Thực trạng ốm đau của người dân tại 2 xã có và không trồng và chế biến thuốc lá tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

97 363 0
Thực trạng ốm đau của người dân tại 2 xã có và không trồng và chế biến thuốc lá tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sâu sắc tới: •Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội. •Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội. •Các thầy, cô trong Khoa Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện hai năm vừa qua. Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Tiến sỹ Kim Bảo Giang, đã cho em ý tưởng của luận văn, giúp em tìm được đề tài hay, thiết thực và tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn thạc sỹ. Các bạn điều tra viên, giám sát viờn của trường Đại học Y Hà Nội, đã nhiệt tình giúp đỡ, phối hợp trong quỏ trỡnh khảo sát, phỏng vấn, thu thập số liệu nghiên cứu tại Thỏi Nguyờn một cách nhanh chóng và chính xác. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân và nhân dân hai xó Lõu Thượng và Phú Thượng đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn cùng khóa, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã giúp đỡ, động viên, để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 10 năm 2010 Học viên Nguyễn Đức Thịnh LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: • Phòng Đào tạo sau đại học • Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ • Khoa Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội. Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm luận văn một cách khoa học, chính xác, trung thực. Các số liệu và kết quả trong luận văn này là của tôi và chưa được đăng tải trên tài liệu khoa học. Nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 10 năm 2010 Học viên Nguyễn Đức Thịnh MỤC LỤC CHỮ VIẾT TẮT BAT British American Tobacco (Tập đoàn thuốc lá Anh-Mỹ) CDC Center for Diseases Control (Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ) CO Oxyt Carbon COPD Chronic Obstructive Pulmonary Disease (Bệnh tắc nghẽn lưu thông không khí trong phổi) EPA Enviroment Protection Agency (Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) FDA Food and Drug Administration (Cơ quan kiểm soát dược và thực phẩm Mỹ) FCTC Framework Convention on Tobacco Control (Công ước khung về kiểm soát thuốc lá) GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GTS Green Tobacco Sickness (Hội chứng thuốc lá xanh) KAD Không áp dụng HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật IRR Incident Rate Ratio (Tỷ lệ gia tăng nguy cơ) NIOSH National Institude for Occupational safety and Health (Viện quốc gia an toàn - Sức khỏe nghề nghiệp Mỹ) SD Standard Deviation (Độ lệch chuẩn) OR Odd Ratio (Tỷ suất chênh) TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới TH Tiểu học THPT Trung học phổ thông WB World Bank (Ngân hàng thế giới) DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thông tin về đối tượng điều tra theo giới Bảng 3.2. Thông tin về đối tượng điều tra theo nhóm tuổi Bảng 3.3. Thông tin về đối tượng điều tra theo trình độ học vấn Bảng 3.4. Thông tin về đối tượng điều tra theo nghề nghiệp chính 12 tháng qua Bảng 3.5. Thông tin về đối tượng điều tra theo phân nhóm quintile Bảng 3.6. Nhà ở và một số điều kiện vệ sinh môi trường của các hộ gia đình được điều tra Bảng 3.7. Thời gian trung bình tham gia trồng, chế biến thuốc lá của người dân xã Lâu Thượng được điều tra theo giới, nhóm tuổi, học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế Bảng 3.8. Thời gian dành cho việc trồng và chăm sóc các loại cây trồng trong một tháng trước ngày phỏng vấn Bảng 3.9. Thời gian trồng và chế biến thuốc lá (trong tháng trước) tại Lâu Thượng Bảng 3.10. Thực trạng việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, tăng trưởng và hút thuốc lá, uống rượu/bia của người được điều tra (trong một tháng trước ngày phỏng vấn) Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc các triệu chứng của người được điều tra trong 1 tháng trước ngày điều tra Bảng 3.12. Số lần triệu chứng ốm đau xuất hiện trung bình của người được điều tra trong 1 tháng trước ngày điều tra Bảng 3.13. Tình hình mắc các bệnh được nhân viên y tế chẩn đoán của người được phỏng vấn trong 1 tháng trước ngày phỏng vấn theo từng nhóm/bệnh Bảng 3.14. Tự đánh giá tình trạng sức khỏe của người được điều tra Bảng 3.15. Mô hình hồi quy logistic về tình trạng ốm đau của các nhóm theo các đặc điểm về dân số, kinh tế, văn hóa, hành vi (không có nhóm trình độ học vấn): tỷ suất chênh và khoảng tin cậy 95% Bảng 3.16. Mô hình Poisson về tỷ số tỷ lệ mắc ốm đau theo các đặc điểm về dân số, kinh tế, văn hóa, hành vi (không có nhóm trình độ học vấn) Bảng 3.17. Mô hình hồi quy logistic về tình trạng ốm đau của các nhóm theo các đặc điểm về dân số, kinh tế, văn hóa, hành vi (có nhóm trình độ học vấn) Bảng 3.18. Mô hình Poisson về tỷ số tỷ lệ mắc ốm đau theo các đặc điểm về dân số, kinh tế, văn hóa, hành vi (có nhóm trình độ học vấn) DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tình hình tham gia trồng và chế biến thuốc lá của người được điều tra xã Lâu Thượng Biểu đồ 3.2. Mức độ bảo vệ khi sử dụng trang bị bảo hộ của người được điều tra khi tham gia lao động (trong tháng trước) Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ có các triệu chứng ốm trong 1 tháng qua của người được điều tra Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính được nhân viên y tế chẩn đoán trong một tháng trước ngày điều tra ĐẶT VẤN ĐỀ Tác hại của thuốc lá đã được khẳng định trong rất nhiều y văn và tài liệu đã xuất bản ở nhiều nước trên thế giới. Tác hại của việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm thuốc lá đến sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế, môi trường và các vấn đề xã hội là mối quan tâm lo ngại đối với nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các nghiên cứu dịch tễ học cũng chỉ rõ thuốc lá là nguyên nhân của nhiều loại bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, bệnh phổi mạn tính, nhồi máu cơ tim và hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), hàng năm cú trờn 4 triệu người chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá, dự tính đến năm 2030 sẽ có khoảng 10 triệu người chết vì khói thuốc lá mỗi năm, trong đó 70% là ở các nước đang phát triển [1], [15]. Tại Việt Nam, theo dự báo của TCYTTG có khoảng 10% dân số Việt Nam sẽ tử vong sớm do các bệnh liên quan đến thuốc lá và một nửa số các trường hợp tử vong là ở độ tuổi lao động, dự báo đến năm 2020 số người chết vì thuốc lá sẽ nhiều hơn tổng số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông đường bộ [6]. Theo ước tính của TCYTTG hàng năm có khoảng 40.000 người tử vong do thuốc lá, dự báo vào năm 2030, con số này sẽ tăng lên tới 70.000 người mỗi năm [25]. Mặt dù tỷ lệ tử vong vì thuốc lá ngày càng tăng, nhưng số lợi nhuận khổng lồ đem lại cho ngành công nghiệp thuốc lá cũng như đóng góp cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm và thu nhập cho một bộ phận người lao động là bài toán đặt ra với chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam. Để tối đa hóa lợi nhuận, ngành công nghiệp thuốc lá luôn khuyến khích các quốc gia nhất là các nước đang phát triển cũng như người nông dân những nước này trồng ngày càng nhiều cây thuốc lá, coi thuốc lá là thứ có thể mang lại sự thịnh vượng cho người nông dân, cộng đồng và đất nước. Theo thống kê của Ngân hàng thế giới (WB), trên thế giới có khoảng hơn 100 quốc gia trồng 1 thuốc lá và khoảng 33 triệu người tham gia công việc trồng cây thuốc lá [15]. Việt Nam là quốc gia đang phát triển có điều kiện khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho việc trồng thuốc lá và cũng đang là đích đến của các công ty thuốc lá. Theo thống kê, hiện nay Việt Nam cú trờn 200.000 nông dân trồng thuốc lá và hàng trăm ngàn lao động trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại liên quan đến thuốc lá [2]. Do những tác động tiêu cực của thuốc lá tới mọi mặt của đời sống con người, nên hiện nay hầu hết chính phủ các nước đã xây dựng chính sách quốc gia về kiểm soát thuốc lá, trong đó mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia là bảo vệ đến sức khỏe mọi người. Mặc dù với mức độ quan tâm khác nhau do có điều kiện khác nhau về kinh tế, văn hóa, chính trị, nhưng đều với mục đích làm giảm sự đau đớn về thể xác và những mất mát về tinh thần tạo ra bởi gánh nặng bệnh tật và tử vong do thuốc lá gây nên. Tại Việt Nam, một loạt các văn bản pháp quy về kiểm soát thuốc lá đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó đặc biệt quan trọng là Việt Nam đã tham gia ký Công ước khung của Tổ chức Y tế thế giới về kiểm soát thuốc lá đưa ra ngày 11/11/2004 [11]. Hiện nay những nghiên cứu về thuốc lá tại Việt Nam vẫn chủ yếu là nghiên cứu về vấn đề tác hại của hút thuốc lá, vẫn còn rất ít nghiên cứu đề cập đến nguy cơ sức khỏe liên quan đến trồng và chế biến thuốc lá. Để góp phần cung cấp các thông tin đáng tin cậy về nguy cơ sức khỏe liên quan đến trồng, và chế biến thuốc lá, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng ốm đau của người dân tại 2 xó cú và không trồng và chế biến thuốc lá tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thỏi Nguyờn”, nhằm mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng ốm đau của người dân 2 xó cú và không trồng, chế biến thuốc lá tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thỏi Nguyờn, năm 2010. 2. Phân tích mối liên quan giữa ốm đau với trồng, chế biến thuốc lá và một số yếu tố dân số, kinh tế văn hóa x@ hội và hành vi của người dân 2 x@ huyện Võ Nhai, tỉnh Thỏi Nguyờn. 2 Chương I TỔNG QUAN 1.1. ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÁ 1.1.1. Ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khỏe Thuốc lá là lá của cây nicotinana tabacum hay các loại cây tương tự được phơi khô, dựng hỳt, nhai hoặc làm thuốc hít. Thuốc lá được tìm ra ở Châu Mỹ từ thế kỷ XV, đến đầu thế kỷ XIX thuốc lá đã được sản xuất và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XX ảnh hưởng của thuốc lá đến sức khỏe con người mới được phát hiện [15]. Theo điều tra, hiện nay trên thế giới cú trờn 33 triệu người làm việc trong ngành trồng cây thuốc lá. Bệnh nghề nghiệp đặc trưng cho những người này là bệnh “say lá thuốc” hay còn gọi là hội chứng thuốc lá xanh (green tobacco sickness-GTS), là một dạng nhiễm độc nicụtin qua da do chạm phải lá cây thuốc lá còn ướt trong quá trình chăm sóc cây trồng. Do nicụtin là loại alkaloid dễ hòa tan trong nước nên thường tích tụ trong các hạt sương hoặc nước mưa đọng trên lá cây, khi người công nhân chạm phải các lá cây còn ướt, họ sẽ hấp phụ nicụtin trực tiếp qua da của mỡnh. Cỏc triệu chứng nhiễm độc xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc và giảm dần sau 1 - 3 ngày, các triệu chứng thường thấy gồm đau bụng, buồn nôn, nôn oẹ, tiêu chảy, ốm yếu, nhức đầu chóng mặt cảm lạnh, tăng tiết nước bọt và mồ hôi, thậm chí co thắt vùng bụng, khó thở, rối loạn huyết áp và nhịp tim [30]. Theo báo cáo của McBride JS và cộng sự, GTS xuất hiện ở 1-10% người trồng thuốc lá tại Mỹ [45]. Nghiên cứu của NIOSH tiến hành phỏng vấn 40 người bệnh làm việc trong ngành trồng thuốc lá bị GTS thấy rằng thời gian trung bình từ khi làm việc đến khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng là 10 tiếng (từ 3-17 giờ), cũng theo báo cáo thì tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng là: mệt mỏi (100%), buồn nôn (98%), nôn (91%), hoa mắt chóng 3 [...]... CỨU Người nông dân thuộc 2 xã trồng, chế biến thuốc lá và không trồng, chế biến thuốc lá được lựa chọn vào nghiên cứu - Xã trồng, chế biến thuốc lá (Lâu Thượng): Tất cả đối tượng (bao gồm cả trẻ em) thuộc hộ gia đình có trồng, chế biến thuốc lá Những hộ gia đình thuộc xã này nhưng không trồng, chế biến thuốc lá được loại khỏi danh sách nghiên cứu - Xã không trồng, chế biến thuốc lá (Phú Thượng): Các đối... Bắc Phía Đông Võ Nhai giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ và tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang và huyện Đồng Hỷ, phía Bắc giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn 27 Huyện có 14 xã và một thị trấn, dân số của huyện Vừ Nhai khoảng 63.000 người, mật độ dân số 72 người/ km2 Địa hình của Võ Nhai chủ yếu là vùng đồi núi và cao nguyên với diện tích tự nhiên là 84.510,4 ha Về khí hậu, Võ Nhai nằm... đối với sức khỏe của những người trồng thuốc lá xảy ra trong toàn bộ quá trình trồng và chăm sóc thuốc lá, ngay từ khi bắt đầu gieo hạt cho đến khi thu hoạch Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng trồng và chế biến thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều chấn thương và bệnh tật cho những người trồng thuốc lá Những người tham gia vào trồng trọt và chế biến thuốc lá, đặc biệt là phụ... minh có mối liên quan chặt chẽ với các vấn đề sức khỏe của nông dân trồng thuốc lá [53] Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe có liên quan đến trồng thuốc lá đều thực thực hiện tại Mỹ Hiện tại, trong khi số lượng người tham gia trồng trọt và chế biến thuốc lá ở các nước đang phát triển ngày 23 càng tăng lờn thỡ số liệu về các vấn đề sức khỏe liên quan đến trồng và chế biến thuốc lá. .. người nông dân và gia đình của họ Song, các công ty sản xuất thuốc luôn lẩn tránh và lờ đi các khoản chi phí bù đắp về môi trường và sức khỏe liên quan đến hoạt động trồng thuốc lá [33] 1.1.3 Ảnh hưởng của thuốc lá đối với kinh tế - xã hội Thuốc lá mang lại lợi nhuận cho các công ty thuốc lá, chứ không phải cho chính phủ hay người nông dân trồng thuốc lá của nước họ Mặc dù ngành công nghiệp thuốc lá. .. ích kinh tế mà người nông dân thu được từ trồng cây thuốc lá là rất nhỏ Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người nông dân trồng thuốc lá có xu hướng có nhiều vấn đề sức khỏe ốm đau, bệnh tật hơn so với những người nông dân không trồng thuốc lá, kết quả của nghiên cứu định tính cũng cho thấy trẻ em và phụ nữ là những người phải tham gia vào rất nhiều hoạt động trong trồng cây thuốc lá Mặc dù việc sử... hoạch người nông dân phải thực hiện sơ chế lá thuốc lá, sơ chế là một quá trình được kiểm soát cẩn thận để có được lá, cọng lá, màu sắc và chất lượng chung đạt yêu cầu của từng loại lá thuốc cụ thể Trong quá trình sơ chế, tinh bột của lá sẽ chuyển thành đường, màu xanh lá biến mất và lá thuốc sẽ chuyển dần thành màu vàng nhạt đến vàng, cam rồi nâu, giống như lá mùa thu Có bốn phương pháp sơ chế chính được... động của các nhà máy này vẫn ảnh hưởng xấu tới môi trường sống và sức khoẻ của người dân địa phương [3] Các chất thải trong quá trình sản xuất và sử dụng thuốc lá như đầu mẩu thuốc lá, vỏ bao thuốc lá và vỏ kiện thuốc lá Chỉ tính đến năm 1995, ước tính có tới 5.535 triệu tỷ đầu mẩu thuốc lá, 27 .675 triệu vỏ kiện thuốc lá và 27 6.753 triệu vỏ bao thuốc lá được bỏn trờn phạm vi toàn cầu Đầu mẩu thuốc lá. .. thuốc lá ở Việt Nam đạt khoảng 27 .400 tấn thuốc lá một năm Hiện tại, các công ty thuốc lá ở Việt Nam đã có kế hoạch tăng sản lượng thuốc lá trong nước thông qua việc tăng diện tích trồng thuốc lá và cải tiến sản lượng thuốc lá cho đến năm 20 10 [2] Theo nghiên cứu của Nguyễn Thạc Minh và cộng sự, thuốc lá là nguyên nhân làm nhiều hộ gia đình bị rơi vào đúi nghốo Nếu số tiền chi tiêu cho thuốc lá được... dịch vụ y tế của người dân Tại Việt Nam, kiểm soát thuốc lá đã và đang nhận được nhiều quan tâm của Chính phủ và cộng đồng Nghị định Số 77 /20 02/ QĐ-TTg của Chính phủ phê chuẩn chương trình phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 20 02 20 10, nghị quyết Chính phủ 12/ 2000/NQ-CP về chính sách kiểm soát thuốc lá quốc gia 20 00 – 20 10 đã thể hiện quyết tâm kiểm soát thuốc lá của Chính phủ . của người dân tại 2 xó cú và không trồng và chế biến thuốc lá tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thỏi Nguyờn”, nhằm mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng ốm đau của người dân 2 xó cú và không trồng, chế biến thuốc lá. lá tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thỏi Nguyờn, năm 20 10. 2. Phân tích mối liên quan giữa ốm đau với trồng, chế biến thuốc lá và một số yếu tố dân số, kinh tế văn hóa x@ hội và hành vi của người dân 2. trồng và chế biến thuốc lá. Để góp phần cung cấp các thông tin đáng tin cậy về nguy cơ sức khỏe liên quan đến trồng, và chế biến thuốc lá, chúng tôi thực hiện đề tài: Thực trạng ốm đau của người

Ngày đăng: 29/04/2015, 08:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan