chi NSNN cho kinh tế nông thôn ta có thể nói đến những lĩnh vực sau

75 245 0
chi NSNN cho kinh tế nông thôn ta có thể nói đến những lĩnh vực sau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tạ Quang Long- KH39 LỜI MỞ ĐẦU J.M Keynes trong lý thuyết đầu tư và mô hình số nhân đã chứng minh: “Đầu tư sẽ bù đắp những thiếu hụt của cầu tiêu dùng, từ đó tăng số lượng việc làm, tăng thu nhập, tăng hiệu quả cận biên của tư bản và kích thích sản xuất tái phát triển”. Đầu tư là chìa khoá trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, một nền kinh tế muốn giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thiết phải được đầu tư thoả đáng. Điều đó càng đúng với các quốc gia có thu nhập thấp, tài nguyên hạn chế, phát triển kinh tế từ nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu như nước ta. Chính vì vậy, trong những năm cuối của thập kỷ 90, đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế mà nhất là đầu tư cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đang được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Những thành tựu đó đã chứng minh con đường lùa chọn của Đảng và Nhà nước là đúng đắn. Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới lĩnh vực này cần được đầu tư nhiều hơn nữa. Hiện nay nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn có các nguồn như : chi NSNN, vốn tự có của dân, vốn tín dụng, vốn từ ngoài nước(ODA, FDI). Trong đó vốn đầu tư từ NSNN đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm sao để nguồn vốn này được phân bổ một cách có hiệu quả đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân trong thời kỳ kế hoạch 5 năm tới và cũng là để tạo nên cơ sở vững chắc cho sự nghiệp phát triển lâu dài của đất nước. Đề tài này nghiên cứu trên cơ sở thực trạng đầu tư cho nông nghiệp nông thôn từ NSNN trong 5 năm từ 1996 đến năm 2000 và những “định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn trong 5 năm tới của Đảng và Nhà nước ta đề ra, nhằm đưa ra các giải pháp phân bổ vốn NSNN cho phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001- 2005.” Luận văn gồm có ba phần lớn: Phần I: Vai trò của vốn đầu tư từ Ngân sách đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn. 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tạ Quang Long- KH39 Phần II: Đánh giá thực trạng đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 1996-2000. Phần III: Định hướng phân bổ vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2005. Luận văn của tôi được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Ngô Thắng Lợi Trường ĐH KTQD và TS. Nguyễn Ngọc Tuyến cùng các anh, chị ở Phòng Chính sách Tài chính Vĩ mô- Vụ Chính sách Tài chính Bé Tài Chính. Tôi xin chân thành cảm ơn ! 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tạ Quang Long- KH39 PHẦN I: VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN. I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM . Trong những năm qua, lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã liên tục phát triển toàn diện với tốc độ khá cao, ghóp phần ổn định tình hình kinh tế-xã hội. Nhờ có chính sách đầu tư đúng đắn cho nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước ta mà sản xuất lương thực không ngừng tăng lên đã giải quyết vấn đề lương thực quốc gia, đưa nước ta lên vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo (3,5 triệu tấn gạo năm 2000). Bộ mặt nông nghiệp nông thôn đã và đang có những thay đổi đáng mừng. Cơ cấu nghành nghề nông nghiệp đã bước đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh lớn trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, thúc đẩy chăn nuôi gia sóc, gia cầm. Việc trồng rừng bảo vệ rừng, khai thác và nuôi trồng thủy sản được chú trọng. Cơ sở hạ tầng nông thôn ở nhiều tỉnh, thành phố được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Chưong trình xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập, sức mua, khả năng thanh toán của khu vực dân cư nông thôn đã và đang được Chính phủ tích cực triển khai giải pháp kích cầu hiện nay. Tuy nhiên, trên tổng thể lực lượng sản xuất nông nghiệp và nông thôn nước ta còn bất cập so với yêu cầu sản xuất hàng hoá tập trung trên qui mô lớn. Sản xuất chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán manh mún và chủ yếu vẫn là kinh tế hộ sản xuất nhỏ trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản… những ngành nghề phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên, đất đai, thổ nhưỡng… cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng còn thấp kém và chưa phát triển đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, lao động nông nghiệp vẫn dư thừa, việc làm thiếu, thu nhập của người nông dân thấp. Khoảng cách về thu nhập giữa nông dân giàu và nghèo, giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng. Nguyên nhân của tình trạng này một 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tạ Quang Long- KH39 phần do thiếu những điều kiện và tiền đề cần thiết để phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó quan trọng nhất là lực lượng sản xuất, một phần do việc đầu tư của Nhà nước chưa thoả đáng. Vốn và tích luỹ của khu vực này rất thấp vì vậy việc tăng cường đầu tư vào phát triển nông nghiệp nông thôn từ NSNN và các nguồn khác trong điều kiện hiện nay là hết sức cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên điều đó những thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn mà nó còn tạo điều kiện quan trọng để tiến hành cải cách sâu rộng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội khác trong cả nước. Để phát triển kinh tế với tốc độ cao và có hiệu quả ở một số nước trên thế giới chủ yếu nhằm vào đầu tư phát triển các ngành công nghiệp họ coi đó là cách đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Sở dĩ họ lùa chọn như vậy vì đất nước họ có nền công nghiệp rất phát triển và có thành tựu đạt được từ các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trước đó. Còn ở các nước Châu Á và các nước Đông Nam Á thì khi đầu tư cho phát triển kinh tế của đất nước họ lại rất coi trọng vào đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn như: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Malaysia, Indonexia… và vì thế họ đã đạt được những thành công lớn. Hiện nay các nước này đều có nền nông nghiệp phát triển với tốc độ cao các sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu rất lớn. Trung Quốc là một nước khá thành công trong đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Hình thức đầu tư chủ yếu là đầu tư xây dựng hàng ngàn xí nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, thu hót hàng trăm triệu lao độmg dư thừa. Bằng chính sách này vừa giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động nông thôn vừa thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp và dịch vụ một cách nhanh chóng. Đối với các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonexia trong thời kì đầu nông nghiệp chiếm từ 70% tới 80% GDP nhưng hiện naycông nghiệp và dịch vụ lại chiếm 80% GDP, trong đó riêng công nghiệp chiếm tới 65% chủ yếu là chế biến nông lâm thuỷ sản. Ở Thái Lan đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn là tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là thuỷ lợi và giao thông nông thôn. Độ dài đường giao thông nông thôn ở Thái 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tạ Quang Long- KH39 Lan đã tăng từ 10.400km năm 1960 lên 28.200km năm 1980. Chất lượng các công trình giao thông nông thôn ở Thái Lan được đánh giá là tốt nhất trong khu vực. Thái Lan cũng đã tập trung vào cơ giới hoá nông nghiệp, cụ thể là tỉ lệ đất nông nghiệp được cơ giới hoá tăng từ 14,4% năm 1976 lên 19,6% năm 1986. Các máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp được trang bị thay thế sức kéo của trâu, bò. Những thành công của Thái Lan trong nông nghiệp đã chứng tỏ họ lùa chọn con đường là đúng đắn. Hiện nay Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới với chất lượng gạo rất tốt, ngoàI ra các mặt hàng chế biến từ nông, lâm, hải sản của Thái Lan cũng đều có mặt trên thị trường quốc tế. Hay như Đài Loan là đất nước nhỏ bé nhưng được coi là nước có tốc độ phát triển kinh tế rất cao. Đài Loan được đánh giá là đất nước thành công nhất về nông ngiệp. Họ đã huy động tiềm năng từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đầu tư vào nông nghiệp, thông qua việc sử dụng các công nghệ hiện đại để tạo ra các hoạt động sản xuất va dịch vụ thu hót được lao động dư thừa trong nông nghiệp. Mặt khác Đài Loan đã chuyển các xí nghiệp công nghiệp về nông thôn, tích cực đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo ra điều kiện cho lao động nông thôn đễ dàng chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp mà vẫn không dời khỏi nông thôn. Xuất phát từ điều kiện kinh tế trong nước và kinh nghiệm của các nước trong khu vực có đặc điểm tự nhiên gần giống ta, Đảng chủ trương lấy nông nghiệp nông thôn làm nền tảng để công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn đầu của thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta là một nền nông nghiệp lạc hậu với cơ sở vật chất thấp kém. Khi đó chúng ta chỉ tập trung vào đầu tư các ngành công nghiệp nặng và các ngành công nghiệp nhẹ cuối cùng chúng ta đã không thành công mà còn kéo theo sự trì trệ, chậm phát triển của các ngành kinh tế khác. Ở giai đoạn sau khi chóng ta nhìn nhận lại kết quả đạt được thì thấy rằng sở dĩ chúng ta không thành công là do cơ cấu đầu tư cho các ngành là không hợp lí. Không chú trọng đầu tư vào những ngành có lợi thế để tận dụng được những lợi thế này ví dụ như ngành nông nghiệp có lợi 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tạ Quang Long- KH39 thế rất lớn về đất đai, điêù kiện khí hậu, kĩ thuật canh tác lâu đời thì lại không được quan tâm đầu tư đúng mức. Nhìn ra các nước trong khu vực đặc biệt là các nước Đông Nam Á đã thực hiện thành công trong việc xác định nông nghiệp nông thôn làm mòi nhọn để đầu tư phát triển đất nước thì chúng ta tin tưởng rằng sự lùa chọn của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn. Thực hiện đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn chủ yếu đầu tư phát triển khoa học công nghệ như công nghệ hoá học, sinh học, cơ điện năng ứng dụng vào công tác trồng trọt, chăn nuôi gia sóc, gia cầm. Đồng thời nâng cao thời gian cũng như hiệu quả sử dụng đất tạo điều kiện tăng sản lượng nông lâm ngư nghiệp. Bên cạnh đó đầu tư phát triển các ngành khác ghóp phần tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn như: công nghiệp chế biến, ngành nghề truyền thống, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dân cư trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Từ đó giải quyết được vấn đề lao động việc làm cho thanh niên nông thôn, tránh được hiện tượng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị. Đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân thúc đẩy cải tạo nông thôn mới. Ngoài ra khi kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh sẽ cung cấp nguyên liệu sản xuất trong nước cho ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đặc biệt là từ xuất khẩu nông sản thu ngoại tệ nước ta không những có điều kiện nhập khẩu những máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Và nó cũng ghóp phần giảm thâm hụt ngoại tệ ổn định kinh tế vĩ mô. Để làm rõ vai trò của việc chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn ta xét khía cạnh ngược lại. Giả sử chúng ta không quan tâm đến đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn thì nước ta sẽ khó đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia vì: Nước ta có đến gần 80% dân số sống ở khu vực nông thôn tức là phần đông dân số nước ta sống phụ thuộc vào nông nghiệp, hàng năm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trong khu vực nông thôn khá nhanh cho nên nhu cầu về lương thực là rất lớn và tăng qua mỗi năm, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp không tăng đáng kể.Vậy nếu không tiến hành đầu tư phát 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tạ Quang Long- KH39 triển nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đó. Mặt khác mặc dù nước ta là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới nhưng chất lượng gạo chế biến xuất khẩu chưa tốt. Gạo xuất khẩu của ta chưa đủ độ bóng, hạt gạo chưa thơm, chưa có độ dẻo như gạo của Thái Lan, Mĩ. Nên thường bị Ðp giá do chóng ta chưa có công nghệ chế biến hoàn hảo, giống lúa tốt để nâng cao chất lượng gạo, tăng tính cạnh tranh. Như vậy cần phải đầu tư một công nghệ chế biến, đầu tư cho công tác nghiên cứu giống lúa mới. Các loại nông sản xuất khẩu khác cũng như vậy. Tóm lại: Qua phân tích những nội dung trên đây ta thấy rõ được vai trò và sự cần thiết của đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và càng khẳng định sự lùa chọn của Đảng ta trong đưòng lối phát triển đất nước là hoàn toàn đúng đắn, vấn đề là chúng ta phải tiếp tục đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng cho đầu tư nông nghiệp nông thôn. I. các nguồn vốn cơ bản cho đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. II.1. Nguồn vốn trong nước . II.1.1. Nguồn vốn từ NSNN. Huy động vốn có hiệu quả thông qua hoạt động của NSNN là điều kiện quan trọng để giải quyết yêu cầu vốn cho đầu tư, đặc biệt là đầu tư vốn theo các chương trình phát triển kinh tế-xã hội nông nghiệp nông thôn. Huy động vốn cho phát triển kinh tế-xã hội nông nghiệp nông thôn, một mặt phải dùa vào khả năng và tiềm lực tài chính của NSNN trung ương và địa phương trên cơ sở thu đúng, thu đủ và mở rộng diện thu thuế, phí, lệ phí; khai thác tiềm năng vốn từ các nguồn tài nguyên quốc gia, từ vay nợ, trong đó thu thuế và phí là nguồn thu đặc biệt quan trọng. Mặt khác nguồn vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp nông thôn chỉ được cấp phát hoặc cho vay tín dụng ưu đãi từ nguồn của NSNN trong các trường hợp: - Các dự án đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng mục tiêu quốc kế dân sinh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới nông thôn. Các dự án này Bộ 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tạ Quang Long- KH39 Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ uỷ nhiệm thông báo danh mục hàng năm . Thông thường các dự án này bao gồm: dự án thuỷ lợi, cải tạo đất, đưa điện, nước sạch về nông thôn và tỉ lệ Nhà nước cấp phát vốn từ 30%- 40% tổng vốn dự án. - Hàng năm các địa phương được phân bổ một số vốn trung và dài hạn ưu đãi. Nguồn vốn này được Bộ Tài chính và Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia chuyển vốn sang các NHTM quốc doanh để cho vay với lãi suất ưu đãi trong các lĩnh vực trọng điểm hoặc các lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích. - Các dự án thuộc danh mục Chính phủ chỉ định, nhưng hệ thống NHTM đầu tư vốn toàn bộ. Trường hợp này các đối tượng thực hiện dự án được hưởng lãi suất ưu đãi, chênh lệch giữa lãi suất ưu đãi và lãi suất cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng được NSNN cấp bù. Có thể nói nguồn vốn từ NSNN cấp phát hoặc cho vay tín dụng ưu đãi trong các trường hợp trên đã ghóp phần tích cực trong việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, song nguồn vốn này có nhược điểm là cấp phát, giải ngân chậm, chưa đáp ứng yêu cầu vốn theo tiến độ thực hiện các dự án, nên ở mỗi mức độ nhất định, đã hạn chế việc phát huy tác dụng của vốn NSNN. Trong thời gian tới, để tăng cường sử dụng một các có hiệu quả và khai thác nguồn vốn từ NSNN, các dự án khả thi theo các chương trình kinh tế phải được xây dựng và công bố ngay từ đầu năm để làm cơ sở cho việc phân bổ, cấp phát chuyển vốn cho các NHTM thực hiện cho vay ưu đã trong năm kế hoạch. II.1.2. Nguồn vốn tín dụng. Trong các nguồn vốn đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn, có thể nói nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đổi mới nông thôn trên các mặt: phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; khai thác tiềm năng về lao động đất đai, tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hoá, thị trường, thúc đẩy phát triển các quan hệ tiền tệ và hình 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tạ Quang Long- KH39 thành thị trường tài chính ở nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới bộ mặt nông thôn thu dần cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nguồn vốn cần thiết để đầu tư cho nông nghiệp nông thôn là rất lớn. Trong đó vốn tín dụng Ngân hàng chiếm tỉ trọng đáng kể, đặc biệt là vốn trung và dài hạn cho các dự án kinh tế-xã hội phát huy hiệu quả trong tương lai. Chính phủ ban hành Nghị định số 14/CP ngày 2/3/1993 về chính sách cho hộ sản xuất vay để phát triển nông-lâm-ngư-diêm nghiệp và kinh tế nông thôn với nội dung cơ bản sau: - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được giao nhiệm vụ chủ yếu cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp. - Các hộ sản xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp được vay vốn trực tiếp tại ngân hàng. Hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp trong giai đoạn nàybao gồm cả hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực trên và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. - Các tổ chức tín dụng cho vay bổ sung vốn chủ yếu là ngắn hạn, đồng thời, căn cứ vào tính chất và khả năng nguồn vốn, dành một tỉ lệ thích hợp để cho vay vốn cố định, thời hạn dài hơn. - áp dụng lãi suất không bao cấp, theo cung cầu thị trường. Tuy nhiên để mở rộng vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn, khắc phục những vướng mắc của Nghị định trên Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng dự án trình Chính phủ ban hành quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ với nội dung sau: Về huy động nguồn vốn : Ngân hàng tự huy động vốn; NSNN hỗ trợ; vay của các tổ chức tài chính quốc tế và nước ngoài. Về đối tượng : Chi phí sản xuất cho trồng trọt, chăn nuôi như : vật tư, phân bón cây giống, con giống, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh… chi phí nuôi trồng thửy sản, chi phí sản xuất muối, làm thuỷ lợi nội đồng, tiêu thụ chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thuỷ hải sản; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn; mua sắm công cụ máy móc, thiết bị phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn như: máy cày, máy 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tạ Quang Long- KH39 tuốt lúa, máy xay sát; phát triển các cơ sở hạ tầng nông thôn như : điện, đường giao thông, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường… Về bảo đảm tiền vay: Cho phép áp dụng mức cho vay đến 10 triệu đồng để đầu tư vào các đối tượng nêu trên đối với các hộ gia đình mà không phải thế chấp tài sản, chỉ nép kèm đơn xin vay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mới đây, thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ , mức cho phép vay không có bảo đảm bằng tài sản được nâng lên đến 20 triệu đồng đối với hộ gia đình, chủ trang trại ; nâng mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đến 50 triệu đồng đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân vay vốn để sản xuất giống thuỷ sản. Ngoài ra Chính phủ còn đưa ra một số chính sách tín dụng khác như chính sách về lãi suất tiền vay nhằm khuyến khích các hộ nông dân vay vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp bởi đây là cách tốt nhất giúp đỡ cho các hộ nông dân tự làm giàu thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển. II.1.3. Nguồn vốn tích luỹ từ bản thân nội bộ nông nghiệp và nguồn từ các đơn vị kinh tế nông nghiệp Nông nghiệp nước ta đến nay về cơ bản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, nhưng lại được coi là nguồn tích luỹ vốn ban đầu quan trọng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nghĩa là không phải chỉ cho sự phát triển của bản thân nông nghiệp, mà còn cho sự phát triển công nghiệp và một số ngành kinh tế quốc dân khác. Phải chăng đây là gánh nặng quá sức đối với nền nông nghiệp Việt Nam ? Thật ra, không nên chỉ nhìn vào đại lượng tuyệt đối về sự đóng ghóp của kinh tế nông thôn vào NSNN để đánh giá khả năng tích luỹ cho đầu tư và phát triển. Việc đánh giá vai trò của nông nghiệp và nông thôn trong tích luỹ vốn không phải chỉ ở chỗ bản thân chúng tạo được lượng tích luỹ là bao nhiêu, mà còn ở chỗ chúng tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác, tạo ra tích luỹ như thế nào và sự phát triển của chúng đem lại sự ổn định về kinh tế-xã hội của đất nước ra sao. Về nguyên tắc, để có tích luỹ và không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển cần tạo ra mức năng suất lao động xã hội ngày càng cao. Song, 10 [...]... triển nông nghiệp nông thôn tạo cơ sở vật chất cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Cho nên trong những năm gần đây phần NSNN dành cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã được chú trọng hơn so với thời gian trước Và càng đến những năm sau này mức chi cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn càng tăng Đi vào cụ thể ta thấy trong nội dung chi NSNN cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn có những nội dung sau. .. định cư xây dựng vùng kinh tế mới Đề cập đến chi NSNN cho kinh tế nông thôn ta có thể nói đến những lĩnh vực sau: - Chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: giao thông nông thôn, nước sạch nông thôn, vệ sinh môi trường, điện nông thôn, trường học, y tế, phát thanh, truyền 17 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KH39 Tạ Quang Long- hình, bưu chính viễn thông và các công trình... tích cơ cấu chi NSNN trong sản xuất nông nghiệp Xét về tổng thể chi NSNN cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn tăng Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để có được một cơ cấu chi hợp lý, chi vào đâu và chi bao nhiêu để mang lại hiệu quả cho khoản chi đó cao nhất Ở phần trên ta đã nói chi NSNN cho nông nghiệp có thể chia thành hai mảng chính Thứ nhất: chi NSNN cho sự nghiệp nông nghiệp đó là chi cho các chương... gia của Nhà nước ở khu vực nông nghiệp nông thôn, cho hộ nông dân vay vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình và cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở nông thôn vay vốn phát triển sản xuất Trong những năm qua, đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn luôn giành được sự chú ý ngày càng cao của Nhà nước Điều này ta có thể thấy ở bảng 5 sau: Biểu 4A: Chi NSNN cho nông nghiệp nông thôn giai đoạn 1996-2000... trọng cho nông nghiệp nông thôn Cụ thể như sau: - Thứ nhất: Chi NSNN có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng Thông thường chi NSNN cho các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư Nhà nước đã tạo điều kiện để nông dân có thể ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới về giống cây, giống con, phân bón, thuốc trừ sâu… giúp nông dân biết được những. .. thực hiện quản lý chi NSNN Nhà nước nói chung và chi NSNN cho nông nghiệp nông thôn nói riênglà nguyên tắc bảo đảm chi tiết kiệm và hiệu quả Đối với việc quản lý chi NSNN, nước ta thực hiện cơ chế phân cấp quản lý tức là phân cấp cụ thể thành Ngân sách Trung ương (NSTW) và Ngân sách Địa phương (NSĐP) Trong tổng chi NSNN cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn chi NSTW chi m khoảng 70%, chi NSĐP khoảng 30%... ta cũng rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế nông thôn Do vậy ngoài việc bảo đảm kinh phí đối với những nội dung chi có tác động tích cực đến sự thay đổi diện mạo nông thôn như trên Nhà nước còn bố trí kinh phí thực hiện hàng loạt các giải pháp khác với những nội dung chủ yếu như: chi xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, chi chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang đa ngành, chi cho. .. chi NSNN cho nông nghiệp nông thôn trong tổng chi NSNN với tỷ lệ dân số và lao động trong nông nghiệp với tổng dân số cả nước ta sẽ thấy một sự chênh lệch rất lớn Trong năm 1996 dến 1997 tỷ lệ chi NSNN cho nông nghiệp nông thôn chỉ chi m từ 10-11,3% NSNN trong khi dân số trong nông nghiệp chi m tới 80% dân số cả nước, lao động nông nghiệp chi m tới 73% lao động xã hội Nhưng từ năm 1997 chi NSNN cho nông. .. nước có quan tâm đầu tư thì mới có thể phát triển mạnh được nông nghiệp nông thôn III.3 Vai trò của chi NSNN đối với sự phát triển nông nghiệp và kinh 19 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KH39 Tạ Quang Long- tế nông thôn Với chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế, Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế để tác động đến các hiện tượng kinh tế- xã hội theo một chi u hướng nhất định Cũng với ý nghĩa như vậy chi NSNN. .. khoản chi cho lĩnh vực xây dựng cơ bản nông nghiệp, nông nghiệp nông thôn Nhà nước đã đầu tư gián tiếp để sản xuất nông nghiệp cũng như kinh tế nông thôn Khi có được các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông (kênh mương nội đồng) tốt giúp cho việc tưới tiêu nước một cách kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp, đông thời khắc phục tình trạng nước sinh hoạt cho nhiều dân cư trong khu vực nông thôn Ta có thể thấy . chi cho các chương trình định canh, định cư xây dựng vùng kinh tế mới. Đề cập đến chi NSNN cho kinh tế nông thôn ta có thể nói đến những lĩnh vực sau: - Chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông. và kinh tế nông thôn càng tăng. Đi vào cụ thể ta thấy trong nội dung chi NSNN cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn có những nội dung sau. III.2.1. Chi NSNN cho nông nghiệp. Các khoản chi trực. của người dân nông thôn. - Chi NSNN ghóp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta bộ phận nông dân sản xuất thuần nông chi m tới 80% số hộ nông dân đang

Ngày đăng: 29/04/2015, 09:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • II.1. Phân tích tổng chi tiêu NSNN cho nông nghiệp nông thôn.

  • Chính sách phân bổ vốn đầu tư trực tiếp từ NSNN cho phát triển nông nghiệp nông thôn.

  • II.2. Đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn thông qua

  • III.1. Những thành tựu về nông nghiệp .

  • III.2. Những thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội nông thôn.

  • Cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng tích cực.

    • Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan