Nâng cao năng lực xuất khẩu gạo việt nam trong giai đoạn hiện nay”,

42 405 0
Nâng cao năng lực xuất khẩu gạo việt nam trong giai đoạn hiện nay”,

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

xin được đưa ra một số thực trạng xuất khẩu gạo, phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn đồng thời đưa ra giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu gạo việt nam trong giai đoạn hiện nay xuất khảu gạo ở nước ta trong hơn 20 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Từ một nước sản xuất trì trệ với nền nông nghiệp lạc hậu, phải nhận viện trợ lương thực. Việt nam đã vươn lên không chỉ đảm bảo an ninh lương thực truốc gia mà còn trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

LỜI NÓI ĐẦU Xu hướng hội nhập và liên kết kinh tế thế giới hiện nay là xu hướng tất yếu của tất cả các nền kinh tế. Trải qua hơn 25 năm đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đạt được nhiều những thành tựu to lớn về kinh tế. Thắng lợi về sản xuất và xuất khẩu gạo là một trong những thắng lợi to lớn của nước ta.Điều đó có được là nhờ tầm nhìn sáng suốt về lợi thế cùng những chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn và chính sách xuất nhập khẩu của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, tình hình về xuất nhập khẩu đã có nhiều biến đổi đặc biệt là khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Kinh tế Thế giới WTO. Đồng nghĩa với việc Việt Nam phải tham gia vào các điều khoản kinh tế thế giới, tham gia vào thị trường rộng lớn hơn, đẳng cấp cao hơn và phẳng hơn đòi hỏi trình độ kinh doanh, kinh nghiệm quản lí, tổ chức thực hiện cao trong khi Việt Nam vẫn còn là nền kinh tế non trẻ. Đặc biệt là trong vấn đề xuất nhập khẩu.Các hàng rào thuế quan gần như được bãi bỏ hoàn toàn, thay vào đó là những hàng rào phi thuế quan, các hàng rào kĩ thuật, hàng rào văn hóa xã hội…. Xuất khẩu gạo nước ta trong hơn 20 năm qua đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Từ một nước sản xuất trì trệ nền nông nghiệp lạc hậu, nhận viện trợ lương thực.Việt Nam đã vươn lên không chỉ đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn xuất khẩu trở thành nước xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới.Kim ngạch xuất khẩu lớn và tăng nhanh chóng qua các năm.Đó là những điều thật tự hào.Tuy vậy ,nhìn vào thực tế xuất khẩu gạo nước ta còn nhiều điều bất cập.Trong đó vấn đề được nói nhiều nhất là sản lượng xuất khẩu chưa tương xứng với giá trị xuất khẩu, chất lượng gạo Việt Nam thấp so với một số nước như Thái Lan, 1 Singapo….Bên cạnh đó vấn đề cạnh tranh về thị trường, cạnh tranh về giá bán ngày càng gay gắt hơn đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải có chiến lược khôn ngoan, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của mình thì mới có thể cạnh tranh và có hiệu quả được Với đề tài: “Nâng cao năng lực xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, em xin được đưa ra một số thực trạng xuất khẩu gạo, phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn đồng thời đưa ra giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Cấu trúc của đề tài gồm 3 chương Chương 1: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu gạo Việt Nam Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Chương 3: Định hướng và giải pháp xuất khẩu gạo Việt Nam định hướng đến năm 2020 Em xin được cảm ơn các thầy(cô) đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này và em mong nhận được những đóng góp quý báu của các thầy(cô) để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn nữa. Em xin chân thành cám ơn Sinh viên thực hiện Trần Thanh Bình 2 NỘI DUNG Chương 1 Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu gạo Việt Nam 1.1. Thực chất của hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa của thương nhân trong nước với thương nhân nước ngoài nhằm mục đích lợi nhuận hoặc mục đích kinh tế xã hội khác. Cơ sở của hoạt động của xuất khẩu là trao đổi hàng hóa dịch vụ. Mục đích của xuất khẩu là việc tận dụng lợi thế so sánh của từng vùng, từng quốc gia trong chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế để nhằm tìm kiếm lợi ích cho các quốc gia xuất khẩu. Hàng hóa trong xuất khẩu đa dạng từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất máy móc trang thiết bị. Hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng tốt đối với các hàng rào quốc tế tại thị trường xuất khẩu đồng thời cũng phải am hiểu các nghiệp vụ giao nhận, nghiệp vụ vận tải, thanh toán, bảo hiểm hàng hóa…. Các loại hình xuât khẩu chính: - Xuất khẩu trực tiếp: Là phương thức buôn bán quốc tế người bán và người mua tự thiết lập quan hệ và thỏa thuận các điều kiện mua bán. - Xuất khẩu gián tiếp: Là phương thức buôn bán quốc tế người mua và người bán phải thông qua người thứ ba để thiết lập quan hệ và các thỏa thuận mua bán. Người thứ 3 là các trung gian thương mại. 3 - Xuất nhập khẩu đối lưu: Phương thức giao dịch xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu và ngược lại. Người bán đồng thời cũng là người mua. - Phương thức tái xuất, chuyển khẩu: Xuất khẩu hàng hóa nhập khẩu nhưng không chế biến. - Một số loại hình khác: đấu thầu quốc tế, đấu giá quốc tế, gia công quốc tế…. 1.2. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu gạo - Thị trường có tính thời vụ Xuất khẩu gạo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố thời vụ của sản xuất có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.Hai khu vực đóng góp chủ yếu trong sản lượng gạo hàng năm của Việt Nam là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.Hai vựa lúa này hàng năm đóng góp từ 33-34 triệu tấn thóc mỗi năm.Ở miền Bắc có hai vụ chính là vụ mùa và vụ chiêm. Ở miền Nam, nông dân có ba vụ lúa :vụ đông xuân, vụ hè thu và vụ ba. Đặc tính cố hữu của sản xuất này đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn riêng cho các doanh nghiệp trong việc đảm bảo lượng hàng hóa cho xuất khẩu đặc biệt là công tác thu mua và bảo quản, tuy nhiên doanh nghiệp cũng có thuận lợi là sẽ thu mua được khối lượng lớn, giá sẽ rẻ hơn.Doanh nghiệp từ căn cứ thu mua mà sẽ có các phương án xuất khẩu phù hợp với tình hình -thực tế tránh bị ép giá lúc thừa hay thiếu. - Các nước lớn đóng vai trò chi phối xuất khẩu gạo thế giới Trong giai đoạn hiện nay một số nước đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu gạo thế giới và có những ảnh hưởng tới thị thị trường như: Thái Lan, Việt 4 Nam, Ấn Độ, Mỹ. Pakistan….Bất kì một động thái nào từ các nước như :mất mùa, được mùa, chính sách an ninh lương thực quốc gia, chính sách giá thu mua áp đặt….có thể ảnh hưởng rất lớn tới giá gạo thế giới, cung cầu tiêu dùng và rất nhiều ngành khác. Cạnh tranh giữa các nước có tiềm lực là rất lớn tại các thị trường đặc biệt là các thị trường có tiềm năng phát triển lớn như: Trung Quốc, Philiphin, Indonesia, các nước Châu Phi….Việc Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch giải tỏa 3 riệu tấn gạo vào cuối năm 2001 là một ví dụ để gây sức ép với thị trường gạo thế giới.Cuối tháng 3-2000, Indonesia đã quyết định ngừng nhập khẩu gạo chính ngạch cũng đã tạo những biến động không nhỏ tới giá gạo nói chung.Tuy nhiên, độ nhạy cảm của thị trường gạo còn phải phụ thuộc vào lượng dự trữ toàn cầu và của từng nước cũng như tỷ giá giữa gạo và các loại lương thực thay thế như lúa mì, ngô…. - Trong mậu dịch gạo thế giới, có rất nhiều loại gạo khác nhau của các nước xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới. Tương ứng với mỗi loại gạo , tuỳ thuộc chất lượng, phẩm cấp khác nhau lại hình thành một mức giá cụ thể phù thuộc vào các tiêu chuẩn cụ thể về chọn giá quốc tế mà trong nhiều thập kỷ qua, người ta vẫn lấy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan làm giá gạo quốc tế. Vì gạo có rất nhiều loại nên khi nói giá gạo xuất khẩu thường nói rõ cấp loại nào (5% tấm, 10% tấm…) vào điều kiện giao hàng nào (FOB. CIF,C&F…) Tuy có giá gạo quốc tế nhưng giá gạo của một cấp gạo cụ thể, giữa các nước xuất khẩu là không đồng nhất: như giá gạo của việt nam thường thấp hơn của Thái Lan hoặc của một số nước khác mặc dù cùng cấp. Điều này là do chất lượng của từng loại, do uy tín sản phẩm , do điều kiện tự nhiên, nguồn giống tạo nên loại gạo đó. - Buôn bán gạo giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu 5 Buôn bán gạo đạt được sự ổn định rất cao là do buôn bán giữa các chính phủ. Nguyên nhân là do: Thứ nhất: nhằm thực hiện các chính sách an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo lương thực tiêu dùng trong nước. Buôn bán được kí kết giữa các Chính phủ thông qua các hiệp định, các hợp đồng có tính nguyên tắc, dài hạn, định lượng cụ thể hàng năm vào các niên vụ. Thứ hai: một số nước xuất khẩu gạo nhằm mục đích chính trị bằng các kí kết viện trợ ,cho không, bán chịu dài hạn….Mỹ là quốc gia sử dụng hình thức này như một chiến lược ngoại giao nhằm tăng cường sự phụ thuộc của các nước khác vào nước mình trong quan hệ quốc tế.Tương tự như vậy,EU thường nhập khẩu gạo để cung cấp miễn phí cho các nước châu Phi để đổi lại các điều kiện kinh tế khác. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo - Nhân tố thị trường Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn và chi phối đối với hoạt động xuất khẩu gạo của mỗi quốc gia.Trong đó, có thể xem xét đến các yếu tố cơ bản sau đây + Biến động về cung cầu thị trường Gạo là một hàng hóa thiết yếu, cũng giống như các hàng hóa khác nó cũng phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư, thị hiếu….Khi thu nhập tăng lên thì cầu về số lượng gạo giảm xuống nhưng cầu về gạo chất lượng cao tăng lên, cầu về gạo kém chất lượng giảm xuống do đó tỷ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn tăng lên. Cung gạo trên thị trường cũng là một nhân tố quan trọng. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nên tìm hiểu kĩ về thị trường xuất khẩu, giá cả, thị hiếu sử dụng ….đồng thời đánh giá được những điểm mạnh , điểm yếu của mình 6 cũng như đối thủ cạnh tranh để có chiến lược khôn ngoan nhất.Trên thị trường xuất khẩu gạo mức co dãn cầu thường rất ít so với mức co giãn về giá, do vậy các doanh nghiệp phải có chiến lược thu mua bảo quản hợp lí, nếu để lượng dự trữ quá cao có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp. + Biến động về giá cả: Giá cả là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự cân bằng cung cầu trên thế giới.Tuy sự biến động giá cả là không lớn nhưng xuất khẩu gạo thì xuất với khối lượng rất lớn. Trung bình xuất khẩu gạo của Việt Nam là 4-5 triệu tấn.Một sự biến đông giá nhở cũng có thể ảnh hưởng rất lớn tới tổng giá trị xuất khẩu.Bên cạnh đó, các loại gạo chất lượng đặc sản thường có giá biến động khá lớn. - Các chính sách vĩ mô Nhóm nhân tố này thể hiện sự tác động của Nhà nước tới hoạt động xuất khẩu gạo và các hoạt động liên quan + Nhóm các chinh sách xuất nhập khẩu Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia thị trường xuất khẩu rất cần sự quan tâm của Nhà nước.Đặc biệt là trong các vấn đề về tiếp cận thị trường, hiểu biết về thị trường xuất khẩu, các hoạt động marketing giới thiệu sản phẩm, tổ chức quản lí đội ngũ nhân sự trong công tác xuất khẩu, trình độ quản lí.Các chính sách như tỷ giá hối đoái, chính sách thuế xuất khẩu, chính sách khuyến khích xuất khẩu mặt hàng….có thể có tác động rất lớn rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. + Nhóm các chính sách khác Bên cạnh các chính sách trực tiếp, thì các chính sách phát triển các ngành nghề liên quan, các ngành nghề bổ trợ cũng có tác động tích cực hay tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu.Các chính sách như chính sách đất đai, chính sách phát triển ngành Logistic, chính sách phát tiển khoa học công nghệ, chính sách 7 hỗ trợ giống cây trồng, phân bón cho nông dân… Các chính sách này có thể có tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu gạo. Xuất khẩu gạo đem lại lợi ích to lớn với phát triển kinh tế xã hội nhưng đời sống nông dân hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn.Các chính sách đảm bảo lợi ích của Nhà nước – Doanh nghiệp – Nông dân trong giai đoạn hiên nay là cần thiết để người nông dân có thể yên tâm để sản xuất. - Nhân tố vật chất kĩ thuật và công nghệ đảm bảo chất lượng hoạt động xuất khẩu + Nhân tố vật chất kĩ thuật:Là hệ thống vận chuyển, kho tàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc.Hệ thống này đảm bảo việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. + Nhân tố kĩ thuật, công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo.Hệ thống chế biến với công nghệ dây truyền hiện đại sẽ góp phần tăng chất lượng và giá trị gạo. 1.4. Vai trò của xuất khẩu gạo Xuất khẩu gạo đang được Nhà nước rất quan tâm bằng các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tha gia vào xuất khẩu đặc biệt là khu vực tư nhân nhằm giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước.Việc mở rộng xuất khẩu vừa tạo được nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, vừa đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở hạ tầng là mục tiêu quan trọng trong chính sách thương mại. 8 1.4.1. Xuất khẩu gạo tăng thu ngoại tệ, tích luỹ vốn cho quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước Quá trình CNH-HĐH đất nước được xác định tiến hành lâu dài và theo những bước đi thích hợp. Để tiến hành thành công quá trình này, cần huy động tối đa mọi nguồn lực của quốc gia, trong đó vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng. Có vốn mới có thể xây dựng cơ sở hạ tầng, nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực Vốn thường được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: đầu tư nước ngoài, du lịch, vay vốn trong dân, xuất khẩu trong đó vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu có tác động lớn đến hoạt động nhập khẩu, qua đó đẩy mạnh tiến trình CNH-HĐH đất nước. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta những năm gần đây, kim ngạch từ xuất khẩu gạo chiếm một tỷ trọng khá lớn. Gạo đã trở thành một mặt hàng chủ lực của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tế cho thấy xuất khẩu gạo từ lâu đã mang lại một nguồn vốn không nhỏ cho nước ta. Theo số liệu mới nhất của Bộ Thương mại, trong suốt 11 năm từ 1989 đến 2000, tổng kim ngạch mà xuất khẩu gạo mang lại đạt gần 7 tỷ USD, chưa kể đến xuất khẩu tiểu ngạch sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Như vậy, gạo đã chiếm tới khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, một tỷ lệ không nhỏ đối với riêng một mặt hàng trong rất nhiều mặt hàng xuất khẩu khác. Xuất phát từ vai trò quan trọng của gạo đối với quá trình CNH-HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng hơn tới tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt chú ý tới những giống lúa có chất lượng và cho năng suất cao, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu gạo nhằm đem lại nguồn vốn lớn phục vụ công cuộc đổi mới đất nước. 1.4.2. Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển 9 Khi Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo đồng nghĩa với việc tăng cường sản xuất theo quy mô vùng. Hiện nay, ở nước ta đã và đang hình thành những vùng lúa tập trung chuyên sản xuất gạo xuất khẩu bao gồm cả hai khu vực chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Mỗi vùng phù hợp với những loại giống lúa khác nhau. Như vậy, cơ cấu nông nghiệp sẽ thay đổi phát huy theo lợi thế của từng vùng. Khi đẩy mạnh xuất khẩu gạo, cơ cấu ngành nghề cũng sẽ thay đổi. Hàng loạt các nghề phụ liên quan đến sản xuất và chế biến gạo như xay sát, bảo quản, đánh bóng cũng phát triển theo. Đây là điều kiện thuận lợi đối với nền kinh tế dư thừa lao động như nước ta, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp trong nông thôn và góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Trong những năm gần đây, sản lượng lúa thu hoạch tăng cao. Xuất khẩu gạo tạo điều kiện mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tránh ứ đọng, tồn kho. Khi khâu tiêu thụ được giải quyết sẽ tạo tâm lý an tâm, khuyến khích nông dân tăng cường, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Như vậy, xuất khẩu đã tác động ngược trở lại đối với sản xuất, là một tiền đề cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp và khả năng tiêu dùng của một quốc gia như Việt Nam. Khi tham gia xuất khẩu gạo, Việt Nam có điều kiện cạnh tranh, cọ xát với các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế. Đây vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn đối với mặt hàng gạo của Việt Nam vì chất lượng của ta còn kém hơn so với các nước xuất khẩu khác, đặc biệt là Thái Lan. Tuy nhiên, để đảm bảo sự tồn tại của gạo Việt Nam trên thị trường, các doanh nghiệp buộc phải tổ chức, xem xét lại khâu sản xuất, hình thành một cơ cấu sản xuất thích hợp, hạ giá thành sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng. Các kênh phân phối cũng phải tổ chức lại một cách hợp lý, giảm thiểu chi phí nhằm mang lại lợi nhuận tối đa. 10 [...]... ra những tác động tiêu cực tới xuất khẩu gạo đặc biệt gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu 3.2 Giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu gạo Việt Nam từ nay cho đến năm 2020 Giải pháp cho vấn đề sản xuất và xuất khẩu gạo nhằm đạt được mục tiêu cải thiện giá gạo, tăng chất lượng gạo và thu nhập cho người sản xuất gạo. Nếu như mùa vụ 2009-2010 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỉ lục 6,73 triệu tấn... đoạn của quá trình xay xát gạo nhưng chiếm 75% lượng gạo xay xát của cả nước 2.2 Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn hiện nay 2.2.1 Sản lượng xuất khẩu gạo Sản lượng gạo Việt Nam xuất khẩu khá ổn định trên 4,5 triệu tấn từ năm 2005-2008 và có bước đột phá vào năm 2009.Cụ thể,mùa vụ 2010-2011, VIệt Nam xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 26,37 triệu tấn so với 6,73 triệu tấn trong. .. trạng xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 2.1 Thực trạng sản xuất và chế biến gạo của Việt Nam trong thời gian qua 2.1.1 Thực trạng sản xuất gạo của Việt Nam Thực hiện chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn cùng các chính sách đất đai, chính sách phát triển nông thôn….nền nông nghiệp nước ta đã có nhiều chuyển biến quan trọng trong thời gian qua.Đặc biệt là trong sản xuất gạo. Sản... trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Thái Lan Theo USDA, mùa vụ 2011-2012, Việt Nam vần duy trì mức xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn.Nếu mùa vụ 2009-2010 xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt mức kỉ lục thì mùa vụ 2011-2012 sản lượng xuất khẩu đạt trên 7 triệu tấn( 7,105 triệu tấn) và nâng kim ngạch xuất khẩu gạo lên hơn 3,507 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kì 2009-2010 19 Năm 2012, xuất khẩu gạo Việt Nam lại xác lập... được không cao và khó có thê áp dụng khoa học kĩ thuật cũng như quy trình sản xuất hiện đại.Vì vậy, thực hiện cánh đồng mẫu lớn là bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam 34 Thứ hai, cần chú trọng chất lượng gạo xuất khẩu Năm 2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn năm 2011 là 600.000 tấn gạo nhưng lượng tiền thu về lại ít hơn khoảng 70 triêu USD.Có tới 53% gạo xuất khẩu của Việt Nam có phẩm... khẩu + Tổng sản lượng xuất khẩu lớn nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn Đây là một thực tại của ngành xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian qua.Chúng ta có những bước tiến quan trọng trong sản lượng xuất khẩu gạo nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu lại biến động và chưa thỏa đáng với sản lượng xuất khẩu Một thực tế xuất khẩu khác được nhiều chuyên gia nhận xét đó là khi giá thế giới giảm thì Việt. .. và thấp.Vì vậy xuất khẩu gạo của Việt Nam nhiều nhưng chất lượng không cao. Với định hướng năm 2013, xuất khẩu gạo đạt khoảng 7,5-7,6 triệu tấn Nhiều chuyên gia cho rằng sản lượng lúa Việt Nam đã đạt đỉnh, và để có thể duy trì vị trí xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới, Việt Nam cần nâng cao chất lượng hạt gạo thay vì tập trung tăng khối lượng xuất khẩu. Việc chú trọng tăng chất lượng gạo phải được... + Xuất khẩu gạo chủ yếu là xuất khẩu qua trung gian.Với thị trường Châu Phi đòi hỏi về chất lượng là không cao nên Việt Nam có thể xuất khẩu gạo trực tiếp nhưng với các thị trường cấp cao đòi hỏi của thị trường với sản phẩm ở mức 30 độ cao hơn.Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu lựa chọn hình thức qua trung gian Do vậy giá trị xuất khẩu luôn ở mức thấp + Sản xuất lúa gạo phát triển, kim ngạch xuất khẩu. .. giống, chăm sóc, thu hoạch, chế biến bảo quản, xuất khẩu và lưu kho Áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng gạo, giảm hao hụt về số lượng và chất lượng 27 Chủng loại gạo ngày càng đa dạng .Việt Nam đang hướng tới xuất khẩu gạo chất lượng cao, thay vì xuất khẩu đa số gạo chất lượng thấp như hiện nay - Xuất khẩu gạo góp phần nâng cao đời sống của người dân lao động, giải quyết... kỉ lục này và đạt trên 7 triệu tấn Năm 2012 sản lượng gạo xuất của Việt Nam đứng thứ hai thế giới khoảng 7,8 triệu tấn nhưng giá trị thu về giảm .Xuất khẩu gạo năm 2013 đã đến lúc cần chú trọng đến chất lượng gạo xuất khẩu thay vì số lượng gạo như trước đây Thứ nhất, cần có sự liên kết trong sản xuất và xuất khẩu gạo Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 212 đứng thứ hai thế giới khoảng 7,8 triệu tấn . tranh và có hiệu quả được Với đề tài: Nâng cao năng lực xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, em xin được đưa ra một số thực trạng xuất khẩu gạo, phân tích cơ sở lí luận và thực. thực tiễn đồng thời đưa ra giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Cấu trúc của đề tài gồm 3 chương Chương 1: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu gạo Việt Nam Chương. 2: Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Chương 3: Định hướng và giải pháp xuất khẩu gạo Việt Nam định hướng đến năm 2020 Em xin được cảm ơn các thầy(cô) đã hướng dẫn em

Ngày đăng: 27/04/2015, 15:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan