SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN GDCD ĐẠT GIAI A

28 852 7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN GDCD ĐẠT GIAI A

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK TRƯỜNG THPT EAH’LEO ……………………………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN ĐỀ TÀI CÁCH LÀM MỚI PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP (ĐÀM THOẠI) ĐẠT HIỆU QUẢ TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Ở TRƯỜNG PTTH EAH’LEO NGƯỜI THỰC HIÊN: TRẦN THỊ MAI HIỀN TỔ: SỬ - ĐỊA - GIÁO DỤC CÔNG DÂN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC : THPT EAH’LEO EAH’LEO tháng 01 Năm 2011 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong phần giới thiệu cuốn sách quản lí hành chính nhà nước do Phạm Viết Vượng chủ biên đã nêu ra : “ Trong thời đại ngày nay không một dân tộc nào có thể đứng ở vị trí tiên tiến mà thiếu sự học tập tích cực. Sự phồn vinh của một quốc gia trong thế kỉ XXI phụ thuộc vào khả năng học tập của dân chúng, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt giáo dục vào vị trí hàng đầu.” Theo quan điểm của Đảng: “ Giáo dục được coi là nhân tố quan trọng nhất, vừa là động lực , vừa là mục tiêu của sự phát triển bền vững xã hội. Giáo dục là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng , an ninh là bộ phận hữu cơ quan trọng nhất trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội .” Nói như vậy có nghĩa giáo dục và đào tạo là một bộ phận không thể thiếu của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Quan tâm đến giáo dục là quan tâm đến sự phồn thịnh của quốc gia. Việc quan tâm đào tạo cho các thế hệ tiếp nối không chỉ đến vào thế kỉ XXI mà các quốc gia trên thế giới đã quan tâm phát triển từ lâu. Thế kỉ XVIII được gọi là thời kì khai sáng của các quốc gia Châu Âu, Cách mạng công nghiệp còn diễn ra trước đó. Việt Nam của chúng ta là quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được gọi là “ sinh sau , đẻ muộn” nhưng những giá trị của giáo dục ngay từ thời phong kiến thế kỉ XIV- XV đã rất được quan tâm thể hiện qua các cuộc thi để tuyển chọn người hiền tài giúp vua trị nước. Như: thi Hương, thi Hội, thi Đình. Ngày nay thì bằng những học vị khác như: Tú tài, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Không chỉ dừng lại ở học vị. con người luôn khao khát tìm kiếm những cái mới để phục vụ bản thân, gia đình và xã hội, thậm chí luôn làm mới những cái tưởng chừng đã cũ , đã là truyền thống từ xưa đến nay để thổi vào nó luồng sinh khí mới và sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng mong muốn làm mới cho một phương pháp cũ. Phương pháp vấn đáp ( đàm thoại) Chính vì mong muốn giảng dạy hiệu quả hơn, ngoài ra còn muốn gây sự chú ý cho học sinh về những nội dung trong chương trình cho nên tôi đã chọn đề tài của mình là: “ Cách làm mới phương pháp vấn đáp ( đàm thoại) đạt hiệu quả trong giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 11 ở trường THPT EaH’leo” . Trong quá trình giảng dạy môn giáo dục công dân bản thân tôi đã dạy cả sách cũ cả sách mới, cả phương pháp cũ cả phương pháp mới. Đây là môn học cần nhất giữa lí luận và thực tiễn phải gắn với nhau, nếu không học sinh sẽ cảm thấy khô khan và khó hiểu. Có một điều đặc biệt khi giảng dạy môn này nếu không sử dụng phương pháp vấn đáp, đàm thoại sẽ không bao giờ đạt được kết quả như mong đợi. Cho nên phương pháp này là phương pháp tất yếu trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở tất cả các cấp học. Vấn đáp ( đàm thoại) theo cách cũ là hỏi rồi trả lời sẽ gây cảm giác nhàm chán cho học sinh. Cách làm mới cũng là hỏi đáp nhưng sẽ làm cho học sinh cảm thấy thoải mái, dễ chịu và học còn là niềm vui khi được khám phá, được thể hiện bản thân thông qua những kiến thức mà các em đọc được trong sách giáo khoa hay những kiến thức mà các em tìm hiểu được ở bên ngoài. Chính điều đó làm cho tiết học càng thú vị tạo cho các em tự tin và thậm trí tranh đua nhau để trả lời câu hỏi của giáo viên. Có nhiều cách để làm mới phương pháp này nhưng giới hạn trong sáng kiến này tôi xin trình bày hình thức làm mới của mình. Đó là: Giống một phần thi trong cuộc thi trí tuệ “Đường lên đỉnh Olympia” bằng cách soạn câu trả lời cần để học sinh chỉ ra được nội dung mà giáo viên muốn đạt đến. Vấn đề đó sẽ được tôi trình bày cụ thể trong phần giải pháp. Sau đây tôi xin trình bày tình hình nghiên cứu của vấn đề. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. Ngày nay trong xã hội bùng nổ thông tin, niềm đam mê nghiên cứu và cố gắng tìm mọi cách để việc học trở thành một hoạt động lao động thoải mái và đa chức năng đối với người dạy và với cả người học. Mỗi đối tượng lại nghiên cứu và tìm hiểu theo những gì mình cảm thấy tâm đắc và đạt hiệu quả trong giảng dạy. Không biết đã có ai nghiên cứu giống như tôi đã làm chưa? Nhưng theo tất cả những gì tôi làm được là tự bản thân nghiên cứu và chiêm nghiệm thực tiễn đã đúc rút ra kinh nghiệm nhỏ này. Nói như vậy cũng không hoàn toàn vì tôi đã lấy một phần thi trong đường lên đỉnh Olympia làm nguồn cảm xúc và một số tác dụng của phương pháp này trong những sách nghiên cứu khác để xây dựng nên nội dung của đề tài. Cũng với mong muốn nhỏ là làm như thế nào để học sinh cảm thấy yêu việc học hơn và còn gây sự chú ý của các em vào môn học của mình. Bản thân tôi cũng muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục mà mình theo đuổi khi cả nước cùng coi trọng vai trò và vị trí của nó đối với con người trong hiện tại và cả tương lai nữa. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 3.1. MỤC ĐÍCH. Mục đích lớn nhất đó là mong muốn học sinh chú tâm vào môn học mà mình giảng dạy. Đề tài mà tôi tìm hiểu và viết chỉ với mục đích duy nhất đối với bản thân tôi là một người giáo viên luôn mong muốn việc dạy học của mình đạt được kết quả tốt và tốt hơn nữa. Trên cơ sở những quan điểm về phương pháp dạy học thì đó là một cách làm mới hy vọng nếu ai đó sử dụng cũng sẽ có những hiệu quả giống như mong đợi của tôi và của các đối tượng học tập nữa. 3.2. NHIỆM VỤ. Có những nhiệm vụ như sau: - Khái quát về phương pháp vấn đáp (đàm thoại). - Tìm hiểu và sáng tạo cho phương pháp này để phương pháp này thêm phong phú và đa dạng về cách thức trình bày. Giống như một món ăn thêm gia vị và cách trình bày sẽ làm cho chúng ta thấy món ăn đó ngon hơn, bắt mắt hơn, gây sự chú ý hơn. Thì phương pháp này cũng thế. - Làm cho phương pháp này phải đạt hiệu quả. Biến những giờ học trở nên thú vị hơn. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 4.1. ĐÔÍ TƯỢNG - Là học sinh khối 11. - Nội dung sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 11. - Nghiên cứu thông qua chương trình: “ Đường lên đỉnh Olympia. 4.2. PHẠM VI. - Là học sinh lớp 11 học năm 2009- 2010. - Sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 11, và những tài liệu có liên quan. 5. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 5.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦAVẤN ĐỀ. Theo từ điển thuộc viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2006 do Hoàng Phê chủ biên thì vấn đáp và đàm thoại được hiểu như sau: -Vấn đáp : Hỏi và trả lời. -Đàm thoại : Nói và trả lời giữa thầy giáo và học sinh nhằm gợi mở, kiểm tra củng cố kiến thức của học sinh. Theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn giáo dục công dân nhà xuất bản giáo dục do Mai Văn Bính chủ biên nói về một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Trong đó phương pháp được đề cập và nói đến đầu tiên là phương pháp vấn đáp , đàm thoại. Và nó được nêu lên như sau: “ Vấn đáp đàm thoại là phương pháp mà trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.” Ngoài ra phương pháp vấn đáp và đàm thoại có thể khuyến khích và từ đó hình thành cho học sinh thói quen tự học và khi chưa hiểu bản chất của vấn đề học sinh sẽ tìm hiểu hoặc hỏi giáo viên để thỏa mãn về nhu cầu mà mình đang vướng mắc. Học sinh vận dụng nhiều lần sẽ trở thành kĩ năng,thói quen không chỉ trong một thời gian ngắn mà trong cả cuộc đời để có thể lĩnh hội nhiều hơn nữa những tri thức của nhân loại. 5.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Đề tài sử dụng nhiều phương pháp trong đó chủ yếu là: phương pháp trình bày để hiểu hơn về cơ sở và bản chất của đề tài, phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phân tích gắn liền với tổng hợp lí giải cho nội dung đề tài. Ngoài ra phải sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh để thấy được kết quả trong thực tiễn,… để hiểu rõ hơn về đề tài nghiên cứu này. 6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI. Góp phần khẳng định sự cần thiết khách quan phải nghiên cứu và vận dụng những gì nghiên cứu được vào quá trình giảng dạy. Đề tài nghiên cứu vẫn đảm bảo tính giáo dục và tính sư phạm với các đối tượng. Kể cả học sinh và người sử dụng đề tài. Góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới của giáo dục. 7. BỐ CỤC. Bao gồm: - Phần mở đầu. - Thực trạng của đề tài. - Giải pháp - Kết quả - Kết luận - Mục lục - Tài liệu tham khảo. PHẦN I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. 1. THUẬN LỢI. Đây là phương pháp cũ. Phương pháp này đã gắn bó với giáo viên và với cả học sinh ngay từ khi sự nghiệp giáo dục của loài người được khởi nguyên. Nó gần gũi với tất cả mọi người , mọi thành phần , mọi lứa tuổi. Vì vậy nên ông cha ta đã từng nói “ Không biết thì hỏi, muốn giỏi phải học” thể hiện được từ xưa về phương pháp học tập của cha ông ta, và ngày nay vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn của nó. Trong tài liệu bồi dưỡng giáo viên giáo dục công dân lớp 11 có nêu như sau: “Mục đích của phương pháp này là nâng cao chất lượng của giờ học bằng cách tăng cường hình thức hỏi đáp, đàm thoại giữa giáo viên và học sinh, rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể. … Tạo hứng thú học tập của học sinh và tăng sức hấp dẫn của giờ học.” Đây là phương pháp kích thích tư duy của học sinh và thông qua đó học sinh sẽ thu nhận được nhiều tri thức bổ ích thậm chí có nhiều yếu tố thú vị mà phương pháp này có thể tạo ra cho người học và cả người dạy. Nhất là đối với khối lớp 11. Các em học về kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học và một số chính sách cụ thể trong đời sống để đất nước có thể phát triển. 2. KHÓ KHĂN. Đa số quan điểm đổi mới phương pháp dạy học của những năm gần đây yêu cầu phải sử dụng phương pháp mới. Giống như một cuộc cách mạng về phương pháp. Những phương pháp mới được giáo viên tất cả các cấp học quan tâm, sửa đổi cho phù hợp với đối tượng người học mới và phù hợp với phương tiện hiện đại mới. Như : - Phương pháp động não. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp đóng vai. - Phương pháp dự án. - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp xử lí tình huống. Đối với phương pháp vấn đáp (đàm thoại) hạn chế là: - Phụ thuộc vào năng lực, thái độ của học sinh. - Phương pháp này có thể làm nảy sinh nhiều tình huống ngẫu nhiên dễ gây trệch hướng. - Phương pháp này mất nhiều thời gian xây dựng hệ thống câu hỏi. - Quá trình thực hiện phương pháp dễ biến thành cuộc tranh luận giữa giáo viên và học sinh. Với những khó khăn như trên thì bản thân tôi sẽ có những giải pháp làm mới để hạn chế những khó khăn đó. PHẦN II. GIẢI PHÁP 1. LÍ LUẬN CHO CÁCH LÀM MỚI . Như chúng ta đã biết học sinh cấp 3 và nhất là học sinh lớp 11. Khối lớp này luôn được đánh giá là khối lớp học nặng nhất trong ba năm cấp 3. Mà những kiến thức thuộc môn giáo dục công dân cũng khá khô khan và cứng. Sẽ tạo cho các em cảm thấy giờ học giáo dục công dân là những giờ học tra tấn đầu óc của các em. Muốn các em thoải mái, vui vẻ hợp tác giáo viên phải có nhiều cách để biến giờ học đó thành thú vị mà sau khi kết thúc tiết học rồi học sinh vẫn còn mong đợi nhanh đến tiết của tuần sau để biết thêm những điều thú vị khác và quan trọng là để năng lực của các em được đánh giá và công nhận. Tất cả các phương pháp mới hay các cách làm mới sẽ hiệu quả với một điều kiện nếu thiếu nó thì không phương pháp và cách thức nào có thể đạt hiệu quả như mong đợi của học sinh và giáo viên. Điều kiện đó là “ phải có sự đoàn kết, tôn trọng giữa thầy và trò.” (318 HCM về giáo dục) 2. LÀM MỚI TRÊN CƠ SỞ NỘI DUNG BÀI HỌC. Tôi sẽ không thực hiện hết tất cả các bài học trong chương trình lớp 11 mà chỉ thực hiện một số bài của khối lớp này để chứng minh cho cách làm mới đó. Trong tất cả các bài của khối lớp này đều thực hiện cách làm mới đó được nhưng giới hạn của sáng kiến này tôi sẽ thực hiện một số nội dung của bốn bài đó là : ( bài 1, bài 7, bài 11, bài 13.) Sử dụng hình thức hỏi đáp thông qua một nội dung thi của chương trình: “Đường lên đỉnh Olympia” đó là phần thi tăng tốc. Các em sẽ có gợi ý và từ gợi ý đó sẽ suy nghĩ và cho biết nội dung cần trả lời là gì. Nếu từ gợi ý đầu tiên nếu các em trả lời được thể hiện tư duy của các em rất tốt. Nó cũng là bước đệm sau này khi các em bước ra khỏi trường phổ thông tham gia vào những môi trường lớn hơn hoặc tổ chức và viết nội dung cho các cuộc thi chắc chắn các em sẽ không bao giờ không vận dụng những gì mình đã có trước đó trong quá trình học phổ thông. Như chúng ta đã biết trò chơi truyền hình và cũng là một cuộc thi về trí tuệ : “ Đường lên đỉnh olympia” trong đó có một phần thi là phần thi tăng tốc hệ thống câu hỏi có ba gợi ý tương đương với các mức thời gian ( 10 giây đầu là gợi ý thứ nhất, 10 giây sau là gợi ý tiếp theo, 10 giây cuối là gợi ý cuối cùng). Gợi ý đầu tiên mang tính chất sơ lược, gợi ý thứ hai rõ ràng hơn một chút so với gợi ý đầu, gợi ý thứ ba cụ thể hơn để các thí sinh có thể trả lời đúng và chính xác câu hỏi. Đối với đường lên đỉnh Olympia trong phần thi tăng tốc sử dụng chủ yếu là kênh hình còn trong sáng kiến kinh nghiệm của mình khi áp dụng tôi chủ yếu sử dụng kênh chữ cũng không hoàn toàn giống như vậy nhưng đường lên đỉnh là nguồn cảm xúc, là cơ sở đầu tiên để tôi thực hiện việc làm mới này. Đây là một hình thức được học sinh hào hứng và tham gia rất nhiệt tình. Chúng ta cũng biết khi chương trình “Đường lên đỉnh” phát sóng thì có rất nhiều đối tượng quan tâm, thích thú mong muốn hiểu biết thêm và từ đó nhen nhóm nhiều ước mơ cho nhiều đối tượng. Riêng đối với học sinh cấp ba thì theo dõi những cuộc thi như thế là niềm vui, là một nhu cầu không thể thiếu. Nếu chúng ta đưa hình thức này vào áp dụng trong quá trình giảng dạy thì chắc chắn sẽ có những hiệu quả lớn. Không chỉ đối với học sinh khối 11 mà cả khối 10, khối 12 cũng thế. Để thấy được cách làm mới này hiệu quả thì tôi sẽ có hình thức vấn đáp (đàm thoại) theo cách cũ và cách làm mới sẽ song hành với nhau và để cụ thể hơn tôi xin trình bày vấn đáp theo cách cũ trước và vấn đáp theo cách làm mới sau. Để thấy rõ được sự khác biệt và hiệu quả của nó. Sau đây là bài đầu tiên. BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. ( theo cách cũ) Bài học này có 3 nội dung cơ bản. 1. Sản xuất của cải vật chất. 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. 3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với các cá nhân, gia đình và xã hội. *Vấn đáp ( đàm thoại) theo cách thông thường mà các giáo viên thường xuyên sử dụng sẽ có những câu hỏi đặt ra cho nội dung bài học mà tôi sẽ trình bày thông qua những câu hỏi sau đây: Trong phần 1. Sản xuất của cải vật chất. Theo như trong sách thiết kế bài giảng giáo dục công dân lớp 11 sẽ có những câu hỏi đặt ra như sau: ? Con người tác động làm biến đổi tự nhiên như thế nào? ? Thế nào là sản xuất của cải vật chất? cho ví dụ chúng minh? ? Vai trò của sản xuất của cải vật chất là gì? Trong phần 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Sách thiết kế bài giảng đặt ra câu hỏi như sau: ? Để tồn tại và phát triển con người cần phải làm gì? ? Con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên với mục đích gì? ? Đối tượng lao động là gì? Cách vấn đáp ( đàm thoại) đặt câu hỏi sau đó học sinh trả lời như trên các em sẽ nhìn vào sách có nội dung nào thì các em sẽ đọc và trình bày y như trong sách không có gì mới lạ. Những dấu hỏi trên thể hiện cho vấn đáp ( đàm thoại) theo cách cũ. Cách làm mới cũng là hỏi nhưng hỏi chỉ là gợi ý và thông qua gợi ý học sinh phải tìm đáp án là gì, hoặc không phải là câu hỏi mà đó là những câu trả lời và học sinh phải tìm đáp án đúng cho những câu trả lời là những gợi ý mà giáo viên nêu ra. Sau đây là những câu hỏi những gợi ý và những câu trả lời theo hình thức làm mới trong bài 1. Ba bài còn lại là bài 7, bài 11 và bài 13 cũng tương tự như bài 1. BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ. ( Làm mới) Bài học này có 3 nội dung cơ bản. 1. Sản xuất của cải vật chất. 2. Các yếu tố cơ bản của qúa trình sản xuất 3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối cá nhân, gia đình, xã hội. Nội dung của phần 1. Sản xuất của cải vật chất. [...]... lĩnh vực kinh tế Nếu ch a trả lời đúng - Năm Việt Nam gia nhập vào một tổ chức mà nhiều quốc gia trên thế giới muốn gia nhập Nếu trả lời ch a chính xác - Năm mà Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 c a WTO Đáp án: NĂM 2006 Câu 5 Những gợi ý sau đang nói đến điều gì? -Con người ch a đáp ứng yêu cầu c a sự nghiệp công nghiệp h a- hiện đại h a Nếu trả lời ch a đúng - Nguồn lao động chênh lệch gi a nông... thái độ học tập c a học sinh Đây là sáng kiến kinh nghiệm đầu tay c a tôi có thể còn nhiều khiếm khuyết kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để tôi s a ch a và hoàn thiện hơn n a những suy nghĩ c a mình để đem đến những điều mà giáo dục mong đợi đó là truyền bá văn minh nhân loại, là một trong những vai trò không thể thiếu c a giáo dục nước ta nhất là trong thời đại ngày nay chúng ta đang xây dựng để... Gợi ý sau đang nói đến chức năng hay vai trò c a cái gì? - Là một bộ phận vững chắc c a xã hội Nếu trả lời ch a đúng - Là cái đích để hướng đến và là động lực phát triển kinh tế xã hội Nếu trả lời ch a chính xác - Nhờ đó mà có thể khơi dậy tiềm năng và phát huy sức sáng tạo c a con người Đáp án: VAI TRÒ C A VĂN H A Câu 7 Những gợi ý sau đang giải thích cho cụm từ nào? - Đó là những giá trị c a cuộc... văn h a Việt Nam? … BÀI 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ , VĂN H A (Làm mới) Bao gồm những nội dung cơ bản sau: 1 Chính sách giáo dục và đào tạo 2 Chính sách khoa học và công nghệ 3 Chính sách văn h a 4 Trách nhiệm c a công dân đối với chính sách giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, văn h a Sau đây là câu hỏi làm mới thông qua các phần c a bài 13 Câu 1 Những gợi ý sau đang nói... lời ch a chính xác - Mang trong mình quan hệ đối lập với chủ quan Đáp án: KHÁCH QUAN Câu 6 Cụm từ nào giải thích cho những gợi ý sau: - Làm cho xã hội chuyển từ cái này sang cái khác Nếu trả lời ch a đúng - Làm cho xã hội chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác Nếu trả lời ch a chính xác - Chuyển từ đất nước thuộc đ a n a phong kiến sang Xã Hội Chủ Ngh a Đáp án: QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGH A XÃ HỘI... giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, văn h a Phần 1 ? Em hãy nêu vai trò c a giáo dục đào tạo? ? Em hãy nêu nhiệm vụ c a giáo dục đào tạo? ? Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo? Phần 2 ? Vai trò c a khoa học- công nghệ? ? Nhiệm vụ c a khoa học- công nghệ? ? Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học- công nghệ? Phần 3 ? Vai trò c a văn h a? ? Nhiệm vụ c a văn h a? ? Phương hướng... lạc hậu Khi đất nước đang còn chìm trong khói l a c a chiến tranh Bác đã nói: “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành.” Là thế hệ đi sau tôi luôn mong muốn và cố gắng thực hiện theo tấm gương đạo đức c a người để đóng góp một phần nhỏ công sức c a mình để giáo dục đối... liệu sản xuất Đáp án: THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Câu 8 Những cụm từ sau nói lên nội dung gì? - Bao gồm nhiều hình thức hợp tác a dạng Nếu trả lời ch a đúng - Ngày càng trở thành nền tảng vững chắc c a kinh tế quốc dân Nếu trả lời ch a chính xác - D a trên hình thức sở hữu tập thể Đáp án: KINH TẾ TẬP THỂ 2 Vai trò quản lí kinh tế c a nhà nước Câu 9 Những giải thích sau đang nói đến cụm từ nào? - Đó là... tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế c a nhà nước? … BÀI 7 THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÍ KINH TẾ C A NHÀ NƯỚC ( Làm mới) Gồm 2 nội dung 1 Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần 2 Vai trò quản lí kinh tế nhà nước Sau đây là những câu hỏi soạn cho cả hai phần trong bài 7 Câu 1 Trả lời cho những gợi ý sau: - Trong thời kì quá độ có nhiều thành phần kinh tế... nâng cao chất lượng dân số Đáp án: MỤC TIÊU VỀ DÂN SỐ Câu 3 Những gợi ý sau về dân số đang nói đến quốc gia nào? - Là một quốc gia đông dân trên thế giới Nếu ch a trả lời đúng - Là quốc gia đứng thứ 13 về dân số trên toàn thế giới Nếu ch a trả lời chính xác - Là một quốc gia ở Đông Nam Á Đáp án: VIỆT NAM Câu 4 Dân số Việt Nam 84 triệu vào năm nào? - Năm đó gắn với sự kiện trọng đại c a Việt Nam trong . thời kì khai sáng c a các quốc gia Châu Âu, Cách mạng công nghiệp còn diễn ra trước đó. Việt Nam c a chúng ta là quốc gia trong quá trình công nghiệp h a, hiện đại h a được gọi là “ sinh sau , đẻ. đặt ra như sau: ? Tại sao nhà nước lại có vai trò quản lí kinh tế? ? Vai trò quản lí kinh tế c a nhà nước như thế nào? ? Làm thế nào để tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế c a nhà. 2. ? Vai trò c a khoa học- công nghệ? ? Nhiệm vụ c a khoa học- công nghệ? ? Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học- công nghệ? Phần 3. ? Vai trò c a văn h a? ? Nhiệm vụ c a văn h a? ? Phương

Ngày đăng: 28/04/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan