Đề tài quản lí giáo dục

39 246 1
Đề tài quản lí giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận quản lý giáo dục LỜI MỞ ĐẦU Bước vào thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, xu thế tòan cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho giáo dục yêu cầu phải đổi mới để tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập. Đổi mới giáo dục diễn ra trên quy mô tòan cầu tạo cơ hội cho giáo dục Việt Nam tiếp cận những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và bài học kinh nghiệm để tiến hành đổi mới và phát triển. Đặc biệt từ 15 năm trở lại đây sự nghiệp đổi mới về giáo dục ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, cả về qui mô lẫn về chất lượng và các loại hình họat động khác, ở trường tham gia các lớp học như: Cao đẳng Sư phạm tiểu học, Đại học Sư phạm Tiểu học, Đại học Huế hệ từ xa… đây cũng là hình thức giáo dục hiện đại và phong phú. Để đảm bảo nhu cầu phát triển nhận thức giáo dục hiện đại và phong phú. Để đảm bảo nhu cầu phát triển nhận thức của trẻ, đồng thời nâng cao dân trí, chất lượng giảng dạy và học tập được tốt hơn. Giáo dục góp phần vào việc thay đổi về mặt đời sống kinh tế văn hóa, xã hội của con người thích ứng với nhu cầu văn minh của nhân lọai. Tuy vậy nhìn chung nền giáo dục của nước ta vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cùng với những điều kiện địa hình khó khăn cho trẻ đến trường. Song sự nghiệp giáo dục ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết để phát triển đất nước ngay trước mắt và lâu dài. Nhưng đáng quan tâm là vấn đề chất lượng và hiệu quả giáo dục, bên cạnh việc giáo dục cho trẻ về văn hóa mà còn giáo dục cả về phẩm chất đạo đức cho trẻ và cả người lớn nữa Đây là nền tảng, là cơ sở của sự nghiệp giáo dục phẩm chất chung nhất của con ngừơi, mà những người thầy cô và gia đình là người đáng quan tâm và mang nặng trách nhiệm giáo dục sẳn sàng kế tục và phát huy truyền thống cách mạng của ông cha ta. Trang: 1 Tiểu luận quản lý giáo dục Những vấn đế chuẩn bị cho thế hệ mai sau của đất nước, nhìn vào thế giới và cùng hòa nhập nền văn minh của nhận lọai. Đó là vấn đề cấp bách mà thế hệ trẻ vươn tới, mà cần thiết là những người dìu dắt cả thế hệ trẻ bước lên, đó là những người quản lý ở trường ở lớp… là một con chim đầu đàn để chỉ đường cho đàn chim con chấp cánh bay cao hơn và xa hơn trong bầu trời bao la rộng mở của nền giáo dục nước ta. Đó là vấn đề chúng ta cần quan tâm hơn và nghiên cứu sâu để thấy được vai trò của Hiệu trưởng quản lý cơ sở vật chất và thiêt bị dạy học ở trường Tiểu học Tân Bình 1, Huyện thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp là một trường của Huyện vùng sâu rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy về trang thiết bị và cơ sở vật chất. Trang: 2 Tiểu luận quản lý giáo dục A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đường lối đổi mới đất nước do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã chỉ rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Giáo dục phải đi trước một bước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trước những yêu cầu mới của giai đọan đầu thế kỷ XXI, chương trình và sách giáo khoa phổ thông đã triển khai 1981–1982 đã bộc lộ những hạn chế và bất cập. Việc ban hành một bộ chương trình giáo dục phổ thông mới trở thành một đòi hỏi cấp bách. Ngày 09/12/2000. Quốc hội khóa X có nghị quyết 40/2000/ QH 10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; ngày 11/06/2001 thực hiện nghị quyết 40/2000/QH 10, Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị 14/ 2001/ CTTTg về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ Thị của Thủ tướng chính phủ,(từ năm 2002 đến năm 2007, việc đổi mới chương trình và sách đã từng bước được triển khai ở tòan cấp tiểu học trên tòan quốc). Giáo dục tiểu học được coi là bậc nền tảng, tạo cơ sở cho giáo viên phổ thông. Vì vậy giáo dục Tiểu học ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của các bậc học cấp trên (cấp 2 và cấp 3).Muốn có nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng cần phải nâng cao chất lượng đào tạo từ bậc tiểu học, đồng thời phải nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc mầm non. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 2001–2010 đã được chính phủ phê duyệt. Qua 5 năm thực hiện giảng dạy đại trà chương trình, sách giáo khoa mới ở Tiểu học, tuy còn có những khó khăn, hạn chế nhất định, song kết quả đạt được rất cơ bản và quan trọng. Với sự quan tâm của Đảng và sự đầu tư về chính sách của nhà nước đã tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tăng dần về số lượng và chất lượng. Đa số giáo viên có ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm Trang: 3 Tiểu luận quản lý giáo dục trong thực hiện nhiệm vụ. Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo trở lên ngày một tăng, bước đầu tiếp cận được những yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học trước yêu cầu mới của ngành. Theo chúng tôi, ngoài việc phải điều chỉnh nội dung chương trình đổi mới về phương pháp còn phải đổi mới cả vấn đề cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, có như vậy mới cho phép đào tạo được đội ngũ giáo viên tiểu học có chất lượng đáp ứng được những yêu cầu thực tiển giáo dục trong giai đọan mới hiện nay. Đây là một nhân tố hết sức quan trọng đảm bảo cho công cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đạt được kết quả. II. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: Cơ sở vật chất là thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy học tập và họat động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục. Như vậy là hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học bao gồm lớp học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, phòng thư viện, sân chơi, bãi tập, trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị dạy học các môn học, các phương tiện nghe nhìn, bảng, phấn, sách vở… Khoa giáo dục tiểu học có chức năng đào tạo đội ngũ giáo viên tiểu học những “ông thầy tổng thể”, dạy nhiều môn học, phương pháp dạy học đặt trưng ở tiểu học là phương pháp làm mẫu. Chính điều này tạo nên tính đặt thù trong quá trình đào tạo của khoa giáo dục Tiểu học. Phương pháp đào tạo phải đòi hỏi tính thực hành cao, nhằm trang bị hệ thống kỹ năng nghề nghiệp cho những người giáo viên Tiểu học tương lai. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có vai trò rất quan trọng cho phép tạo nên chất lượng và đào tạo đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng được yêu cầu dạy tốt chương trình tiểu học hiện nay. Cơ sở vật chất được xem là yếu tố cấu thành của quá trình dạy học, có quan hệ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả dạy học, nên cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phù hợp, sẽ tạo ra những tìm năng sư phạm to lớn cho quá trình dạy học và việc ứng dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại sẽ đem lại chất Trang: 4 Tiểu luận quản lý giáo dục lượng mới cho các phương pháp dạy học. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một bộ phận của nội dung và phương pháp dạy học, nó có tác dụng hổ trợ tích cực cho việc thực hiện nội dung và phương pháp dạy học. Cơ sở vật chất tốt, thiết bị dạy học đầy đủ thì người giáo viên mới có thể tổ chức quá trình dạy học một cách khoa học, đưa ngừơi học tích cực tham gia vào quá trình dạy học, tự tìm tòi, khám phá chiếm lĩnh tri thức. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học thừơng có chức năng xác định, mang tính mục đích sư phạm rất cao, chúng chứa đựng mọi tìm năng tri thức to lớn đồng thời nó đóng vai trò đối tựơng nhận thức. Trong quá trình dạy học – kính hiển vi, các dụng cụ kỹ thuật điện… chính là những nội dung tri thức mà giáo viên cần phải nhận thức rõ và biết cách sử dụng giúp cho giáo viên chuyển hóa khi vận dụng phương pháp dạy học ở trường tiểu học. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học có vai trò to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học là một khâu trọng yếu của đổi mới giáo dục hiện đại. Song đổi mới phương pháp dạy học có quan hệ chặt chẽ với vai trò của người giáo viên, người tổ chức điều khiển quá trình dạy học theo định hướng của đổi mới theo phương pháp dạy học. Cách dạy học truyền thụ một chiều đang dần dần được thay thế bằng cách dạy học, coi người học là trung tâm của quá trình dạy học, hướng tập trung vào người học, giáo viên không những là người truyền đạt tri thức mà còn phải là người tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức của học sinh. Giáo viên phải linh họat giải quyết các tình huống nảy sinh trong qúa trình dạy học. Học sinh chủ động trong học tập, được tham gia tích cực vào quá trình nhận thức, học sinh được tổ chức họat động và sẽ được làm việc nhiều hơn. Tự do tìm tòi khám phá để chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng. Như vậy kỹ năng họat động của giáo viên và học sinh đều phải làm việc tích cực, từ đó không khí lớp học sẽ được sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Song một điều mà chúng ta cần khẳng định hướng đổi mới tích cực này phải dựa vào trên một số thay đổi cơ bản có liên quan chặt chẽ đến cơ sở Trang: 5 Tiểu luận quản lý giáo dục vật chất và thiết bị dạy học(học sinh có thể tự làm việc với bộ đồ dùng của mình, có thể làm việc theo nhóm cùng với các phương tiện và đồ dùng dạy học…) Đối với học sinh trường tiểu học, các em phải lĩnh hội tri thức nhiều môn học khác nhau thuộc lĩnh vực rất đa dạng, cũng như một “Ông thầy tổng thể”dạy nhiều môn ở trường tiểu học, sự đa dạng này sẽ gây nên không ít những khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học phù hợp sẽ cho phép đổi mới về phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, nhận thức của thầy thật khó thực hiện tính tích cực hóa họat động nhận thức của thầy và trò khi nhiều môn học phải học chung, phải di chuyển địa điểm khi thiếu các thiết bị dạy học trong giờ lên lớp. Vì vậy các giờ học hiện nay phương pháp chủ yếu chỉ là thuyết trình, chưa tổ chức được họat động cho người học, học sinh vẫn thụ động, vẫn là người lắng nghe và ghi chép tài liệu. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có vai trò rất to lớn trong việc đa dạng hóa các hình thức dạy học. Trong thực tiển, nếu trường sở, lớp học đủ và bàn ghế học sinh đúng quy cách, có trang thiết bị dạy học sẽ cho phép hình thức dạy học giáo dục đa dạng linh họat (dạy học trong lớp, dạy học ngòai lớp, dạy học thực hành ) phù hợp với tính chất và đặc thù trong quá trình dạy cũng như trong qúa trình đào tạo học sinh(ví dụ: các môn học: âm nhạc, mỹ thuật, công tác đội ) Sách giáo khoa, sách tham khảo chuyên ngành thư viện chính là điều kiện cơ bản để giáo viên và học sinh khai thác tri thức, tự nghiên cứu xây dựng phương pháp học tập (tự học, tự nghiên cứu) Phương tiện kỹ thuật dạy học (đèn chiếu, máy tạo được khuếch đại âm thanh, hình ảnh, máy tính và công nghệ thông tin ) vốn chứa đựng nhiều tìm năng sư phạm to lớn trong việc hổ trợ giảng dạy và học tập. Bằng phương tiện hiện đại nói trên, hiện tại trong việc dạy học, đã có nhiều phương tiện kỹ thuật dạy học, hiện đại được sử dụng với sự tiến bộ nhanh chống của khoa học và công nghệ, thiết bị dạy học được sử dụng trong trường học ngày càng Trang: 6 Tiểu luận quản lý giáo dục nhiều, sẽ làm thay đổi một cách cơ bản về phương pháp, làm cho quá trình dạy học linh động và hiệu quả hơn. Thiết bị dạy học và phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại chẳng những tạo điều kiện đi sâu vào các đề tài nghiên cứu mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, do khả năng sư phạm to lớn của nó cho việc hổ trợ cho giáo viên và học sinh như: Tăng tốc độ truyền tải thông tin mà không làm giảm chất lượng thông tin, thực hiện các phương tiện trực quan thực nghiệm tạo những “vùng hợp tác”giữa thầy và trò, tạo khả năng thực hành, cũng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc, học tập, sự khéo léo tay chân, bồi dưỡng khả năng tổ chức một cách khoa học và điều khiển các họat động giáo dục đạt kết quả cao. Như vậy cơ sở vật chất thiết bị dạy học góp phần to lớn trong việc bảo đảm chất lượng dạy học nhằm đào tạo ra thế hệ trẻ đáp ứng được những yêu cầu đổi mới trong giáo dục tiểu học hiện nay. Xuất phát từ đặc trưng tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của con người trong quá trình dạy và học, sự trực quan đóng vai trò to lớn đối với việc lĩnh hội tri thức của người học. Trong đó đặc biệt quan trọng là kinh nghiệm nhìn (khả năng của các giác quan trong việc duy trì học tập, nghe, nhìn và các giác quan khác) Một số nội dung học tập phức tạp cần đến sự hổ trợ tích cực của phương tiện trực quan mới giải quyết được như: chứng minh được các định luật, hiện tượng trừu tượng trong khoa học tự nhiên, học sinh rất cần trực tiếp làm thực nghiệm, được lắp ráp, thao tác quan sát, nhận xét bằng việc sử dụng các dụng cụ, phương tiện cụ thể (bộ môn phương pháp tự nhiên – xã hội, phương pháp giáo dục âm nhạc, mỹ thuật, tin học ) Những phương tiện kỹ thuật dạy học nói trên cho phép khai thác sâu sắc nội dung sự vật, hiện tượng khoa học trong tài liệu học tập (thực nghiệm khoa học phải được “dựng” từ trong sách giáo khoa lên mặt bằng, bằng các vật liệu cụ thể bởi ngừơi học). Như vậy cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho phép: + Thực hiện “nguyên tắc trực quan” trong dạy học. Trang: 7 Tiểu luận quản lý giáo dục + Góp phần đảm bảo chất lượng kiến thức theo những đặc trưng cơ bản: tính chính xác, tính khoa học, tính tổng quát, tính hệ thống, tính luân chuyển hóa, tính thực tiển vận dụng được và tính bền vững. + Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nhiều mặt. + Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy rõ vai trò của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học rất to lớn trong quá trình đào tạo có chất lượng, có hiệu quả. Song trong thực tế, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ cho học sinh còn nhiều hạn chế theo yêu cầu đào tạo với tính đặc thù của ngành giáo dục tiểu học, hiện tại vẫn còn thiếu hệ thống các phòng học chuyên dùng (phòng học Âm nhạc, mỹ thuật, ) trang thiết bị dạy học còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo đòi hỏi tính thực hành cao (các phương tiện đồ dùng cho bộ môn âm nhạc, công tác đội, phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ) thư viện chuyên ngành chưa đáp ứng được nhu cầu về sách, tài liệu tham khảo. Từ những vấn đề phân tích ở trên chúng tôi nhận thấy rằng để nâng cao chất lượng đào tạo học sinh Tiểu học cần phải có kế hoạch và biện pháp hữu hiệu để tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phù hợp có thể theo các phương hướng sau đây: – Các trường cần tăng cường đầu tư hơn nữa nhanh chóng đáp ứng yêu cầu hệ thống phòng học bộ môn, phòng và các phương tiện trưng bày, bảo quản tốt đồ dùng dạy học(các tủ, kệ đựng phù hợp) mua sắm các phương tiện đồ dùng dạy học cho một số môn học đặc thù: (Âm nhạc, mỹ thuật, công tác đội, phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội) – Cùng với việc đầu tư của nhà trường, cần có những hình thức tổ chức để phát huy khả năng tự làm đồ dùng dạy học, ở giáo viên khi làm đồ dùng dạy học thì triển lãm đồ dùng dạy học. Trên cơ sở đó để có điều kiện chọn để bổ sung một số đồ dùng dạy học có chất lượng từ các cuộc thi đồ dùng dạy học.Mặt khác, các cuộc thi này còn có ý nghĩa khơi dậy tính sáng tạo, niềm tự hào về nghề nghiệp ở giáo viên. Đồng thời cần coi trọng khâu chỉ đạo, quản lý các cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, tránh tình Trang: 8 Tiểu luận quản lý giáo dục trạng cơ sở vật chất vốn đã không nhiều lại không được bảo quản sử dụng hợp lý, không phát huy hiệu quả tối đa cho quá trình dạy. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: – Hiệu trưởng phải quản lý công tác cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chặt chẽ hơn. – Quán triệt tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. – Xây dựng kế họach bảo quản về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để có thời gian sử dụng lâu dài hơn và phổ biến trước hội đồng giáo viên. – Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ thư viện thiết bị để nâng cao về công tác quản lý. IV. ĐỐI TỰƠNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1/ Đối tựơng nghiên cứu: – Thiết bị phục vụ dạy học: + Thư viện trường học + Sách giáo khoa + Sách tham khảo + Sách nghiệp vụ + Thiết bị dạy học: tranh, ảnh, bản đồ, mẫu vật, mô hình – Việc sử dụng các thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh: Giáo viên phải sử dụng thiết bị dạy học vì thiết bị dạy học làm cho học sinh tiếp xúc với “trực quan sinh động”(nghĩa là tái hiện lại thực tiễn) 2/ Phạm vi nghiên cứu: – Phạm vi nghiên cứu là tìm hiểu về Hiệu trưởng với công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường Tiểu học Tân Bình 1, để thực hiện đề tài này trong suốt năm học 2007–2008 và số lượng thống kê tòan trường Tân Bình 1. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau: • Công tác thống kê Trang: 9 Tiểu luận quản lý giáo dục • Công tác so sánh đối chiếu • Ngòai ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, phương pháp đàm thọai VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài này từ đầu năm học 2007–2008 đến nay. Trang: 10 [...]... dụng bảo quản sách tài liệu và xây dựng thư viện: Sử dụng sách giáo khoa là một vấn đề rất quan trọng mà Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có nhiều chỉ thị, chỉ đạo về sách giáo khoa, người quản lý phải nắm cụ thể hóa để thực hiện yêu cầu cần bàn, mỗi giáo viên mỗi học sinh phải có một bộ sách giáo khoa để giảng dạy và học tập, riêng giáo viên phải có đủ bộ sách tham khảo như sách bài sọan của Bộ Giáo dục và... cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2007 phát triển giáo dục vùng khó khăn, nâng cao chất lượng và đảm bảo đủ số lượng giáo viên cho hệ thống giáo dục và chuẩn đội ngũ giáo viên Từ năm 2002 đến nay giáo viên nhà trường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ như sau: Tốt nghiệp ĐHSP là 07/26 tỷ lệ 26,92% Tốt nghiệp CĐSP 03/26 tỷ lệ 11,54% Tốt nghiệp CĐSP Tiểu học 5/26 tỷ lệ 19,23% Giáo. .. theo tinh thần Nghị quyết TW II về giáo dục và đào tạo, ở thế kỷ XXI, là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và giáo dục tòan diện cho học sinh và đồng thời phải phát triển tòan diện vừa nắm vững lý luận và đồng thời phải giỏi thực hành xây dựng cơ sở vật chất thiết bị góp phần uốn nắn lệch lạc trong giáo dục và đào tạo – Giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục và đào tạo là kĩnh vực cơ sở... bị dạy học và giáo dục: Thiết bị dạy học là một công cụ đặc thù của lao động sư phạm vì nó giải quyết các nhiệm vụ như sau: – Nâng cao hiệu quả dạy học, tăng cường nhịp độ trình bày tài liệu của giáo viên, tạo nên sự say mê hứng thú học tập của học sinh, làm giảm nhẹ lao động của giáo viên và học sinh Trang: 30 Tiểu luận quản lý giáo dục – Nâng cao tính trực quan sinh động, thiết bị giáo dục là phương... thực hành Xây dựng cơ sở vật chất thiết bị góp phần uốn nắn lệch lạc trong giáo dục – đào tạo Thật sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, giáo dục đào tạo là sự nghiệp của tòan Đảng của nhà nước và của tòan dân Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục – đào tạo, xây dựng hòan chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu... cho cán bộ làm công tác quản lý thiết bị Từ những vấn đề đã Trang: 35 Tiểu luận quản lý giáo dục phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng để nâng cao chất lượng đào tạo thế hệ trẻ Bộ GD– ĐT, Sở GD–ĐT và nhà nước phải có kế họach và biện pháp hữu hiệu để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp hơn II ĐỀ XUẤT – Giáo dục còn khỏang cách rất lớn giữa thực trạng giáo dục đào tạo và yêu cầu... thể và mọi công dân tham gia giáo dục theo mục tiêu và phương pháp giáo dục tham gia đánh giá giáo dục của nhà trường Các bậc cha mẹ, các tổ chức xã hội và mọi công dân đóng góp vật lực, tài lực làm tăng cơ sở vật chất cho nhà trường Đội ngũ thầy cô giáo nhiệt tình, luôn quan tâm đến học sinh và tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình Ban giám hiệu và giáo viên thực hiện đúng các... lượng Trang: 33 Tiểu luận quản lý giáo dục C PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I KẾT LUẬN: Công tác cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có vai trò rất quan trọng trong dạy học và giáo dục ở nhà trường tiểu học Trong năm học 2007– 2008 phải tập trung báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học Sau 5 năm học thực hiện giảng dạy đại trà chương trình, sách giáo khoa mới ở tiểu học,... nhất định song kết quả đạt được rất cơ bản và quan trọng Nhìn chung, chương trình và sách giáo khoa đã đảm bảo đúng hướng, yêu cầu đổi mới mà Đảng, Quốc hội và chính phủ đề ra; cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh đều nhất trí nhận xét về cơ bản SGK đã thể hiện được yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, đặc biệt là tạo điều kiện cho việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực Tăng cường... cá nhân trong quản lý, trong dạy và học tập, xây dựng nề nếp đạo đức xã hội chủ nghĩa của thầy và trò, tập trung các chủ đề trong năm, đảm bảo quy chế chuyên môn, trường lớp sạch sẽ ngăn nắp thực hiện đầy đủ môi trường giáo dục Nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục ngoài giờ, tăng cường cũng cố Ban đại diện cha mẹ học sinh, nâng cao vai trò trách nhiệm xã hội hóa giáo dục Tổ chức cho giáo viên học . lệch lạc trong giáo dục và đào tạo. – Giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục và đào tạo là kĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, giữ vững trọng yếu của quốc gia, đầu tư cho giáo dục là đầu tư. tiểu học trên tòan quốc). Giáo dục tiểu học được coi là bậc nền tảng, tạo cơ sở cho giáo viên phổ thông. Vì vậy giáo dục Tiểu học ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của các bậc học cấp. môi trường giáo dục. Nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục ngoài giờ, tăng cường cũng cố Ban đại diện cha mẹ học sinh, nâng cao vai trò trách nhiệm xã hội hóa giáo dục. Tổ chức cho giáo viên

Ngày đăng: 28/04/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan