phương hướng kinh doanh, đầu tư mở rộng. - Thực hiện công tác kỹ thuật thi công các công trình nhằm đảm bảo an toàn, tiến độ chất lượng và khối lượng công trình. * Nhiệm vụ: - Thiết kế, lập dự toán, giám xác thi công công trình, kiểm tra chất lượng và khối lượng công trình hoàn thành để nghiệm thu và bàn giao. e) Các đội thi Công: * Chức năng: - Là lực lượng công nhân lao động trực tiếp vận chuyển và thi công các công trình. Được hưởng lương và các khoản trợ cấp đúng qui định nhà nước. * Nhiệm vụ: - Chấp hành đúng qui định của doanh nghiệp và luật lao động Việt Nam đối với người lao động. 2. Hình thức kế toán Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. Hệ thống chứng từ về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng tại Công ty: Đơn vị: Cty TNHH XD Phước Thịnh Mẫu số: 01 - VT Địa Chỉ: Thới Lai, Tp. Cần Thơ Số: …….… Ngày …… tháng …… năm …….… Có …….… Nợ …….… Họ tên người giao hàng: ………………………………………………………………………………….………………… Theo: ………………………… số …………………………………. Ngày ……… tháng ……… năm …………… Của: …………………………………………………………………………………………………………………………………… Nhập tại kho: …………………………………………………………………………………………………….……………… Đơn vị: Cty TNHH XD Phước Thịnh Mẫu số: 02 - VT Địa Chỉ: Thới Lai, Tp. Cần Thơ Số: …….… Ngày …… tháng …… năm …….… Có …….… Nợ …….… Họ tên người nhận hàng: ………………………………………….…………………………………….……………… Địa chỉ (bộ phận): …………………………………………………… …………………………………….……………… Lý do xuất kho: …………………………………………….………………………………………………….……………… Xuất tại kho: …………………………………………………………………………………………………….………………      III. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY 1. Nhiệm vụ: Chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của chính quyền địa phương cũng như Nhà Nước. Tuân thủ chấp hành đúng luật doanh nghiệp và luật lao động Việt Nam. Nộp đúng và đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà Nước tại địa phương. Chịu trách nhiệm trên phần vốn tại công ty. Tạo công ăn việc làm cho người lao đông trong công ty một cách đều đặn, với mức lương ổn định và hợp lý. Đặt lợi nhuận cao nhất trong khả năng hiện có của mình để đẩy mạnh Công ty tồn tại và phát triển. 2. Quyền hạn của Công ty: Được ký hợp đồng trong và ngoài nước để hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả kinh tế cao đem lại lợi ích cho công ty. [...]... hình thái hiện vật ban đầu - Về mặt giá trị, công cụ dụng cụ cũng bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng Do đó, khi xuất dùng công cụ dụng cụ kế toán phải phân bổ giá trị của công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất – kinh doanh một cách hợp lý và chính xác * Các phương pháp phân bổ giá trị công cụ dụng cụ: + Phương pháp phân bổ 1 lần: Theo phương pháp này khi xuất dùng công cụ dụng cụ, kế toán phấn bổ toàn... B KẾ TOÁN CHI TIẾT NVL – CCDC TẠI DOANH NGHIỆP I TÌNH HÌNH NGUYÊN VẬT LIỆU – CCDC TẠI DOANH NGHIỆP 1 Nội Dung Các Loại Nguyên Vật Liệu – Công Cụ Dụng Cụ a) Nguyên liệu, vật liệu: * Vật liệu chính: - Cát xây dựng: Cát xây, cát tô, … - Đá xây dựng: Đá 1x2, đá 4x6, đá hộc,… - Các loại gạch, ngói: Gạch ống, gạch thẻ, ngói lợp, … - Xi-măng, thép, gỗ, bê-tông đúc sẵn, các loại vật liệu khác - … * Vật liệu. .. chuyển chứng từ về nguyên vật liệu được khái quát qua sơ đồ sau: Bộ phận kế hoạch, sxkd Thủ trưởng, KT trưởng Bộ phận cung ứng Thủ kho Kế toán NVL-CCDC Bảo quản, lưu trữ Nghiên cứu nhu cầu thu mua, sử dụng vật tư Ký hợp đồng mua hàng, duyệt lệnh xuất Nhậ n Ghi sổ VT, Xuất VT 2 Các phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là việc theo... Tiến hành thi công công trình theo thiết kế được duyệt Tổ chức nghiệm thu công trình theo từng công việc, giai đoạn thi công Nghiệm thu công trình hoàn thành, lập hồ sơ quyết toán & bàn giao công trình cho chủ đầu tư PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ A CƠ SỞ LÝ LUẬN I KHÁI NIỆM,ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI NGUYÊN VẬT LIỆU - CCDC 1 Khái niệm: a) Nguyên vật liệu: Là những... giá vật tư tồn đầu kỳ Số lượng vật tư tồn đầu kỳ Ưu điểm: Cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán vì giá vật liệu xuất kho tính khá đơn giản, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình biến động của vật liệu trong kỳ Nhược điểm: Độ chính xác của việc tính giá phụ thuộc tình hình biến động giá cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Trường hợp giá cả thị trường nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có... trữ vật liệu phát hiện kịp thời các vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, chưa cần dùng và có biện pháp xử lí, thu hồi vốn một cách nhanh chóng, hạn chế các thiệt hại - Thực hiện kiểm kê theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo biểu về vật liệu, tham gia công tác phân tích tình hình mua, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 3 Đặc điểm, phân loại: a) Nguyên vật liệu: * Phân loại theo công dụng của nguyên. .. sử dụng: - Vật liệu dùng cho trực tiếp sản xuất sản phẩm - Vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: phục vụ cho sản xuất chung, cho nhu cầu bán hàng, cho quản lý Doanh nghiệp b) Công cụ dụng cụ: * Đặc điểm: - Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định để xếp vào TSCĐ - Công cụ dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuât – kinh doanh, trong quá trình sử dụng, chúng giữ nguyên. .. nguyên vật liệu: - Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu, cấu thành nên thực thể của sản phẩm - Nguyên vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phục vụ trong quá trình sản xuất, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, mẫu mã của sản phẩm - Nhiên liệu: là những thứ được tiêu dùng cho sản xuất năng lượng như: than, dầu mỏ, hơi đốt… Nhiên liệu thực chất là vật liệu. .. nhập, xuất và số tồn cuối kỳ của từng loại vật liệu trên thẻ kho và đối chiếu số liệu với kế toán chi tiết vật tư * Tại phòng kế toán: - Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết vật liệu ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu cả về hiện vật và giá trị Hằng ngày hoặc định kỳ sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn giá, tính thành tiền,... tính thành tiền, phân loại chứng từ và vào sổ chi tiết vật liệu - Cuối kỳ kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loại vật liệu, đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết vật liệu với thẻ kho tương ứng Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết vật liệu kế toán lấy số liệu để ghi vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản trong khâu ghi chép, . liệu, tham gia công tác phân tích tình hình mua, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 3. Đặc điểm, phân loại: a) Nguyên vật liệu : * Phân loại theo công dụng của nguyên vật liệu: -. vật liệu trong kỳ. Nhược điểm: Độ chính xác của việc tính giá phụ thuộc tình hình biến động giá cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Trường hợp giá cả thị trường nguyên vật liệu, công cụ dụng. nghiệp. b) Công cụ dụng cụ : * Đặc điểm: - Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định để xếp vào TSCĐ. = - Công cụ dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuât – kinh

Ngày đăng: 29/04/2015, 20:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan