ĐỀ ÁN GDMN 5 TUỔI

15 180 0
ĐỀ ÁN GDMN 5 TUỔI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN ĐỨC LINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 168 /QĐ -UBND Đức Linh, ngày 09 tháng 02 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt “Kế hoạch thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2011-2015” trên địa bàn huyện Đức Linh CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC LINH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Giáo dục chỉnh sửa bổ sung được Quốc Hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2011 – 2015. Căn cứ Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 21/01/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2011-2015” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Xét đề nghị của Phòng Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 44/TTr-PGD&ĐT ngày 08 tháng 02 năm 2011 về việc đề nghị phê duyệt “Kế hoạch thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2011-2015” trên địa bàn huyện Đức Linh, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Kế hoạch thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2011-2015” trên địa bàn huyện Đức Linh. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND & UBND huyện, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch, Giám đốc Ban Quản lý dự án, Trưởng phòng Nội vụ, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH -Như Điều 3; PHÓ CHỦ TỊCH -Sở Giáo dục và Đào tạo; (đã ký) -Thường trực Huyện ủy; -Thường trực HĐND huyện; -CT, các PCT UBND huyện; -Ủy ban MTTQViệt Nam huyện; -Lưu: VT. Tạ Văn Chất ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN ĐỨC LINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KẾ HOẠCH Thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn hyện Đức Linh Ban hành kèm theo Quyết định số 168 / QĐ - UBND ngày 09 tháng 02 năm 2011 của Chủ tịch UBND huyện Đức Linh) Trong nhiều năm qua, giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Đức Linh có nhiều chuyển biến tích cực cả về quy mô và chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ. Mạng lưới các trường mầm non - mẫu giáo công lập phủ đều khắp 13/13 xã – thị trấn trên địa bàn huyện. Một số xã - thị trấn đã mở rộng loại hình trường, lớp mầm non – mẫu giáo ngoài công lập. Số trẻ được huy động ra lớp năm sau tăng hơn năm trước. Chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ ngày càng được nâng lên. Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ được quan tâm đầu tư hơn trong những năm gần đây. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được chuẩn hóa và cơ bản đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay đối với cấp học. Sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và nhân dân đối với cấp học mầm non ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, về lâu dài, giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Đức Linh vẫn còn nhiều khó khăn cần tập trung giải quyết, đó là: phòng học chưa đủ về số lượng và hầu hết đã bị xuống cấp nghiêm trọng; trên 90% số trường chưa có phòng làm việc và các phòng chức năng; mạng lưới trường lớp nhỏ lẻ, không được bố trí tập trung nên khó khăn trong quản lý cũng như đầu tư xây dựng theo hướng phục vụ bán trú và đảm bảo kiên cố. Đội ngũ giáo viên được đào tạo ở nhiều loại hình khác nhau nên chất lượng tay nghề cũng có sự chênh lệch. Mặt khác, do quy định biên chế giáo viên cho mỗi nhóm- lớp quá thấp nên thực tế lâu nay giáo viên đang phải làm việc quá sức, dẫn đến chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ chưa phát huy tối đa yêu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Công tác xã hội hóa gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có cơ chế ổn định và thống nhất từ Trung ương xuống địa phương. Thực trạng về giáo dục mầm non với nhiều khó khăn, vướng mắc hiện nay trên địa bàn huyện Đức Linh cũng không nằm ngoài thực trạng chung của hầu hết các địa phương trên phạm vi cả nước. Để khắc phục thực trạng này cần phải có chủ trương lớn và triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến các địa phương. 2 Ngày 25/11/2009, Quốc hội khóa XII (kỳ họp thứ 6) đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục năm 2005. Tại khoản 1 Điều 11 của Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung có nêu: “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học sơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước”; Ngày 09/02/2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 239/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2010-2015; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010- 2015 xác định “Đến năm 2015, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đức Linh lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015 cũng xác định đến 2015 “100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non 5 tuổi”. Để triển khai thực hiện các chủ trương trên, và trên cơ sở Kế hoạch thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi do UBND tỉnh Bình Thuận ban hành, UBND huyện Đức Linh xây dựng “Kế hoạch thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2011-2015” trên địa bàn huyện Đức Linh, cụ thể như sau: I. QUAN ĐIỂM 1.Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ của trẻ em Việt nam. Trẻ được tiếp cận với GDMN càng sớm, càng thúc đẩy quá trình học tập và phát triển của các giai đoạn tiếp theo. Chính những kỹ năng mà trẻ tiếp nhận được qua chương trình GDMN sẽ là nền tảng cho việc học tập lâu dài sau này. 2. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt cho trẻ em vào lớp 1. 3. Việc chăm lo để tất cả trẻ em năm tuổi được đến trường, lớp mầm non là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Cần đẩy mạnh xã hội hoá với trách nhiệm cao hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển giáo dục mầm non. 4. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mầm non theo quy định của Bộ GD&ĐT, trên nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp, tiên tiến, gắn với đổi mới giáo dục phổ thông, góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. 5. UBND huyện có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kế hoạch phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi trên địa bàn huyện đạt kết quả theo tinh thần Đề án phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi của Chính phủ và của tỉnh Bình Thuận, phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X. Trong đó quan tâm chỉ đạo công tác quy hoạch lại 3 mạng lưới trường lớp mầm non- mẫu giáo, tăng cường hỗ trợ và đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên; sử dụng nguồn vốn được cấp từ Đề án để đầu tư xây dựng các phòng học cho trẻ năm tuổi đảm bảo kiên cố, đạt chuẩn. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung: Giữ vững tỉ lệ huy động tối đa số trẻ em năm tuổi trên địa bàn huyện ra lớp; tạo mọi điều kiện để hầu hết trẻ em năm tuổi được học 2 buổi/ngày suốt mỗi năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, vốn từ tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1 vững vàng. 2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015: a) Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp bảo đảm đến năm 2015, có 100% trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 85% số trẻ được học bán trú và 2 buổi/ngày; b) Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm non năm tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng năm, phấn đấu để 100% trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non được học Chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt các điều kiện về thể lực, trí tuệ, tình cảm cho trẻ vào học lớp 1; c) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, đảm bảo 100% giáo viên dạy mầm non năm tuổi đạt và vượt chuẩn về trình độ đào tạo vào năm 2011, phấn đấu đến năm 2015 có ít nhất 65% giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo, ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp từ mức độ khá trở lên; d) Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp mầm non năm tuổi ở tất cả các trường, nhất là các trường thuộc các xã khó khăn. đ) Phấn đấu đến năm 2013 số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là 4 xã-TT (30,8%), đến năm 2014 đạt 8 xã-TT (61,5%) và đến năm 2015 là 13/13 (100%) xã-TT. III. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI: 1. Điều kiện phổ cập: a) Huyện có đủ phòng học cho trẻ năm tuổi theo hướng kiên cố, đạt chuẩn; b) Tất cả các trường, lớp MN-MG đều có bộ thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới; ở vùng thuận lợi có thêm các bộ đồ chơi ngoài trời, phần mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, phòng máy vi tính để trẻ làm quen, học tập; 4 c) Có đủ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; giáo viên được hưởng thu nhập và các chế độ khác theo thang bảng lương giáo viên mầm non; d) Trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành, được chăm sóc giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non mới, trẻ em dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1. 2. Tiêu chuẩn phổ cập: a) Đối với xã, thị trấn - Bảo đảm các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị, đồ chơi trong các trường, lớp mầm non năm tuổi; - Huy động 100% số trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 85% số trẻ em trong độ tuổi được học 2 buổi/ngày trong một năm học (9 tháng) theo Chương trình giáo dục mầm non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; ở vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số, trẻ em được chuẩn bị tiếng Việt để vào học lớp 1; - Tỷ lệ chuyên cần của trẻ: đạt từ 90% trở lên; - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 10%. b) Đối với huyện: Bảo đảm ít nhất 90% (12/13) xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; Thực hiện lồng ghép các hình thức và phương tiện truyền thông khác nhau như: băng hình; thông tin qua đài truyền thanh-truyền hình của huyện, đài truyền thanh không dây của các xã - thị trấn; thông tin qua các hội nghị, hội thảo để phổ biến các nội dung kế hoạch thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trên địa bàn huyện; tạo điều kiện cho các tổ chức, các nhà hảo tâm, các bậc cha mẹ và toàn xã hội tham gia công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. 2. Tăng cường huy động trẻ em năm tuổi đến lớp: - Duy trì và giữ vững số trẻ năm tuổi đến các cơ sở GDMN trong và ngoài công lập. Đến năm 2015 số trẻ năm tuổi ra lớp dự tính là 2846 trẻ (đạt 100%), trong 5 đó: công lập 2636 cháu ( 92,6%), ngoài công lập 210 cháu (7,4%). Có ít nhất 85% trẻ năm tuổi ra lớp được học 2 buổi/ngày hoặc bán trú. - Hàng năm, các xã, thị trấn đưa chỉ tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương để chỉ đạo thực hiện; đưa kết quả thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào tiêu chuẩn bình xét, đánh giá các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể, bình xét gia đình văn hoá và đơn vị nếp sống văn minh. Cấp ủy, chính quyền địa phương giao trách nhiệm cho các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn phối hợp với các trường MN, MG vận động các gia đình đưa trẻ em năm tuổi đến trường, lớp học 2 buổi/ngày. - Sử dụng nguồn kinh phí của Đề án để hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ ăn trưa và các chi phí khác cho trẻ em năm tuổi theo đúng quy định của Nhà nước. Đảm bảo thực hiện miễn - giảm học phí cho học sinh theo đúng đối tượng quy định. - Tiếp thu và phát huy các sáng kiến hữu ích của nhân dân, cộng đồng trong việc thu hút trẻ ra lớp; động viên các bậc phụ huynh đăng ký đưa trẻ đến trường, lớp để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; - Tổ chức các loại hình trường lớp phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa bàn như: trường tổ chức nấu ăn, cha mẹ nấu cho trẻ đem theo; hợp đồng với phụ huynh hay người dân gần trường học để nấu ăn cho trẻ, hợp đồng cơ sở dịch vụ nấu ăn,…) nhằm tạo cơ hội cho trẻ được học bán trú hoặc học 2 buổi/ngày. Khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có điều kiện mở các cơ sở GDMN ngoài công lập theo loại hình bán trú để cùng với các trường công lập huy động hết số trẻ năm tuổi ra trường -lớp. 3. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp GDMN: - Triển khai đại trà chương trình GDMN mới trong toàn huyện; đến năm 2015 đảm bảo 100% trường và 100% số lớp MG năm tuổi được học chương trình GDMN mới. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục mầm non, phấn đấu đến năm 2015 có ít nhất 50% số trường mầm non, mẫu giáo tổ chức cho trẻ tiếp cận với tin học, ngoại ngữ. - Thực hiện sử dụng bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo hướng dẫn của Bộ và Sở GD&ĐT. 4. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non: - Có kế hoạch gởi đi đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non để đến năm 2015 có đủ giáo viên đứng lớp đạt và vượt trình độ đào tạo chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu phổ cập và thực tiễn đổi mới GDMN: + Đào tạo nâng chuẩn: 40 giáo viên 6 + Đào tạo mới: 150 giáo viên + Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ngoài công lập: 30 giáo viên. - Có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các trường hàng năm; cập nhật kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu phổ cập và chương trình giáo dục mầm non mới. - Tổ chức các hoạt động chuyên đề chuyên môn, khuyến khích các trường tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm các trường trong tỉnh để cùng tiếp thu kinh nghiệm về công tác quản lý cũng như công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. - Ngân sách Nhà nước thực hiện trả lương cho giáo viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở GDMN công lập theo bảng lương và nâng lương theo định kỳ. Đảm bảo các chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên theo các văn bản quy định hiện hành. Các cơ sở GDMN ngoài công lập bảo đảm chế độ lương cho giáo viên không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 5. Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị, bảo đảm ngân sách cho các lớp mầm non năm tuổi: a. Xây dựng cơ sở vật chất: - Xây dựng đủ phòng học cho các lớp mầm non năm tuổi: Đến năm 2015 bảo đảm có đủ 116 phòng học cho tất cả các lớp mầm non năm tuổi, đặc biệt ưu tiên các lớp mầm non năm tuổi ở các xã vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bảo đảm tất cả các xã khó khăn và các vùng dân tộc đều có trường với quy mô ít nhất 3 lớp ở cơ sở chính và các điểm lớp lẻ có phòng học được xây kiên cố. - Đảm bảo 100% trường có văn phòng làm việc và phòng chức năng theo tiêu chuẩn được quy định tại Điều lệ trường mầm non. - Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở ngoài công lập theo hướng kiên cố, đạt chuẩn. - Phấn đấu đến năm 2015 có ít nhất 3 trường (13,6%) đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 01 trường đạt chuẩn mức độ 2. b. Đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi: - Trang bị bộ thiết bị tối thiểu cho 86 lớp mẫu giáo năm tuổi Thông tư số 02/2010TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ GD&ĐT và 70% số nhóm, lớp dưới năm tuổi có đủ điều kiện thực hiện chương trình GDMN mới. - Trang bị khoảng 11 bộ thiết bị phần mềm trò chơi làm quen với tin học và ngoại ngữ cho 50% số trường. Phấn đấu 100% số trường có bộ đồ chơi ngoài trời cho trẻ. Hàng năm bổ sung, thay thế một số đồ dùng thiết bị mau hỏng trong bộ thiết bị đã cấp bằng ngân sách thường xuyên. 7 c. Bảo đảm ngân sách chi thường xuyên cho các hoạt động chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non năm tuổi: - Đảm bảo khoảng 20% ngân sách GDMN được chi cho các hoạt động chuyên môn. - Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi. - Lồng ghép các chương trình dự án khác nhau trên cùng một địa bàn và huy động các nguồn lực hợp lý của nhân dân để thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi; cha mẹ có trách nhiệm phối hợp với nhà trường để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; - Khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đầu tư phát triển trường, lớp MN ngoài công lập (tư thục) theo tinh thần Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; - Tại các vùng khó khăn có giải pháp thích hợp huy động sự đóng góp công sức lao động của nhân dân cùng với ngân sách nhà nước để xây dựng trường, lớp; kết hợp ngân sách của địa phương với ngân sách hỗ trợ của nhà nước để tổ chức ăn bán trú hoặc thực hiện chương trình bữa ăn học đường tại lớp cho tất cả trẻ em năm tuổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi để dạy tiếng Việt cho trẻ. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN Tổng kinh phí cho việc thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2011 – 2015 của huyện Đức Linh là: 77 862, 440 triệu đồng, trong đó: *Nguồn vốn do Trung ương đầu tư: 68 662, 440 triệu đồng - Xây dựng 116 phòng học: 48 720 triệu đồng.(420 triệu/phòng) - Xây dựng 38 phòng chức năng văn phòng làm việc và phòng âm nhạc): 15 200 triệu đồng (400 triệu/phòng) - Trang bị 19 bộ đồ chơi ngoài trời: 969 triệu đồng (51 triệu đồng/trường) - Trang bị 11 bộ thiết bị cho trẻ làm quen với tin học và ngoại ngữ là: 231 triệu đồng (21 triệu đồng/phòng; gồm máy vi tính và các phần mềm) - Trang bị bộ thiết bị dạy học tối thiểu (theo Thông tư số 02/2010/TT- BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT): 86 bộ (35 triệu đồng/bộ), tương đương 3010 triệu đồng - Hỗ trợ bữa ăn cho 493 trẻ năm tuổi theo đối tượng tại điểm C mục 2 phần IV của Đề án là 532,440 triệu đồng (120.000đ/ 1 trẻ/ tháng x 9 tháng). - Đào tạo nâng chuẩn và đào tạo mới 190 giáo viên, trong đó: đào tạo mới 150 giáo viên và nâng chuẩn 40 giáo viên. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho 30 giáo viên ngoài công lập. 8 *Nguồn vốn ngân sách địa phương: Xây 17 nhà bếp phục vụ bán trú cho 17 trường: 4250 triệu đồng. *Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường và các nguồn khác: Xây dựng 33 nhà vệ sinh cho 16 trường: 4 950 triệu đồng VI.TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1.Lộ trình thực hiện: a) Nhiệm vụ triển khai giai đoạn 2011 – 2012 Năm 2011 (năm học 2010-2011): - Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án. -Triển khai tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nội dung Kế hoạch của Đề án đến chính quyền các cấp, các tổ chức, các ban, ngành, đoàn thể xã hội, cộng đồng và nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội và tinh thần hưởng ứng tích cực của các bậc cha mẹ trẻ. Quán triệt, nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên về vai trò, vị trí của phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi. Xác định phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục. - Duy trì tỉ lệ huy động trẻ em năm tuổi ra lớp đạt 100%, trong đó có 13,7% trẻ được học bán trú. - Có 5/22 (22,7%) trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. *Từ nguồn vốn của Trung ương: 23 066,960 triệu đồng + Xây dựng 40 phòng học kiên cố cho 6 trường: 16 800 triệu đồng + Xây dựng 12 phòng chức năng cho 6 trường: 4800 triệu đồng + Trang bị 31 bộ thiết bị dạy học tối thiểu cho 6 trường: 1085 triệu đồng + Trang bị 3 bộ thiết bị ngoại ngữ, tin học cho 3 trường: 63 triệu đồng + Trang bị 6 bộ đồ chơi ngoài trời cho 6 trường: 306 triệu đồng + Hỗ trợ bữa ăn cho 12 trẻ: 12, 96 triệu đồng. *Từ nguồn vốn của địa phương: Xây dựng 5 nhà bếp phục vụ bán trú cho 5 trường: 1 250 triệu đồng *Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường và các nguồn khác: Xây dựng 11 nhà vệ sinh cho 5 trường : 1650 triệu đồng Năm 2012 (năm học 2011-2012): 9 - Giữ vững tỉ lệ huy động trẻ em năm tuổi ra lớp đạt 100%, trong đó có 30 – 40% trẻ được học bán trú hoặc học 2 buổi/ngày. - Thực hiện phân bổ ngân sách thường xuyên hàng năm, bảo đảm 100% kinh phí cho trẻ em tại vùng khó khăn và các trường công lập - Có 7/22 (32%) trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. - Nâng chuẩn cho 20 giáo viên và đào tạo mới 80 giáo viên. - Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho 30 giáo viên ngoài công lập. *Từ nguồn vốn của Trung ương: 15 853, 72 triệu đồng + Xây dựng mới 25 phòng học cho 4 trường : 10 500 triệu đồng + Xây dựng 10 phòng chức năng cho 5 trường: 4 000 triệu đồng + Trang bị 27 bộ thiết bị dạy học tối thiểu cho 6 trường: 945 triệu đồng . + Trang bị 5 bộ đồ chơi ngoài trời cho 5 trường : 255 triệu đồng + Trang bị 3 bộ thiết bị phần mềm để trẻ làm quen với ngoại ngữ và tin học cho 3 trường: 63 triệu đồng + Hỗ trợ bữa ăn cho 84 trẻ: 90, 72 triệu đồng . *Từ nguồn vốn của địa phương: Xây dựng 4 nhà bếp phục vụ bán trú cho 4 trường: 1 000 triệu đồng. *Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường và các nguồn khác: Xây 8 nhà vệ sinh cho 4 trường: 1 200 triệu đồng. - Có 4/13 (30,8%) xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi. - Tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Kế hoạch của Đề án phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi. b) Nhiệm vụ triển khai giai đoạn 2013 – 2015 Tiếp tục quán triệt nội dung của Đề án đến chính quyền các cấp, các tổ chức, các ban, ngành, đoàn thể xã hội, cộng đồng và nhân dân, trong cán bộ, giáo viên toàn ngành. Xác định trách nhiệm, rà soát lại các chỉ tiêu và đề ra các biện pháp, tiếp tục tham mưu với các cấp để hoàn thành công tác phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi vào năm 2015. Năm 2013 (năm học 2012-2013): - Giữ vững tỉ lệ huy động trẻ em năm tuổi ra lớp đạt 100%, trong đó có 40 – 55% trẻ được học bán trú hoặc học 2 buổi/ngày. - Có 9/22 (41%) trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. - Nâng chuẩn cho 20 giáo viên và đào tạo mới 40 giáo viên. 10 [...]... dựng 5 nhà bếp phục vụ bán trú cho 5 trường: 1 250 triệu đồng *Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường và các nguồn khác: Xây 8 nhà vệ sinh cho 4 trường: 1200 triệu đồng - Có 4/13 (30,8%) xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi Năm 2014 (năm học 2013-2014): - Giữ vững tỉ lệ huy động trẻ em năm tuổi ra lớp đạt 100%, trong đó có 55 – 70% trẻ được học bán... ăn cho 141 trẻ: 152 , 28 triệu đồng *Từ nguồn vốn ngân sách địa phương: Xây dựng 3 nhà bếp phục vụ bán trú cho 3 trường: 750 triệu đồng *Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường và các nguồn khác: 12 Xây dựng 6 nhà vệ sinh cho 3 trường: 900 triệu đồng - Có 8/13 (61 ,5% ) xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi Năm 20 15 (năm học 2014-20 15) : - Giữ vững tỉ... chính trị xã hội, các đoàn thể tham gia tích cực vào phát triển GDMN, vận động người dân, các đoàn viên, hội viên của tổ chức mình cho con trẻ đến trường nhằm thực hiện tốt Kế hoạch Đề án phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2011 – 20 15 trên địa bàn huyện đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra./ KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH (đã ký) Tạ Văn Chất 15 ... bộ đồ chơi ngoài trời cho 1 trường: 51 triệu đồng + Hỗ trợ bữa ăn cho 142 trẻ: 153 , 36 triệu đồng - Cả 13/13 (100%) xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi - Huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi 2.Trách nhiệm của các Phòng, Ban và các địa phương: a) Phòng Giáo dục - Đào tạo: Là cơ quan thường trực tổ chức thực hiện Kế hoạch Đề án; chủ trì, phối hợp với các Phòng,... trực tổ chức thực hiện Kế hoạch Đề án; chủ trì, phối hợp với các Phòng, Ban liên quan triển khai thực hiện kế hoạch Đề án phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2011 – 20 15 của huyện; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các xã - thị trấn trong việc xây dựng Kế hoạch, chương trình thực hiện Đề án Phối hợp với phòng Nội vụ trong việc tham mưu thực hiện các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng...11 *Từ nguồn vốn của Trung ương: 18 301, 12 triệu đồng + Xây dựng mới 31 phòng học cho 5 trường là : 13 020 triệu đồng + Xây dựng 10 phòng chức năng cho 5 trường: 4 000 triệu đồng + Trang bị 24 bộ thiết bị dạy học tối thiểu cho 5 trường: 840 triệu đồng + Trang bị 5 bộ đồ chơi ngoài trời cho 5 trường : 255 triệu đồng +Trang bị 3 bộ thiết bị phần mềm để trẻ làm quen với ngoại ngữ và tin học cho... chính sách về biên chế giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên thuộc các loại hình cơ sở GDMN g) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Có trách nhiệm phối hợp với Phòng GD&ĐT, các phòng, ban ngành, địa phương tăng cường công tác truyền thông, vận động xã hội để thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi và phát triển GDMN, bảo vệ quyền trẻ em được học đầy đủ chương trình GDMN trước khi vào học lớp 1 Chủ... trường, nhất là vận động trẻ năm tuổi ra lớp đạt 100% - Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trường trong việc huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang bị các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trong trường học - Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá thực hiện công tác phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi trên địa bàn Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện,... cụ thể về thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi trên địa bàn để đảm bảo đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non vào năm đã đăng ký - Rà soát quỹ đất để quy hoạch lại mạng lưới các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn theo hướng giảm dần các cơ sở lẻ, đảm bảo diện tích đất theo quy định (12 m 2 / trẻ), tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi công xây dựng cơ sở vật chất phục vụ bán trú và đảm bảo đạt chuẩn... thị trấn c) Ban Quản lý dự án: Phối hợp với Phòng GD&ĐT xây dựng lộ trình đầu tư cơ sở vật chất, thiết kế trường, lớp mầm non kiên cố, đảm bảo lâu dài đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo d) Phòng Tài Chính - Kế hoạch: 13 Tham mưu với UBND huyện bố trí nguồn kinh phí của Trung ương và địa phương để đảm bảo các mục tiêu, tiến độ thực hiện Kế hoạch Đề án; tăng cường thanh tra, kiểm . GDMN cho trẻ em năm tuổi. - Tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Kế hoạch của Đề án phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi. b) Nhiệm vụ triển khai giai đoạn 2013 – 20 15 Tiếp tục quán triệt nội dung của Đề án. lượng giáo dục. 5. UBND huyện có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kế hoạch phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi trên địa bàn huyện đạt kết quả theo tinh thần Đề án phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi của Chính. ( 35 triệu đồng/bộ), tương đương 3010 triệu đồng - Hỗ trợ bữa ăn cho 493 trẻ năm tuổi theo đối tượng tại điểm C mục 2 phần IV của Đề án là 53 2,440 triệu đồng (120.000đ/ 1 trẻ/ tháng x 9 tháng). -

Ngày đăng: 28/04/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan