giao duc cong dan7

53 1.1K 0
giao duc cong dan7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIẾT: 1 BÀI: 1 SỐNG GIẢN DỊ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. KIẾN THỨC: GIÚP HS HIỂU THẾ NÀO LÀ SỐNG GIẢN DỊ VÀ KHÔNG GIẢN DỊ, TẠI SAO cần PHẢI SỐNG GIẢN DỊ. 2. THÁI ĐỘ: HÌNH THÀNH Ở HS THÁI ĐỘ QUÝ TRỌNG SỰ GIẢN DỊ, CHÂN THẬT; XA LÁNH LỐI SỐNG XA HOA, HÌNH THỨC. 3. KĨ NĂNG: GIÚP HS TỰ ĐÁNH GIÁ HÀNH VI CỦA BẢN THÂN VÀ CỦA NGƯỜI KHÁC về LỐI SỐNG GIẢN DỊ Ở MỌI KHÍA CẠNH: LỜI NÓI, CỬ CHỈ, TÁC PHONG, CÁCH ĂN MẶC VÀ THÁI ĐỘ GIAO TIẾP VỚI MỌI NGƯỜI; BIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ RÈN LUYỆN, HỌC TẬP NHỮNG TẤM GƯƠNG SỐNG GIẢN DỊ CỦA MỌI NGƯỜI XUNG QUANH ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI SỐNG GIẢN DỊ. II. PHƯ 门 NG PHÁP: KỂ CHUYỆN, PHÂN TÍCH, DIỄN GIẢNG, ĐÀM THOẠI, NÊU VẤN đề, THẢO LUẬN. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯ 门 NG TIỆN: TRANH ẢNH, CÂU CHUYỆN, TÌNH HUỐNG, CA DAO, TỤC NGỮ THỂ HIỆN SỐNG GIẢN DỊ. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn ĐỊNH TỔ CHỨC: TRẬT TỰ, SĨ SỐ. 2. KIỂM TRA BÀI CŨ. - GV PHỔ BIẾN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MỘT CÁCH KHÁI QUÁT. - GV NHẮC NHỞ HS CHUẨN BỊ SGK, VỞ GHI. - GV hướng dẫn cho HS cách học tập môn GDCD. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 GIỚI THIỆU BÀI - GV nêu lên ý nghĩa và sự cần thiết của lối sống giản dị để vào bài. - Hoặc kể một câu chuyện (tình huống) thể hiện lối sống giản dị. 1 Hoạt động 2 PHÂN TÍCH MỤC TRUYỆN ĐỌC GIÚP HS HIỂU KHÁI NIỆM SỐNG GIẢN DỊ - HS đọc truyện “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập. - Thảo luận: + Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong, lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc trên? (nhóm 1) I. Truyện đọc: + Nhóm 1: Trang phục, tác phong, lời nói của Bác Hồ rất giản dị thể hiện qua: - Trang phục: mặc quần Ka-ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su. + Theo em, trang phục, tác phong, lời nói của Bác Hồ có tác động như thế nào tới tình cảm của nhân dân ta? (nhóm 2). - Lời nói, tác phong: Bác “cười đôn hậu và vẫy chào đồng bào”; “thái độ thân mật như người cha hiền đối với các con”; câu hỏi đơn giản: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. + Nhóm 2: “Nhiều người không cầm được nước mắt vì sung sướng, cảm động”, “xoá tan tất cả những gì còn xa cách giữa vị Chủ tịch nước với mọi người”. Hoạt động 3 LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỂ THẤY ĐƯỢC NHỮNG BIỂU HIỆN ĐA DẠNG, PHONG PHÚ CỦA LỐI SỐNG GIẢN DỊ. - Đàm thoại: Là HS, theo em phải sống như thế nào là sống giản dị? (ăn mặc, tiêu dùng, lời nói, việc làm…) - Em có biết những tấm gương nào sống giản dị hãy kể cho các bạn cùng nghe? - Ăn mặc: Đúng quy định của nhà trường, không hớt tóc model, nhuộm tóc, ăn mặc theo mốt thời trang… nhưng cũng không được ăn mặc luộm thuộm, dơ dáy, cẩu thả…. - Tiêu dùng: phù hợp với hoàn cảnh gia đình, không đua đòi chạy theo bạn bè. -Lời nói: từ tốn, nhả nhặn, điềm đạm, có đầu có đuôi , không ăn nói văn chương bóng bẩy nhưng cũng không ăn nói cộc lốc, lỗ mảng. Ví dụ: Tấm gương giản dị của Bác Tôn: + Đi xe đạp thay cho xe hơi, vì: để anh tài xế được nghỉ vào ngày chủ nhật, tiết kiệm xăng cho nhà nước, thể dục. + Món ăn: cá trê kho tộ, canh rau dền, rau ngót. + Sang Liên Xô nhận giải thưởng Hoà Bình quốc tế Lê Nin (1956), giải thưởng lên đến 100. 000 rúp những Bác chỉ dùng 7 rúp để mua chiếc cối xây tiêu tặng vợ. 2 Hoạt động 4 TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC - Thế nào là sống giản dị? - Sống giản dị có ý nghĩa gì? II. Tìm hiểu nội dung bài học: 1. Khái niệm: Sống giản dị là sống phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện ở chỗ: không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những vật chất và hình thức bên ngoài. 2. Ý nghĩa: Người sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. Tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Hoạt động 5 CỦNG CỐ KIẾN THỨC, RÈN LUYỆN KĨ NĂNG * Làm các bài tập trong SGK. a. Tìm bức tranh thể hiện tính giản dị của HS khi đến trường. b. Tìm những biểu hiện của tính giản dị: * Bài tập khác (tình huống): - Đi dự đám cưới mà ăn mặc chiếc quần xà lỏn rộng lùng thùng, chiếc áo đã cũ. Vậy ăn mặc như thế có phải là giản dị hay không? - Thanh mới được nhận vào làm việc ở một công ty, trong vòng không đầy một tháng Thanh đã có 3 lần thay đôi dép mới? Em có nhận xét gì về việc làm của Thanh? a. Bức tranh số 3 thể hiện tính giản dị của HS. b. Các câu thể hiện tính giản dị là: 2, 5. - Như thế không phải là ăn mặc giản dị mà là ăn mặc luộm thuộm, mất lịch sự, vì ngày lễ, cần ăn mặc đẹp. - Như thế là xa hoa, lãng phí, chứ không phải là ăn mặc giản dị. Hoạt động 6 DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN HS CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ - Về nhà, các em học bài và làm những bài tập còn lại trong SGK, tìm những tấm gương về sống giản dị vào lớp trả bài, giáo viên sẽ gọi HS lên kể và cho điểm. - Chuẩn bị trước bài mới (bài 2). Tiết: 2 Bài: 2 TRUNG THỰC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực. 2. Thái độ: 3 - Hình thành ở HS thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những hành vi thiếu trung thực. 3. Kĩ năng: - Giúp HS biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hằng ngày, biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực. II. PHƯƠNG PHÁP: Kể chuyện, thuyết trình, giải quyết vấn đề, nêu gương. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Chuyện kể, tấm gương, tình huống. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Trật tự, sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. - Sống giản dị là gì? Tìm một ví dụ thể hiện sống giản dị? (trong ăn mặc, nói năng hằng ngày). - Sống giản dị có ý nghĩa gì? Giải thích câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 GIỚI THIỆU BÀI Kể câu chuyện “Cậu bé chăn cừu” để dẫn dắt HS vào bài. Hoạt động 2 TÌM HIỂU NỘI DUNG MỤC TRUYỆN ĐỌC - HS đọc truyện “Sự công minh, chính trực của một nhân tài” - Thảo luận: + Nhóm 1: Mi-ken-lăng-giơ đã có thái độ như thế nào đối với Bra-man-tơ, một người vốn kình địch với ông? I. TRUYỆN ĐỌC: + Nhóm 1: Dù rất giận Bra-man-tơ vì Bra-man-tơ luôn chơi xấu mình, nhưng Mi-ken-lăng-giơ vẫn đánh giá: Bra-man-tơ là nhà kiến trúc vĩ đại. + Vì sao Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy? Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào? + Nhóm 2: Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy vì ông là người thẳng thắn, luôn tôn trọng sự thật, không vì tình cảm cá nhân mà đánh giá sai sự việc. Điều này chứng tỏ ông là người có phẩm chất trung thực. Hoạt động 3: LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỂ THẤY ĐƯỢC NHỮNG BIỂU HIỆN ĐA DẠNG CỦA TÍNH TRUNG THỰC 4 * Em hãy tìm những biểu hiện của tính trung thực trong các lĩnh vực sau: - Trong học tập. - Trong quan hệ với mọi người. - Trong hành động. * Tìm những biểu hiện trái với trung thực là gì? * Vấn đề: Khi bàn về tính trung thực, có ý kiến cho rằng, nhiều khi nói dối cũng là tốt? Ý kiến của em như thế nào? Cho ví dụ một trường hợp cụ thể. * - Không quay cóp khi kiểm tra, thi cử, không xem bài của bạn, không nói dối… - Không nói xấu, nói dối hay tranh công đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận lỗi khi mình có lỗi…. - Bên vực, bảo vệ chân lí, lẽ phải và đấu tranh phê phán những việc làm sai trái. * Là dối trá, xuyên tạc, trốn tránh, hoặc bóp méo sự thật. Những hành vi thiếu trung thực là: tham ô, tham nhũng, lừa đảo…. * Nói dối nhiều khi cũng tốt, vì không phải ở bất cứ trường hợp nào chúng ta cũng phải nói thật mà cần phải nói dối. Trong những trường hợp này nói dối không phải là không trung thực. Ví dụ: - Đối với kẻ gian, kẻ địch ta không thể nói sự thật với họ  Thể hiện sự cảnh giác với kẻ thù. - Đối với bệnh nhân, thầy thuốc nhiều khi không thể nói hết sự thật về bệnh tình của họ.  Thể hiện tính nhân đạo. - Người vợ đau yếu nhưng sợ chồng và các con lo lắng, bà vẫn bảo mình khoẻ và cố gắng đi làm.  Thể hiện sự hy sinh, chịu đựng của người phụ nữ. Hoạt động 4 TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC - Trung thực là gì? - Sống trung thực có ý nghĩa gì? II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Khái niệm: Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. 2. Ý nghĩa: Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” 5 Hoạt động 5 CỦNG CỐ BÀI HỌC, KHẮC SÂU KIẾN THỨC BT SGK: a) Nhận xét hành vi. b) Nhận xét việc làm của người thầy thuốc: c) Những việc làm thể hiện tính trung thực trong cuộc sống: đ) Tìm câu chuyện, tấm gương: Về nhà làm. III. BÀI TẬP: a) Các hành vi thể hiện tính trung thực là: (4), (5), (6), (7). b) Thầy thuốc làm vậy là đúng, vì đối với một số bệnh hiểm nghèo nếu cho bệnh nhân biết sự thật về bệnh tình của họ thì chỉ làm cho căn bệnh thêm trầm trọng. ⇒ Thầy thuốc không phải là người thiếu trung thực. c) Trong cuộc sống tính trung thực được thể hiện: - Quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè. - Trong học tập. - Trong sinh hoạt tập thể. Hoạt động 6: DẶN DÒ - Học bài 2, làm bài tập đ. - Chuẩn bị trước bài 3: Tự trọng. Tiết: 3 Bài: 3 TỰ TRỌNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu được thế nào là tự trọng và không tự trọng, vì sao cần phải có lòng tự trọng. 2. Thái độ: - Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống. 3. Kĩ năng: - Giúp HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh. II. PHƯƠNG PHÁP: Kể chuyện, phân tích, diễn giảng, đàm thoại, thảo luận, giải quyết vấn đề. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Chuyện kể, tình huống. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Trật tự, sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. - Trung thực là gì? Cho ví dụ về một việc làm nào đó thể hiện tính trung thực? 6 - Trung thực có ý nghĩa gì? Giải thích câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng”. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 GIỚI THIỆU BÀI Nêu ý nghĩa của tính tự trọng hoặc kể một câu chuyện ngắn để vào bài. Hoạt động 2 TÌM HIỂU NỘI DUNG MỤC TRUYỆN ĐỌC - HS đọc truyện “Một tâm hồn cao thượng”. - Tóm tắt truyện. - Hỏi: Vì sao Rô-be lại nhờ em mình là Sác-lây đem tiền trả lại cho khách? Việc làm này thể hiện điều gì? I. Truyện đọc: - Rô-be nhờ em mình là Sác-lây mang tiền trả lại khách vì em không muốn mất lời hứa, không muốn người khác nghĩ xấu về mình, rằng vì nghèo mà em đi lừa người khác. Điều này thể hiện lòng tự trọng của em. Hoạt động 2 LIÊN HỆ THỰC TẾ Thảo luận: - Nhóm 1: Trong học tập tính tự trọng được biểu hiện như thế nào? - Nhóm 2: Trong cuộc sống hằng ngày, tính tự trọng được biểu hiện ở những điểm nào? - Nhóm 3: Tìm những việc làm thiếu tính tự trọng? (trong học tập hoặc trong cuộc sống). - Nhóm 4: Tự trọng là gì? Vì sao con người cần phải có tính tự trọng? - Nhóm 1: + Không làm được bài nhưng kiên quyết không xem tài liệu, hoặc chép bài, coi bài của bạn. + Khi vi phạm điều gì, bị thầy cô nhắc nhở thì sửa chữa…. - Nhóm 2: + Luôn giữ lời hứa với người khác. + Sống ngay thẳng, không trộm cắp, không a dua, nói xấu người khác…. - Nhóm 3: + Quay cóp, xem bài của bạn. + Không giữ lời hứa. + Nói xấu người khác…. + Làm sai bị người khác góp ý mà không chịu sửa đổi. - Nhóm 4: Xem nội dung bài học. Hoạt động 3 TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC - Tự trọng là gì? II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Khái niệm: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ: cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chế trách. 7 - Tự trọng có ý nghĩa gì? 2. Ý nghĩa: Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi người. Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh. * Tục ngữ: - “Chết vinh còn hơn sống nhục”. - “Chết đứng còn hơn sống quỳ”. - “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Hoạt động 3 CỦNG CỐ BÀI HỌC, KHẮC SÂU KIẾN THỨC III/ BÀI TẬP: - Bài tập a SGK: Các hành vi thể hiện tính tự trọng là: (1), (2). - Kể (đọc) chuyện: “Chuyện diễn ra ở chợ”: Cậu bé tật nguyền đi bán dạo kiếm sống. Một người khách (tác giả câu chuyện) thấy thương em nên tìm cách mua giúp em. Khi thì cái móc chìa khoá, cây móc tay, khi thì cái bật lửa, … Có khi trong ba ngày liên tiếp, tác giả chỉ mua mỗi tăm xỉa răng, vì nó có thể dùng được. Tuy nhiên đến ngày thứ ba mua tăm liên tiếp thì cậu bé mới hỏi tác giả: “Chị mua tăm chi nhiều thế, mua nhiều xài không hết, để lâu không tốt đâu?”. Nghe cậu bé nói vậy, tác giả rất lúng túng nên ừ cho qua chuyện và dúi vào tay cậu bé tờ 5000 đồng và nói thôi chị không mua nữa chị cho em đấy! Nói xong chị vội chạy đi chợ. Tuy nhiên, khi quay ra chỗ lấy xe tác giả đã thấy cậu bé đang đứng đợi. Gặp tác giả, cậu bé rất lễ phép thưa: “Em rất cám ơn chị nhưng em không lấy tiền của chị đâu?”. Thấy cậu bé nói vậy, một người lái xe chen vào: “Đồ cụt, người chẳng ra người thế mà còn sĩ diện hão, không lấy thì đưa tao, người ta cho không biết cám ơn mà còn…” Vừa nói anh ta vừa giật vội đồng tiền từ tay cậu bé rồi quay sang cười xởi lở: “Cám ơn chị nhé!” Thằng bé bỏ đi nhưng vẫn nói vọng lại: “Anh cụt chứ em không cục”. * Hỏi: - Vì sao, cậu bé tật nguyền không nhận tiền của tác giả? - Ngoài chi tiết trên, chi tiết nào trong chuyện thể hiện tính tự trọng của cậu bé? - Em có nhận xét gì về người giữ xe trong truyện? - Vì cậu là người có tính tự trọng? - “Chị mua tăm làm gì mà nhiều thế?” - Người giữ xe thiếu tính tự trọng. Hoạt động 5: DẶN DÒ - Học bài, làm bài tập b, d, đ. Tiết: 4 Bài: 4 ĐẠO ĐỨC VÀ KỶ LUẬT 8 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu đạo đức và kỷ luật, mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật, ý nghĩa của việc rèn luyện đạo đức và kỷ luật đối với mỗi người. 2. Thái độ: - Rèn cho HS tôn trọng kỷ luật và phê phán thói tự do vô kỷ luật. 3. Kĩ năng: - Giúp HS biết tự đánh giá, xem xét hành vi của một cá nhân hoặc một tập thể theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học. II. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, đóng vai, giải quyết tình huống, đối thoại, liên hệ thực tế. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Tình huống, câu chuyện. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Trật tự, sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. - Tự trọng là gì? Nêu một trường hợp thể hiện tính tự trọng. - Tự trọng có ý nghĩa gì? Giải thích câu tục ngữ “đói cho sạch, rách cho thơm”. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HỌC SINH Nội dung cần đạt Hoạt động 1 GIỚI THIỆU BÀI Nêu ý nghĩa của đạo đức và kỉ luật, mối quan hệ giữa chúng để vào bài. Hoạt động 2 TÌM HIỂU NỘI DUNG MỤC TRUYỆN ĐỌC - HS đọc SGK. - Hỏi: + Những việc làm nào chứng tỏ anh Hùng là người có tính kỉ luật cao? + Những việc nào chứng tỏ anh Hùng biết chăm lo cho mọi người? I. Truyện đọc: - Tính kỉ luật của anh Hùng: + Thực hiện nghiêm ngặt bảo hộ lao động khi làm việc như: dây bảo hiểm, thừng lớn, … + Có lệnh của công ty mới được chặt. + Làm việc nhiều khi suốt ngày đêm, không đi muộn về sớm…. - Anh Hùng biết chăm lo đến mọi người thể hiện ở chỗ anh sẵn sàng giúp đỡ đồng đội, nhận việc khó khăn nguy hiểm. Hoạt động 2 TÌM HIỂU NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT TRONG HỌC TẬP VÀ TRONG CUỘC SỐNG. * Thảo luận: - Nhóm 1: Trong học tập, đạo đức được ở những việc làm cụ thể nào? + Giúp đỡ bạn học yếu, nghèo. + Lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè. - Nhóm 2: Trong cuộc sống, đạo đức được biểu hiện ở những việc làm cụ thể nào? + Kính trọng, vâng lời cha mẹ. + Thương yêu anh, chị em, + Giúp đỡ láng giềng, người nghèo, đồng 9 bào bị lũ lụt… - Nhóm 3: Trong học tập, tính kỉ luật được biểu hiện ở những việc làm nào? + Học bài, làm bài tập đầy đủ. + Đi học đúng giờ, không đến trể về sớm. + Ăn mặc đồng phục, đúng quy định. + Kính trọng thầy cô, đoàn kết bạn bè. - Nhóm 4: Trong cuộc sống tính kỉ luật được biểu hiện ở những việc làm nào? + Không hút thuốc, uống rượu, gây rối, làm mất trật tự nơi công cộng. + Không ăn cắp, ăn trộm và làm việc việc xấu khác. + Chấp hành tốt luật lệ giao thông. Hoạt động 2 TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC - Đạo đức là gì? - Kỉ luật là gì? II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Khái niệm: - Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện. - Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc. Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? (Phân tích). 2. Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật: Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ. - Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. - Sống có kỉ luật là biết tự trọng, biết tôn trọng người khác. Hoạt động 3 CỦNG CỐ BÀI HỌC, KHẮC SÂU KIẾN THỨC III. BÀI TẬP: a) SGK: - Những hành vi biểu hiện đạo đức: (3) Luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn. - Những hành vi biểu hiện tính kỉ luật: (1) Không nói chuyện riêng trong lớp. (6) Không hút thuốc, uống rượu. (7) Làm bài tập đầy đủ trước khi lên lớp. - Những hành vi đạo đức + kỉ luật: (1), (3), (4), (5), (6), (7). 10 [...]... loại phương tiện giao thông, nhất là xe gắn máy Điều này dẫn đến hiện tượng là các tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều Vậy, làm thế nào để hạn chế những tai nạn giao thông? Chúng ta đi vào bài học Hoạt động 2 TÌM HIỂU HỆ THỐNG BÁO HỆ ĐƯỜNG BỘ - Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những 1 Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm có: gì? - Hiệu lệnh của người điều khiển giao * Lưu ý: Biển báo giao thông: BB cấm,... trên 3 Thái độ: - Tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông - Ủng hộ nhnữg việc làm tôn trọng luật lệ và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ an toàn giao thông II PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại, thảo luận, đặt vấn đề, xử lí tình huống III TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Sách Giáo dục trật tự an toàn giao thông (phần mềm) - Luật Giao thông đường bộ năm 2001 - Tranh IV HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:... bài 1-5, tiết tới trả bài - Xem lại SGK GDCD 6 bài: “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” Tiết: 16 THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG I MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1 Kiến thức: - Nêu được quy tắc chung về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ 30 - Giải thích được một số quy định cụ thể về trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường sắt 2 Kĩ năng: - Biết chấp hành hệ thống báo hiệu... khiển giao * Lưu ý: Biển báo giao thông: BB cấm, thông nguy hiểm, hiệu lệnh, phụ, chỉ dẫn - Tín hiệu đèn giao thông - Biển báo giao thông đường bộ - Vạch kẻ đường - Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ - Hàng rào chắn - Ý nghĩa của từng loại tín hiệu trong hệ * Ý nghĩa của các loại tín hệ trên: thống báo hiệu giao thông đường bộ (HS liên hệ thực tế tự rút ra nội dung) Hoạt động 3 TÌM HIỂU NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐI ĐƯỜNG . NGƯỜI KHÁC về LỐI SỐNG GIẢN DỊ Ở MỌI KHÍA CẠNH: LỜI NÓI, CỬ CHỈ, TÁC PHONG, CÁCH ĂN MẶC VÀ THÁI ĐỘ GIAO TIẾP VỚI MỌI NGƯỜI; BIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ RÈN LUYỆN, HỌC TẬP NHỮNG TẤM GƯƠNG SỐNG GIẢN. trật tự nơi công cộng. + Không ăn cắp, ăn trộm và làm việc việc xấu khác. + Chấp hành tốt luật lệ giao thông. Hoạt động 2 TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC - Đạo đức là gì? - Kỉ luật là gì? II. NỘI DUNG

Ngày đăng: 27/04/2015, 21:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TIẾT: 1

  • BÀI: 1

  • SỐNG GIẢN DỊ

  • I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  • 1. KIẾN THỨC:

  • GIÚP HS HIỂU THẾ NÀO LÀ SỐNG GIẢN DỊ VÀ KHÔNG GIẢN DỊ, TẠI SAO cần PHẢI SỐNG GIẢN DỊ.

  • 2. THÁI ĐỘ:

  • HÌNH THÀNH Ở HS THÁI ĐỘ QUÝ TRỌNG SỰ GIẢN DỊ, CHÂN THẬT; XA LÁNH LỐI SỐNG XA HOA, HÌNH THỨC.

  • 3. KĨ NĂNG:

  • GIÚP HS TỰ ĐÁNH GIÁ HÀNH VI CỦA BẢN THÂN VÀ CỦA NGƯỜI KHÁC về LỐI SỐNG GIẢN DỊ Ở MỌI KHÍA CẠNH: LỜI NÓI, CỬ CHỈ, TÁC PHONG, CÁCH ĂN MẶC VÀ THÁI ĐỘ GIAO TIẾP VỚI MỌI NGƯỜI; BIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ RÈN LUYỆN, HỌC TẬP NHỮNG TẤM GƯƠNG SỐNG GIẢN DỊ CỦA MỌI NGƯỜI XUNG QUANH ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI SỐNG GIẢN DỊ.

  • II. PHƯ门NG PHÁP:

  • KỂ CHUYỆN, PHÂN TÍCH, DIỄN GIẢNG, ĐÀM THOẠI, NÊU VẤN đề, THẢO LUẬN.

  • III. TÀI LIỆU VÀ PHƯ门NG TIỆN:

  • TRANH ẢNH, CÂU CHUYỆN, TÌNH HUỐNG, CA DAO, TỤC NGỮ THỂ HIỆN SỐNG GIẢN DỊ.

  • IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

  • 1. Ổn ĐỊNH TỔ CHỨC: TRẬT TỰ, SĨ SỐ.

  • 2. KIỂM TRA BÀI CŨ.

  • - GV PHỔ BIẾN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MỘT CÁCH KHÁI QUÁT.

  • - GV NHẮC NHỞ HS CHUẨN BỊ SGK, VỞ GHI.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan