Phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL Thách thức và giải pháp

248 1.4K 7
Phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL Thách thức và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU ooOOoo Phát triển nguồn nhân lực luôn là giải pháp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một địa phương, dù đó là cấp tỉnh, huyện hay xã, phường, thị trấn. Để phát triển nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung, tỉnh An Giang cũng như các địa phương trong vùng ĐBSCL đã có nhiều chương trình, kế hoạch và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực bao gồm từ đào tạo, bồi dưỡng đến sử dụng, phát huy nguồn nhân lực hiện có tại địa phương và thu hút nhân tài từ nơi khác đến. Nguồn nhân lực của tỉnh An Giang trong thời gian qua đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, và đã có đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, nhìn chung nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH-HĐH và hội nhập kinh tế; cũng như nhiều lĩnh vực còn thấp so với mặt bằng chung của ĐBSCL và cả nước. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX vừa qua đã đánh giá:” Nhiều chỉ tiêu xã hội của tỉnh còn thấp so với khu vực ĐBSCL; xã hội hóa lĩnh vực văn hóa xã hội, môi trường gặp nhiều lúng túng. Qui mô, chất lượng phát triển giáo dục và đào tạo chưa tương xứng với yêu cầu phát triển; tỷ lệ huy động học sinh đến trường còn thấp, phổ cập giáo dục thiếu vững chắc. Hệ thống cơ sở dạy nghề còn thiếu và yếu ”. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực cũng như sự phát triển KT-XH của tỉnh. Thực trạng nguồn nhân lực của nhiều tỉnh trong vùng ĐBSCL cũng giống như tỉnh An Giang. Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trong thời gian tới cũng như yêu cầu CNH-HĐH, hội nhập nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và xây dựng nông thôn mới; tỉnh An Giang đã ban hành Chương trình Phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 với nhiều giải pháp đồng bộ kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng với đổi mới công tác tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho các ngành, các lĩnh vực then chốt mà tỉnh có lợi thế, có tiềm năng phát triển. Để việc phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới đạt được mục tiêu, yêu cầu; cần phải tiếp tục quán triệt quan điểm: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển”; và “Phát triển nguồn nhân lực là phát huy nhân tố con người”. Việc phát triển nguồn nhân lực phải trên cơ sở sử dụng tổng hợp và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định; coi trọng và kết hợp nguồn nhân lực tại chỗ với nguồn nhân lực từ bên ngoài; khắc phục những hạn chế, yếu kém trong phát triển nguồn nhân lực thời gian qua. Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế thì nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao, ngày càng thể hiện vai trò quyết định và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Việt Nam đang bước vào quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tất yếu đang từng bước tiến tới chiếm lĩnh những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, nên đòi hỏi một lực lượng đông đảo nhân lực có trình độ cao, có khả năng làm việc trong môi trường công nghệ và cạnh tranh. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, có Hội thảo “Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp” 1 trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất, là yếu tố then chốt bảo đảm nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là khâu đột phá nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI. Việc phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực có chất lượng cao là một trong các giải pháp quan trọng nhằm thực hiện tốt hơn kế hoạch phát triển KT- XH và xây dựng nông thôn mới của tỉnh An Giang (và ĐBSCL nói chung); cũng như thực hiện tốt Chương trình hành động của tỉnh (và các tỉnh ĐBSCL) về phát triển KH- CN, GD-ĐT thực hiện NQ TW 6 mới đây. Để làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh An Giang, Liên hiệp các Hội KH và KT tỉnh An Giang phối hợp với Trường Đại học An Giang và Sở KH&CN An Giang tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp”. Mục tiêu của Hội thảo khoa học này là: 1/ Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh An Giang (hoặc ĐBSCL) để nhận rõ các thành tựu, thuận lợi, hạn chế, thách thức cả về qui mô, chất lượng; từ công tác giáo dục, đào tạo, đến sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và phát huy hiệu quả của nguồn nhân lực địa phương. 2/ Liên hệ với các Chương trình, kế hoạch, giải pháp phát triển nguồn nhân lực của địa phương đang triển khai để đánh giá các mặt được, chưa được, hạn chế, và hiệu quả của các chương trình, kế hoạch, giải pháp đó. 2/ Đề suất các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT-XH và xây dựng nông thôn mới. Tập kỷ yếu này bao gồm hơn 40 bài viết của các vị đại biểu gửi đến để tham gia hội thảo; và là tư liệu tốt để tham khảo trong quá trình phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung. LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC & KỸ THUẬT TỈNH AN GIANG Hội thảo “Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp” 2 ĐÁNH GIÁ QUA 2 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH AN GIANG (2011-20150) UBND tỉnh đã có Quyết định số 1382/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 về việc ban hành Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu của Chương trình là tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh. Thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nhóm ngành có giá trị gia tăng thấp sang nhóm ngành có giá trị gia tăng cao, nâng cao năng suất lao động xã hội. UBND tỉnh cũng có Quyết định số 132/QĐ-UBND ngày 30/01/2012 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực năm 2012. Đến tháng 2/2013, chỉ mới có 9/19 đơn vị đã xây dựng xong Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015; và 5/19 đơn vị triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực năm 2012. Như vậy là sau 2 năm thực hiện, nhiều đơn vị trong tỉnh đã chậm triển khai kế hoạch cụ thể cho ngành minh, địa phương mình về phát triển nguồn nhân lực. 1. Về Giáo dục - Đào tạo: Phát triển quy mô học sinh, nâng tỷ lệ huy động so dân số trong độ tuổi ở cấp: nhà trẻ là 5,36% ( chỉ tiêu Chương trình là 16%); mẫu giáo là 58,7% ( chỉ tiêu là 80%). Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi: tiểu học là 99,9% (chỉ tiêu là 98%); THCS là 71% ( chỉ tiêu là 80%); THPT là 40,5% (chỉ tiêu là 50%). Như vậy về qui mô HS, 2 chỉ tiêu về HS nhà trẻ và mẫu giáo còn khá xa so với chỉ tiêu của Chương trình, chỉ tiêu về qui mô HS tiểu học gần đạt; và 2 chỉ tiêu về qui mô HS THCS-THPT cần phải có nhiều cố gắng trong 2 năm nữa để có thể đạt Kết quả thực hiện năm 2012 cho thấy về công tác huy động học sinh đến trường trong năm thì ở cấp giáo dục mầm non: Số cháu huy động nhà trẻ đạt 87,76%, số cháu mẫu giáo 3 – 5 tuổi đạt 102,27% KH năm 2012, tăng 3,74% so với cùng kì năm học trước; số cháu mẫu giáo 5 tuổi huy động đạt 103,55% KH năm. HS cấp tiểu học huy động 36.176 trẻ 6 tuổi vào lớp 1, chiếm 97,9% so dân số độ tuổi. Đến cuối năm học giảm 2.702 học sinh, tỷ lệ giảm là 1,45%. Trong đó, có 1.471 học sinh bỏ học, chiếm tỷ lệ 0,79% (năm học trước là 1,04%) . Nhìn chung, công tác Phổ cập giáo dục tiểu học đã dần phát triển theo hướng phổ cập bền vững, do huy động hầu hết trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và đến 11 tuổi thì hoàn thành chương trình tiểu học. Ở cấp trung học cơ sở (THCS): huy động 104.691 học sinh đạt 95,96%. So với năm học trước, số học sinh huy động tăng hơn 1.120 học sinh, tỷ lệ tăng là 1,08%. Đến cuối năm học giảm 5.351 học sinh, tỷ lệ 5,11%. Trong đó, bỏ học là 3.629 học sinh, tỷ lệ 3,47% (năm trước là 4,01%). Ở cấp trung học phổ thông (THPT): huy động 43.580 học sinh đạt 92,23%. So với năm học trước tăng 899 học sinh, tỷ lệ tăng là 2,10%. Đến cuối năm học, giảm 2.392 học sinh, tỷ lệ 5,49%. Trong đó, bỏ học là 1.953 học sinh, tỷ lệ 4,48% (năm trước là 3,96%). Tỉnh tăng cường việc đầu tư xây dựng CSVC trường lớp phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Tiếp tục triển khai các Đề án, dự án đầu tư xây dựng CSVC trường lớp phục vụ công tác giảng dạy và học tập như: Đề án Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012; Dự án đầu tư xây dựng trường Hội thảo “Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp” 3 PTTH Dân tộc nội trú tỉnh An Giang; Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia; Dự án ODA về giáo dục, các nguồn tài trợ, các dự án vay vốn nước ngoài để phát triển cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; các công trình xây dựng thuộc ngân sách tỉnh…Tuy nhiên, nhiều dự án như Đề án Kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2 (2008-2012) triển khai chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân là do thiếu kinh phí và do giá cả vật tư, giá nhân công biến động nên suất đầu tư để xây dựng phòng học và nhà công vụ tăng lên rất nhiều. Đã công nhận thêm 07 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia trong tỉnh lên 56 trường (10 trường mầm non, 30 trường tiểu học, 10 trường THCS, 6 trường THCS), đạt tỷ lệ 7,1% so với tổng số trường trong tỉnh. 2. Về đào tạo nghề: Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 1.189.000 người (chỉ tính những người đang làm việc trong độ tuổi lao động: nam 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi). Tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động là 41,18% (chỉ tiêu Chương trình là 50% năm 2015, khoảng 672.797 người). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề so với tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân đạt 28,76% năm 2012 ( so 23% năm 2010) (chỉ tiêu Chương trình là 40% năm 2015). Trong đó đào tạo trình độ cao đẳng nghề 2,1%, khoảng 7.181 người, trình độ trung cấp nghề 2,65% khoảng 9.061 người, trình độ sơ cấp nghề 19,38 % khoảng 66.270 người, dạy nghề thường xuyên (đào tạo dưới 3 tháng) 75,87 % khoảng 259.438 người. Tạo việc làm cho khoảng: 35.860 lao động/ năm 2011 và 35.577 lao động/ năm 2012 (đạt chỉ tiêu Chương trình là tạo việc làm cho khoảng 35 ngàn lao động mỗi năm). Năng suất lao động 58,981 triệu đồng/lao động (chưa đạt chỉ tiêu Chương trình là 78 triệu đồng/lao động năm 2015). Như vậy, hằng năm tỉnh đã đạt chỉ tiêu đào tạo việc làm. Cần tiếp tục phấn đấu để đạt chỉ tiêu của CT về tỷ lệ lao động qua đào tạo. Tuy nhiêu, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề thì còn khoảng cách khá xa, nhất là chỉ tiêu về đào tạo trung cấp nghề ( CT 8,9% so 2,65%). Trong tổng số lao động đã qua đào tạo tạo nghể trong 2 năm là 57.921 người (năm 2012 là 27.590 người), thì số lao động được đào tạo theo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 32.200 người (năm 2011: 17.900 người, đạt 137% kế hoạch; năm 2012: 14.300 người, đạt 110% kế hoạch). Trong đó: số lao động được đào tạo trình độ Sơ cấp nghề là 5.560 người và số lao động (học nghề dưới 3 tháng) được cấp chứng chỉ nghề 26.640 người. Kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện trong 2 năm là 25.740 triệu đồng, trong đó ngân sách TW 15.740 triệu đồng, ngân sách tỉnh 10.000 triệu đồng. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1149/QĐ-UBND ngày 16/7/2012 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm năm 2012. Căn cứ Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, huyện Chợ Mới, thị xã Châu Đốc tiến hành xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Giới thiệu Việc làm huyện, thị và trình UBND tỉnh; đồng thời tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trung tâm để ngành chức năng ghi vốn chuẩn bị đầu tư trong năm 2013; chọn và bố trí nhân sự cho 02 trung tâm…. Hội thảo “Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp” 4 3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức: Giai đoạn 2011-2012 đã cử và tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng cho tổng số 20.762 lượt cán bộ, công chức, viên chức, đạt tỷ lệ 38,31% so với Kế hoạch giai đoạn 2011-2015 đề ra, kết quả cụ thể như sau: - Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn: 10.344 người, đạt tỷ lệ 31,13% so với Kế hoạch giai đoạn 2011-2015. Trong đó, sau đại học 155 người, đại học: 390 người, trung cấp: 370 người và bồi dưỡng: 9.429 người. - Đào tạo, bồi dưỡng về chính trị: 882 người, đạt tỷ lệ 7,09 % so với Kế hoạch giai đoạn 2011-2015. Trong đó: + Sau đại học chính trị là 05 người. + Cao cấp lý luận chính trị là 182 người. (cao cấp lý luận chính trị tổ chức ngoài tỉnh: 72 người, cao cấp lý luận chính trị tổ chức tại Trường Chính trị Tôn Đức Thắng: 110 người). + Trung cấp chính trị: 428 người. + Sơ cấp và bồi dưỡng chính trị: 267 người. - Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 1.330 người, trong đó: + Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch công chức: chuyên viên cao cấp là: 28 người, chuyên viên chính là 186 người, chuyên viên là 429 người. + Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 687 người. - Kỹ năng nghiệp vụ: 1.840 người. - Kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho 5.541 cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, nổi bật là tổ chức bồi dưỡng cho Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã: 4.995 người. - Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc: 825 người. * Ngoài ra, hỗ trợ kinh phí cho học viên tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đối tượng 1 và 2: 59 người. * Trong thực hiện bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, giai đoạn 2011-2012 Sở Nội vụ đã chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức bồi dưỡng cho 1.531 người cho đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã thực hiện tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó: + Cử giảng viên nguồn để thực hiện bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo Quyết định 1956/QĐ-TTg: 25 người; + Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức 22 lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã với số lượng là 1.531 người,. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoài nước, đã cử 80 cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là: về ngoại ngữ và nâng cao trình độ chuyên môn chuyên môn. Trong đó, đào tạo sau đại học là 32 cán bộ, công chức, viên chức (18 tiến sỹ, 14 thạc sỹ). 4. Thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích người có trình độ sau đại học: Hội thảo “Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp” 5 Ngày 21 tháng 6 năm 2012 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quy định kèm theo Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND về chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và chính sách thu hút, khuyến khích người có trình độ sau đại học trên địa bàn tỉnh An Giang (thay thế Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai việc thực hiện thu hút người có trình độ sau đại học vào công tác trong bộ máy cơ quan hành chính, sự nghiệp của tỉnh. Trong 02 năm (2011-2012) tỉnh đã thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích cho 175 trường hợp có trình độ sau đại học, trong đó: Thu hút: 07 thạc sỹ ; Khuyến khích: 168 trường hợp tốt nghiệp sau đại học, cụ thể: tiến sỹ: 04 trường hợp, thạc sỹ: 106 trường hợp, chuyên khoa cấp I: 54 trường hợp, chuyên khoa cấp II: 04 trường hợp. Như vậy, chính sách thu hút nhân tài của tỉnh không có hiệu quả bao nhiêu; chủ yếu là thực hiện chính sách khuyến khích người có học vị ThS, TS bằng ngân sách nhà nước. Có thể thấy những tồn tại và hạn chế qua 2 năm thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch triển khai thực hiện năm 2012 như sau: - Nhiều đơn vị chưa xây dựng xong Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch triển khai thực hiện năm 2012. Do đó, sự phối hợp giữa đơn vị chủ trì và các đơn vị liên quan còn hạn chế và còn nhiều nhiệm vụ trong Kế hoạch chưa được báo cáo. - Tiến độ tuyển sinh tổ chức dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng trong năm 2012 chậm hơn so với cùng kỳ. Do phân bổ kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề cho tỉnh An Giang còn chậm và giảm (giảm 5.940 triệu đồng so với năm 2011), ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức các lớp dạy nghề nhất là các lớp theo thời vụ. Ngoài ra, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên nhu cầu tuyển lao động giảm. - Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu và sự phát triển chung. - Cơ sở vật chất trường mầm non còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhiều trường còn mượn phòng học của trường tiểu học, gây khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cũng như tăng số lượng trẻ huy động đến trường. - Một số địa phương xây dựng chưa căn cứ vào quy hoạch được duyệt, chưa có kế hoạch tạo ra quỹ đất sạch để sẵn sàng cho việc xây dựng. - Việc triển khai Đề án Kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân là do thiếu kinh phí để triển khai thi công; do giá cả vật tư và giá nhân công biến động nên suất đầu tư để xây dựng phòng học và nhà công vụ tăng lên rất nhiều. - Do kinh phí còn nhiều khó khăn nên triển khai Đề án Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia bị chậm, không đúng theo lộ trình đã đề ra. Hội thảo “Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp” 6 QUI HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 Qui hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang đã đặt ra định hướng đến năm 2020 với mục tiêu là tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm phát triển kinh tế nhanh và bền vững; đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của Tỉnh; thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nhóm ngành có giá trị gia tăng thấp sang nhóm ngành có giá trị gia tăng cao, nâng cao năng suất lao động xã hội. Để thực hiện tốt việc phát triển nguồn nhân lực ở An Giang, phát huy thời cơ ‘vàng’ của cơ cấu dân số để huy động cao nhất đóng góp của dân số, lao động vào phát triển kinh tế, xã hội tỉnh An Giang trong thời kỳ 2011 – 2020 và những năm tiếp theo; thì cần quan tâm kết hợp giữa phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao đến làm việc lâu dài cho Tỉnh; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho các ngành, lĩnh vực then chốt mà Tỉnh có lợi thế, có tiềm năng phát triển trong tương lai. Tập trung nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nghề đồng đều cho người lao động. Đồng thời, đầu tư có trọng điểm nhằm thu hút, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để phục vụ cho những ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh trong bối cảnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Cần phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện cả về trí lực, thể lực, tâm lực phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của Tỉnh; góp phần thực hiện các mục tiêu quan trọng trong Qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh An Giang đến năm 2020. Phát triển nhân lực phải thực hiện đồng bộ giữa đào tạo, bồi dưỡng với đổi mới tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách thu hút, động viên người lao động. Một số chỉ tiêu phát triển về nhân lực tỉnh An Giang thời kỳ 2011-2020 như sau: - Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: năm 2015 là khu vực I : khu vực II : khu vực III = 50% : 20% : 30%; năm 2020 lần lượt là 35% : 25% : 40%. - Năng suất lao động tăng nhanh từ 38 triệu đồng/lao động năm 2010 lên 78 triệu đồng/lao động năm 2015 và đạt gần 123,5 triệu đồng/lao động năm 2020. - Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50,0%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 40%; năm 2020 đạt tỷ lệ tương ứng là 65% và 56%. - Phấn đấu tạo việc làm mới bình quân mỗi năm khoảng 35 ngàn người/năm thời kỳ 2011 - 2015; khoảng 18,1 ngàn người/năm thời kỳ 2016 - 2020. - Đến năm 2015: đào tạo ngắn hạn chiếm 53,3% tổng số lao động qua đào tạo, trình độ sơ cấp là 25,2%, trình độ trung cấp là 8,9%, cao đẳng là 4,6% và đại học trở lên là 5,7%. Đến năm 2020, đào tạo ngắn hạn là 43,9% tổng số, trình độ sơ cấp 31,6%, trình độ trung cấp là 10,7%, cao đẳng là 6,0% và đại học trở lên 7,9%. - Đối với cán bộ công chức, viên chức thì ở tất cả các Sở, Ngành cấp Tỉnh phải có chuyên gia có khả năng hoạch định chính sách. Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc chuyên nghiệp (khoảng từ 2.600 – 3.000 người, dự kiến tăng khoảng 400 người trong giai đoạn 10 năm). 100% cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã phải đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên; đồng thời phải được bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ và thái độ làm việc phù hợp với vị trí đang đảm nhiệm. 100% những người hoạt động không chuyên Hội thảo “Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp” 7 trách cấp xã được bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ và thái độ làm việc phù hợp với vị trí đang đảm nhiệm. Trên cơ sở dự báo dân số tỉnh An Giang đến năm 2015 có 2.206.839 và năm 2020 có 2.240.263 người. Tốc độ tăng dân số bình quân cho cả thời kỳ 10 năm 2011- 2020 là 0,41%/năm ; trong đó thời kỳ 2011-2015 là 0,52%/năm và thời kỳ 2016-2020 là 0,30%/năm. Tỷ trọng lao động so với dân số của Tỉnh có xu hướng tăng dần từ 57,6% năm 2010 lên 61,0% năm 2015 và đạt 64,1% năm 2020. Đến năm 2015, dự báo Cung LĐ của tỉnh là 1.345.594 người và năm 2020 là 1.435.994 người. Dự báo Cầu về lao động làm việc cho các ngành kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 là 1.377.916 người và năm 2020 là 1.560.036 người. Qui hoạch đưa ra các dự báo nguồn nhân lực cho một số ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh dựa trên các Chiến lựơc phát triển của các ngành TW. Đối với nhân lực ngành GDĐT, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 60% số giáo viên mầm non và 100% số giáo viên tiểu học đạt trình độ từ cao đẳng trở lên; 100% số giáo viên THCS và THPT đạt trình độ đại học trở lên; ít nhất 20% số giáo viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề và 35% số giáo viên ở các trường cao đẳng nghề đạt trình độ thạc sỹ trở lên; ít nhất 50% giảng viên cao đẳng đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có ít nhất 5% là tiến sỹ; 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có ít nhất 35% là tiến sỹ”. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp THCS và khoảng 30% số học sinh tốt nghiệp THPT vào học. Nâng tỷ lệ học sinh học nghề ngoài công lập lên khoảng 60% vào năm 2020”. Sau khi hoàn thành các chương trình giáo dục nghề nghiệp, học sinh có năng lực và có đạo đức nghề nghiệp, kỹ luật lao động và tác phong lao động công nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và CNTT trong học tập và làm việc, có năng lực tự học để không ngừng nâng cao tay nghề; có sức khỏe; có khả năng tham gia vào thị trường lao động quốc tế”. Đối với giáo dục đại học phấn đấu mở rộng quy mô giáo dục đại học, nâng số sinh viên trên một vạn dân lên 350 vào năm 2020, trong đó có 25% học trong các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập. Sinh viên tốt nghiệp phải là những người trung thực, bản lĩnh, có ý chí lập thân, lập nghiệp; có sức khoẻ tốt; có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc; có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, phê phán và năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề; có tác phong lao động công nghiệp; có khả năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động; có năng lực tự học và nghiên cứu khoa học; sử dụng thành thạo ngoại ngữ và CNTT trong học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động nghề nghiệp. Đối với ngành y tế, phấn đấu theo các mục tiêu theo Quy hoạch phát triển nhân lực y tế thời kỳ 2011 - 2020, tháng 10 năm 2010 của Bộ Y tế thì có 39 cán bộ y tế (tất cả các chuyên ngành)/10.000 dân vào năm 2015 và 52 cán bộ y tế/10.000 dân vào năm 2020; 8 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2015 và 10 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2020; 2 dược sĩ/10.000 dân vào năm 2015 và 2,5 dược sĩ/10.000 dân vào năm 2020;12 điều dưỡng /10.000 dân vào năm 2015 và 20 điều dưỡng /10.000 dân vào năm 2020. Như vậy, đến năm 2015 ngành y tế của tỉnh An Giang cần tới 9.196 cán bộ y tế, số cần bổ sung cho đến năm 2015 là 4.280 nhân lực. Như vậy, số cần đào tạo hàng năm là 713 người, trong đó mỗi năm cần đào tạo thêm 144 bác sỹ, 60 dược sỹ đại học, 134 điều dưỡng các bậc, 149 kỹ thuật viên. Tuy nhiên, theo Nghị Quyết tỉnh Đảng Bộ lần IX Hội thảo “Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp” 8 nhiệm kỳ 2010-2015 xác định mục tiêu đạt 6 bác sỹ/ 1 vạn dân thì đến năm 2015 Tỉnh cần có 1.352 bác sỹ và mỗi năm cần đào tạo thêm 70 bác sỹ. Tương ứng, đến năm 2020 Tỉnh cần tới 11.830 cán bộ y tế, số cần bổ sung cho đến năm 2020 là 2.635 nhân lực và số cần đào tạo hàng năm là 527 người, trong đó mỗi năm của thời kỳ 2016-2020 cần đào tạo thêm 96 bác sỹ, 25 dược sỹ đại học, 366 điều dưỡng các bậc, 141 kỹ thuật viên. Với tính toán như trên, các ngành y tế của tỉnh An Giang khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực y tế trình độ bác sỹ, dược sỹ đại học, điều dưỡng trình độ đại học. Dự báo nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao tỉnh An Giang thời kỳ 2011- 2020 thì để đạt định mức nhân lực/dân số ngang mức trung bình của cả nước đến năm 2020 (theo Qui hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao thời kỳ 2011-2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - tháng 10 năm 2020) thì đến năm 2015 tổng nhân lực của ngành là 2.125 người, trong đó ngành văn hóa là 1.384 người, gia đình là 46 người, thể dục thể thao 529 người; đến năm 2020 tổng nhân lực là 1.745 người, tương ứng với 3 ngành là 1.745, 56 và 665 người. Đối với các ngành kinh tế, dự báo đến năm 2015, tỷ lệ lao động làm việc giữa 2 khu vực nông nghiệp – phi nông nghiệp là 50 : 50 (1:1) và đến năm 2020 tỷ lệ này là 35 : 65 (1 : 1,85). NSLĐ trung bình năm 2015 cao gấp 1,6 lần năm 2010 và năm 2020 cao gấp 2,7 lần năm 2010. Phấn đấu đạt mục tiêu về lao động qua đào tạo theo Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ 2010 – 2015 (đạt 50% vào năm 2015) và đến năm 2020 đạt mức trung bình của tỉnh trong vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (65% lao động qua đào tạo). Trung bình hàng năm thời kỳ 2011-2015 Tỉnh cần đào tạo khoảng 50,3 ngàn lao động và thời kỳ 2016-2020 là 52,1 ngàn lao động/năm. Đến năm 2015: Tỉnh có 672.797 lao động được đào tạo, trong đó đào tạo ngắn hạn là 358.899 lao động (chiếm 53,3% tổng số), trình độ sơ cấp là 169.583 người (chiếm 25,2%), trình độ trung cấp là 59.926 người (chiếm 8,9%), cao đẳng là 31.015 người (chiếm 4,6%) và đại học trở lên là 53.374 người (chiếm 5,7%). Đến năm 2020, Tỉnh có 933.396 lao động được đào tạo, trong đó đào tạo ngắn hạn là 409.498 người (chiếm 43,9% tổng số), trình độ sơ cấp là 294.583 người (chiếm 31,6%), trình độ trung cấp là 99.926 người (chiếm 10,7%), cao đẳng là 56.015 người (chiếm 6,0%) và đại học trở lên là 73.374 người (chiếm 7,9%). Để thực hiện các định hướng chủ yếu trên , qui hoạch đề ra nhiều giải pháp để thực hiện. Về nhu cầu vốn, tổng nguồn vốn cho phát triển nguồn nhân lực bao gồm mức chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của tỉnh An Giang thời kỳ 2011-2020 là 11.154 tỷ đồng (chi thường xuyên là 2.387 tỷ đồng và chi đầu tư cơ sở vật chất là 8.776 tỷ đồng). Tiếp tục đổi mới công tác quản lí Nhà nước về phát triển nhân lực như: nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực; hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý; cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chính sách và công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực như: chính sách huy động các nguồn lực trong xã Hội thảo “Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp” 9 hội cho phát triển nguồn nhân lực; chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài; chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động; chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm; chính sách hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm; chính sách bảo hiểm y tế – bảo hiểm xã hội Mở rộng và tăng cường sự hợp tác trong và ngoài tỉnh, sự hợp tác quốc tế. Hội thảo “Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp” 10 [...]... nghiệp 17% và thương mại- dịch vụ 33% Để việc phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới đạt được mục tiêu, yêu cầu; cần phải tiếp tục quán triệt quan điểm :” Con người vừa là mục tiêu, vừa là Hội thảo Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp 15 động lực của sự phát triển ; và “ Phát triển nguồn nhân lực là phát huy nhân tố con người” Việc phát triển nguồn nhân lực phải... phải quan tâm đầu tư về vật chất và tinh thần của con người sinh ra, bảo đảm cho họ có thể lực dồi dào, trí tuệ minh mẫn 8/ Bảo đảm và huy động nguồn vốn cho phát triển nhân lực; đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường các nguồn vốn cho phát triển nhân lực 9/ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Hội thảo Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp 13 AN GIANG. .. thảo Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp 25 4 Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: Vùng ngập lũ ĐBSCL- Hiện trạng và giải pháp, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh-2001 5 TS Hoàng Anh Tuấn Thực trạng sử dụng đội ngũ khoa học&công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,2004 Hội thảo Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp ... NHIỀU GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ThS LÊ MINH TÙNG Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang Phát triển nguồn nhân lực luôn là giải pháp quan trong trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một địa phương, dù đó là cấp tỉnh, huyện hay xã, phường, thị trấn Nguồn nhân lực ở An Giang thời gian qua đã phát triển mạnh... lại nguồn nhân lực hiện có và nguồn nhân lực cần phải đào tạo, bồi dưỡng để có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng nông thôn mới của khu vực Hội thảo Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp 33 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG TẬP TRUNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ TỰ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PGS,TS... lực đối với sự phát triển đồng bằng sông Cửu Long nói chung cũng như các tỉnh, thành phố nói riêng, từ đó quan tâm hơn nữa đối với đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Đồng thời tiếp tục, Hội thảo Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp 30 nghiên cứu, quán triệt sâu rộng các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân. .. đào tạo nguồn nhân lực của các trường cần phải tiếp tục đổi mới năng lực quản lý, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy Hội thảo Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp 31 và học tập để nâng cao chất lượng đào tạo, gắn học đi đôi với hành; học gắn với giả quyết việc làm Ba là, Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để thu hút và phát triển nguồn nhân lực Đồng... nhân lực cho ngành mình, địa phương mình, tránh tình trạng ngồi chờ sự bao biện từ ngân sách Nhà nước Bốn là, Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có và nguồn nhân lực sau đào tạo ở các tỉnh Trong thời gian tới đòi hỏi các tỉnh trong khu vực ĐBSCL cần làm tốt công tác quản lý nguồn nhân lực hiện có Đối nguồn nhân lực này đã góp quan trọng vào sự Hội thảo Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An. .. khoa học, tư vấn và phản biện Đồng thời, An Giang cũng đang thiếu lao động trình độ cao như công nhân kỷ Hội thảo Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp 14 thuật Do vậy, chỉ số chuyên môn hóa trong ngành Nông nghiệp và công nghiệp ở AG là thấp Hiện nay, số nông dân tốt nghiệp THCS, THPT chưa nhiều Mục tiêu của Chiến lược phát triển nông thôn An Giang đến năm 2020... trong phát triển nguồn nhân lực ở địa phương Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách và nhiều thách thức so với mục tiêu phấn đấu là 50% đến năm 2015 Nhìn chung, nguồn nhân lực của tỉnh An Giang trong thời gian qua đã không ngừng phát triển cả về số lượng , chất lượng, bồi dưỡng đào tạo và hiệu quả sử dụng; và đã có đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KTXH của tỉnh Tuy nhiên, nhìn chung nguồn nhân lực . thảo Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp 15 động lực của sự phát triển ; và “ Phát triển nguồn nhân lực là phát huy nhân tố con người”. Việc phát triển nguồn. các nguồn vốn cho phát triển nhân lực. 9/ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực. Hội thảo Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp 13 AN GIANG. trình phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung. LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC & KỸ THUẬT TỈNH AN GIANG Hội thảo Phát triển Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách

Ngày đăng: 28/04/2015, 10:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Năm học

  • Số lượng đề tài

  • 2008 – 2009

  • 01

  • 2009 – 2010

  • 12

  • 2010 – 2011

  • 36

  • 2011 – 2012

  • 39

  • 2012 -6/2013

  • 42

  • 2.1 Nâng cao tay nghề và khả năng ứng dụng vào thực tế sau khi học nghề

  • 2.1.1 Nhóm ngành nghề Nông nghiệp

  • 2.1.2 Nhóm ngành nghề Phi nông nghiệp

  • 3. Kết Luận

  • 4. Một số giải pháp cơ bản

  • Về chất lượng, phần lớn lao động làm việc trong các ngành kinh tế, xã hội của tỉnh vẫn là lao động giản đơn (chiếm 40,2%, tương đương con số của cả nước) và lao động thuộc nghề nông, lâm, ngư nghiệp (21,9%). Có sự khác biệt đáng kể trong phân bố lao động có việc làm giữa khu vực thành thị và nông thôn ở nhóm nghề giản đơn (45,9% ở khu vực nông thôn so với 24,2% ở thành thị), ở nhóm nghề dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng (30,8% ở thành thị so với 14,3% ở nông thôn). Tỷ lệ những nghề có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao như nhà lãnh đạo, chuyên môn kỹ thuật bậc cao, chuyên môn kỹ thuật bậc trung, nhân viên ở thành thị cao gấp 3,3 lần ở nông thôn. Trong những nghề thuộc nông, lâm, ngư nghiệp, thợ thủ công, thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị, nghề giản đơn chiếm đến 82% ở nông thôn (thành thị là 57%). Điều này cho thấy lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp và chủ yếu tham gia các nhóm nghề giản đơn. [ 1].

  • Từ đó cho thấy, phát triển nguồn nhân lực trong những năm tới vừa phải tăng cường đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghề nghiệp cho người lao động, vừa phải gắn với chuyển dịch lao động giữa các ngành, nghề, sản phẩm, giữa nông thôn và thành thị, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế. Trong đó, tăng cường đào đạo và chuyển dịch lao động cho các ngành nghề, sản phẩm tạo ra giá trị gia tăng và có sức cạnh tranh cao, khai thác và phát huy có hiệu quả tiền năng, lợi thế, bảo đảm phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

  • 4. Phát triển và hoàn thiện nhân cách người lao động.

    • Tuy nhiên, hiện tại Trường ĐHAG vẫn chưa lập kế hoạch bồi dưỡng Tiếng Anh cho giảng viên giảng dạy các môn học nói trên. Nếu chúng ta không khẩn trương lập kế hoạch bồi dưỡng Tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên của nhà trường, đặt biệt ưu tiên cho giảng viên thuộc bộ môn Toán, các môn khoa học tự nhiên và Tin học, thì giảng viên của ĐHAG sẽ khó đạt chuẩn giảng viên đại học theo qui định mới về nghiệp vụ Tiếng Anh. Vì nếu xét theo kết luận của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân ngày 10/9/2010 (sau khi làm việc và nghe Bộ GDĐT báo cáo tình hình triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia [3]), từ năm 2015, giảng viên đại học giảng dạy các môn Toán, KHTN và Tin học bằng tiếng Anh bắt buộc phải đạt chuẩn tối thiểu tiếng Anh trình độ B2 theo tiêu chuẩn Âu châu hoặc điểm IELTS 6.5. Do đó, có thể nói rằng, khoa Sư phạm và khoa KT-CNMT của ĐHAG sẽ khó đủ năng lực đào tạo và cung cấp giáo viên chất lượng cao cho các trường THPT của Tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan