Vì sao con bạn không nghe lời

110 394 0
Vì sao con bạn không nghe lời

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1: Cởi bỏ "nút thắt" trong lòng Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường thấy các ông bố bà mẹ ta thán, trách móc con: “Sao con không chịu nghe lời bố mẹ?”. Đặc biệt, khi ngồi lại với nhau, các ông bố bà mẹ thường than thở: “Con tôi ngày càng khó bảo, ngày càng không quản lý được nó”. Nhưng họ đã bao giờ xem xét, nhìn nhận vấn đề trên lập trường của con và tự hỏi vì sao những đứa trẻ không nghe lời? Và họ có trách nhiệm gì trong việc này? Nếu bố mẹ yêu cầu con làm một việc gì đó, nhưng trẻ lại cho rằng việc đó không cần thiết hoặc không biết làm thế nào, như vậy có thể chúng sẽ không nghe lời. Nếu bố mẹ không để ý đến nguyện vọng của con, thậm chí thô bạo ra lệnh cho con phải làm những việc mà trẻ không thích, trẻ sẽ phản kháng, như vậy việc giáo dục không đạt được hiệu quả mong muốn. Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ và cha mẹ chính là những thầy cô giáo vỡ lòng tốt nhất. Phẩm chất đạo đức của trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ. Cha mẹ cần bắt đầu từ việc giao tiếp với trẻ, học cách yêu quý trẻ, thấu hiểu và quan tâm đến trẻ, dịu dàng mềm mỏng, bình đẳng trong giao tiếp với trẻ, khéo léo từng bước dẫn dắt trẻ, kiên nhẫn giúp trẻ trưởng thành. Chương 1: Đi tìm nguyên nhân con cái không nghe lời Con cái không nghe lời là vấn đề làm đau đầu rất nhiều bậc cha mẹ. Để giải quyết một cách hiệu quả vấn đề này, trước hết cần tìm ra nguyên nhân tại sao con trẻ không nghe lời. 1. Quản lý con quá nghiêm khắc Ngày nay các bậc cha mẹ hết sức quan tâm đến vấn đề giáo dục con cái, nhưng rất nhiều bậc cha mẹ lại coi nhẹ những chi tiết nhỏ trong phương pháp giáo dục. Cùng với sự trưởng thành, ý thức độc lập của trẻ cũng ngày càng mạnh mẽ. Nếu cha mẹ không coi trọng những thay đổi này, vẫn coi con mình chỉ là những đứa trẻ để che chở, quản thúc thì có thể dẫn tới một loạt những ảnh hưởng không tốt. Các bậc cha mẹ luôn có những kỳ vọng tốt đẹp đối với con mình. Họ hy vọng con cái giỏi hơn mình về mọi mặt, trở thành nhân tài xuất chúng. Để có thể biến ước mơ này thành hiện thực, các bậc cha mẹ cần nắm được phương pháp giáo dục con một cách khoa học. Ngược lại, nếu cha mẹ yêu cầu quá nhiều, quản lý quá nghiêm khắc, thực hiện biện pháp giáo dục con bằng roi vọt thì không những không đạt được mục tiêu mà còn làm hại đứa trẻ. Bé Trương Kiện 4 tuổi, đang học mẫu giáo. Cậu bé rất khỏe mạnh, hoạt bát, đáng yêu. Từ khi bé còn rất nhỏ, bố mẹ đã tiến hành dạy bé học, bởi họ cho rằng trẻ con học trước được càng nhiều kiến thức thì càng tốt cho cuộc sống và việc học tập sau này. Việc cho con học quá sớm này đặc biệt thể hiện rõ khi Trương Kiện đến tuổi đi học. Cậu bé học tiếng Anh, đọc chữ, đánh cờ, hội họa, học đàn… Việc học tập đã chiếm hết thời gian nghỉ ngơi. Ban đầu Trương Kiện rất thích thú với những môn học này nhưng không được bao lâu cậu bé bắt đầu thấy chán ghét, nhưng bố mẹ không cho phép cậu bé từ bỏ, bắt đầu áp dụng biện pháp giáo dục bằng roi vọt. Họ cho rằng: không bị đánh không thành tài, đối với trẻ con thì nghiêm khắc một chút là điều cần thiết. Trong lúc học, chỉ cần cậu bé có biểu hiện không tập trung là mẹ cậu lập tức đánh, đồng thời còn không cho phép cậu bé khóc, bắt ép cậu tiếp tục học. Một thời gian sau, Trương Kiện đã không còn giữ được nụ cười hồn nhiên trên khuôn mặt trẻ thơ mà trở nên u sầu, lúc nào cũng buồn rầu, đối phó một cách máy móc với những bài tập mà cha mẹ giao. Cuối cùng, bất hạnh đã rơi xuống đầu cậu bé Trương Kiện: trước đây cậu vốn khỏe mạnh nhưng giờ bị viêm cơ tim rất nghiêm trọng. Từ đó Trương Kiện không được sống hòa đồng với bạn bè cùng trang lứa mà bắt buộc phải được chăm sóc đặc biệt. Đồng thời bác sĩ cũng khuyến cáo bố mẹ của Trương Kiện: không được để cậu bé có những biến động về tình cảm, không được quá lo lắng, càng không được để cậu cảm thấy sợ hãi, nếu không bệnh tim sẽ nặng thêm và nguy hiểm đến tính mạng. Lúc đó, bố mẹ của Trương Kiện thấy hối hận thì đã muộn. Bi kịch của Trương Kiện có liên quan đến việc bố mẹ cậu bé quản lý quá nghiêm khắc, khiến cậu bé luôn luôn u uất, sợ hãi, áp lực tâm lý quá lớn, hơn nữa lại không được nghỉ ngơi đầy đủ, thể chất suy yếu. Cha mẹ có lúc cần phải “thả lỏng” con cái Trên thực tế, không có bậc cha mẹ nào lại không yêu thương con cái của mình. Cho dù quản thúc nghiêm khắc hay “thả lỏng” con cái thì họ đều hy vọng con sẽ tài giỏi hơn mình. Trong cuộc sống, có những bậc cha mẹ rất tôn trọng con cái, để con mình tự học hỏi trong môi trường tương đối tự do, đó chính là sự “thả lỏng” thường được nhắc đến. Cha mẹ nên “thả lỏng” con cái vào những lúc thích hợp, bởi trẻ em cũng có những suy nghĩ, ý thức riêng của mình. Con cái không phải là vật sở hữu để cha mẹ tùy ý quy định theo ý muốn của mình. Đương nhiên cha mẹ cũng không được bỏ mặc, thiếu quan tâm tới con cái. Việc “thả lỏng” con cái một cách thích hợp có thể rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập. Bất kỳ ai cũng mong muốn có được không gian riêng của mình, những đứa trẻ còn nhỏ tuổi cũng không phải là ngoại lệ. Không đứa trẻ nào lại muốn bị quản thúc, đặc biệt là việc quản thúc quá nghiêm khắc có thể tạo ra một dạng tâm lý chống đối. Do vậy, các bậc cha mẹ nhất thiết phải “thả lỏng” con cái một cách thích hợp, cho chúng một không gian riêng nhất định. Cha mẹ cần giáo dục, chỉ dẫn cho con cái một cách đúng đắn Cha mẹ có trách nhiệm và nghĩa vụ trông nom, giáo dục con cái, nhưng không thể tiến hành việc giáo dục một cách tùy ý, vô nguyên tắc. Đặc biệt, trong giai đoạn trẻ còn nhỏ, tuy rất thích thú với sự vật mới mẻ xung quanh, nhưng do khả năng chịu đựng về mặt tâm sinh lý còn hạn chế nên sự chú ý và hứng thú của trẻ em rất dễ thay đổi. Do đó, việc giáo dục con cái cần căn cứ theo tình hình thực tế để truyền đạt tri thức, đồng thời luôn cố gắng hết sức để mở rộng tri thức của trẻ, có thể thông qua các trò chơi để truyền đạt tri thức cho trẻ. Cần giáo dục trẻ một cách khoa học. Trước tiên cần phải hiểu rõ sở thích của trẻ, từ đó rèn luyện hứng thú học tập cho trẻ. Do trẻ còn chưa nhận thức được một cách sâu sắc về giáo dục nên phương pháp giáo dục hiệu quả và khoa học nhất là bắt nguồn từ hứng thú của trẻ, hơn nữa cách này còn có thể rèn luyện cho trẻ óc tìm tòi và khả năng quan sát. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày có thể rèn luyện khả năng tự lập của trẻ, ví dụ như để trẻ tự đánh răng rửa mặt, tự gấp chăn… Cần nâng cao dần khả năng tự lập của trẻ, ví dụ như để trẻ tự tắm rửa, giặt giũ, dọn dẹp phòng riêng hoặc giúp cha mẹ làm một số việc nhà đơn giản… Điều này rất có ích cho việc rèn luyện phẩm chất biết giúp đỡ người khác, khả năng tự lập, nghị lực kiên trì trong học tập của trẻ, hơn nữa còn khiến trẻ có đủ tự tin để khắc phục mọi khó khăn. 2. Phương thức giáo dục không đúng Phương thức giáo dục hợp lý không những hết sức có lợi đối với người được giáo dục mà còn vô cùng quan trọng đối với người giáo dục. Ngược lại, phương thức giáo dục không đúng có thể đem lại những hậu quả khôn lường. Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống, phương pháp giáo dục của rất nhiều bậc cha mẹ là không chính xác, từ đó dẫn đến một loạt những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Gợi mở vấn đề bạo lực Bà Lý gọi điện thoại cho bác sĩ tâm lý, vừa khóc vừa kể lại những mâu thuẫn giữa bà và con trai. Thì ra, cậu con trai Tiểu Cương của bà Lý năm nay vừa tròn 17 tuổi, nhưng chuyện đánh mẹ đã xảy ra như cơm bữa, anh ta thường dùng việc đánh đập để dọa nạt, bắt mẹ phải đáp ứng những yêu cầu vô lý của mình. Qua tư vấn cặn kẽ của bác sĩ, con trai của bà Lý cuối cùng đã nói ra những suy nghĩ trong lòng mình: “Trong trí nhớ của tôi thì từ nhỏ tôi đã lớn lên trong sự đánh đập la mắng của cha mẹ. Họ không nghĩ đến lòng tự trọng của tôi, trước mặt người ngoài cũng có thể đánh tôi. Để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho tôi chính là một lần, mẹ tôi do tức giận đã không thèm để ý đến ánh mắt của bao nhiêu người trên phố mà ra tay đánh tôi, đến bây giờ tôi vẫn còn cảm giác như chuyện vừa mới xảy ra. Còn nhớ năm tôi học lớp 6, có lần mẹ lại đánh tôi, theo bản năng tôi liền đưa tay lên đỡ lại, tôi thấy nét mặt mẹ có vẻ kinh sợ, thậm chí còn lùi về đằng sau một bước. Có thể mẹ không nghĩ rằng tôi phản kháng lại như vậy. Từ đó về sau, tôi nghĩ rằng mình không cần phải chịu đựng như trước kia nữa, tôi hoàn toàn có khả năng phản kháng lại. Thế là khi bố mẹ chuẩn bị đánh tôi, tôi bèn không do dự mà chống lại. Dần dần tôi phát hiện ra rằng thật ra bố mẹ cũng rất sợ tôi, thế là tôi càng không sợ nữa. Tôi muốn gì thì bố mẹ cũng bắt buộc phải đáp ứng. Có thể nói sở dĩ Tiểu Cương có những hành động như ngày hôm nay là do chính bố mẹ của cậu tạo ra. Việc thường xuyên đánh mắng con cái vô hình trung đã tạo ra một quan niệm trong trẻ: Roi vọt có thể giải quyết mọi vấn đề. Một khi nhân tố bạo lực sẵn có trong đứa trẻ bị bố mẹ gợi mở thì đứa trẻ sẽ quay lại đánh trả chính bố mẹ chúng. Tạo ra tâm lý lo lắng cho trẻ Phần lớn các bậc cha mẹ đều phạm phải một lỗi lầm là luôn nghĩ rằng con mình còn quá nhỏ so với lứa tuổi thực tế của chúng. Ngược lại, trẻ em lại luôn coi bản thân mình trưởng thành hơn so với tuổi. Do đó đã hình thành nên khoảng cách giữa hai thế hệ. Bố mẹ luôn hy vọng có thể quản lý con cái, ràng buộc chúng, nhưng con cái lại luôn có mong muốn được tự lập. Dưới sự quản lý của cha mẹ, chúng luôn có cảm giác lo sợ bất an. Để khống chế trạng thái này, chúng sẽ cố gắng hết sức thể hiện bản thân, từ đó nhấn mạnh vào mong muốn được tự lập và biểu hiện rõ ràng nhất chính là phản kháng lại sự trừng phạt nghiêm khắc của cha mẹ. Lúc đó nếu cha mẹ vẫn không thay đổi phương pháp giáo dục, tiếp tục áp chế, quản thúc đứa trẻ thì rất dễ gây ra sự lo lắng trong tâm lý trẻ. Tạo ra ngày càng nhiều những kẻ “ăn bám” Thế kỉ 21 là thời đại cho tuổi trẻ đưa tay nắm bắt thời cơ tốt, nhưng trong xã hội hiện nay cũng xuất hiện rất nhiều người “ăn bám”. Họ không có công việc và thu nhập ổn định, khi hết tiền lại xin bố mẹ. Các chuyên gia tâm lý cho rằng nguyên nhân chủ yếu tạo ra hiện tượng này chính là do những người này khi còn nhỏ đã nhận được phương thức giáo dục không đúng đắn, trong đó chủ yếu là do sự quá yêu chiều của cha mẹ. Rất nhiều bậc cha mẹ chăm lo cho con cái quá mức, khiến con họ mặc dù đã lớn nhưng thiếu mất khả năng và ý thức tự lập. Không có khả năng nhận thức đúng sai Trong rất nhiều gia đình từng xảy ra hiện tượng: khi đứa trẻ đưa ra một câu hỏi thì cha mẹ đưa ra những câu trả lời khác nhau. Điều này có thể khiến đứa trẻ bối rối, không biết đáp án nào là đúng, đáp án nào là sai, do đó khó có thể hình thành khả năng nhận thức đúng sai. Bởi vậy, cha mẹ cần thống nhất về ý kiến. Vậy cha mẹ nên làm như thế nào? Tạo bầu không khí gia đình hài hòa, sáng tạo Không khí trong gia đình tốt hay xấu có ảnh hưởng lớn tới trẻ. Bầu không khí gia đình tốt nhất phải luôn bình đẳng, hài hòa, vui vẻ, đầy ắp tiếng cười. Những đứa trẻ được trưởng thành trong bầu không khí gia đình như vậy sẽ luôn thấy yêu cuộc sống, tràn đầy hy vọng vào tương lai. Ngược lại, bầu không khí gia đình bạo lực, đau buồn sẽ ảnh hưởng xấu tới tâm lý của đứa trẻ. Tiếu Tiếu là một đứa trẻ luôn lạc quan yêu đời, thông minh học giỏi, hoạt bát đáng yêu, luôn hòa đồng với bạn bè, hơn nữa thành tích học tập cũng luôn dẫn đầu. Cô chủ nhiệm Vương thông qua các học sinh khác trong lớp tìm hiểu được rằng gia đình Tiếu Tiếu không giàu có, cha mẹ chỉ là những công nhân lao động chất phác, vậy điều gì đã khiến Tiếu Tiếu luôn tự tin, thoải mái trong cuộc sống? Cô chủ nhiệm quyết định đến thăm gia đình Tiếu Tiếu. Khi đến nơi, cảm giác đầu tiên của cô là ngôi nhà tuy không lớn nhưng rất đầm ấm, trong nhà hết sức gọn gàng sạch sẽ. Cha mẹ của Tiếu Tiếu rất nhiệt tình mời cô ngồi, rót nước mời cô uống, tiếp đón hết sức chu đáo, Tiếu Tiếu cũng ngồi bên cạnh tiếp chuyện cô giáo một cách hết sức lễ phép. Qua chuyện trò, cô giáo Vương biết được Tiếu Tiếu còn một người bà ốm yếu nằm liệt giường, nhưng cha mẹ Tiếu Tiếu luôn chăm sóc bà hết sức tận tình chu đáo, hàng ngày dọn dẹp giường bệnh sạch sẽ. Chịu ảnh hưởng của cha mẹ, Tiếu Tiếu từ nhỏ đã rất thương yêu bà nội, ngày nào sau khi làm xong bài tập về nhà đều chạy đến bên bà nội, trò chuyện cùng bà. Cô giáo Vương hiểu ra, chính bầu không khí gia đình luôn vui vẻ, hiếu kính với người già, yêu thương trẻ nhỏ đã tạo nên một cô bé Tiếu Tiếu tự tin, vui vẻ, hòa đồng. Thường xuyên tâm sự cùng con cái Kết quả một cuộc điều tra cho thấy, trẻ em ngày nay phần lớn đều thiếu tinh thần trách nhiệm, chủ yếu là do phương thức giáo dục không đúng của cha mẹ gây ra. Các bậc cha mẹ ngày càng ít có thời gian trò chuyện cùng con cái. Những lúc ở bên nhau đều là những lúc ăn cơm hoặc xem ti vi. Nếu không có hai hoạt động này thì gần như cha mẹ và con cái không có lúc nào trò chuyện cùng nhau. Đây là nhân tố chủ yếu dẫn đến việc trẻ em thiếu đi tinh thần trách nhiệm. Thử nghĩ xem, bình thường nếu không cùng trò chuyện với cha mẹ thì làm sao con cái có thể chủ động quan tâm tới cha mẹ? Học hỏi những phương thức giáo dục có ích Cha mẹ cũng cần phải học hỏi những kinh nghiệm gia đình có ích hay những phương pháp giáo dục mới, không ngừng cải tiến và cải thiện phương pháp giáo dục con cái. Con gái của bà Trương đang học lớp 5, đây chính là giai đoạn hiếu động nhất của cô bé. Bà Trương tốn nhiều công sức với con gái nhưng đôi lúc vẫn cảm thấy lực bất tòng tâm. Một lần vì không hài lòng với việc con gái đã làm, bà Trương không ngừng mắng mỏ, nhưng dường như cô bé đã quen với việc này nên không để ý đến những lời quát mắng của mẹ, sau đó tìm cơ hội lén ra ngoài, không quan tâm đến mẹ nữa. Việc này khiến bà Trương rất buồn, bà không biết phải làm thế nào để con gái chịu nghe những lời tâm huyết của mình. Sau khi suy nghĩ, bà Trương quyết định viết cho con gái một bức thư, nội dung của bức thư chính là những nỗi đau khổ trong lòng, là sự khó khăn của bậc làm cha mẹ, là nỗi buồn của người mẹ khi thấy con gái không chịu nghe lời… Ở cuối bức thư, bà Trương còn viết mấy câu nói thể hiện sự bực tức, như là sẽ không tiếp tục quản lý con gái nữa, để con muốn tự do thế nào cũng được. Mục đích của bà Trương là muốn thông qua bức thư để cảm hóa con gái. Cô con gái sau khi xem xong thư cũng đã viết một bức thư gửi lại cho mẹ. Bà Trương đọc xong bức thư với những lời lẽ ngây thơ của con trẻ đã không cầm nổi nước mắt. Nội dung lá thư như sau: “Mẹ ơi, sau khi xem xong bức thư của mẹ con cảm thấy vô cùng áy náy. Con xin lỗi vì đã làm mẹ thất vọng. Mẹ còn nhớ con đã từng nói rằng: “Con sẽ trở thành đứa con gái khiến mẹ cảm thấy tự hào”. Nhưng con chưa hề thực hiện câu nói của mình, con đã làm mẹ phải buồn. Phải rồi, trước đây mẹ đã từng nói rằng mỗi người phải tự bước đi trên con đường của chính mình, tri thức có thể làm thay đổi vận mệnh của con người. Từ nay về sau con nhất định sẽ cố gắng học hành, không làm mẹ phải lo lắng. Nhưng mẹ à, con cũng có một đề nghị nhỏ, phải chăng mẹ cũng nên thay đổi? Về sau, khi nói chuyện với con, mẹ có thể dùng thái độ dịu dàng một chút, chỉ cần mẹ không tức giận như trước kia, con xin hứa sự việc hôm nay sẽ không tái diễn”. Từ đó có thể thấy, con trẻ không phải là không biết suy nghĩ. Nỗi lòng của cha mẹ, sai lầm của bản thân mình, con trẻ đều hiểu rõ, chúng chỉ không hài lòng với cách giáo dục của cha mẹ. Tin rằng sau khi đọc xong thư của con gái, bà Trương sẽ nhận thức được rõ ràng sai lầm của mình. Cha mẹ không nên lúc nào cũng phản đối hành vi của con cái, cần nhìn nhận theo hướng tích cực sự trưởng thành của con. Cũng giống như việc leo núi, nếu cha mẹ chỉ đứng trên đỉnh núi nhìn xuống thì sẽ chỉ thấy con mình vẫn còn rất nhỏ, nhưng nếu cha mẹ đứng bên dưới núi thì sẽ thấy con mình đang trèo dần lên cao. Khi con không nghe lời, khi con tiêu xài không có chừng mực, khi con lo lắng bất an… thì cha mẹ không nên cho rằng con mình không biết suy nghĩ mà trước hết cần tự hỏi bản thân: “Phương thức giáo dục của mình có đúng hay không? Con mình có vui vẻ tiếp thu hay không? Nếu đổi ngược lại là mình thì mình có thể tiếp thu hay được hay không?”. 3. Quá nuông chiều con cái Tình yêu của cha mẹ dành con cái là vô tư và vĩ đại, nhưng nếu quá yêu chiều con có thể có tác dụng ngược lại. Trẻ em dưới 10 tuổi gần như ngày nào cũng ở cùng với cha mẹ và người thân nên cách thức thể hiện tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái có ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành của chúng. Các bậc cha mẹ thường phạm phải một lỗi lầm là quá mức yêu chiều con. Yêu thương con cái cũng phải có phương pháp giáo dục khoa học, nếu không, tình yêu của cha mẹ đối với con cái sẽ phản tác dụng, khiến đứa trẻ không hiểu được thế nào là tình yêu thương, không hiểu rằng cần phải đền đáp lại tình yêu của cha mẹ, không hiểu rằng bản thân mình cũng có những trách nhiệm và nghĩa vụ cần phải thực hiện. Những đứa trẻ được nuông chiều quá mức dường như luôn dễ dàng được thỏa mãn những yêu cầu mà chúng đề ra, thậm chí là những yêu cầu vô lý. Những đứa trẻ này hàng ngày được cha mẹ chăm sóc từng li từng tí, dần mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân, thiếu mất những phẩm chất tốt đẹp cần phải có như cần cù, chịu khó, tự tin, tính sáng tạo… Nghiêm trọng hơn, việc nuông chiều con cái quá mức có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội của đứa trẻ sau này, khiến chúng trở nên nhút nhát, kiêu ngạo, không biết cách giao tiếp với người khác. Hôm đó là một ngày có tuyết rơi, người đi chợ rất đông. Mọi người đều bước đi cẩn thận, tránh những chỗ có vũng nước trên đường. Một phụ nữ khoảng 30 tuổi đang trả giá để mua một mớ rau. Đột nhiên một bé trai khoảng 11, 12 tuổi chạy tới, nói như quát với người phụ nữ: “Đưa cho con 30 đồng!”. Có thể thấy đứa bé này chính là con trai của người phụ nữ đó. - “Sao cơ? Không phải sáng sớm nay mẹ đã cho con 30 đồng rồi sao?”. Người phụ nữ trả lời. - “Thế vẫn chưa đủ, con cần thêm 30 đồng nữa. Mau đưa cho con!”. Cậu bé nóng nảy trả lời. Một lát sau, đứa bé không lấy được tiền như mong muốn bèn nằm lăn ngay ra trên nền đất bẩn, la hét khóc lóc, mặc ánh mắt của rất nhiều người xung quanh. Người phụ nữ bèn vội vàng lấy 30 đồng đưa cho đứa bé. Cậu bé lấy được tiền bèn cười và nói rằng: “Đưa ngay cho con từ lúc đầu có phải tránh được phiền phức hay không!”. Nói xong cậu bé liền chạy biến, người phụ nữ cứ đứng nhìn theo con, miệng than thở: “Bộ đồng phục sáng nay vừa mặc thế là lại bẩn hết rồi!”. Hiện nay các gia đình có ít con, đứa trẻ nào cũng nhận được sự yêu chiều của cha mẹ, đôi khi sự yêu chiều quá mức đã trở thành nuông chiều, điều này có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ. Những bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái đều hy vọng con mình sau này sẽ được “mười phân vẹn mười”, thông minh xuất chúng, nhưng bản thân họ lại không biết cách dùng phương thức giáo dục đúng đắn để hướng dẫn, tạo nền tảng vững chắc cho con. Có những bậc cha mẹ dùng phần thưởng vật chất hoặc nói dối để dỗ cho con cái nghe lời, còn có những bậc cha mẹ dùng lời lẽ như cầu xin, kết quả là khiến cho đứa trẻ không biết thế nào là đúng, thế nào là sai, làm “bá chủ” trong gia đình nhưng ở bên ngoài thì lại nhát như thỏ đế. Những thói quen, hành vi không tốt của con trẻ đều liên quan đến phương pháp giáo dục của cha mẹ. Các bậc cha mẹ cần kịp thời áp dụng những biện pháp giáo dục đúng đắn thì có thể giải quyết được những vấn đề đau đầu này: Lời nói và phương pháp phải thống nhất Trong một số gia đình, ý kiến và phương pháp giáo dục của cha mẹ không thống nhất với nhau, thường là một người nghiêm khắc còn người kia lại quá khoan dung. Cách giáo dục trái chiều này là điều cấm kỵ trong việc dạy dỗ con cái. Khi đứa trẻ thấy cha hoặc mẹ bênh vực mình thì sẽ không cảm thấy sợ, càng nghịch ngợm gây rối nhiều hơn, khiến cho việc dạy dỗ thất bại. Bởi vậy, cha mẹ nhất định phải bàn bạc với nhau, thống nhất về tư tưởng và phương pháp giáo dục, cho dù có ý kiến bất đồng cũng nhất thiết không được tranh luận trước mặt con, cần bàn bạc, đưa ra phương pháp giáo dục thống nhất khi vắng mặt con. Không được tạo cho đứa trẻ một “địa vị đặc biệt” Cha mẹ không được đặt con cái ở vị trí quá cao. Trong nhà nếu có đồ ăn ngon cũng không nên dành tất cả cho đứa trẻ mà tất cả mọi người trong gia đình đều phải cùng ăn, để đứa trẻ hiểu được địa vị của mọi người là bình đẳng. Nếu có quan tâm chăm sóc đến đứa trẻ thì cũng phải nói rõ rằng đó là vì nhu cầu phát triển của đứa trẻ chứ không phải là sự “đãi ngộ đặc biệt”. Nếu trong gia đình có ai gặp khó khăn thì phải quan tâm chăm sóc đến người đó nhiều hơn. Cha mẹ phải có lòng kiên trì Một số cha mẹ tính khí nóng nảy, hễ nhìn thấy con kêu khóc là lập tức nổi trận lôi đình, thậm chí còn đánh con. Phương thức giáo dục này tuyệt đối không thể áp dụng. Trẻ em rất dễ có tâm lý đối kháng, cha mẹ càng đánh mắng thì chúng càng kêu khóc dữ hơn, điều này hoàn toàn không có lợi đối với sự phát triển tâm lý của trẻ. Thực ra cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp khác, ví dụ như thường xuyên đưa trẻ ra ngoài chơi, đi pic- nic, tham gia trại hè… Những hoạt động này có lợi cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Hơn nữa, khi tham gia vào những hoạt động này, mối quan hệ giữa cha mẹ và con sẽ thêm gắn bó, trẻ em cũng sẽ nghe lời cha mẹ hơn. Cha mẹ không nên không nguyên cớ tước bỏ những cơ hội rèn luyện của con, khiến đứa trẻ trở thành người có sức ỳ lớn. Cha mẹ không nên sợ con phải chịu khó chịu khổ, hãy để con tự tay làm những việc trong khả năng của mình. Cha mẹ không nên tham gia, làm thay tất cả mọi việc cho con. Cần biết rằng cưng chiều quá mức không phải là thương con mà là làm hại con, thậm chí là một sự xâm phạm, hủy hoại và ngược đãi bản năng của con người. 4. Quá kỳ vọng vào con Có một hiện tượng hết sức phổ biến ở các bậc cha mẹ: Họ luôn kỳ vọng ở con cái quá cao mà không quan tâm đến khả năng tiếp thu của đứa trẻ, luôn cố gắng nhồi nhét kiến thức cho con, chỉ coi trọng thành tích học tập mà bỏ qua việc giáo dục đạo đức cho con. Cần biết rằng sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ có thể khiến đứa trẻ phải chịu đựng áp lực tâm lý lớn. Đương nhiên tâm lý của cha mẹ mong con cái thành tài là điều có thể hiểu được, nhưng cần phải có chừng mực. Yêu cầu quá cao chỉ làm thui chột tài năng bẩm sinh của đứa trẻ, không có lợi cho sự phát triển của chúng. Các chuyên gia tâm lý đã cảnh báo rằng: việc kỳ vọng quá cao vào con cái bất chấp thực tế có thể dẫn đến tác dụng ngược lại. Nhà của Vương Phương nằm ở vùng núi cao xa xôi hiểm trở, cha mẹ cô đều chưa từng học hết chương trình giáo dục phổ thông, bởi vậy họ đặt hết niềm hy vọng vào cô con gái. Từ khi Vương Phương bắt đầu đi học, cha mẹ giám sát cô hết sức nghiêm khắc. Vương Phương cũng không chịu thua kém ai, thành tích học tập luôn dẫn đầu. Tuy nhiên, trong lòng cô lúc nào cũng có một áp lực luôn đè nặng, bởi cha mẹ bắt cô phải thi đỗ vào trường đại học hàng đầu trong cả nước, nhưng thành tích của cô vẫn chưa đủ để làm được điều này. Hơn nữa, trường đại học mà cô mong muốn thi vào lại không phải là trường đó, nhưng cha mẹ cô không ngừng gia tăng áp lực, nói rằng cô phải mang lại vinh quang cho tổ tông họ mạc, cho trường lớp. Sau rất nhiều cố gắng, Vương Phương đã thi đỗ vào trường đại học hàng đầu, đúng như mong ước của cha mẹ, nhưng cô không thấy vui mừng chút nào. Trước khi nhập học một tháng, mẹ cô ở lại trường cùng với cô. Sau khi mẹ về nhà, trường học tiếp tục cho tiến hành kiểm tra lần thứ ba, thành tích của cô không tốt. Cần phải biết rằng từ trước đến nay Vương Phương luôn là một người xuất sắc trong mắt mọi người. Bởi vậy cô không thể chấp nhận được thất bại này, áp lực về tinh thần lớn chưa từng có. Sau khi nhập học 4 tháng, cô đã nhảy lầu tự sát. Cũng giống như trong câu chuyện này, rất nhiều bậc cha mẹ đã mang những lý tưởng mà khi còn trẻ mình không thể thực hiện được dồn lên đôi vai của con. Kỳ vọng của cha mẹ càng cao thì đứa trẻ càng vất vả, có những đứa trẻ cố gắng hết sức để thực hiện những yêu cầu của cha mẹ. Trong tình huống này, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ ngày càng xa cách. Còn có một số đứa trẻ có thể đạt được yêu cầu mà cha mẹ chúng đặt ra, nhưng do cảm thấy bất mãn với thái độ của cha mẹ nên cố tình không chịu cố gắng, không chịu đi theo con đường mà cha mẹ mong đợi. Kì vọng của cha mẹ đối với con cái quá cao có thể tạo nên áp lực tâm lý lớn đối với con. Một số đứa trẻ đã xuất hiện hành vi phản kháng hết sức nghiêm trọng, không chịu nói chuyện với cha mẹ, thậm chí không chịu gặp mặt cha mẹ, không còn hứng thú học tập, mất tự tin đối với bản thân, lâu ngày có thể dẫn tới việc đứa trẻ bị mắc các loại bệnh về tâm lý như lo lắng, trầm cảm… Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn tới những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng về mặt tính cách hoặc tâm lý của đứa trẻ. Sau khi trưởng thành, chúng có thể có tâm lý oán hận hoặc trách móc đối với cha mẹ, điều này chắc không một bậc cha mẹ nào mong muốn. Nhà giáo dục học nổi tiếng của Trung Quốc Đào Hành Tri đã từng phát biểu: “Không được giáo dục con cái ở trên xã hội hay ở ngoài xã hội mà phải giáo dục con ở trong xã hội”. Rất nhiều bậc cha mẹ đều cho rằng “mục tiêu cao, yêu cầu nghiêm khắc” là động lực để thúc đẩy con cái tiến bộ, nhưng các chuyên gia lại cho rằng, nếu kỳ vọng của cha mẹ quá cao so với thực lực của con cái thì thất vọng của họ sẽ càng lớn. Con cái vốn không phải là vật sở hữu của cha mẹ, chúng cũng có nhân cách độc lập, có ước mơ của riêng mình, cũng cần được người khác tôn trọng. Những đứa trẻ phải sống cùng cha mẹ có kỳ vọng quá cao thường có tâm lý chống đối. Sau khi trưởng thành, chúng rất dễ đánh mất bản thân trong một môi trường xã hội quá phức tạp. Do đó, nếu muốn tốt cho con mình thì cha mẹ không nên áp dụng những phương thức giáo dục quá cứng rắn. Khi đứa trẻ nhận ra chúng không bị bắt ép phải thực hiện những nguyện vọng của cha mẹ thì sẽ tự giác học tập. Có bậc cha mẹ nào lại không tràn đầy hy vọng vào tiền đồ và tương lai của con cái? Nhưng cha mẹ cũng cần hiểu rằng: kỳ vọng càng cao thì gánh nặng sẽ càng lớn. Sự kỳ vọng vừa phải sẽ có tác dụng cổ vũ và thúc đẩy một cách tích cực đối với đứa trẻ, nhưng nếu kỳ vọng của cha mẹ lớn đến mức con cái không thể đạt được thì sẽ phản tác dụng. Chúng ta luôn nhấn mạnh rằng kỳ vọng của cha mẹ cần phải hợp lý, vậy như thế nào mới là hợp lý? Thật ra điều này rất đơn giản, đứa trẻ dựa vào nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ đúng đắn của người lớn để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Cha mẹ cần ước lượng năng lực của con cái một cách toàn diện, đồng thời dựa vào đó đặt ra những mục tiêu phù hợp, như vậy mới có thể tránh được trường hợp đặt ra kỳ vọng quá cao. Chỉ như vậy đứa trẻ mới có thể thành tài. Ngoài ra, cha mẹ cần phải giúp con cái hiểu rằng: trong cuộc đời, con người có thể gặp phải muôn vàn thử thách, nếu có thể vượt qua thì đương nhiên là rất tốt, nhưng nếu không thể vượt qua thì cũng không nên quá thất vọng. Chương 2: Khai thông mối quan hệ với con cái như thế nào? Việc cha mẹ trò chuyện một cách thẳng thắn, bình đẳng với con cái có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của con. Trò chuyện với con cái là một quá trình tác động hai chiều, bởi vậy trước khi trò chuyện với con, cha mẹ cần xác định mục đích của việc chuyện trò là gì. 1. Tự mình làm gương quan trọng hơn giáo dục bằng lời nói Khi con cái còn nhỏ, cần dạy dỗ chúng có được khí khái, cốt cách đường hoàng, đồng thời cha mẹ phải thường xuyên tự cảnh tỉnh bản thân, kiểm tra xem mình có hành vi gì không chính đáng hay không. Trong sách “Ngoại trữ thuyết tả thượng” của Hàn Phi Tử có ghi lại một câu chuyện rất nổi tiếng: Vợ của Tăng Tử muốn ra chợ mua đồ, nhưng con trai của bà đòi đi theo, bà không cho đi, con trai khóc lóc. Bà liền dỗ dành con trai rằng: “Con trai ngoan ở nhà chờ mẹ, mẹ đi chợ về sẽ mổ lợn cho con ăn nhé!”. Sau khi vợ Tăng Tử từ chợ trở về, thấy chồng mình đang mài dao chuẩn bị mổ lợn, bèn vội vàng ngăn chồng lại: “Tôi nói như vậy để dỗ cho con nín thôi, ông định làm thật à?”. Tăng Tử bèn trả lời: “Con còn nhỏ, đang trong giai đoạn trưởng thành, mọi việc đều bắt chước theo cha mẹ. Nếu chúng ta lừa dối nó thì chính là dạy nó đi lừa người khác, hơn nữa sau này con sẽ không còn tin lời cha mẹ nữa. Đây không phải là phương pháp tốt để dạy dỗ con cái!”. Khi giáo dục con cái, cha mẹ trước hết phải lấy mình làm gương, chỉ khi lời nói của cha mẹ có uy tín thì mới có tác dụng giáo dục con cái. Đừng coi thường con trẻ, khả năng bắt chước của chúng rất lớn, tất cả những hành vi, lời nói, cử chỉ của cha mẹ đều là đối tượng để chúng học theo. Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ con không để ý đến những lời nói của người lớn nhưng trên thực tế, cách nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Trẻ con tuy còn nhỏ nhưng cũng có tiêu chuẩn phán đoán vấn đề của riêng mình. Việc làm trực tiếp của cha mẹ có ảnh hưởng đến trẻ lớn hơn rất nhiều so với lời nói Có thể nói cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của trẻ. Trong cuộc sống hàng ngày, mọi lời nói, hành vi của cha mẹ đều có ảnh hưởng lớn đối với con cái, mang tính quyết định đối với hành vi cử chỉ của con cái sau này. Những hành vi tốt đẹp có thể trực tiếp thúc đẩy sự phát triển tâm lý lành mạnh của trẻ và ngược lại, ảnh hưởng xấu sẽ để lại hậu quả khôn lường. Có bậc cha mẹ nào lại không hy vọng con mình lớn lên trở thành người tài trong xã hội? Ai không mong muốn con mình luôn là học sinh có thành tích đứng đầu? Nhất là trong xã hội khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay, cạnh tranh ngày càng ác liệt, sự xuất sắc sẽ là nhân tố quyết định một người có tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trong xã hội hay không. Nhưng trong thực tế chúng ta thường nghe thấy các bậc cha mẹ than phiền rằng: “Con nhà tôi không biết nghe lời, ngày càng khó bảo, bố mẹ nói một câu thì con cãi lại mười câu, thật là hết cách”. Tiểu Tĩnh ở bậc tiểu học rất chăm chỉ học hành. Hàng ngày ở trường về, việc đầu tiên của cô bé là ngồi vào bàn làm bài tập về nhà và ôn lại kiến thức đã học trên lớp. Thành tích học tập đương nhiên cũng rất xuất sắc, cô bé là niềm tự hào của cha mẹ. Nhưng gần đây cha của Tiểu Tĩnh phát hiện thành tích học tập của cô ngày càng xuống dốc, hơn nữa cô bé cũng có rất nhiều thói quen xấu. Mỗi lần bị mắng, cô bé đều im lặng nghe nhưng không có chút tiến bộ nào. Thì ra, cha của Tiểu Tĩnh vốn là cán bộ cốt cán của một công ty, gần đây nghiệp vụ không ngừng mở rộng, do yêu cầu công việc cần sử dụng đến máy tính nên ông đã mua một chiếc máy tính xách tay. Hàng ngày sau khi hoàn thành công việc, ông lướt web, chơi trò chơi. Nào ngờ cô bé Tiểu Tĩnh mới học lớp 3 thấy cha lúc nào ngồi trước máy tính cũng rất vui vẻ bèn nảy sinh lòng hiếu kỳ. Ban đầu, hàng ngày về nhà, sau khi làm xong bài tập, cô bé liền ngồi vào máy tính chơi một lát, sau thì bài tập cũng không làm nữa, tan học về nhà là lập tức dán mắt vào máy tính. Cuối tuần lại càng trầm trọng hơn, thậm chí đến cơm cũng chẳng buồn ăn. Mãi đến sau khi thi giữa kỳ, cha mẹ của Tiểu Tĩnh mới nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, thành tích học tập của cô bé quá kém, từ vị trí thứ nhất thứ nhì trước đây rơi xuống vị trí dưới hai mươi. Mẹ cô bé lo lắng không biết nên làm thế nào. Về sau cha mẹ Tiểu Tĩnh bàn bạc và đã quyết định bắt đầu từ việc hạn chế sử dụng máy tính và chính bản thân họ sẽ làm gương cho con. Từ đó về sau, hàng ngày sau khi ăn cơm tối xong, cha của Tiểu Tĩnh chỉ đọc sách báo mà không dùng đến máy tính nữa, nếu có việc cần phải lên mạng tìm tài liệu thì cũng không làm trước mặt con gái. Lúc đầu Tiểu Tĩnh vẫn chơi máy tính nhưng mấy ngày sau, thời gian sử dụng máy tính của cô bé ngày càng giảm đi. Về sau không cần cha mẹ phải nhắc nhở, tan học về cô bé đã tự giác ngồi làm bài tập, thành tích học tập của cô bé cũng cao trở lại. Cha mẹ của Tiểu Tĩnh đã áp dụng phương pháp giáo dục hết sức chính xác và khoa học. Từ câu chuyện này chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng to lớn của việc “tự giáo dục bản thân” đối với con cái. Môi trường sống của trẻ có ảnh hướng rất quan trọng tới sự trưởng thành của chúng. Mọi hành vi lời nói của cha mẹ đều được chúng nhìn thấy và ghi nhớ trong lòng. Do vậy, cha mẹ nhất định phải ghi nhớ: Muốn dạy con thì phải làm gương cho trẻ. Cần có thái độ bình tĩnh khi đối xử với trẻ, không nên hễ nhìn thấy trẻ phạm lỗi thì lập tức kết luận rằng chúng “không chịu suy nghĩ”, “không chịu cố gắng”. Điều này làm tổn thương đến lòng tự trọng của đứa trẻ, làm ảnh hưởng đến tính tích cực vươn lên của chúng. Cha mẹ có thể thử trò chuyện tâm tình với con cái, cho chúng cơ hội biểu đạt những tâm sự trong lòng, để chúng tự nói ra mình đã sai ở đâu. Lấy chính hành động của bản thân làm tấm gương sáng cho con Lời nói tuy cũng có những tác dụng giáo dục nhất định nhưng hiệu quả của nó không kéo dài và chỉ thích hợp với những đứa trẻ tương đối biết nghe lời mà thôi. Còn đối với những đứa trẻ ngỗ nghịch thì việc cha mẹ tự lấy mình ra làm tấm gương cho con có tác dụng hơn là lời nói. Mỗi đứa trẻ đều có những khuyết điểm khác nhau, nhưng đây không phải là vấn đề, điểm cốt yếu là cha mẹ có phát hiện được những khuyết điểm đó và kịp thời uốn nắn cho con mình tiến bộ hay không. Nếu cha mẹ chỉ đòi hỏi tiêu chuẩn cao đối với con mà lại hạ thấp đòi hỏi với chính bản thân mình thì làm sao có thể hướng dẫn con đi theo con đường đúng đắn được? Nếu cha mẹ chỉ biết “giảng giải” mà không tự lấy mình làm gương, nói được mà không làm được thì lâu dần sẽ mất đi sự uy nghiêm trong mắt con trẻ, thậm chí dần dần còn mất đi sự tin tưởng của chúng. Ví dụ, có một số bậc cha mẹ thất hứa, mẹ hứa nếu bài kiểm tra lần sau đạt từ 8 điểm trở lên sẽ mua đồ chơi hoặc quần áo mới cho con, nhưng khi con đạt được mục tiêu này thì cha mẹ lại không thực hiện điều đã hứa. Lại cũng có một số bậc cha mẹ lúc nào cũng ra sức giảng giải bảo con đi đường phải tuân theo luật giao thông, nhưng bản thân lại vô tình hoặc cố ý vượt đèn đỏ. Như vậy làm sao có thể đạt được mục tiêu giáo dục? Lâu dần đứa trẻ sẽ không còn tin vào cha mẹ nữa. Cha mẹ không nên giảng giải quá nhiều đạo lý đối với trẻ, bởi phần lớn những điều này chúng đều đã biết, nếu nói quá nhiều thì chỉ khiến chúng cảm thấy cha mẹ “lắm điều” mà thôi. Ngược lại, nếu cha mẹ có thể cân bằng giữa lời nói và việc làm của mình, nói được làm được thì con cái mới tin tưởng và làm theo những lời dạy bảo của cha mẹ. Thứ nhất: Không được nói dối Có một số bậc cha mẹ khi làm sai điều gì thường tìm lý do để biện minh, thậm chí không ngần ngại nói dối mọi người hoặc bạn bè. Thực ra, nếu họ nói sự thật có thể khiến bạn bè hoặc mọi người không vui, nhưng sự thành thật này có thể đem lại sự chỉ dẫn đúng đắn đối với con trẻ. Đồng thời cha mẹ phải nói với trẻ rằng, do mình không chuyên tâm nên đã mắc phải lỗi lầm, cần cố gắng để sửa chữa lỗi lầm. Điều này có thể giúp rèn luyện đức tính chuyên tâm của trẻ khi làm việc, đồng thời giáo dục trẻ thành người biết chịu trách nhiệm với việc làm của mình và ý thức được tầm quan trọng của việc giữ lời hứa. Thứ hai: Phải dũng cảm nhận lỗi trước con cái Trong cuộc sống, rất nhiều bậc cha mẹ dạy con rằng khi làm sai thì phải biết sửa lỗi, nhưng khi bản thân phạm phải sai lầm thì lại không muốn nhận lỗi trước con. Trong suy nghĩ của họ thì việc nhận lỗi trước con cái có thể đánh mất đi sự uy nghiêm của cha mẹ. Nhưng thực tế không phải như vậy, con cái rất khâm phục sự công bằng của cha mẹ, điều này không ảnh hưởng đến sự uy nghiêm của cha mẹ trong con mắt chúng, mà ngược lại còn thể hiện được chiều sâu nhân cách của cha mẹ. Thứ ba: Điều mà mình không muốn thì không nên bắt ép con cái Trong cuộc sống hàng ngày, những việc mà cha mẹ yêu cầu con cái thì chính bản thân họ cũng phải làm được. Nếu bạn không cho phép con xem ti vi thì chính bạn cũng không nên xem, hoặc là xem ở chỗ khác để không ảnh hưởng đến việc học tập của con. Nếu không, bạn không những làm ảnh hưởng đến sự tập trung chú ý của con cái khi làm bài tập mà còn có thể tạo ra tâm lý phản kháng trong trẻ: “Tại sao cha mẹ được xem ti vi mà mình lại phải làm bài tập?”. Như vậy cho dù trẻ có ngồi vào bàn học thì chúng cũng sẽ không tập trung. Cha mẹ nên lấy chính mình làm gương cho con cái, làm một người có phẩm chất cao thượng, có tinh thần ham học hỏi. Không được quên rằng đôi mắt ngây thơ của con trẻ lúc nào cũng nhìn về phía bạn. 2. Biết phát hiện những ưu thế của con Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng con cái mình chẳng có chút năng khiếu nào, môn toán không giỏi, môn văn cũng chẳng hay, hơn nữa ở trường lại không chịu nghe lời, thầy cô giáo thường xuyên mời cha mẹ đến nói chuyện. Vậy thực tế chuyện này là như thế nào? Mỗi đứa trẻ đều có những năng khiếu riêng, chỉ là do cha mẹ chúng chưa phát hiện ra mà thôi. Rất nhiều đứa trẻ [...]... càng không thích ở nhà, con không muốn có thành tích tốt, càng không muốn suốt ngày bận học đến tối mắt tối mũi, bố mẹ cho con uống rất nhiều thuốc bổ nhưng vẫn thấy hoa mắt chóng mặt” Con biết tất cả những việc mẹ làm đều vì muốn tốt cho con, con cũng biết mẹ rất yêu con, nhưng con không thể chịu nổi, vì con không có một chút thời gian riêng tư nào cả, con thèm khát được tự do” Trên đây là những lời. .. các vì sao phải không? ” Cô bé nhìn một lát rồi trả lời bà: “Có nửa vầng trăng và rất nhiều sao ạ” Bà nội lại hỏi: “Trời tối rồi phải không? Cháu không nhìn thấy nữa phải không? Ở lớp mẫu giáo, khi trời tối rồi thì các bạn nhỏ làm gì?” “Trời tối rồi thì các bạn đều đi ngủ ạ Bà không biết à?” Bà nội vẫn hỏi tiếp: “Thế có bạn nhỏ nào có thể không ngủ không? ” Không có, tất cả đều phải đi ngủ! Ai mà không. .. giáo dục con cái Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng con cái lớn lên cùng với mình, lẽ nào mình lại không hiểu chúng? Thật ra không phải ai cũng hiểu được thế giới nội tâm của con Trong một số gia đình thường xuất hiện tình huống như sau: - Con làm gì thế này? Mau nhặt hết đồ chơi dưới đất lên! - Con không nhặt! - Sao con lại không chịu nghe lời? - Con không nghe lời! Khi thấy đứa trẻ gào khóc, ném đồ đạc lung... người thì trả lời: “Bảo mẹ đi cùng con , có người lại nói: Con thật không hiểu gì, không thấy cha đang bận à, tự con đi chơi đi”, một số khác thì trả lời: “Hừm, mau đi chơi đi, đừng làm phiền cha nữa”… Những cách trả lời này vô hình trung chính là biểu hiện của việc không tôn trọng con cái Thực ra đây chính là một cơ hội tốt để trò chuyện cùng con cái Lúc này người cha có thể nói rõ để con hiểu rằng... “Nhà không phải vẽ như vậy mà phải vẽ như thế này…” Không ngờ cậu bé trả lời: Con không vẽ theo ý cha, đây là nhà do con sáng tạo ra!” Câu trả lời của cậu bé khiến cha mẹ vừa kinh ngạc vừa vui mừng Đôi lúc một lời khen ngợi của cha mẹ có thể là động lực vô hạn giúp con trẻ cố gắng sáng tạo Bởi vậy cha mẹ phải chú ý, những gì mà con cái cần không phải là sự giáo dục sách vở khô cứng mà là những lời. .. tức giận vì con trai không chịu ngoan ngoãn ngồi ăn cơm nhưng bà cố gắng kìm chế cơn giận, trấn tĩnh lại và nói với cậu con trai: “Sữa đổ rồi Mẹ đi rót cho con một cốc khác, còn con lấy khăn lau sạch chỗ sữa con đánh đổ ra bàn đi” Cậu bé Ngô Vũ đang sợ hãi lúc này mới thấy yên tâm, nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, con xin lỗi! Lần sau con sẽ không làm thế nữa” Bà mẹ nhìn cậu con trai và cười, cũng không trách... thế nào để ngăn không cho những sự việc như vậy tiếp tục xảy ra Ví dụ, cha mẹ có thể nói: Con có biết sau này phải làm thế nào để em không xé sách của con nữa không? Em lấy đồ của con khiến con rất tức giận, nếu là mẹ thì mẹ cũng sẽ tức giận, nhưng con đánh em như vậy là không đúng Hai mẹ con mình hãy nghĩ xem có cách giải quyết nào khác hay không? ” 5 Tìm hiểu thế giới nội tâm của con Cha mẹ có trách... tưởng đối với con cái không chỉ dừng lại ở lời nói mà phải thể hiện ở việc làm cụ thể Thứ nhất: Tin tưởng con cái có nghĩa là phải để cho con học cách tự quyết định Nếu cha mẹ thực sự lo nghĩ về con cái thì không nên đứng ra lo liệu mọi việc cho con mà hãy để con tự quyết định Thứ hai: Tin tưởng con cái có nghĩa là phải khẳng định sự tiến bộ của con Cha mẹ nên thường xuyên động viên cổ vũ con, ví dụ như:... có thể giúp con cái trưởng thành Do công việc bận rộn, phần lớn các bậc cha mẹ không thể đi sâu tìm hiểu rốt cuộc con mình đang nghĩ gì và muốn gì Thậm chí có những người còn không muốn dành thời gian để tìm hiểu những điều này Họ chỉ biết trách con cái không nghe lời, không thật thà, nhưng lại không thể nhẫn nại trò chuyện cùng con, chỉ biết đưa ra vô số những điều ngăn cấm chúng làm: không được làm... muộn Có một số bạn khác nói con thật ngốc, ngay cả ông cũng nói như vậy Mẹ nói xem con có ngốc không? ” Không, suy nghĩ của mẹ hoàn toàn ngược lại, mẹ cảm thấy con trai của mẹ thật thông minh” “Tại sao lại như vậy ạ?” “Bởi vì con trai của mẹ biết yêu lao động, yêu sự sạch sẽ, làm việc đến nơi đến chốn, giỏi hơn rất nhiều so với những bạn khác chỉ biết làm việc bỏ dở giữa chừng Con đúng là con trai ngoan . nhân con cái không nghe lời Con cái không nghe lời là vấn đề làm đau đầu rất nhiều bậc cha mẹ. Để giải quyết một cách hiệu quả vấn đề này, trước hết cần tìm ra nguyên nhân tại sao con trẻ không nghe. vì muốn tốt cho con, con cũng biết mẹ rất yêu con, nhưng con không thể chịu nổi, vì con không có một chút thời gian riêng tư nào cả, con thèm khát được tự do”. Trên đây là những lời nói của con. dưới núi thì sẽ thấy con mình đang trèo dần lên cao. Khi con không nghe lời, khi con tiêu xài không có chừng mực, khi con lo lắng bất an… thì cha mẹ không nên cho rằng con mình không biết suy nghĩ

Ngày đăng: 28/04/2015, 17:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan