Tăng trưởng của Việt Nam có thực sự nhanh và bền vững

5 457 1
Tăng trưởng của Việt Nam có thực sự nhanh và bền vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tăng trưởng của Việt Nam có thực sự nhanh và bền vững? 02:54-31/01/2008 Quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam hiện đang nằm giữa hai nhóm phát triển thấp và trung bình. Từ thực tế này, hai câu hỏi cần đặt ra là: Thứ nhất, tại sao mặc dù xuất phát điểm của Việt Nam thấp hơn, đồng thời tỷ lệ đầu tư trên GDP lại rất cao so với các nước trong khu vực nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chỉ ở mức trung bình của khu vực? Thứ hai, tăng trưởng của Việt Nam có ổn định và bền vững hay không? Cả hai câu hỏi này đều không phải là những câu hỏi dễ dàng. Đối với câu hỏi đầu tiên, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam không cao vì hiệu quả đầu tư của nền kinh tế thấp, được thể hiện qua hệ số ICOR – là hệ số cho biết số đơn vị đầu tư (tính theo % của GDP) cần thiết để đạt được 1% đơn vị tăng trưởng GDP, nghĩa là nếu chỉ số này càng cao thì hoạt động đầu tư càng kém hiệu quả. Nhìn vào Bảng 2 ta thấy ICOR của Việt Nam hiện đang rất cao so với Hàn Quốc và Đài Loan trong những giai đoạn phát triển tương đương. Chẳng hạn như Đài Loan đã duy trì được tốc độ tăng trưởng 9,7% trong suốt 20 năm mà chỉ cần đầu tư 26,2% GDP, trong khi đó Việt Nam đầu tư tới 33,5% GDP nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình cũng chỉ đạt 7,6%. Nói cách khác, cái giá phải trả cho tăng trưởng của Việt Nam cao gần gấp đôi so với Đài Loan. Hệ số ICOR của Việt Nam so với một số nước trong khu vực Nguồn: FETP tổng hợp từ số liệu của WB, WDI, Niên giám Thống kê Đài Loan 1992 Câu hỏi thứ hai đưa chúng ta trở về với bối cảnh chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong mấy năm trở lại đây, trong đó một vấn đề nổi lên hàng đầu là lạm phát. Mặc dù tốc độ tăng trưởng không có sự cải thiện đáng kể nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lại tăng đột biến, từ mức 3-4% vào đầu những năm 2000 lên tới 12,6% năm 2007. Không thể phủ nhận việc giá xăng dầu và một số nguyên liệu sản xuất trên thị trường thế giới tăng nhanh trong thời gian qua là nguyên nhân khách quan dẫn tới việc tăng giá nhiều mặt hàng tiêu dùng hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề lạm phát ở Việt Nam không đơn thuần chỉ là do yếu tố khách quan, mà quan trọng hơn chính là do các yếu tố chủ quan, có tính nội tại của nền kinh tế. Cụ thể là, thứ nhất, nếu lạm phát có nguyên nhân chủ yếu từ việc tăng giá thế giới thì các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malayxia cũng đều phải chịu cú sốc tương tự. Tuy nhiên, lạm phát ở các nước này tính đến thời điểm hiện nay lại thấp hơn đáng kể so với Việt Nam (Hình 2). Nguyên nhân chính là cả Việt Nam và Trung Quốc đều có tỷ lệ đầu tư/GDP cao kỷ lục, tín dụng tăng trưởng rất nhanh, trong đó một tỷ lệ rất lớn được dành cho các DN nhà nước kém hiệu quả. Đồng thời, tính không độc lập của Ngân hàng Nhà nước làm xói mòn khả năng điều hành chính sách tiền tệ và chống lạm phát của cơ quan này. Thứ hai, tuy đã nhìn thấy và đưa ra một số chính sách kiềm chế lạm phát nhưng điều quan trọng là Chính Phủ chưa nhận thức đúng hoặc cố tình phủ nhận những nguyên nhân rất cơ bản dẫn đến lạm phát. Đầu tiên, ở lĩnh vực tiền tệ, đó là tăng cung tiền và 1 tín dụng. Trong giai đoạn vừa qua, VN tiếp nhận khá nhiều nguồn vốn FDI, đầu tư gián tiếp, ODA, kiều hối từ nước ngoài. Dòng ngoại tệ chảy vào VN rất lớn gây sức ép tăng giá VND, và do vậy có nguy cơ làm giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu, và làm cho tình trạng thâm hụt cán cân thương mại thêm nghiêm trọng. Do lo ngại điều này, Chính phủ đã cố giữ tỷgiá USD/VND ổn định bằng cách tung tiền đồng ra để mua vào khoảng 9 tỉ USD. Ở lĩnh vực tín dụng, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8-8,5%/năm, Chính phủ liên tục thúc đẩy tăng tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước là nơi sử dụng đồng vốn hiệu quả thấp. Tính trung bình, tốc độ tăng trưởng tín dụng của VN trong 5 năm trở lại đây vào khoảng 30%/năm (năm 2007, con số này tăng đột biến, lên tới hơn 40%). Với tốc độ tăng tín dụng cao trong nhiều năm liền, đồng thời cung tiền tăng đột biến, lạm phát xảy ra là điều tất yếu. Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam và một số nước trong khu vực (2007) Lạm phát cao gây nên nhiều tác động tiêu cực, trong đó có ba vấn đề đặc biệt đáng lo ngại. Thứ nhất, CPI tăng nhanh là một thứ “thuế lạm phát” làm giảm mức sống của đại bộ phận người tiêu dùng, đặc biệt là những người hưởng lương cố định và có thu nhập thấp. Thứ hai, vì mức lạm phát cao hơn lãi suất tiết kiệm (tức là lãi suất thực bị âm) nên tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế phải chạy đi tìm những cơ hội đầu tư có suất sinh lời cao hơn như địa ốc hay chứng khoán. Việc đầu cơ quá mức vào bất động sản và chứng khoán làm xuất hiện hiện tượng bong bóng tài sản; và sớm hay muộn thì hiện tượng này cũng sẽ dẫn tới sự bất ổn định cho nền kinh tế. Thứ ba, hiện nay tỉ lệ dư nợ cho vay mua bất động sản ở hệ thống ngân hàng thương mại là khoảng 10%, một tỉ lệ khá cao. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều các khoản vay ngân hàng được bảo đảm bằng bất động sản với giá bong bóng. Điều này có nghĩa là, nếu bong bóng vỡ, bất động sản rớt giá thì tài sản bảo đảm này không còn đảm bảo nữa. Hệ quả là nhiều khoản vay sẽ trở thành nợ xấu, ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Như vậy, nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn về kinh tế vĩ mô. Thậm chí, có thể nói rằng nhiều dấu hiệu tiền khủng hoảng 1997-1998 đã xuất hiện ở Việt Nam. Khác chăng chỉ là ở ba điểm: thứ nhất, vay nợ của VN vẫn ở trong phạm vi kiểm soát được; thứ hai, VN vẫn chưa tự do hóa tài khoản vốn; và thứ ba, chưa có một cú sốc đủ mạnh từ bên trong hay bên ngoài nền kinh tế. Bên cạnh những vấn đề về ổn định vĩ mô thì cũng còn có một số vấn đề cản trở sự tăng trưởng cao và bền vững của VN như hệ thống giáo dục và dạy nghề yếu và thiếu, cơ sở hạ tầng quá tải và chi phí cao, thiếu vắng những DN cạnh tranh toàn cầu, năng lượng vừa thiếu vừa đắt, bất bình đẳng trong xã hội ngày càng cao, môi trường suy thoái ngày càng nghiêm trọng Tăng trưởng của VN hiện nay chưa cao nhưng đã xuất hiện nhiều yếu tố bất ổn. Chạy theo tăng trưởng ngắn hạn có thể thỏa mãn thành tích nhất thời nhưng sẽ không bền vững. Cần nhận thức một cách đúng đắn rằng tăng trưởng là một cuộc đua đường trường, và vì vậy chính phủ cần đặt ưu tiên cao nhất cho sự ổn định bằng cách giải quyết những ách tắc cơ bản trong nền kinh tế. Nếu làm được điều này, không những nền kinh tế Việt Nam có thể hiện thực hóa được những tiềm năng to lớn của mình, đồng thời sự phát triển cũng trở nên bền vững hơn. * Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 2 Thấy gì từ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam? (31/03/2008) Mức độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào và đầu ra. Nghiên cứu về sự đóng góp của các yếu tố đối với tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa về nhiều mặt, không những xác định vị trí của từng yếu tố để có kế hoạch khai thác, mà còn có ý nghĩa xác định được yếu tố tiềm ẩn gia tăng lạm phát. Tăng trưởng do các yếu tố đầu vào Tăng trưởng kinh tế xét ở đầu vào, có ba yếu tố đóng góp. Đó là sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư, sự đóng góp của số lượng lao động và sự đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Theo tính toán ban đầu, yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 57%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 20%, yếu tố TFP đóng góp 23%. Từ sự đóng góp như trên, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý. Một là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu vào sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, ước năm 2007 đạt 40,4%), kế hoạch năm 2008 còn cao hơn, lên đến 42%. Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của Trung Quốc - một tỷ lệ làm cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt cao nhất thế giới, đã nhiều năm liền tăng hai chữ số, hiện đang giữ kỷ lục thế giới về số năm tăng trưởng liên tục (28 năm), nhưng Trung Quốc đưa ra mục tiêu giảm độ nóng của tăng trưởng và đẩy mạnh chống lạm phát do tốc độ tăng giá tính theo năm của tháng 2/2008 đã lên đến 8,3%, cao nhất trong 12 năm qua. Hai là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện còn dựa một phần quan trọng vào yếu tố số lượng lao động, sự quan trọng này được xét trên hai mặt. Một mặt, do nguồn lao động hàng năm vẫn còn tăng khoảng 2%, tức là trên 1 triệu người mỗi năm. Mặt khác, do tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao. Ba là, nếu tính cả sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư và sự đóng góp của yếu tố số lượng lao động, thì hai yếu tố này đã đóng góp trên ba phần tư tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Điều đó chứng tỏ, sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế còn nhỏ, chưa được một phần tư, thấp chỉ bằng hai phần ba tỷ trọng đóng góp của yếu tố này của các nước trong khu vực hiện nay. Điều đó cũng chứng tỏ, nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đi theo hướng tăng trưởng về số lượng, chưa chuyển sang tăng trưởng về chất lượng, vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu. Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao TFP là tổng hợp của các nhân tố hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và năng suất lao động. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu. Gần đây, trên các diễn đàn hội thảo và trên một số phương tiện thông tin đại chúng, khi đề cập đến hiệu quả đầu tư các chuyên gia thường dùng hệ số ICOR. 3 Chỉ tiêu này được tính bằng nhiều cách, song theo cách tính đơn giản mà các chuyên gia đề cập là lấy tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho tốc độ tăng trưởng GDP. Hệ số ICOR càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và tốc độ tăng GDP thì ICOR qua các thời kỳ như sau: Tính chung ICOR của Việt Nam trong thời kỳ 1991-2007 là 4,86 lần, cao hơn nhiều so với 2,7 lần của Đài Loan (trong thời kỳ 1961-1980), 3 lần của Hàn Quốc (trong thời kỳ 1961- 1980), 3,7 lần của Indonesia (trong thời kỳ 1981-1995), 4 lần của Trung Quốc (trong thời kỳ 2001-2006), 4,1 lần của Thái Lan (trong thời kỳ 1981-1995); cũng cao hơn so với 4,6 lần của Malaysia (trong thời kỳ 1981-1995). Điều đó chứng tỏ, hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp. Hiệu quả đầu tư còn được tính theo cách lấy GDP chia cho vốn đầu tư hàng năm (đều tính theo giá thực tế). Theo cách này, thì GDP/Vốn đầu tư (có nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GDP) của Việt Nam đã bị sút giảm qua các thời kỳ: nếu thời kỳ 1991-1995 đạt 3,55 đồng/đồng, thì năm 1996- 2000 còn 3,0 đồng/đồng, 2001-2005 còn 2,56 đồng/đồng, 2006-2007 còn 2,46 đồng/đồng. Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp. Năm 2007 mới đạt 25.886 đồng/người, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp-thuỷ sản còn đạt thấp hơn chỉ có 9.607 nghìn đồng/người, ngay cả nhóm ngành công nghiệp-xây dựng cao nhất cũng mới đạt 55.072 đồng/người và của nhóm ngành dịch vụ cũng chỉ đạt 38.159 nghìn đồng/người. Nếu quy ra USD theo tỷ giá hối đoái, năng suất lao động của toàn nền kinh tế cũng mới đạt khoảng 1,6 nghìn USD, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản chỉ đạt 0,6 nghìn USD, của nhóm ngành công nghiệp- xây dựng đạt khoảng 3.438 USD, của nhóm ngành dịch vụ đạt khoảng 2.385 USD. Các con số trên còn thấp xa so với năng suất lao động chung của thế giới (khoảng trên 14,6 nghìn USD), còn thấp hơn cả mức bình quân đầu người của thế giới (khoảng 6,5 nghìn USD/người). Với năng suất còn thấp như trên thì giá trị thặng dư còn đang rất nhỏ nhoi. Một nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn, mà hiệu quả đầu tư thấp, nhất là hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước còn thấp hơn; năng suất lao động thấp, nên nhu cầu đối với tiền tệ, yêu cầu cung tiền luôn luôn cao, tạo sức ép làm tăng lạm phát. Sức ép này cộng hưởng với lạm phát trên thế giới trong khi đồng Việt Nam được neo giá chặt với USD mà USD lại mất giá lớn so với các đồng tiền mà Việt Nam có quan hệ buôn bán lớn nhất lại càng tạo ra sưc ép lạm phát tại Việt Nam lớn hơn các nước. Các yếu tố đầu ra Tăng trưởng kinh tế xét ở yếu tố đầu ra có ba yếu tố đóng góp. Đó là sự đóng góp của tiêu dùng cuối cùng, của tích luỹ tài sản, của xuất khẩu ròng (xuất khẩu ròng được tính bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Có một số nhận xét được rút ra từ đóng góp của các yếu tố đầu ra đối với tăng trưởng kinh tế: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế chủ yếu do tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng. Điều đó được lý giải là do quy mô GDP của Việt Nam còn thấp, nên tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (trên dưới 70%); mức tiêu dùng bình quân đầu người trong nhiều năm còn thấp nên nhu cầu và tốc độ tăng thường khá cao (mấy năm liên tục tăng trên 7%, gần bằng với tốc độ tăng của GDP). Một nét quan trọng là tiêu dùng cuối cùng thông qua mua bán trên thị trường ngày một chiếm tỷ trọng lớn, do tốc độ tăng qua các năm (đã loại trừ yếu tố giá) mấy năm nay liên tục tăng hai chữ số (năm 2002 4 tăng 11,2%, năm 2003 tăng 15,2%, năm 2004 tăng 10,8%, năm 2005 tăng 11,3%, năm 2006 yăng 12,5%, năm 2007 tăng 11,4%). Khi tiêu dùng cuối cùng thông qua mua bán trên thị trường tăng nhanh và trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế thì một mặt nó hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mặt khác tạo áp lực tăng cung tiền tệ, tạo áp lực lạm phát. Cùng với tăng trưởng tiêu dùng chung thì tiêu dùng của một bộ phận dân cư đã tăng rất cao về quy mô, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng. Cùng với xu hướng này cũng đã xuất hiện tâm lý ưa chuộng hàng hiệu, hàng ngoại, thậm chí mua bán với bất kỳ giá nào. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế do tăng trưởng tích luỹ tài sản chiếm tỷ trọng khá cao. Đây cũng là một tín hiệu tốt thể hiện tâm lý tiết kiệm để dành cho tích luỹ của khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh việc trực tiếp đầu tư tăng trưởng, có một phần không nhỏ đã được để dành dưới dạng cất trữ hoặc chạy lòng vòng qua các kênh gây ra những cơn sốt nóng hoặc lạnh ở các kênh này mà không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh. Hiện có hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư đang được chôn vào bất động sản, vào vàng. Thứ ba, tăng trưởng xuất khẩu ròng hiện đang mang dấu âm do nhập siêu gia tăng mạnh cả về quy mô, cả về tỷ lệ so với xuất khẩu. Nhập siêu cả về hàng hoá, cả về dịch vụ. Riêng về hàng hoá, năm 2007 lớn gấp 2,5 lần năm 2006, năm nay mới qua 3 tháng mà đã gấp 3,8 lần cùng kỳ, khả năng cả năm có thể gấp rưỡi hoặc cao hơn so với năm trước. Theo VnEconomy 5 . Tăng trưởng của Việt Nam có thực sự nhanh và bền vững? 02:54-31/01/2008 Quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam hiện đang nằm giữa hai nhóm phát triển thấp và trung bình. Từ thực tế này,. của Việt Nam? (31/03/2008) Mức độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào và đầu ra. Nghiên cứu về sự đóng góp của các yếu tố đối với tăng trưởng kinh tế có. hai, tăng trưởng của Việt Nam có ổn định và bền vững hay không? Cả hai câu hỏi này đều không phải là những câu hỏi dễ dàng. Đối với câu hỏi đầu tiên, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam không cao vì

Ngày đăng: 27/04/2015, 12:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan