HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP

27 2.4K 26
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP

KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI LỚP: QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI L2 ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP Tháng 05/2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI LỚP: QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊN PHÂN PHỐI L2 ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP Phần dành riêng Khoa Ngày nộp báo cáo: 18/5/2010 Người nhận báo cáo (ký tên và ghi rõ họ tên) ________________________ Trích yếu Những năm gần đây, ta có thể nhận thấy các kênh phân phối hiện đại đang dần chiếm ưu thế, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Trong đó, các kênh bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại,…)đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Và có thể thấy các hình thức phân phối này đã dần trở nên quen thuộc với những người dân ở thành thị và các tỉnh lớn. Vậy điều gì đã làm nên thành công của những kênh bán lẻ trên? Đó là cách thiết lập và điều hành nguyên hệ thống phân phối. Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn phân tích kỹ hơn về các xây dựng cũng như phát triển của các yếu tố trong một kênh bán lẻ hiện đại quen thuộc – chuỗi siêu thị Co.opMart. Mục lục Trích yếu 3 Mục lục .i Lời cảm ơn .ii Nhập đề 1 PHẦN I: HỆ THỐNG SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM 2 II.Hệ thống siêu thị ở Việt Nam hiện nay 2 1.Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam .2 2.Hệ thống siêu thị ở Việt Nam 3 PHẦN II: HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP 5 I.Giới thiệu hệ thống siêu thị Saigon Co.op Mart 5 1.Lịch sử hình thành .5 2.Hệ thống Co.op Mart .5 II.Tình hình hoạt động của Saigon Co.op 7 III.Hệ thống phân phối của Co.opMart 8 1.Chính sách chất lượng và giá cả 8 2.Chính sách sản phẩm 10 4.Các hoạt động hỗ trợ, quảng cáo 11 3.Vị trí, không gian 12 4.Các hoạt động kiểm kê, kho bãi 16 5.Các dịch vụ khách hàng .16 PHẦN III: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT 19 I.Phân tích SWOT .19 1.Điểm mạnh 19 2.Điểm yếu .19 3.Cơ hội 20 4.Nguy cơ 20 II.Đề xuất 20 Tài liệu tham khảo iv i Lời cảm ơn Chúng tôi xin được gửi lời biết ơn chân thành đến thầy – giảng viên khoa Kinh Tế Thương Mại đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức cần biết và bổ ích để chúng tôi thưc hiện đề tài này. Ngoài ra, chúng tôi còn xin gửi lời cảm ơn đến những nhân viên trong siêu thị Co.opMart Phú Lâm cũng như Co.opMart Nguyễn Đình Chiểu đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong việc tình hiểu và phân tích thông tin. Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng. Song, do khả năng và thời gian có hạn cùng một vài yếu tố khách quan khác nên không tránh khỏi sự khiếm khuyết nhất định về nội dung và hình thức. Chúng tôi rất biết ơn và mong nhận được những ý kiến trao đổi và đóng góp của thầy và khoa Kinh Tế Thương Mại. Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc mọi sự may mắn. ii Nhập đề Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, các chương trình Home Shopping trên tivi… Xu hướng này cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam đang dần dần hòa nhập và thay đồi theo xu thế hội nhập và thị hiếu người tiêu dùng. Người dân Việt Nam, đặc biệt là dân cư tại các thành phố và tỉnh lớn đang ngày càng dành ít thời gian hơn cho việc sử dụng các kênh bán lẻ truyền thống như chợ, tạp hóa… Các tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới như Metro, BigC, Parkson đã xuất hiện tại Việt Nam và sắp tới là những tập đoàn phân phối hàng đầu khu vực và thế giới, chưa kể đến một tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới mà từng bước chân của họ đi đến quốc gia nào thì được đánh giá là làm thay đổi nền kinh tế của quốc gia đó - đó là WalMart. Chính vì vậy xu hướng hiện đại, mua sắm qua các kênh bán lẻ hiện đại sẽ phát triển mạnh mẽ. Với kênh bán lẻ hiện đại, người tiêu dùng luôn đóng vai trò trung tâm. Do đó việc tìm hiểu để phát triển một hệ thống bán lẻ hiện đại trở nên ngày càng quan trọng trong việc đưa sản phẩm tới người tiêu dùng. 1 PHẦN I: HỆ THỐNG SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM I. Siêu thị - hình thức phân phối hiện đại Từ lâu hệ thống phân phối hiện đại qua các siêu thị, đại lý, cửa hàng chuyên doanh đã phát triển trên thế giới. Các tập đoàn phân phối thông qua kênh này hình thành sớm và đến nay đã có những tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh, có hệ thống cửa hàng ở khắp nơi trên thế giới. Có thể kể ra Wal-Mart, luôn xếp đầu bảng top 25 siêu thị thế giới với 5.164 cửa hàng (trong đó có tính cả Seiyu ở Việt Nam). Carrefour xếp thứ 2, với 10.704 cửa hàng,. Metro thứ 5, với 2.144 cửa hàng. Tesco đứng thứ 6 với 2.294 cửa hàng. Từ năm 2002 đến nay, Wal-Mart luôn đứng trong top đầu danh sách Fortune 500 và được xem là “công ty được ngưỡng mộ nhất tại Mỹ”, và trong danh sách 25 nhà kinh doanh có khả năng làm thay đổi thế giới do hãng CNN và tạp chí Fortune bình chọn. Wal-Mart có doanh thu lớn nhất trong số các công ty bán lẻ trên thế giới, vượt xa công ty đứng thứ nhì là Carrefour. Doanh thu của công ty bán lẻ Pháp này chỉ gần bằng một nửa của Wal-Mart. Công ty kinh doanh siêu thị bán hàng giảm giá tối đa Wal-Mart được thành lập vào năm 1962 tại Bentonville, bang Arkansas Mỹ với công thức nổi tiếng: cắt giảm chi phí + giảm giá + dịch vụ tối ưu + khai thác hiệu quả công nghệ thông tin + đảm bảo cuộc sống nhân viên. Ra đời năm 1962 thì đến năm 1979, Wal-Mart lần đầu đạt doanh thu một tỉ USD/năm. Ðến thời điểm 1993 thì nó đã ở mức thu vào một tỉ USD mỗi tuần. Từ năm 2001, doanh thu mỗi ngày của Wal-Mart đã gần bằng con số ấy. Bình quân mỗi ngày có khoảng 20 triệu người đến các siêu thị của Wal-Mart. Tại Mỹ, hơn 80% hộ gia đình mỗi năm mua ít nhất vài sản phẩm từ các cửa hàng của hãng. Năm 2005, Wal-Mart đạt mức tăng trưởng 9,5%, với mức doanh thu đáng nể là 315,6 tỷ USD. Với sự phát triển nhanh và mạnh trên khắp thế giới như hiện nay, có thể khẳng định hình thức phân phối này là một xu thế chắc chắn của tương lai. II. Hệ thống siêu thị ở Việt Nam hiện nay 1. Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam Trong vài năm gần đây, phân phối luôn đứng vị trí thứ hai trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa sản phẩm của người tiêu dùng Việt Nam. Có thể nói ngoài yếu tố chất lượng của sản phẩm thì điều người tiêu dùng quan tâm nhiều hiện nay đó chính là sự tiện lợi khi mua sản phẩm, dịch vụ. 2 Hình 1 Tỷ lệ các yếu tố chọn lựa của người tiêu dùng khi mua hàng Với những nhóm sản phẩm mà chất lượng không khác biệt nhiều thì yếu tố dễ mua luôn được người tiêu dùng ưu tiên, đặc biệt là đối với các mặt hàng thiết yếu thì mức độ quan tâm đến yếu tố phân phối càng cao. Chẳng hạn ngành dược, theo kết quả năm 2005, có đến 27,6% trong 6 yếu tố lựa chọn (phân phối, chất lượng, giá cả, tiếp thị, sản phẩm mới và thương hiệu) của người tiêu dùng là bởi sản phẩm có mạng lưới phân phối tốt. Các kênh phân phối truyền thống gồm chợ, tiệm tạp hoá và các kênh khác đang thu hẹp dần tỷ trọng trong lưu lượng hàng đưa ra thị trường của các doanh nghiệp. Hình 2 Tỷ lệ lựa chọn nơi mua hàng của người tiêu dùng (Kết quả điều tra Hàng Việt Nam chất lượng cao 2006) Trong các kênh phân phối chính nêu trên, ngoài cửa hàng chuyên và đại lý mang tính chất chuyên biệt như cửa hàng vật liệu xây dựng, cửa hàng thời trang, đại lý xe máy, … thì chợ, tiệm tạp hóa phải cạnh tranh trực diện với siêu thị. Thực phẩm chế biến, nhu yếu phẩm là loại hàng chủ lực của hệ thống siêu thị hiện nay. 2. Hệ thống siêu thị ở Việt Nam Hệ thống phân phối ở Việt Nam hiện nay chủ đạo bởi hệ thống phân phối truyền thống với kênh phân phối chính là chợ và các tiệm bán lẻ rải rác khắp các địa phương. Điều này đối chọi với hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại và chủ yếu là siêu thị như MaxiMart, Co.opMart . và các trung tâm bán sỉ lẻ lớn như Metro, BigC. Các nhà phân phối trong nước có thể kể đến như hệ thống siêu thị Co.opMart của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM nhiều năm được Tạp chí bán lẻ châu Á bình chọn là nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam; Maximark, Tax, Vinatex Mart và Satra… 3 Tính đến năm 2008, tổng số siêu thị trên cả nước là 394 siêu thị, tăng 22% so với năm 2007. Hiện, siêu thị là một kênh phân phối quan trọng khi mặt hàng chăm sóc cá nhân và mặt hàng tiêu dùng giành cho gia đình chiếm 40-45% tổng số hàng được phân phối. Trong năm 2007, mặt hàng này chiếm tổng doanh thu là 14.6%, và dự báo sẽ tăng lên 18% trong năm 2008. Cùng với việc nhiều siêu thị ra đời, lượng khách hàng đến mua sắm tại các siêu thị cũng tăng lên trong thời gian qua, góp phần tăng trưởng đáng kể cho kênh phân phối hiện đại này. Tính trên toàn quốc, có 50% người tiêu dùng cho biết họ đi siêu thị mỗi tháng 1 lần. Trong năm 2007, con số người tiêu dùng đi mua sắm ở siêu thị đã tăng lên 3%, so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của kênh phân phối hiện đại này khoảng 15%-20%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ khác 10% và của nền kinh tế 7%-8%. Từ chỗ chỉ chiếm dưới 3% thị phần bán lẻ, đã tăng lên khoảng trên 10%-25% và tốc độ này đang ngày càng tăng cao, đến 30%-40%. Các kênh phân phối hiện đại như siêu thị và các chuỗi cửa hàng tiện ích đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, kênh phân phối này đang chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ các kênh phân phối truyền thống như chợ và các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ chuyên phân phối mặt hàng thực phẩm và các nhu yếu phẩm. Siêu thị tại Việt Nam hiện nay tồn tại dưới hai dạng chủ yếu là siêu thị độc lập và siêu thị trực thuộc (chuỗi). Thực tiễn đã chứng minh hệ thống siêu thị trực thuộc có nhiều ưu điểm như tiết kiệm chi phí thông qua cơ chế “mua chung bán riêng”, tăng tính cạnh tranh và tính chuyên nghiệp. Ngày càng có nhiều siêu thị tồn tại dưới dạng chuỗi và Sài Gòn Co-op là một điển hình cho sự thành công với mô hình này. Hệ thống Sài Gòn Co-op hiện có hơn 40 siêu thị trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận, và được xem là nhà kinh doanh bán lẻ có vốn đầu tư trong nước hàng đầu Việt Nam hiện nay. Bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị có vốn đầu tư trong nước, các tập đoàn kinh doanh bán lẻ nổi tiếng trên thế giới cũng đã có mặt ở TP.HCM như Metro Cash & Carry, Big C tạo nên một cuộc cạnh tranh ngay càng gay gắt trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ. Với sức mạnh về tài chính và nhiều năm kinh nghiệm, các nhà kinh doanh bán lẻ nước ngoài có nhiều lợi thế trong cạnh tranh. Tuy nhiên, sự có mặt của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài cũng đã kích thích các nhà kinh doanh bán lẻ trong nước năng động hơn và hoạt động hiệu quả hơn cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá về quản lý và kinh doanh. 4 PHẦN II: HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP I. Giới thiệu hệ thống siêu thị Saigon Co.op Mart 1. Lịch sử hình thành Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp của thành phố, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước. Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời Siêu thị đầu tiên của Hệ thống Co.opMart là Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op. Cho đến nay, hệ thống Co.opMart đã là chuỗi siêu thị bán lẻ trực thuộc Saigon Co.op, bao gồm 40 siêu thị tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ. Các siêu thị Co.opMart có đặc điểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tăng thêm. Với phương châm “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần”, Co.opMart đã được ngày càng nhiều khách hàng chọn lựa để đến mua sắm và thư giãn cùng gia đình mỗi ngày. Thực phẩm tươi sống tươi ngon, thực phẩm công nghệ đa dạng, đồ dùng phong phú với nhiều mẫu mã mới, hàng may mặc thời trang, chất lượng, giá phải chăng, cùng với dịch vụ khách hàng phong phú, tiện lợi và sự thân thiện của nhân viên Co.opMart là lý do Co.opMart trở thành “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”. Saigon Co.op đã tự đề ra và thực hiện nghiêm túc ba chính sách về chất lượng như sau  Hệ thống Co.opMart - Nơi mua sắm đáng tin cậy - Bạn của mọi nhà  Hàng hóa phong phú và chất lượng  Giá cả phải chăng  Phục vụ ân cần  Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng  Saigon Co.op luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO-9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.  Saigon Co.op là mái nhà thân yêu của toàn thể cán bộ nhân viên. Mọi hoạt động của Saigon Co.op luôn hướng đến cộng đồng xã hội. 2. Hệ thống Co.op Mart 1.Co.opMart Cống Quỳnh, Q.1 - Tp. HCM 2.Co.opMart Hậu Giang, Q.6 - Tp. HCM 3.Co.opMart Đầm Sen, Q.11 - Tp. HCM 5 [...]... doanh của hệ thống siêu thị Co.opMart, Saigon Co.op đã bỏ ra gần 1,5 triệu USD để đặt mua hệ thống điện toán hiện đại từ hai tập đoàn chuyên cung cấp phần mềm nước ngoài, nhằm hiện đại hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh của hệ thống Co.opMart Đây là hệ thống điện toán có các hệ phân tích thông minh, được thiết kế phù hợp với mô hình hoạt động của siêu thị Hệ thống có thể kiểm tra, tính toán thị phần của. .. Lượt khách bình quân của chuỗi Co.opMart giai đoạn 1996 - 2003 Trong giai đoạn 1992 – 1997, thời kì Saigon Co.op bắt đầu xây dựng chuỗi siêu thị Co.opMart, lợi nhuận thu từ hoạt động bán lẻ chỉ chiếm 16% trên tổng doanh thu của Saigon Co.op Đến giai đoạn 1998 – 2003 doanh thu từ hoạt động bán lẻ đả chiếm tới 82% tổng doanh thu của Saigon Co.op Điều này chứng tỏ hệ thống siêu thị Co.opmart đã có những... doanh trong siêu thị III Hệ thống phân phối của Co.opMart 1 Chính sách chất lượng và giá cả Vào những năm đầu khi siêu thị mới ra đời với những cửa hàng mới mẻ, khang trang, hiện đại cùng với những hàng hóa cao cấp chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài với giá cả khá cao không phù hợp với túi tiền nhân dân lao động Đối tượng chủ yếu của các siêu thị này là bộ phân dân cư có thu nhập khá và cao Saigon Co.op đã... đảm tính đồng bộ thống nhất toàn hệ thống • Xây dựng mạng điện toán tập trung thống nhất, triển khai hoàn chỉnh hệ thống kế hoạch hoá nguồn lực doanh nghiệp ERP 20 • Đổi mới mô hình tổ chức Saigon Co.op, thiết lập bộ máy tổ chức riêng hoàn chỉnh của chuỗi siêu thị Co.opMart Quan tâm phát triển nguồn nhân lực cho chuỗi siêu thị Co.opMart • Tập trung xây dựng một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp, tránh... hiệu “Bạn của mọi nhà” đến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam 3 Vị trí, không gian a Địa điểm Saigon Co.op có một chuỗi các siêu thị ở khắp các quận thành phố Hồ Chí Minh và một số các thành phố lân cận (44 siêu thị) Các siêu thị này luôn được đặt ở những nơi đông dân cư và thuận tiện cho người tiêu dùng Tuy không tọa lạc tại các trục đường chính nhưng các siêu thị thuộc chuỗi siêu thị của Co.opMart... Co.opMart, trên căn cứ vào tiến trình mở thị trường phân phối của nước ta và những áp lực đặt ra đối với Co.opMart cùng với những mục tiêu, định hướng phát triển chuỗi siêu thị Co.opMart, chúng tôi đã đưa ra những giải pháp xây dựng mô hình chuỗi siêu thị Co.opMart tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế như sau:  Đổi mới cơ cấu sở hữu chuỗi siêu thị Co.opMart: Đa dạng hoá cấu trúc sở hữu... siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh  Bị cạnh tranh bởi nhiều loại hình bán lẻ khác như cửa hàng tiện lợi, chợ đầu mối…  Sự sát nhập của các siêu thị lớn  Khủng hoảng và tình hình biến động của thế giới ảnh hưởng đến sức mua của người dân II Đề xuất Thông qua ma trận SWOT của chuỗi siêu thị Co.opMart, chúng tôi đã xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ của chuỗi siêu thị Co.opMart,... quan hệ với từng nhóm đối tượng khách hàng Có 5 nhóm đối tượng khách hàng tại hệ thống siêu thị Co.op Mart, đó là nhóm khách hàng trung thành, khách hàng mua khi có giảm giá, khách hàng mua sản phẩm một cách ngẫu nhiên, khách hàng chỉ mua khi có nhu cầu và khách hàng “đi dạo” Đối với từng nhóm đối tượng khách hàng, Saigon Co.op luôn tìm cách nâng cao và cải thiện mối quan hệ giữa hệ thống siêu thị với... trang trí bảng hiệu logo,… trên đầu kệ đã được Saigon Co.op đồng ý cho thuê Các thiết kế và trang trí phải được đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung của từng siêu thị và phải được Saigon Co.op duyệt trước khi đưa vào siêu thị để phú hợp mỹ quan chung và an toàn phòng cháy chữa cháy Saigon Co.op Ngoài ra doanh nghiệp còn có thê hỗ trợ thêm nhân công cho siêu thị nhằm đảm bảo gian hàng luôn sạch đẹp, có... đồng họ Vì thế, Saigon Co.op vẫn luôn cố gắng thay đổi và phát triển tốt hơn các mặt hàng cũng như dịch vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu của nhóm khách hàng này khi trải nghiệm tại siêu thị cũng như đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng khác 17 Dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng là một trong những thế mạnh của hệ thống Co.opMart Hiện nay với nhiều dịch vụ đang triển khai tại hệ thống luôn nhận . LỚP: QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI L2 ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO. OP Tháng 05/2010. LỚP: QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊN PHÂN PHỐI L2 ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO. OP Phần dành

Ngày đăng: 05/04/2013, 11:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan