tiểu luận marketing quốc tế đề tài nghiên cứu thị trường thế giới

88 5.1K 16
tiểu luận marketing quốc tế đề tài nghiên cứu thị trường thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM TIỂU LUẬN MÔN MARKETING QUỐC TẾ ĐỀ TÀI GVHD : T.S Mai Thanh Hùng LỚP : DHKQ8A NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TP HCM, ngày 21 tháng 01 năm 2014 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM TIỂU LUẬN MÔN: MARKETING QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI GVHD: T.S Mai Thanh Hùng Nhóm thực hiện : Nhóm 3 Danh sách nhóm: 1. Hồ Hồng Duy 12017801 2. Nguyễn Thị Ngọc Lan 12026591 3. Nguyễn Thị Mỹ Hồng 12017021 4. Huỳnh Thanh Kiều 12020501 5. Lê Huỳnh Ngọc 12021931 6. Hoàng Thị Hồng Nhung 12018241 7. Văn Thị Kim Nhung 12024271 8. Nguyễn Thị Hạnh Như 12096501 9. Hồ Thị Huỳnh Như 12016991 10.Huỳnh Thị Diễm Thơ 12015671 11.Nguyễn Tố Uyên 12019011 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC NHÓM Nhóm Điểm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 Nhóm 7 Nhóm 8 Nhóm 9 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Nghiên cứu thị trường là công cụ kinh doanh thiết yếu và là công việc cần làm trong một thị trường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh gay gắt để dành sự chấp nhận mua và/hoặc sử dụng của khách hàng. Do đó, cang hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng bạn càng có nhiều cơ hội thành công. Việc hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một địa phương và thói quen mua sắm của họ sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách thành công. Qua nghiên cứu thị trường, bạn có thể sẽ hình thành nên ý tưởng phát triển một sản phẩm mới và lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thị trường cụ thể. Ví dụ, qua nghiên cứu, bạn có thể phát hiện thấy hương vị của một loại thực phẩm cụ thể rất phổ biến ở thị trường này nhưng lại được coi là đặc biệt ở một thị trường trường khác và đó sẽ là thông tin marketing cần thiết nếu chiến lược kinh doanh của bạn có liên quan đến lĩnh vực đó. Việc nghiên cứu sẽ cung cấp những chi tiết rất quan trọng hỗ trợ bạn từ việc phát hiện ra thị trường "ngách" cho đến việc hoạch định một chiến lược tiếp thị xuất khẩu có hiệu quả. Nhờ nghiên cứu, bạn không phải lãng phí tiền bạc và công sức cho những hy vọng sai lầm, đặc biệt khi bạn tiến hành xuất khẩu lần đầu. Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng nghiên cứu thị trường không phải là điều đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong kinh doanh, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn tránh được nhiều quyết định sai lầm. Qua đó, chúng ta có thể thấy tính tất yếu của việc nghiên cứu thị trường, đặc biệt khi quyết định thâm nhập vào thị trường quốc tế đòi hỏi sự mạo hiểm và khó khăn gấp ngàn lần nên việc nghiên cứu thị trường cần được thực hiện một cách nghiêm túc. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề trên, nhóm 3 xin chọn đề tài : “ Nghiên cứu thị trường thế giới”. 6 PHẦN NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 1.1. Định nghĩa thị trường Thế giới Thị trường Thế giới là tập hợp các thị trường nước ngoài mà ở đó bao gồm tất cả những người mua thực sự hay những người mua tiềm năng đối với một sản phẩm hay dịch vụ. 1.2. Một số khái niệm thị trường thường gặp Việc đo lường nhu cầu của thị trường đòi hỏi phải có sự hiểu biết rõ ràng về thị trường liên quan. Thuật ngữ thị trường, trải qua thời gian đã có rất nhiều nghĩa: Theo nghĩa đầu tiên, thị trường là một địa điểm cụ thể, ở đó người mua và kẻ bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa hay dịch vụ. Những đô thị thời trung cổ có những khu chợ cho người bán hàng và người kia mua hàng. Ngày nay, sự trao đổi có thể diễn ra ở mọi thành phố, tại những nơi được gọi là khu mua bán chứ không chỉ riêng ở các chợ. Theo quan điểm kinh tế học, thị trường còn được hiểu rộng hơn, thị trường bao hàm mọi người mua và người bán trao đổi nhau các hàng hóa hay dịch vụ có mối quan hệ cạnh tranh với nhau bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa, dịch vụ( hay còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động và thị trường tiền tệ. Hay thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng có cùng một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó. Thị trường là một tập Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trườngcà phê, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, v.v Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường miền Trung. 1.3. Thị trường một số quốc gia ở nước ngoài 1.3.1. Thị trường người tiêu thụ Cần phải tìm hiểu trước thị trường người tiêu dùng và hành vi mua sắm của người tiêu dùng thì mới có thể đưa ra những kế hoạch marketing phù hợp. 7 Thị trường người tiêu thụ là nơi diễn ra hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ dùng cho tiêu dùng cán nhân, là thị trường cuối cùng mà các hoạt động kinh tế được tổ chức ra để phục vụ cho người tiêu dùng. Khi phân tích thị trường người tiêu thụ cần phải biết: khách hàng là ai? Các đối tượng mua hàng và nhu cầu của người mua, các tổ chức hoạt động, các đợt mua hàng và những cửa hàng bán lẻ? Hành vi mua hàng của người tiêu dùng chịu tác động của bốn yếu tố chủ yếu: văn hóa, xã hội, nhận thức và tâm lý. Dựa vào các yếu tố trên để thuận lợi hơn cho quá trình nghiên cứu thị trường người tiêu dùng. Các yếu tố cần xem xét trong thị trường người tiêu thụ: _ Khách hàng mua gì? _ Tại sao họ mua? _ Ai quyết định việc mua hàng? _ Mua hàng như thế nào và khi nào khách hàng mua _ Người ta mua ở đâu? 1.3.2. Thị trường công nghiệp Thị trường công nghiệp là nơi các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm đáp ứng cho các hoạt động và quá trình sản xuất của họ. Trong thị trường công nghiệp, các doanh nghiệp mua bán nguyên vật liệu, các chi tiết, bộ phận và cũng có thể là thành phẩm. Khách hàng không chỉ là các doanh nghiệp kinh doanh mà cả các tổ chức chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, các bệnh viện, trường học. Các yếu tố cần xem xét trong thị trường công nghiệp gồm: Mua cái gì? Tại sao mua? Ai là người quyết định mua? Và thị trường công nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế. 1.3.3. Thị trường chính phủ Thị trường chính phủ phụ thuộc vào sự ưu tiên của Chính Phủ đối với các chương trình phát triển quốc gia. 1.4 Nhiệm vụ của việc nghiên cứu thị trường thế giới Thị trường thế giới của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó. Nghiên cứu thị trường thế giới là một quá trình thu thập tài liệu và các thông tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận về xu hướng biến động của thị 8 trường thế giới trong từng ngành hàng, nhóm hàng tạo cơ sở để xây dựng các chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Cụ thể quá trình này phải giải quyết các vấn đề sau: + Xác định nước nào là thị trường có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu hàng của ta hoặc họ đáp ứng việc nhập khẩu với điều kiện thuận lợi, khả năng mua bán là bao nhiêu. + Xác định mức cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh . + Áp dụng những phương thức mua bán cho phù hợp sản phẩm của chúng ta muốn thâm nhập thị trường đó cần đạt yêu cầu về chất lượng (ISO.9000; HACCP), số lượng, bao bì đóng gói + Thu thập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường. + Tiến hành rút ra sự vận động của thị trường, dự báo được dung lượng của thị trường, mức biến động của giá cả, trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin, đề ra các chiến lược Marketing. a. Các thông tin đại cương:  Diện tích nước sở tại.  Dân số: chủng tộc, tôn giáo, độ tuổi.  Tốc độ phát triển trung bình hàng năm.  Ngôn ngữ .  Các vùng và các trung tâm công nghiệp thương mại quan trọng.  Ðịa lý và khí hậu.  Truyền thống, tập quán.  Hiến pháp, trách nhiệm của chính phủ TW và địa phương. b. Môi trường kinh tế - Tài chính - Cơ sở hạ tầng:  Tình hình sản xuất và sản lượng của một quốc gia nào đó về từng mặt hàng cụ thể.  Chỉ tiêu GNP và GDP/ đầu người.  Tỷ giá hối đoái và sự biến động giá của nó, chọn đồng tiền để báo giá.  Hệ thống ngân hàng: Quốc gia và Quốc tế.  Tình hình lạm phát, giảm phát, thiểu phát.  Cơ sở hạ tầng: hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thông, khả năng giải phóng phương tiện các sân bay, bến cảng; hệ thống điện nước, năng lượng cung cấp cho kinh doanh; hệ thống kho tàng  Cơ sở hạ tầng của thương mại: bán buôn, bán lẻ, Công ty quảng cáo, Hội chợ, Tổ chức tư vấn, nghiên cứu Marketing. c. Môi trường pháp luật, chính trị: - Thái độ của chính phủ đối với ngoại thương: bảo hộ mậu dịch hay mậu dịch tự do. - Thỏa ước quốc tế mà quốc gia đã tham gia. 9 - Qui chế của chính phủ đối với các luật lệ, văn phòng đại diện và chi nhánh của Công ty ở nước ngoài. - Các thủ tục hải quan, thuế hải quan những qui định và các yếu tố ảnh hưởng đến buôn bán. - Giấy phép xuất nhập khẩu, hồi chuyển lợi tức, qui định về lương thực, thực phẩm, y tế, an toàn kiểm dịch cần phải đảm bảo. - Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản có liên quan. - Thuế ngoài thuế xuất nhập khẩu: thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp… - Hạn ngạch xuất nhập khẩu. (quota) - Luật pháp trong quảng cáo của từng nước, luật chống phá giá. - Chính trị có ổn định không? d. Môi trường cạnh tranh: bằng nhiều cách  Bằng sản phẩm: đưa ra sản phẩm chất lượng cao hơn, bao bì đẹp hơn.  Bằng giá: định giá thấp hơn đối thủ, bớt giá.  Bằng hệ thống phân phối: ưu đãi cho những thành viên trong kênh phân phối cao hơn đối thủ.  Bằng quảng cáo và khuyến mãi.  Ðối với sau bán hàng tốt hơn.  Phương thức chi trả thuận lợi hơn. Khi nghiên cứu cạnh tranh, cần xác định: o Ai là đối thủ của mình. o Ðối thủ từ đâu đến? Nếu đối thủ từ nước khác đến như mình nhà xuất khẩu tìm cách cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng; nếu đối thủ ở ngay nước sở tại, nhà xuất khẩu có thể thành công bằng sản phẩm mới chất lượng cao hơn. o Ðối thủ có lợi thế gì và nhà xuất khẩu có lợi thế gì hơn đối thủ. o Có chỗ nào cho Công ty và đối thủ cùng hợp tác với nhau hay không? e. Môi trường văn hóa - xã hội: Ảnh hưởng đến hành vi thái độ của khách hàng, nó là những yếu tố hợp thành thị trường. Sự khác biệt nhau về văn hóa sẽ ảnh hưởng đến cách thức giao dịch loại sản phẩm mà người ta yêu cầu, hình thức quảng cáo và khuyến mãi nào có thể được chấp nhận. Nói cách khác, văn hóa là một biến số môi trường ảnh hưởng đến mọi hoạt động của Marketing. Ðặc điểm văn hóa - xã hội khác nhau ở các nước thường được thể hiện ở các mặt như quan niệm về thời gian, không gian, ngôn ngữ, tôn giáo. Hiểu rõ những nét đặc trưng của từng nền văn hóa là cơ sở để tạo nên sản phẩm phù hợp với nhu cầu và chủ động trong đàm phán kinh doanh, cố áp đặt lên đối tác của mình những cách cư xử cũng như của mình, là một cách trực tiếp gây khó chịu cho khách hàng và có thể rất dễ thất bại trong kinh doanh. 10 [...]... tiếp thị nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn thỏa mãn nhu cầu của thị trường 14 II CÁC VẤN ĐỀ TRONG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI Thị trường thế giới của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó Nghiên cứu thị trường thế giới là một quá trình thu thập tài liệu và các thông tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận. .. quá trình nghiên cứu về văn hóa, cần nghiên cứu các gốc độ ngôn ngữ tôn giáo, tổ chức xã hội, truyền thống Tổ chức tạo thành xã hội: gia đình, chủng tộc, giai cấp, các hiệp hội, ảnh hưởng đến tập quán của người tiêu dùng 1.5 Đặc điểm của việc nghiên cứu thị trường thế giới Đặc điểm của việc nghiên cứu thị trường thế giới ở đây là người nghiên cứu phải nắm bắt kịp thời tình hình kinh tế ở thị trường mục... định rõ yêu cầu kinh tế kỹ thuật ra sao và dung lượng thị trường lớn hay nhỏ để đưa ra chiến lược marketing hiệu quả Nghiên cứu thị trường được tiến hành ở hai cấp độ: nghiên cứu khái quát thị trường và nghiên cứu chi tiết thị trường, tuy nhiên cũng có thể đi theo trình tự ngược lại trình tự xuôi hay ngược không cản trở lẫn nhau, mỗi giai đoạn đều có mỗi yêu cầu nhất định về thông tin đều cần cho hoạt... Ngoài ra, nên nghiên cứu về truyền thống, tập quán, hiến pháp, trách nhiệm của chính phủ trung ương và địa phương ở quốc gia cần nghiên cứu Bởi vì đó là các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình marketing của công ty khi thâm nhập thị trường nước ngoài Môi trường Marketing quốc tế bao gồm môi trường kinh tế- tài chính-cơ sở hạ tầng, môi trường pháp luật chính trị, môi trường cạnh tranh và môi trường văn hóa... cả đều rất quan trọng trong việc ra quyết định có nên lựa chọn thị trường quốc gia đó hay không của một công ty quốc tế  Mức độ đô thị hóa Mức độ đô thị hóa cũng là một nội dung cần được quan tâm Các nhà marketing quốc tế thực hiện nhiệm vụ ở những nơi có mức đô thị hóa cao sẽ dễ dàng hơn so với những nơi mà mức độ đô thị hóa thấp 20  Mức độ hội nhập của quốc gia Thường các quốc gia trên thế giới. .. Môi trường kinh tế - tài chính - cơ sở hạ tầng Khi nghiên cứu môi trường kinh tế tài chính-cơ sở hạ tầng, các công ty quốc tế quan tâm đến các yếu tố như sau: Dân số; Thu nhập; Tình hình sản xuất và sản lượng của một quốc gia nào đó về từng mặt hàng cụ thể; Tăng trưởng kinh tế; Tình hình lạm phát; Cán cân thanh toán; Cơ sở hạn tầng và Mức độ đô thị hóa; Mức độ hội nhập của quốc gia  Dân số Quy mô thị. .. thị trường đó và ảnh hưởng tai hại đối với hoạt động đầu tư Tỷ lệ GNP trên đầu người cao, công ty gia tăng thu nhập tương ứng với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế Từ năm 2010 cho đến nay, Trung Quốc đã được xếp là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, trong vòng 30 năm tăng 10% Hiện Trung Quốc là quốc. .. sản phẩm Khi nghiên cứu chỉ tiêu thị trường doanh nghiệp phải xác định được thị phần của mình, thị phần của các doanh nghiệp khác cùng ngành, so sánh về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác để đổi mới nhằm thu hút khách về doanh nghiệp mình 11 1.6 Mục đích của việc nghiên cứu thị trường thế giới Trong nền kinh tế thị trường các nhà... kinh tế, thị trường chung, hội nhập về chính trị Mỗi hình thức hội nhập có đặc điểm của nó Những nhà marketing quốc tế cần xem xét hình thức hội nhập của quốc gia chủ nhà để có các chiến lược marketing quốc tế phù hợp Bởi vì mỗi hình thức hội nhập với đặc điểm gắn liền sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động cụ thể của hoạt động marketing ở thị trường nước ngoài 2.3 Môi trường pháp luật chính trị Môi trường. .. marketing của mình Nghiên cứu khái quát thị trường thực chất là nghiên cứu ở tầm vĩ mô Đó là nghiên cứu tổng cung, tổng cầu hàng hoá, chính sách của chính phủ đối với loại hàng hoá đó Thông qua nghiên cứu khái quát thị trường doanh nghiệp có thể xác định được tổng cung, tổng cầu, gía cả và sự vận động của các tham số đó theo thời gian từ đó doanh nghiệp có những định hướng về việc xâm nhập và thị trường . của vấn đề trên, nhóm 3 xin chọn đề tài : “ Nghiên cứu thị trường thế giới . 6 PHẦN NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 1.1. Định nghĩa thị trường Thế giới Thị trường Thế giới là. dùng. 1.5 Đặc điểm của việc nghiên cứu thị trường thế giới Đặc điểm của việc nghiên cứu thị trường thế giới ở đây là người nghiên cứu phải nắm bắt kịp thời tình hình kinh tế ở thị trường mục tiêu, cần. của thị trường. 14 II. CÁC VẤN ĐỀ TRONG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI Thị trường thế giới của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó. Nghiên cứu thị trường

Ngày đăng: 27/04/2015, 15:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • PHẦN NỘI DUNG

    • I. KHÁI QUÁT NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

      • 1.1. Định nghĩa thị trường Thế giới

      • 1.2. Một số khái niệm thị trường thường gặp

      • 1.3. Thị trường một số quốc gia ở nước ngoài

        • 1.3.1. Thị trường người tiêu thụ

        • 1.3.2. Thị trường công nghiệp

        • 1.3.3. Thị trường chính phủ

        • 1.4 Nhiệm vụ của việc nghiên cứu thị trường thế giới

        • 1.5 Đặc điểm của việc nghiên cứu thị trường thế giới

        • 1.6 Mục đích của việc nghiên cứu thị trường thế giới

        • 1.7 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường

        • II. CÁC VẤN ĐỀ TRONG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

        • 2.1 Các thông tin đại cương

        • 2.2 Môi trường kinh tế - tài chính - cơ sở hạ tầng

        • 2.3 Môi trường pháp luật chính trị

        • 2.4 Môi trường cạnh tranh

        • 2.5 Môi trường văn hóa xã hội

        • III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

        • 3.1 Nghiên cứu khái quát thị trường

        • 3.2 Nội dung nghiên cứu chi tiết thị trường

        • 3.2.1 Nghiên cứu khách hàng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan