Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ Chi

53 963 6
Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ Chi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ Chi

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU • Lý do chọn đề tài Trong thời gian gần đây, tuy tình hình thế giới mà đặc biệt là khu vực Đông Nam Á có những diễn biến phức tạp nhưng với sự ổn định về chính trị cùng với chính sách mở cửa ưu đãi của Chính Phủ đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào du lịch, ngành mà được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp không khói. Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự tăng trưởng của một nền kinh tế. Những năm vừa qua, ngành du lịch Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho kinh tế đất nước. Với sự phát triển như thế, nhiều công ty du lịch đã ra đời và không ngừng lớn mạnh về số lượng cũng như chất lượng. Song song đó, nhiều địa danh, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, đã được trùng tu, tôn tạo, nâng cấp để khai thác phục vụ khách tham quan trên khắp mọi vùng miền của đất nước. Một trong những điểm đến của du lịch Việt Nam, phải kể đến Khu di tích địa đạo Củ Chi, Địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ XX và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Địa Đạo Củ Chi ngày nay đã và đang trở thành khu du lịch sinh thái quan trọng của Thành phố Hố Chí Minh với lượng khách bình quân khoảng 2.000 -4000 khách/ngày bao gồm cả khách nội địa và khách nước ngoài. Ngoài tham quan di tích địa đạo, du khách còn tham gia nhiều mô hình dịch vụ ở địa đạo như bắn súng, hồ bơi, câu cá, ăn uống, mua hàng lưu niệm, chụp hình in trên sản phẩm lưu niệm, khu vui chơi, cắm trại Với nét đặc trưng này sẽ là tiềm năng lớn để khai thác du lịch, tạo nên lợi thế so sánh với các điểm tham quan di tích khác. Nhưng làm sao để khách du lịch ngày càng biết đến khu du lịch tiềm năng này? Làm sao để thu hút số lượng khách tham quan khu di tích này ngày càng đông? Làm sao để du khách đến với Địa Đạo Củ Chi không những hai lần mà ba lần và hơn nữa? Nhất là đối với đối tượng là khách nội địa, khi mà trên địa bàn Thành phố có nhiều khu vui chơi giải trí trong khi Địa Đạo Củ Chi chỉ là một di tích lịch sử. Đó không những là câu hỏi đặt ra cho Ban Giám Đốc và cả tập thể nhân viên làm việc tại địa đạo, mà còn với những người quan tâm, và yêu thích khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Giải pháp marketing nhằm thu hút khách nội địa tại Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi.” • Mục tiêu đề tài Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing tại khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi và đưa ra những giải pháp marketing nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch nội địa đến với Địa Đạo Củ Chi. • Phạm vi nghiên cứu Không gian: Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi (Bến Dược và Bến Đình) Thời gian: 02/7/2012 đến 31/8/2012 • Phương pháp và quy trình thực hiện • Phương phu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập qua các báo cáo của Phòng Kế hoạch – Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi từ năm 2008 đến cuối tháng 6 năm 2012 và thông tin trên báo, tạp chí, internet. • Phương pháp phân tích • Phương pháp mô tả • Phương pháp so sánh • Phương pháp liệt kê Với từng mục tiêu cụ thể khác nhau, sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: - Nghiên cứu thực trạng kinh doanh du lịch trong những năm gần đây của Địa Đạo Củ Chi, thu thập những số liệu rồi đưa ra các nhận xét. - Đề ra giải pháp thúc đẩy thu hút lượng khách du lịch. • Ý nghĩa của đề tài Qua đề tài này sẽ là cơ sở cho Ban Giám Đốc Địa Đạo Củ Chi Chi xác định được thực trạng và có phương hướng duy tu, bảo tồn di tích đồng thời hoàn thiện các giải pháp marketing nhằm thu hút du khách đến với Địa Đạo Củ Chi. • Bố cục của đề tài Ngoài mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, bài báo cáo được trình bày trong 5 chương: Chương 1: Mở đầu Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động Marketing Chương 3: Thực trạng về hoạt động Marketing nhằm thu hút khách du lịch tại Địa Đạo Củ Chi Chương 4: Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa đến Địa Đạo Củ Chi Chương 5: Kết luận CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING 2.1. KHÁI QUÁT VỀ MARKETING 2.1.1. Khái niệm Marketing Marketing là gì là một câu hỏi có rất nhiều câu trả lời nhưng khó có câu trả lời nào có thể bao quát tất cả các khía cạnh mà marketing đề cập. Rất nhiều người nghĩ rằng marketing chỉ là bán hàng và quảng cáo, nhưng đến đây chúng ta đều hiểu rằng chúng chỉ là một phần bề nổi của tảng băng trôi và chúng ta sẽ nhận thức rõ điều này khi đi sâu vào nghiên cứu các nội dung của marketing. Ngày nay, hầu hết các trường phái nghiên cứu về marketing đều thống nhất ở quan điểm marketing là thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Thật vậy, nếu trước đây người ta cho rằng marketing là làm sao quảng cáo tốt để bán được hàng thì ngày nay điều mà các nhà làm marketing quan tâm là làm thế nào để hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ nhu cầu của họ, từ đó phát triển những sản phẩm mang lại cho khách hàng những giá trị vượt trội với mức giá hợp lý, phân phối và cổ động một cách hiệu quả thì việc bán những sản phẩm đó không có vấn đề gì khó khăn. Do vậy, rõ ràng là bán hàng và quảng cáo chỉ là một phần của phối thức marketing rộng lớn, một tập hợp các công cụ phối hợp với nhau nhằm ảnh hưởng thị trường. Chúng ta định nghĩa marketing là “một tiến trình xã hội và quản lý theo đó các cá nhân và các nhóm có được cái mà họ mong muốn thông qua việc tạo ra, trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác”. 2.1.2. Các mục tiêu của Marketing • Tối đa hóa mức độ tiêu dùng: Việc xác lập mục tiêu này của marketing dựa trên một giả định là khi con người càng mua sắm và tiêu dùng nhiều hơn thì họ càng cảm thấy hạnh phúc hơn. Những người làm marketing cho rằng marketing tạo điều kiện dễ dàng và kích thích tiêu dùng tối đa, nhờ đó sẽ thúc đẩy sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm và đem lại sự thịnh vượng tối đa. • Tối đa hóa sự thỏa mãn của người tiêu dùng: Doanh nghiệp chỉ có thể đạt các mục tiêu kinh doanh của mình dựa trên sự nỗ lực nhằm gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng. Với nguồn lực giới hạn, mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh phải cố gắng sử dụng hợp lí để đáp ứng yêu cầu của các nhóm lợi ích khác nhau và việc gia tăng sự thỏa mãn của nhóm người này có thể làm phương hại đến lợi ích của nhóm người khác. • Tối đa hóa sự lựa chọn của người tiêu dùng: Mục tiêu này được đưa ra nhằm gia tăng sự đa dạng của sản phẩm và khả năng lựa chọn của người mua với hàm ý rằng người tiêu dùng có nhiều khả năng hơn để lựa chọn, do đó họ có thể tìm mua đúng loại hàng nào thỏa mãn được ước muốn của họ, làm cho họ cảm thấy hài lòng nhất. • Tối đa hóa chất lượng cuộc sống: Nhiều người cho rằng, các vấn đề marketing sẽ được giải quyết một cách toàn diện và triệt để hơn nếu người làm marketing đứng trên quan điểm marketing xã hội và hệ thống marketing lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống làm mục tiêu cơ bản cho hoạt động của mình 2.1.3. Tiến trình quản trị Marketing Quản trị marketing là quá trình tập trung nguồn lực của công ty vào các mục tiêu dựa trên những cơ hội của thị trường. Nó là “quá trình hoạch định và quản lý khái niệm, định giá, chiêu thị và phân phối sản phẩm để tạo nên các trao đổi với các nhóm mục tiêu để thỏa mãn khách hàng và đạt được mục đích của tổ chức”. Quá trình marketing theo Philip Kotler được cụ thể hóa thành các bước sau: Bước 1: Phân tích cơ hội marketing bao gồm việc phân tích môi trường marketing. Môi trường marketing gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô, môi trường bên trong và môi trường bên ngoài công ty. • Môi trường vĩ mô bao gồm các môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, dân số, chính trị luật pháp, công nghệ, thiên nhiên. • Môi trường vi mô gồm có người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, các tổ chức marketing trung gian như phân phối, quảng cáo, nghiên cứu thị trường. • Môi trường bên trong công ty tạo nên điểm yếu hay điểm mạnh của công ty. Bước 2: Xác định mục tiêu và thiết kế các chiến lược marketing Chiến lược marketing bao gồm chiến lược chọn thị trường mục tiêu (marketing targeting). Tạo vị trí sản phẩm trên thị trường mục tiêu, các chiến lược marketing cạnh tranh và phát triển và chiến lược marketing hỗn hợp (marketing mix). Bước 3: Hoạch định chương trình marketing Chương trình marketing bao gồm các quyết định: Làm cái gì? Khi nào làm? Ai sẽ làm? Và chi phí bao nhiêu? Như vậy chương trình marketing cụ thể hóa các công việc cụ thể thực hiện như các quyết định nghiên cứu thị trường, về sản phẩm, giá cả, chiêu thị, phân phối… Bước 4: Triển khai marketing Mix Bước 5: Thực hiện chiến lược marketing Bước 6: Kiểm tra hoạt động marketing 2.2. Vai trò và vị trí của Marketing trong doanh nghiệp Qua nghiên cứu và phân tích lịch sử phát triển của marketing các nhà kinh tế khẳng định marketing ra đời trước hết chính là để nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động thương mại, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết những khó khăn rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt cũng như xác định được cơ hội của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp kinh doanh có hiệu quả nhất. Marketing còn có chức năng hết sức quan trọng đó là chức năng kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường. Marketing hướng các nhà quản trị vào việc trả lời hai câu hỏi: • Một là, liệu thị trường có cần hết hay mua hết số sản phẩm doanh nghiệp tạo ra hay không? • Hai là, liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu dùng có đủ tiền mua hay không? Qua đó marketing đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường – nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing của Doanh nghiệp Hoạt động marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chịu tác động của nhiều nhân tố, các nhân tố đó hình thành môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp. Môi trường được tiếp cận dưới góc độ Marketing là môi trường marketing. Môi trường marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố, những lực lượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động hoặc ra các quyết định của bộ phận marketing trong doanh nghiệp đến khả năng thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. 2.3. Định hướng marketing trong kinh doanh du lịch. 2.3.1. Định hướng Marketing theo hướng sản xuất và bán hàng. Theo định hướng này, các công ty có tâm lý hướng nội rất mạnh, toàn bộ thế giới của họ chỉ xoay quanh bên trong bức tường kinh doanh của mình. Doanh nghiệp chỉ chú trọng vào các loại hình và số lượng sản phẩm sẽ cung cấp cho khách hàng mà không cần biết liệu sản phẩm đó có phù hợp với khách hàng của mình không. Các đơn vị cung ứng nhận định khách hàng chủ yếu quan tâm tới những sản phẩm bán với giá hạ, do vậy nguyện vọng và nhu cầu của khách hàng tiềm năng bị bỏ qua. Trên lý thuyết có thể áp dụng phương pháp này khi cầu vượt cung nhưng trên thực tế nó không áp dụng được vì cách tiếp cận này làm cho doanh nghiệp mù tịt về những thay đổi của thị trường, mà yếu tố này có tính chất sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. 2.3.2. Marketing theo hướng khách hàng Phương pháp này nhằm vào mục tiêu hướng ngoại, tức là chú ý đến nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng. Nó tìm hiểu những đòi hỏi, những điều kiện gì sẽ thoả mãn du khách và cố gắng đáp ứng nó. Theo phương pháp này, nhu cầu của khách hàng được đặt lên vị trí hàng đầu và là căn cứ chủ yếu xây dựng chính sách kinh doanh. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, nhu cầu của du khách rất phong phú và đa dạng luôn thay đổi theo mùa, theo lứa tuổi, lối sống và khả năng thu nhập. Do đó, chính sách Marketing cũng thay đổi theo nhu cầu trên, dẫn đến hoạt động kinh doanh sẽ đem lại kết quả cao và dịch vụ sản xuất ra đáp ứng được tối đa nhu cầu khách hàng khi chính sách Marketing điều tra nghiên cứu đáp ứng được sự mong muốn của du khách. Tuy vậy, nó cũng còn bộc lộ một số nhược điểm như sau: Nếu chỉ chú ý tới khách hàng mà không quan tâm đến các yếu tố khác như tài nguyên thiên nhiên, nền văn hoá của các địa phương, đặc điểm phân bố dân cư,… thì chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại và kéo theo những hậu quả nhiêm trọng về môi trường, văn hoá, phong tục, tập quán,…Và để khắc phục những nhược điểm này thì phương pháp tiếp cận theo hướng xã hội ra đời. 2.3.3. Marketing theo hướng xã hội. Đây là phương pháp kết hợp được những ưu điểm của cả hai phương hướng trên. Nó vừa quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng của khách, vừa quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên, nguồn thực phẩm, văn hoá, tập tục dân cư mà lại không quên lợi ích kinh tế. Nói tóm lại đây là một phương hướng Marketing hiện đại có đầy đủ những ưu điểm tuyệt vời nhất và hạn chế được các nhược điểm một cách hiệu quả nhất. Nó vừa chú trọng thoả mãn nhu cầu của khách hàng lại vừa chú trọng phát triển, bảo vệ và giữ gìn di sản của đất nước. Tất cả phương hướng trên tạo bước cơ sở cho các doanh nghiệp du lịch thiết lập nên chính sách Marketing để từ đó tận dụng được tối đa khả năng nội lực của mình, kết hợp với các lợi thế từ bên ngoài sao cho hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được là cao nhất, đồng thời phù hợp và đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng mong muốn. 2.4. Các chiến lược marketing tiếp cận với thị trường mục tiêu. 2.4.1. Chính sách sản phẩm. Sản phẩm được hiểu là tất cả mọi hàng hoá và dịch vụ có thể đem ra chào bán và có khả năng thoả mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ. Sản phẩm du lịch vừa là mặt hàng cụ thể vừa là một mặt hàng không cụ thể. Nói cách khác, sản phẩm du lịch là tổng hợp các thành tố khác nhau nhằm cung cấp cho khách kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Chính sách sản phẩm được hiểu là một chủ trương của doanh nghiệp về việc hạn chế, duy trì, phát triển, mở rộng đổi mới cơ cấu mặt hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường với hiệu quả phù hợp với các giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm. Sản phẩm du lịch là các chương trình du lịch, các dịch vụ lưu trú, ăn uống… Do vậy đặc trưng của sản phẩm du lịch là phải sử dụng thì mới biết. Sản phẩm du lịch phải bán cho khách trước khi họ tiêu dùng và thấy sản phẩm đó. Vì thế khách hàng cần phải được thông tin một cách kỹ lưỡng về tất cả những gì mà họ sẽ mua, sẽ sử dụng… Do đó cần phải có một kinh nghiệm tích luỹ. Mặt khác, sản phẩm du lịch không lưu trữ được, không sản xuất trước được, do vậy việc điều hoà cung cầu là rất khó khăn.Khi thực hiện chiến lược sản phẩm du lịch của mình các doanh nghệp cần phải quyết định hàng loạt các vấn đề có liên quan: Quyết định dịch vụ cơ bản: là những dịch vụ cung cấp những lợi ích cơ bản cho khách hàng. Đó chính là động cơ để người mua tìm đến tiêu dùng một loại dịch vụ này chứ không phải là dịch vụ khác. Và căn cứ vào thị trường mục tiêu mà người làm Marketing quyết định dịch vụ cơ bản và lợi ích cơ bản mà khách hàng tìm kiếm. Từ đó doanh nghiệp có thể cung cấp các chương trình du lịch: du lịch văn hoá, du lịch lễ hội… Sự đa dạng hoá của dịch vụ được đánh giá thông qua chiều dài, chiều rộng, chiều sâu và tính đồng nhất của danh mục sản phẩm. Danh mục sản phẩm là tập hợp các nhóm chủng loại sản phẩm dịch vụ mà các đơn vị hàng hoá do mọi người bán cụ thể đem ra chào bán cho người mua. Chủng loại sản phẩm dịch vụ có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng một kiểu tổ chức thương mại hay trong khuôn khổ của một dãy giá. Bề rộng danh mục sản phẩm dịch vụ là tổng số các nhóm chủng loại hàng hoá do công ty sản xuất. Mức độ phong phú của danh mục sản phẩm dịch vụ (chiều dài) là tổng số những mặt hàng, thành phần của nó. Bề sâu của danh mục sản phẩm dịch vụ là tổng số các hàng hoá cụ thể được chào bán trong từng mặt hàng riêng của nhóm chủng loại. Tính đồng nhất của nó phản ánh mức độ gần gũi, hài hoà của hàng hoá thuộc các nhóm chủng loại khác nhau xét theo góc độ mục đích sử dụng cuối cùng hoặc những yêu cầu về tổ chức sản xuất, các kênh phân phối hay một tiêu chuẩn nào đó. 2.4.2. Chính sách giá Giá cả mang nhiều tên gọi khác nhau. Đằng sau của những tên gọi đó, các hiện tượng giá cả luôn mang một ý nghĩa chung là: lợi ích kinh tế được xác định bằng tiền. Trong các công cụ Marketing- mix chỉ có biến số giá cả là trực tiếp tạo doanh thu và lợi nhuận thực tế. Còn đối với người mua, giá cả là phải bỏ ra để sở hữu và tiêu dùng hàng hóa. Vì vậy những quyết định về giá luôn luôn giữ vai trò quan trọng và phức tạp nhất mà một doanh nghiệp phải đối mặt khi soạn thảo các hoạt động Marketing của mình. Chiến lược giá cả là việc xác định mục tiêu của chiến lược giá, lựa chọn phương pháp định giá, các chiến lược giá của công ty. Trong kinh doanh sản phẩm hàng hoá thì chính sách giá khác với dịch vụ: Chính sách giá của dịch vụ để làm tăng bằng chứng vật chất để khách hàng cảm nhận được chất lượng dịch vụ mà mình mua để từ đó có thể tôn tạo được hình ảnh của dịch vụ. Nếu sản phẩm chất lượng tốt thì giá phải đặt cao để tôn vinh hình ảnh của chúng ta. Nếu giá không đúng thì việc truyền thông sẽ có tác dụng ngược lại. Giá ảnh hưởng đến tất cả các phần của kênh phân phối, những người bán, người cung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng… tất cả đều chịu tác động của chính sách giá. Định giá hợp lý sẽ tạo dựng một kênh phân phối hoạt động tốt, định nhãn thương hiệu cho các dịch vụ cũng có thể cho phép chúng ta thực hiện chính sách giá cao. Đối với hàng hoá bình thường thì định giá dựa trên chi phí, còn đối với hàng hoá dịch vụ thì định giá dựa trên giá trị cảm nhận của khách hàng, dựa vào tình hình cạnh tranh còn chi phí chỉ là nền của giá. Trong dịch vụ giá bao gồm giá trọn gói toàn phần hoặc giá từng phần. Đối với mỗi doanh nghiệp thì việc định giá cho sản phẩm dịch vụ của mình đều phải phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Mục tiêu định giá phải xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp và chất lượng định vị sản phẩm mà công ty đã lựa chọn. Trong điều kiện thị trường đầy rẫy những bất lợi thì mục tiêu định giá có thể liên quan đến mức độ lợi nhuận trong tương lai để đảm bảo duy trì sự tồn tại. Lợi nhuận là trong tương lai còn trước mắt là phải tồn tại, bù đắp chi phí thậm chí giá bán nhỏ hơn giá thành. - Mục tiêu định giá có thể là tối đa hoá lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định. - Mục tiêu định giá có thể làm tối đa hoá doanh số: dựa trên nguyên tắc định giá để tạo ra thị phần, giá thấp hơn thì có thể tạo ra nhiều thị phần hơn để xâm nhập vào thị trường mới. - Mục tiêu định giá có thể là để khẳng định vị thế của mình giống như là một sự độc quyền (định giá uy tín). - Mục tiêu định giá trên cơ sở mong muốn thu hồi đầu tư trong một thời gian nào đấy. 2.4.3. Chính sách phân phối Chính sách phân phối sản phẩm và dịch vụ là phương hướng thể hiện cách mà các doanh nghiệp khách sạn, du lịch cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng của mình. Nó là hệ thống tổng hợp các biện pháp, thủ thuật nhằm đưa sản phẩm và dịch vụ tới tay khách hàng cuối cùng với số lượng hàng hoá hợp lý, mặt hàng phù hợp và đảm bảo yếu tố văn minh phục vụ. Chính sách phân phối có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mỗi chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, hàng hoá sản xuất ra không bị tồn kho, giảm được sự cạnh tranh và làm tăng tốc độ chu chuyển của hàng hoá. Đặc biệt đối với kinh doanh du lịch, cung và cầu không gặp nhau do vậy kênh phân phối có vai trò hết sức quan trọng để: nghiên cứu thị trường, xúc tiến khuyếch trương, thương lượng, phân phối vật chất, thiết [...]... VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI ĐỊA ĐẠO CỦ CHI 3.1 KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của địa đạo Củ Chi Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi nằm trên địa bàn ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, là đơn vị sự nghiệp hành chính có thu được thành lập vào ngày 08 tháng 02 năm 1994 theo quyết định số 463/QĐ-UB-NC của Ủy ban nhân... hành sắp xếp tour Địa Đạo Củ Chi là một trong những điểm du lịch trong ngày, nghĩa là điểm đến là Địa Đạo Củ Chi – Dinh Độc Lập – Chợ Bến Thành, hoặc Địa Đạo Củ Chi – Tây Ninh, do đó việc lưu giữ khách du lịch ở lâu tại địa đạo là rất khó khăn 3.3 THỰC TRẠNG MARKETING CỦA KHU DI TÍCH ĐỊA ĐẠO CỦ CHI TRONG THỜI GIAN QUA Nhìn chung lượng khách đến với khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi hàng năm đều tăng... với khách nội địa chi m khoảng 30% 3.3.3.4 Chính sách xúc tiến Đây là một công cụ rất quan trọng trong việc thu hút khách đến với Địa Đạo Củ Chi Trong các năm gần đây, Địa Đạo Củ Chi đã không ngừng cải tiến và nâng cao các kỹ thu t xúc tiến để khuyếch trương sản phẩm du lịch của mình Chính sách xúc tiến mà Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi sử dụng là quảng cáo, khuyến mãi * Chính sách quảng cáo: - Địa. .. ngoại thì Địa Đạo Củ Chi luôn đáp ứng với phong cảnh thoáng mát Đây là kênh phân phối mà Địa Đạo Củ Chi sử dụng khá hiệu quả đối với đối tượng là khách nội địa, chi m hơn 50% lượng khách đến địa đạo - Kênh phân phối gián tiếp thông qua việc Địa Đạo Củ Chi đã ký hợp đồng với hơn 250 công ty du lịch lữ hành trong cả nước để đưa khách đến tham quan Kênh này thu hút chủ yếu là khách quốc tế chi m khoảng... ngoài việc thu hút khách bằng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng cáo thì Địa Đạo Củ Chi còn sử dụng giá như một công cụ đắc lực để cạnh tranh và tăng cường thu hút khách Là di tích cấp quốc gia, nơi mà có biết bao xương máu của con em mọi miền đất nước sống, chi n đấu và hy sinh trên mảnh đất này, cho nên Địa Đạo Củ Chi luôn có chính sách ưu đãi cho khách nội địa Địa Đạo Củ Chi có... 927.484 lượt khách Việt Nam đến du lịch tại Địa Đạo Củ Chi thì thị trường khách du lịch tuyền thống, về nguồn của khu di tích chi m 50%, thị trường khách du lịch của các công ty lữ hành chi m 30%, khách vãng lai chi m 20% Đến 06 tháng đầu năm 2012 thì lượng khách đến từ các công ty lữ hành chi m 35%, khách vãng lai chi m 35%, còn lại khách truyền thống chỉ chi m 40% Rõ ràng thị trường khách hàng vãng... cấp cho Địa Đạo Củ Chi một lượng khách dồi dào Thời gian qua, Địa Đạo Củ Chi chưa chú trọng lắm đối với thị trường này, chưa có chế độ đãi ngộ như miễn, giảm vé hoặc tặng quà … 3.4.3 Các chính sách Marketing 3.4.3.1 Chính sách sản phẩm Sản phẩm chính của Địa Đạo Củ Chi luôn hấp dẫn du khách là tham quan di tích lịch sử Trong các năm qua, Địa Đạo Củ Chi đã bổ sung thêm các hạng mục tham quan khác nhằm. .. Châu Mỹ thì tập trung và thị trường khách Mỹ Điều này cũng dễ dàng nhận thấy tại Địa Đạo Củ Chi các dĩa phim tư liệu, tập gấp, các sản phẩm lưu niệm, sách, hình ảnh về địa đạo chỉ có ra ngôn ngữ của các nước này 3.3.3 Các chính sách Marketing của Địa Đạo Củ Chi 3.3.3.1 Chính sách sản phẩm Khu di tích là điểm đến du lịch, vì vậy Địa Đạo Củ Chi cũng cung cấp sản hẩm chính của mình là tham quan và các dịch... 3.2.3.1 Thu n lợi Khu di tích địa đạo Củ Chi cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 70km về phía Tây Bắc, là khu di tích gắn liền với những chi n công vang dội của cha ông trong thời binh lửa khốc liệt Khu di tích này là quần thể công trình như địa đạo Bến Đình, địa đạo Bến Dược, vùng giải phóng, đền Bến Dược, nhà văn bia… tái hiện và trưng bày nhiều hiện vật, hình ảnh về sinh hoạt của nhân dân Củ Chi trước,... số khách nước ngoài đến Địa Đạo Củ Chi thì có khoảng 90% đến Bến Đình Khoảng 95% khách nội địa đến tham quan tại Bến Dược Khách nội địa thường đi du lịch vào các ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ tết và đông nhất vào mùa hè Chính vì vậy Khu di tích ngoài việc khai thác nguồn khách nội địa từ các công ty du lịch lữ hành, khu di tích đã không ngừng tìm kiếm nguồn khách mới từ của các sở, ban ngành trên địa . hoạt động Marketing Chương 3: Thực trạng về hoạt động Marketing nhằm thu hút khách du lịch tại Địa Đạo Củ Chi Chương 4: Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa đến Địa Đạo Củ Chi Chương. ĐỘNG MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI ĐỊA ĐẠO CỦ CHI 3.1. KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của địa đạo Củ Chi Khu di tích lịch sử Địa. Đốc Địa Đạo Củ Chi Chi xác định được thực trạng và có phương hướng duy tu, bảo tồn di tích đồng thời hoàn thiện các giải pháp marketing nhằm thu hút du khách đến với Địa Đạo Củ Chi. • Bố cục của

Ngày đăng: 28/04/2015, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan