luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh đại học ngoại thương Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ syntek

111 2.1K 10
luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh đại học ngoại thương Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ syntek

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Nguyễn Thanh Tùng Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần Công nghệ Syntek Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS VŨ THỊ KIM OANH Hà Nội - 2012 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của PGS, TS Vũ Thị Kim Oanh, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần công nghệ Syntek cùng các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS, TS Vũ Thị Kim Oanh, giảng viên trường Đại học Ngoại thương đã hướng dẫn khoa học giúp tôi hoàn thành luận văn này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần công nghệ Syntek và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ và hỗ trợ tôi làm luận văn này. Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô thuộc Khoa Sau Đại học nói riêng và các thầy cô của Trường Đại học ngoại thương nói chung đã tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại đây. Do vẫn còn hạn chế về lý luận, kinh nghiệm nghiên cứu thực tế và thời gian để thực hiện nên luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 09 năm 2012 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU 1 KẾT LUẬN… 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 2 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ 3 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông BCVT Bưu chính viễn thông TNHH Trách nhiệm hữu hạn NGN Next Generation Network (Mạng thông tin thế hệ sau) ASEAN Association of South-East Asian Nations (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) CNpCNTT Công nghiệp Công nghệ thông tin 4 4 5 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Trong những năm 2010 đến 2012, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức do đà tăng trưởng tiếp tục chậm lại nhưng lạm phát lại tăng cao, thâm hụt thương mại và ngân sách lớn, nợ công có xu hướng tăng. Việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình lạm phát, sức tiêu thụ hàng hóa giảm, lại suất tiền vay ngân hàng cùng nhiều chi phí đầu vào tăng cao và doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, trong khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Trong năm 2012, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn tiếp diễn những khó khăn do kinh tế toàn cầu và trong nước vẫn trong đà suy giảm và lạm phát còn cao. Ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp nhằm chủ động ứng biến. Nhà nước đang nỗ lực tập trung thực hiện nhiều biện pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đồng thời quan tâm hỗ trợ và giúp các doanh nghiệp trong nước tháo gỡ khó khăn thông qua các chính sách về thuế, tín dụng v.v… Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn do còn chịu tác động của tình hình suy thoái kinh tế thế giới, cũng như các cuộc khủng hoảng năng lượng, tài chính, môi trường. Do vậy, doanh nghiệp không thể ngồi chờ Nhà nước tái cơ cấu mà phải tự mình chủ động làm trước. Bản thân các doanh nghiệp phải tự tái cơ cấu, điều chỉnh chiến lược cạnh tranh, tự vượt khó để tồn tại và thích ứng với bối cảnh mới và những đòi hỏi mới để phát triển. Nằm trong bối cảnh kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn như vậy, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin cũng bị ảnh hưởng. Công ty cổ phần công nghệ Syntek cũng không là ngoại lệ. Trong hoàn cảnh đó, việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Công ty có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp Công ty vượt qua khó khăn để tồn tại và phát triển. 2. Mục đích nghiên cứu 5 6 Luận văn nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ Syntek nhằm tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh qua đó giúp cho Công ty cổ phần công nghệ Syntek tồn tại và phát triển. 3. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ Syntek trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012. Về không gian, địa điểm: luận văn chỉ nghiên cứu hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ Syntek. Về thời gian và nội dung: trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ Syntek, luận văn chỉ nghiên cứu về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty. Các số liệu khảo sát được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2012. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp Công nghệ thông tin. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ Syntek. - Đề xuất giải pháp về nguồn nhân lực nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Công nghệ Syntek. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: được sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động kinh doanh. b. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: được sử dụng trong việc tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh. - Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh. 6 7 c. Nhóm các phương pháp xử lý số liệu: phương pháp thống kê toán học được sử dụng trong báo cáo về hoạt động kinh doanh. 6. Tình hình nghiên cứu Xuất phát từ nhu cầu đẩy mạnh lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã quan tâm nghiên cứu. Các công trình này đã đóng góp lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Khái quát một số công trình nghiên cứu có liên quan đến luận văn như sau: “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp CNTT Việt Nam giai đoạn 2011-2015” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông. Đề tài có ý nghĩa đánh giá và định hướng trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư CNpCNTT theo hướng phù họp với điều kiện và hoàn cảnh của các các doanh nghiệp CNNT tại Việt Nam. Đề tài định hướng cho các doanh nghiệp CNTT tập trung nguồn lực trong nước, kết hợp với thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số và dịch vụ CNTT; đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài một cách có chọn lọc theo hướng có giá trị gia tăng cao để phát triển công nghiệp phần cứng, điện tử và công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên thu hút đầu tư cho nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. Xác định quan điểm doanh nghiệp đóng vai trò chủ lực trong phát triển CNpCNTT, Nhà nước tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ thông qua các cơ chế, chính sách ưu đãi và một số dự án trọng điểm được coi là hướng đi chủ yếu trong phát triển CNpCNTT giai đoạn tới. Đầu tư cho phát triển nguồn lực cho ngành CNpCNTT được coi là hướng đi hiệu quả. Chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực ở trình độ cao, nếu thành công, có thể giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách với nền CNTT thế giới. “Nghiên cứu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin” của tác giả Trần Hoài Nam, Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông. Đề tài nghiên cứu một số tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp phần mềm hiện tại đang được áp dụng tại Việt Nam như CMMI và ISO 9001, ISO 270001, đưa ra 7 8 được cấu trúc và các cấp độ áp dụng của các tiêu chuẩn vào quy trình sản xuất phần mềm. Từ đó chỉ ra được sự cần thiết và tác động tích cực của việc áp dụng các chuẩn quản lý chất lượng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phần mềm. “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam giai đoạn đến 2015” của tác giả Trần Quý Nam, Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông. Công trình nghiên cứu của tác giả Trần Quý Nam đã đề xuất được một số chính sách phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam, cụ thể như sau: Nhóm các giải pháp phát triển nguồn nhân lực phần mềm: gồm có phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực; đào tạo một số chuyên gia tư vấn đánh giá trong việc áp dụng quy trình sản xuât theo chuẩn CMMi; tăng cường đào tạo tiếng Anh; tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp phần mềm nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất theo quy mô công nghiệp; ban hành các tiêu chuẩn đánh giá và công nhận chất lượng nguồn nhân lực phần mềm; xây dựng và ban hành Hệ thống chuẩn quốc gia và Hệ thống chứng chỉ về kỹ năng CNTT. Nhóm các giải pháp phát triển , mở rộng thị trường: tăng cường xúc tiến thương mại cho công nghiệp phần mềm Việt nam; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về công nghiệp phần mềm Việt Nam trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, tiếp thị và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ CNTT của Việt Nam tại các thị trường trong và ngoài nước. Nhóm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp phần mềm Việt Nam: Nhà nước nên hỗ trợ các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp phần mềm để hình thành doanh nghiệp lớn hơn; hỗ trợ doanh nghiệp mua thương hiệu có uy tín của nước ngoài; tăng cường hợp tác với các công ty, tập đoàn CNTT lớn trên thế giới có thế mạnh về phần mềm để tổ chức các khóa đào tạo về các công nghệ mới, về quy trình sản xuất phần mềm và quy trình quản lý chất lượng phần mềm cho các doanh nghiệp phần mềm. 8 9 Ngoài ra cũng còn nhiều đề tài nghiên cứu về doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống cả về hoạt động kinh doanh cũng như sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Luận văn sẽ tập trung làm rõ cả hai khía cạnh sản xuất và kinh doanh của một doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực CNTT cụ thể. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục bảng, chữ viết tắt, nội dung chính của luận văn gồm các chương như sau: - Chương 1: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Công nghệ thông tin. - Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ Syntek. - Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ Syntek. 9 10 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh 1.1.1 Một số khái niệm Hoạt động kinh doanh là hoạt động mua bán trao đổi hang hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng với mục đích là thu được lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh được hiểu là một quá trình liên tục từ nghiên cứu thị trường và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó thông qua việc thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. “Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường” (Nguyễn Thị Hồng Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Huyên 1998, tr. 5) 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh luôn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, hệ thống chính sách và luật pháp của nhà nước cũng như các yếu tố môi trường kinh doanh khác. Phải nghiên cứu phân tích để xác định được nhu cầu của thị trường. Xây dựng được chiến lược kinh doanh trên cơ sở huy động và sử dụng hợp lý nguồn lực của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh có các đặc điểm: + Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp 10 [...]... trường Phần mềm đóng gói được chia thành phần mềm ứng dụng, phần mềm hệ thống và phần mềm phát triển: + Phần mềm ứng dụng: là phần mềm được phát triển nhằm giúp giải quyết các công việc hàng ngày cũng như các hoạt động nghiệp vụ như soạn thảo văn bản, quản lý học sinh, quản lý kết quả học tập, quản lý thư viện, phần mềm kế toán, phần mềm quản trị doanh nghiệp v.v + Phần mềm phát triển (còn gọi là phần. .. kết quả hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở lập và thực hiện chiến lược kinh doanh mà còn đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh Đây là nội dung cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là nội dung rất quan trọng Bất cứ một hoạt động nào sau khi thực hiện đều cần phải đánh giá kết quả thực hiện Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp... phẩm phần mềm được sản xuất đơn lẻ hoặc được phát triển từ những phần mềm sẵn có theo các đơn đặt hàng hay theo hợp đồng giữa người sửa dụng với nhà sản xuất phần mềm Phần mềm sản xuất theo hợp đồng có thể là một sản phẩm hoàn chính, phột phần mềm gia công hoặc một phần mềm nhúng: + Phần mềm gia công: là một hay nhiều phần của một sản phẩm phần mềm nào đó được một công ty thuê lại một công ty phần. .. với ngành công nghệ thông tin, việc tăng nhận thức của khách hàng về tầm quan trọng của nền tảng công nghệ thông tin đối với hoạt động sản xuất kinh doanh đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin 1.3.2.3 Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế là một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tăng trưởng kinh tế... làm cho công ty không dám đầu tư Tình trạng đầu tư cầm cự của các công ty trong trường hợp lạm phát tăng sẽ làm 27 28 giảm các hoạt động kinh tế, cuối cùng đẩy nền kinh tế đến chỗ đình trệ Như vậy, lạm phát cao là một đe dọa đối với công ty 1.3.2.4 Môi trường công nghệ Trong giai đoạn khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, các thay đổi công nghệ tác động lên nhiều bộ phận của xã hội Các tác động. .. mà một trong những vấn đề mấu chốt chính là tập trung cho nghiên cứu và phát triển, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường công nghệ thông tin Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu và phát triển sẽ làm tăng giá trị cho các sản phẩm phần công nghệ thông tin 22 23 1.3.1.6 Công tác quản trị Công tác quản trị giữ vai trò trung tâm trong các hoạt động. .. Khái quát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phần mềm 1.2.1 Một số khái niệm trong ngành công nghiệp phần mềm Phần mềm: phầm mềm là một tập hợp các chuỗi lệnh máy và các dữ liệu cần thiết (số liệu, âm thanh, hình ảnh…) để điều khiển phần thiết bì và/hoặc hệ thống thực hiện các chức năng nhất định Công nghiệp phần mềm: là một ngành kinh tế nhằm phát triển, sản xuất, phân phối các sản phẩm phần mềm... khách hàng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh Ngày nay, các doanh nghiệp công nghệ thông tin phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng về khoa học, công nghệ, những quy định, chính sách quản lý thương mại mới Nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm công nghệ thông tin không ngừng thay đổi Vì vậy, marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp công nghệ thông... dài và thường xuyên của hoạt động kinh doanh và nó cũng là nguồn động lực của kinh doanh Muốn có lợi nhuận thì doanh thu bán hàng và dịch vụ phải lớn hớn hơn chi phí kinh doanh Muốn có doanh thu bán hàng và dịch vụ lớn thì phải có được nhiều khách hàng, giảm các chi phí kinh doanh 11 12 An toàn: kinh doanh chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan, rủi ro trong kinh doanh là thường xuyên,... cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin 25 26 1.3.2.2 Môi trường văn hóa – xã hội Phân đoạn văn hóa xã hội liên quan đến các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa Bởi vì các giá trị văn hóa và thái độ xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, nên nó thường dẫn dắt các thay đổi và các điều kiện công nghệ, chính trị- luật pháp, kinh tế và nhân khẩu Giống như những thay đổi công nghệ các . về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Công nghệ thông tin. - Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ Syntek. - Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh. giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ Syntek nhằm tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh qua đó giúp cho Công ty cổ phần công nghệ Syntek tồn. cứu hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ Syntek. Về thời gian và nội dung: trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ Syntek, luận văn chỉ nghiên cứu về công

Ngày đăng: 27/04/2015, 12:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    • Nguyễn Thanh Tùng

    • Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

    • Hà Nội - 2012

    • MỤC LỤC

    • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

    • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    • LỜI NÓI ĐẦU 1

    • KẾT LUẬN…. 97

    • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

    • DANH MỤC BẢNG BIỂU

    • DANH MỤC SƠ ĐỒ

    • LỜI NÓI ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của luận văn

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 3. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu

    • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Tình hình nghiên cứu

    • 7. Kết cấu của luận văn

    • NỘI DUNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan