đề tài xử lý nước thải nhà máy mía đường Ninh hòa

36 1.8K 4
đề tài xử lý nước thải nhà máy mía đường Ninh hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án xử lý nước thải công nghiệp GVHD: TRẦN THANH TÙNG ĐỀ TÀI: XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY ĐƯỜNG NINH HÒA DANH SÁCH NHÓM:  Nguyễn Thị Thanh Hiếu (NT)  Hồ Thị Thanh Hiệp  Huỳnh Thị Hiền  Phạm Quang Hiệp  Trịnh Thị Hiếu Hạnh  Phạm Đức Giang  Đoàn Trung Định  Hồ Vĩnh Đức  Phạm Hữu Hiệp  Châu Phương Hòa Nhóm 2 – 52CNMT Trang1 Đồ án xử lý nước thải công nghiệp GVHD: TRẦN THANH TÙNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG  Ngành mía đường trên thế giới: Vào thế kỷ thứ IV người Ấn Độ và người Trung Hoa đã chế tạo mía thành tinh thể đường. Từ đó kỹ thuật sản xuất đường chuyển sang các nước châu âu như: Anh, Nam Tư, Ba Lan… Đồng thời chuyển việc sản xuất đường ở dạng thủ công trở thành một ngành công nghiệp. Đến thế kỷ XX, nhà máy đường hiện đại xuất hiện ở Anh. Thuở sơ khai công nghiệp đường còn thô sơ, dùng trâu bò để kéo, làm sạch chỉ bằng vôi, nấu đường bằng chảo dưới áp suất khí quyển, thực hiện kết tinh tự nhiên. Năm 1867, ở Pháp sử dụng máy ép ba trục bằng gang, kéo bằng hơi nước. Làm sạch bằng vôi sử dụng đầu tiên tại Ấn Độ. Nhưng phương pháp vôi bộc lộ một số nhược điểm ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi đường.Cuối thế kỷ XIX, kỹ sư Tratani người Italia dùng SO 2 để trung hòa lượng vôi dư và tẩy màu mía. Ngành công nghiệp mía đường mấy chục năm gần đây phát triển rất nhanh, đã cơ khí hóa toàn bộ dây chuyền và việc tự động hóa đã được áp dụng khá rộng rãi nhiều khâu.  Ngành mía đường Việt Nam:  Tình hình hoạt động, sản xuất các nhà máy đường ở Việt Nam hiện nay: Ngành đường Việt Nam nhìn chung khá lạc hậu so với thế giới. Trước 1954, toàn miền bắc không có nhà máy đường nào. Sau 1975 ở miền Nam đã phục hồi lại các nhà máy đường Bình Dương, Hiệp Hòa, Phan Rang, Khánh Hội, Biên Hòa; xây dựng mới các nhà máy đường La Ngã, Lam Sơn, Tây Ninh. Ngoài các nhà máy lớn có nhiều cơ sở sản xuất mía thủ công, thô sơ, năng suất thấp ở các vùng trồng mía. Tính đến thời điểm hiện tại cả nước có khoảng 50 đến 60 nhà máy đường, hầu hết các tỉnh trong toàn quốc đều có nhà máy đường Thiết bị sản xuất hầu hết cũ kỹ, chắp vá, hay gặp sự cố kỹ thuật và bị rò rỉ, nên khối lượng rác thải lớn. Hiện nay chủ yếu có 3 phương pháp làm trong: bằng vôi, sunfit và cacbonat. Phương pháp dùng vôi hầu hết còn dùng trong các cơ sở sản xuất nhỏ, trình độ kém, chủ yếu sản xuất mật vàng và trầm mật. Công nghiệp mía đường ở Việt Nam là ngành gây ô nhiễm khá lớn do công nghệ còn lạc hậu, thiết bị rò rỉ nhiều lại không có bất cứ thiết bị xử lý nào, trong số các chất ô nhiễm có bụi khói lò hơi, bùn lọc, nước thải, khí thoát ra từ các tháp phản ứng sunfit hóa và cacbonat hóa. Riêng bã mía được dùng làm nhiên liệu để sản xuất bìa giấy, còn mật rỉ được lên men để chế biến cồn. Bảng dưới đây thống kê một số nhà máy đường lớn và khối lượng nước thải của chúng: Nhóm 2 – 52CNMT Trang2 Đồ án xử lý nước thải công nghiệp GVHD: TRẦN THANH TÙNG Bảng 2.1: Các nhà máy đường lớn thuộc ngành công nghiệp đường ở miền Nam Nhà máy Địa chỉ Năng suất tấn/ ngày Trình độ công nghệ Định mức tiêu thụ/ tấn đường Nước thải m 3 /h Ghi chú Địa phương KCN CN Nguyên liệu Quảng Ngãi (a) Quảng ngãi + Đường:135 Mía: 1.500 Sunfit hóa -Mía -Vôi tôi -Lưu huỳnh 11,5 tấn 22 kg 6 kg 350 Bình Dương Bình Dương + Đường:135 Mía: 1.500 Sunfit hóa -Mía -Vôi tôi -Lưu huỳnh 11,5 tấn 22 kg 6 kg 350 Xả ra Rạch Bã Lụa Hiệp Hòa Long An + Đường:125 Mía: 1.500 Sunfit hóa -Mía -Vôi tôi -Lưu huỳnh 11,5 tấn 22 kg 6 kg 350 Xả ra sông Vàm Cỏ La Ngã Đồng Nai + Đường:180 Mía: 2.000 Vôi -Mía -Vôi 12 tấn 7 kg 500 Đường Khánh Hội Tp.HCM + Đường:100 Biên Hòa Đồng Nai + Đường:200 Bảng 2.2: Công suất sản xuất đường của một số nhà máy trên toàn quốc Tên đơn vị sản xuất đường Công suất (tấn/ngày) Tên đơn vị sản xuất đường Công suất (tấn/ngày) BOURBON Tây Ninh 8000 Biên Hòa tỉnh Đồng Nai 2000 Bình Thuận 8000 Khánh Hội TP Hồ Chí Minh 2000 Quảng Ngãi 4000 Bình Định 1800 Bến Lức (Long An) 2500 Mía Đường BOURBON Gia Lai 1500 Gia Lai (An Khê) 2000 Bến Tre 1000 Hiện nay các nhà máy đường trên toàn quốc sản xuất ra chủ yếu là đường thô, đường tinh luyện. Để sản xuât mỗi loại đường thì có công nghệ sản xuất thích hợp. Vì vậy có 2 công nghệ được sản xuất trong các nhà máy đường là: • Công nghệ sản xuất đường thô. • Công nghệ sản xuất đường tinh luyện.  Tổng quan quá trình sản xuất của các nhà máy đường:  Nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất là nước mía. Mía được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, việc chế biến đường phải nhanh sau mùa vụ để tránh thất thoát; do đó, Công nghiệp chế biến đường và lượng chất thải tùy thuộc theo mùa vụ Nhóm 2 – 52CNMT Trang3      ! ""# $%&'" &()*+" ""#, !  $- ./0 1) 2   ""#, ""#, 345 67"+ 893: $;<=">?@A: 3:)2 Đồ án xử lý nước thải công nghiệp GVHD: TRẦN THANH TÙNG Thành phần mía cây thay đổi theo vùng, nằm trong khoảng sau : Bảng2.3 : Thành phần cây mía Thành phần % Saccarozo 8 – 16 Đường khử 0.5 – 2 Chất hữu cơ (ngoại trừ đường) 0.5 – 1 Chất vô cơ 0.2 – 0.6 Hợp chất chứa N 0.5 – 1 Tro 0.3 - 0.8 Xơ 10 - 16 H 2 O 69 - 75 Nước mía có tính axit (pH= 4,9 – 5,5), đục và có màu xanh lục : Bảng 2.4 : Thành phần nước mía Thành phần % Saccarozo 10 -18 Đường khử 0.8 – 2.3 Chất hữu cơ (ngoại trừ đường) 0.7 – 1.2 Chất vô cơ 0.3 – 0.7 Hợp chất chứa N 0.6 – 1.2 H 2 O 75 - 88 Nước mía có màu do các nguyên nhân sau : • Từ bản thân cáy mía có các chất chlorophyII, anthocyanin và tanin gây ra. • Do các phản ứng hóa học : Nước mía sau khi cho vôi, gia nhiệt sẽ làm nước mía đổi màu. ChlorophyII có trong cây mía làm cho nước mía có màu xanh lục. Tanin phản ứng với sắt tạo ra màu xanh sẫm. Để loại bỏ tạp chất trong nước mía, ta có thể sử dụng phương pháp nhiệt, lọc hoặc xử lý với vôi .  Hóa chất làm trong và tẩy màu:  Vôi (CaCO 3 ): • Có tác dụng trung hòa các axit hữu cơ có trong nước mía. • Phản ứng với H 3 PO 4 tạo thành Ca 3 (PO 4 ) 2 . • Kết hợp với các hợp chất hữu cơ và pectin tạo kết tủa. • Làm kết tủa các hợp chất tạo màu gốc chlorophyII và anthocyanim. • Tác dụng với sucrose tạo saccharates, glucosates  Khí SO 2 • Trung hòa lượng vôi thừa : Ca(OH) 2 + H 2 SO 3 = CaSO 3 + H 2 O • Tấy màu nước mía.  Khí CO 2 : Hấp thụ chất tạo màu.  H 3 PO 4 : Kết hợp với vôi để làm trong nước mía.  Hóa chất tẩy màu: Dùng Na 2 S 2 O 4.  Công nghệ sản xuất đường thô: Nhóm 2 – 52CNMT Trang4 Vôi H 3 PO 4 Nước Bột vàng, bã mía Đồ án xử lý nước thải công nghiệp GVHD: TRẦN THANH TÙNG Đầu tiên, mía cây được đưa vào các trục ép áp lực, để tận dụng hết đường trong cây mía người ta phun nước vào máy ép để tăng cường khả năng nhả đường. Do nước mía có tính axit pH= 4,9 – 5,5. Nước mía có độ đục cao, có màu xanh và chứa các chất phi đường nên người ta cho Ca(OH) 2 và H 3 PO 4 để chúng phản ứng với SO 2 tạo ra các chất kết tủa hấp thụ các chất phi đường và chất tạo màu. Sau khi xảy ra các quá trình trên, nước mía hỗn hợp được cho qua bồn lắng để tách cáchợp chất cần tách, lượng cặn thì được đưa qua bể lọc chân không để tách bùn và nước lắng trong. Nước trong được hoàn lưu chảy vào quá trình gia nhiệt lần 3. Khi gia nhiệt sẽ làm cho nước mía bốc hơi và bắt đầu kết tinh. Tiếp tục quá trình phân ly sẽ làm đường kết tinh trở thành đường thô. Sản phẩm phụ của quá trình này là rỉ đường. Lượng nước thải từ việc sản xuất đường thô là rất lớn như nước rửa mía cây, nước làm mát, nước rửa sàn, nước bùn bã lọc dung dịch đường rơi vãi trong sản xuất… Sản phẩm phụ của quá trình sản xuất đường gồm có: Bột giấy, tấm xơ ép từ bã mía, nhựa rỉ đường, axeton, axit citric,… Nước thải từ các công đoạn sản xuất của nhà máy được chia: • Nhóm A : nước thải có độ nhiễm bẩn không cao, chủ yếu chứa nhiều chất lơ lửng chỉ cần lọc sơ bộ và lắng tiếp xúc để loại bỏ chất lơ lửng, sau đó trộn với nước thải đã xử lí đưa ra nguồn nhận. • Nhóm B : nước thải có nhiều chất hữu cơ cần được tách riêng để xử lý. • Nhóm C : nước ngưng tụ từ lò hơi, không bị nhiễm bẩn nên dùng để pha loãng với nước thải đưa ra nguồn nhận.  Công nghệ sản xuất đường tinh luyện: Gồm 3 giai đoạn chính : • Rửa và hòa tan • Làm sạch • Kết tinh và hoàn tất  Rửa và hòa tan : Rửa : làm sạch lớp phim mạch bên ngoài hạt đường thô để năng cao độ tinh của đường. Hòa tan : đường sau khi ly tâm được hòa tan vào nước thành dung dịch nước đường nguyên chất để đến khâu hóa chế. Nhóm 2 – 52CNMT Trang5 Vôi Nước lăng trong Đồ án xử lý nước thải công nghiệp GVHD: TRẦN THANH TÙNG  Làm trong và làm sạch : Làm trong : nước đường nguyên chất được xử lí bằng các chất hóa học như vôi, H 3 PO 4 để làm trong. Quá trình xử lý này có tác dụng làm kết tủa các chất rắn, huyền phù và làm lắng các chất bẩn. Làm sạch : nước đường sau khi lắng trong được cho thêm than hoạt tính và bột trợ lọc để khử màu và tăng cường khả năng làm trong. Nước đường sau lọc gọi là sirô tinh lọc.  Kết tinh và hoàn tất : Nhiệm vụ của nấu đường là tách nước từ sirô tinh lọc và đưa dung dịch đến trạng thái bão hòa, sản phẩm nhận được sau khi nấu đường là đường non gồm tinh thể đường và mật cái. Quá trình kết tinh đường gồm có : • Cô đặc sirô • Tạo mầm tinh thể • Nuôi tinh thể • Cô đặc cuối cùng  Nước thải ngành công nghiệp sản xuất đường: Công nghệ sản xuất đường là sử dụng lượng nước lớn cho nhiều mục đích khác nhau như ép, lắng trong, cô đặc và nấu đường, quá trình kết tinh chế biến đường và cho nồi hơi. Lượng nước cần thiết cho chế biến một tấn mía biến động từ 20 – 21 m 3 . Khoảng 80% lượng nước cấp trở thành nước thải. Đường có trong nước thải chủ yếu là đường sucroza và các loại đường khử như: glucoze và fructoze. Các loại đường này dễ thủy phân trong nước có khả năng gây ảnh hưởng đến vi sinh vật trong nước. Theo điều tra cho thấy nước thải sản xuất đường có pH biến động lớn (nước thải khâu lọc có pH = 9,5), hàm lượng BOD 5 và COD rất cao (BOD 5 : 300-2000mg/l, COD: 600- 4350mg/l), hàm lượng cặn tổng số lên đến 870-3500mg/l Từ đó người ta dựa vào đặc điểm của công nghệ sản xuất đường, ngoài các bã lắng, bã bùn, bã lọc được tách riêng, nước thải được phân thành các nhóm sau:  Nước thải từ khu ép mía: Ở đây, nước dùng để ngâm ép đường trong mía và làm mát các ổ trục của máy ép. Loại nước này có BOD cao (do có đường thất thoát) và có chứa dầu mỡ. 2.2.5.2 Nước thải rửa lọc, làm mát, rửa thiết bị và rửa sàn: Nước thải rửa lọc tuy có lưu lượng nhỏ nhưng giá trị BOD và chất lơ lửng cao. Nước làm mát được dùng với lượng lớn và thường được tuần hoàn hầu hết hoặc một phần trong quy trình sản xuất. Nước làm mát thường nhiễm bẩn một số chất hữu cơ bay hơi từ nước đường đun sôi trong nồi nấu hoặc nồi chân không. Nước chảy tràn từ các tháp làm mát thường có giá trị BOD thấp. Tuy nhiên, do chế độ báo dưỡng kém và điều kiện vận hành không tốt nên có lượng đường đáng kể thất thoát trong nước làm mát. Lượng nước này sẽ được thải đi. Nước rò rỉ và nước rửa sàn, rửa thiết bị tuy có lưu lượng tháo và được xả định kỳ nhưng có hàm lượng BOD rất cao.  Nước thải khu lò hơi: Nước thải khu lò hơi được xả định kỳ, với đặc điểm là chất lơ lửng cao và giá trị BOD thấp, nước thải mang tính kiềm. 2.2.5.4 Đặc trưng của nước thải nhà máy đường: Nhóm 2 – 52CNMT Trang6 Đồ án xử lý nước thải công nghiệp GVHD: TRẦN THANH TÙNG Đặc trưng lớn nhất của nước thải nhà máy đường là có giá trị BOD cao và dao động nhiều Bảng BOD 5 trong nước thải ngành công nghiệp đường Các loại nước thải NM đường thô (mg/l) NM tinh chế đường (mg/l) Nước rửa mía cây 20-30 Nước ngưng tụ 30-40 4-21 Nước bùn lọc 2.900-11.000 730 Chất thải than - 750-1.200 Nước rửa xe các loại - 15.000-18000 Phần lớn chất rắn lơ lửng là chất vô cơ. Nước rửa mía cây chủ yếu chứa các hợp chất vô cơ. Trong điều kiện công nghệ bình thường, nước làm nguội, rửa than và nước thải từ các quy trình khác có tổng chất rắn lơ lửng không đáng kể. Chỉ có một phần than hoạt tính bị thất thoát theo nước, một ít bột trợ lọc, vải lọc do mục nát tạo thành sợi nhỏ lơ lửng trong nước. Nhưng trong điều kiện các thiết bị lạc hậu, bị rò rỉ thì hàm lượng các chất rắn huyền phù trong nước thải có thể tăng cao. Các chất thải của nhà máy đường làm cho nước thải có tính axit. Trong trường hợp ngoại lệ, độ pH có thể tăng cao do có trộn lẫn CaCO 3 hoặc nước xả rửa cột resin. Ngoài các chất đã nói trên, trong nước thải nhà máy đường còn thất thoát lượng đường khá lớn, gây thiệt hại đáng kể cho nhà máy. Ngoài ra còn có các chất màu anion và cation (chất màu của các axit hữu cơ, muối kim loại tạo thành) do việc xả rửa liên tục các cột tẩy màu resin và các chất không đường dạng hữu cơ (các axit hữu cơ), dạng vô cơ (Na 2 O, SiO 2 , P 2 O 5 , Ca, Mg và K 2 O). Trong nước thải xả rửa các cột resin thường có nhiều ion H + , OH - . Dựa vào đặc tính của nước thải, và yêu cầu mức độ xử lý đặt ra : nước thải phải đạt tiêu chuẩn xả thải loại B (TCVN 5945-2005) trong đó quy định giới hạn xả thải của các chất như sau: Bảng tổng kết chất lượng nước thải nhà máy đường Stt Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Tiêu chuẩn (loại B) 1 pH 7.5-8 5.5-9 2 SS mg/l 1250 100 3 BOD (20 0 C) mg/l 5000 50 4 COD mg/l 7000 80 5 N mg/l 16.4 30 6 P mg/l 7.5 6 Việc quản lý tốt quy trình sản xuất, bảo dưỡng thiết bị, chống rò rỉ hoặc thay đổi quy trình công nghệ, sử dụng các công nghệ sạch là biện pháp tốt nhất để giải quyết các chất ô nhiễm ngay trông khâu sản xuất. Ngoài ra, cần phải áp dụng quy trình xử lý nước thải, nhằm làm giảm việc thải các chất ô nhiễm vào nguồn nước hay vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Theo tin trên báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 23/2/1999, Nhà máy đường Sóc Trăng phối hợp với Trung Tâm Công Nghệ Khoa Học và Môi Trường Quốc Gia vừa thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất loại phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn. Đây cũng là một biện pháp giải Nhóm 2 – 52CNMT Trang7 Đồ án xử lý nước thải công nghiệp GVHD: TRẦN THANH TÙNG quyết chất thải ô nhiễm của Nhà máy đường rất hiệu quả, với giá thành phân bón lót là 1.000 đ/kg, và phân bón thúc là 1.300 đ/kg. 2.2.5.5 Khả năng gây ô nhiễm nguồn nước của nước thải nhà máy đường: Với lưu lượng lớn, hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao, nước thải nhà máy đường đã và đang làm ô nhiễm các nguồn tiếp nhận. Đường có trong nước thải chủ yếu là đường sucroza và các loại đường khử như glucoza và fructoza. Các loại đường này dễ phân hủy trong nước, chúng có khả năng gây cạn kiệt oxy trong nước, làm ảnh hưởng đến hoạt động của quần thể vi sinh vật sống trong nước. Trong công nghệ sản xuất đường, ở nhiệt độ cao hơn 55ºC, các loại đường glucose và fructoze bị phân hủy thành các hợp chất có màu rất bền. Ở nhiệt độ cao hơn 200 0 C, chúng chuyển thành caramen(C 12 H 18 O 9 ) n . Đây là dạng bột chảy hoặc tan vào nước, có màu nâu sẫm, vị đắng. Phần lớn các sản phẩm phân hủy của đường khử có phân tử lượng lớn nên khó thấm qua màng vi sinh. Để chuyển hóa chúng, phải phân rã chúng thành nhiều mảnh nhỏ để có thể thấm vào tế bào. Quá trình phân hủy các sản phẩm đường khử đòi hỏi thời gian phân hủy dài hơn, nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình tự làm sạch trong nguồn tiếp nhận. Các chất lơ lửng có trong nước thải còn có khả năng lắng xuống đáy nguồn nước. Quá trình phân hủy kỵ khí các chất này sẽ làm cho nước có màu đen và có mùi H 2 S. Ngoài ra, nước thải nhà máy đường còn có nhiệt độ cao, làm ức chế hoạt động của vi sinh vật nước. Trong nước thải có chứa các sản phẩm của lưu huỳnh và đôi khi có lẫn dầu mỡ của khu ép mía. Nhóm 2 – 52CNMT Trang8 Đồ án xử lý nước thải công nghiệp GVHD: TRẦN THANH TÙNG CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG NINH HÒA 1. Giới thiệu về công ty: Công ty cổ phần Đường Ninh Hòa tiền thân là Nhà máy Đường Ninh Hòa, đơn vị trực thuộc Công ty Đường Khánh Hòa. Tháng 4/1994, nhà máy đường đã được khởi công xây dựng tại xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ngày 06/01/1996, theo Quyết định số 27/QĐ-KSC của Giám Đốc Công ty Đường Khánh Hòa, nhà máy Đường Ninh Hòa được thành lập với nhiệm vụ chính là sản xuất đường từ mía. Đến tháng 4/1996, nhà máy chính thức đi vào sản xuất với hệ thống thiết bị có công suất thiết kế 1.250 tấn mía/ngày. Ngày 10/11/2005, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định số 2267/QĐ-UB về việc chuyển Nhà máy đường Ninh Hòa thuộc Công ty Đường Khánh Hòa thành Công ty cổ phần. Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa chính thức đi vào hoạt động theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4200636590 đăng ký lần đầu ngày 02 tháng 03 năm 2006. Đến nay, Công ty liên tục triển khai đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất đã tăng công suất lên 4.300 TMN và tiếp tục nâng công suất lên 6.000 TMN, sản lượng mía ép 800.000 tấn đến vụ sản xuất 2016-2017. Vốn điều lệ hiện nay 303,75 tỷđồng và chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ ngày 02/07/2010, và luôn duy trì được sản xuất ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CB – CNV Công ty. Đây là một bước ngoặc lớn đểCông ty quảng bá hình ảnh, thương hiệu đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, trởthành một trong những doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đường ởViệt Nam. Ngành nghề kinh doanh của công ty: Sản xuất đường từ mía và các sản phẩm phụ; tổ chức thu mua mía cây, đầu tư và phát triển vùng nguyên liệu; Thi công xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng; Gia công chế tạo cơ khí; Mua bán vật tư nông nghiệp, mua bán phân bón; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; Sản xuất phân bón;Kinh doanh dịch vụ kho bãi; Sản xuất và kinh doanh mua bán điện; Kinh doanh bất động sản. Nhóm 2 – 52CNMT Trang9 Đồ án xử lý nước thải công nghiệp GVHD: TRẦN THANH TÙNG 2. Quy trình công nghệ sản xuất máy đường của nhà máy: CHƯƠNG III: LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ  Lưu lượng, thành phần, tính chất của nước thải:  Lưu lượng nước thải của nhà máy Đường Ninh Hòa là: 1200 m 3 /ngày. ? Nguồn phát sinh nước thải Từ dây chuyền công nghệ sản xuất mía đường của nhà máy, ta thấy có các công đoạn gây ô nhiễm là:  Nước thải phát sinh từ công đoạn băm, ép và hòa tan: nước thải sinh ra từ khâu làm mát trục của máy cán ép, ô nhiễm bột mía và dầu mỡ từ khâu băm.  Nước thải từ công đoạn làm trong và làm sạch: • Nguồn nước thải sinh ra từ khâu làm mát lò đốt lưu huỳnh; hóa vôi sữa • Nguồn nước thải sinh ra từ khâu ép bùn, nước giặt vải lọc • Nguồn nước sinh ra từ tháp ngưng tụ sau khi cấp nhiệt tại các thiết bị gia nhiệt, cô đặc, nấu đường, làm nguội máy, làm nguội đường.  Nước thải phát sinh từ công đoạn kết tinh và hoàn tất: • Nguồn nước thải sinh ra từ các khâu làm lạnh trong các thiết bị trợ tinh, thiết bị ngưng tụ của nồi cô đặc và nấu đường, nước từ bơm chân không. Nhóm 2 – 52CNMT Trang10 Bã míaChẻ ép Mía Khuếch tán Gia nhiệt Bã bùnLọc bùn Lắng Gia nhiệt 2 Bốc hơi Nấu A Nước ngọt Lọc ép Cacbonat hóa Hồi dungĐường ALy tâm Mật A Nước bùn Lọc Dastar 34B Nước ngọtTẩy màu Đường Re M.c B Bốc hơi Mật B M.c R1 Đường B Ly tâm B Đường R1 Ly tâm R1 Mật cuối Ly tâm C M.c C Ly tâm R2 34$ Mật R1 Đường cuối Đường R2 Ly tâm R3 Đường R3 &2)AC Mật R3 M.c R3 Mật R2 [...]...Đồ án xử lý nước thải công nghiệp GVHD: TRẦN THANH TÙNG • Rò mật rỉ  Nước thải phát sinh từ các nhu cầu khác: • Nước thải phát sinh từ phòng thí nghiệm • Nước thải từ sinh hoạt của công nhân • Nước thải phát sinh từ khâu xử lý khói thải của nhà máy • Nguồn nước thải sinh ra từ vệ sinh thiết bị công nghiệp Theo tính toán lý thuyết thì cứ 100kg mía nguyên liệu thì lượng nước thải sinh ra là... bón… Nước thải sau khi lắng cát sẽ tự chảy qua hầm tiếp nhận Tiếp theo, nước thải được bơm qua bể điều hòa, trước khi qua bể điều hòa nước thải được bơm qua trống lọc, lưu lượng nước thải ra sẽ được điều hòa ổn định Tại đây nước thải được thổi khí để làm thoáng sơ bộ và phân bố chất bẩn đồng đều khắp bể Sau đó tiếp tục bơm nước thải qua bể lắng 1 để loại bỏ 1 phần BOD 5 , COD và SS Tiếp tục, nước thải. .. tương đối phù hợp hơn, và việc đầu tư máy nén bùn là khả thi hơn việc xây dựng sân phơi bùn Xét về phương diện mặt bằng của nhà máy ta sẽ lựa chọn phương án sau đây: Nướcthải SCR Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy đường Ninh Hòa Bể lắng cát Hầm tiếp nhận Bể điều hòa Nước tuần hoàn Tuầnhoàn Bể lắng 1 Bùndư Bể chưa bùn Bể UASB Bể Aeroten Bể nén bùn Bể lắng 2 Máy ép bùn Cột lọc áp Clorin Bể khử Trùng... nguyên liệu thì lượng nước thải sinh ra là 775.5kg 2 Lựa chọn quy trình, công nghệ xử lý: Dựa trên các nguồn gây ô nhiễm cũng như thành phần, tính chất nước thải nhà máy đường Ninh Hòa, nhóm đưa ra mô hình xử lý nước thải đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, có thể vận hành trong điều kiện của nhà máy Hệ thống xử lý sử dụng bể UASB kết hợp bể Aerotank; tuy nhiên, cần chú ý đến liều lượng bùn và lưu... nhiệt độ nước thải Khi COD nhỏ hơn 100(mg/l), xử lý nươc thải bằng UASB không thích hợp khi COD lớn hơn 50000mg/l, cần pha loãng nước thải hoặc tuần hoàn nước đầu ra UASB không thích hợp với nước thải có hàm lượng SS lớn hơn 3000 mg/l, hàm lượng ammonia lớn hơn 2000 mg/l hoặc hàm lượng sunfat vượt quá 500 mg/l Dựa vào các yếu tố trên có thể khẳng định sử dụng UASB cho công nghệ xử lý nước thải mía đường. .. hoạt của nhà máy, giúp cho hệ thống xử lý nước hoạt động ổn định và hiệu quả 3.4 Bể điều hòa (Điều hòa lưu lượng và chất lượng): Đặt sau bể lắng cát và trước bể lắng I Do lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải của nhà máy đường tùy thuộc vào dây chuyền sản xuất nên thường dao động nhiều trong một ngày đêm Để ổn định chế độ dòng chảy cũng như chất lượng nước đầu vào cho các công trình xử lý phía... Không xử lý, chỉ giữ lại tạm thời các tạp vật lớn • Làm tăng trở lực hệ thống theo thời gian • Phải xử lý rác thứ cấp 3.2 Bể lắng cát: Nhóm 2 – 52CNMT Trang12 Đồ án xử lý nước thải công nghiệp GVHD: TRẦN THANH TÙNG Loại bỏ cát, những mảnh vụn vô cơ khó phân hủy và cặn nặng trong nước thải Cát sau đó được chuyển đến sân phơi cát 3.3 Hố thu gom Thu gom nước thải từ các dây chuyền sản xuất và nước thải. .. bùn Khối lượng bùn tuần hoàn và lượng không khí cần cung cấp phụ thuộc vào mức độ yêu cầu xử lý của nước thải Hiệu quả xử lý BOD5 = 90-95% Việc lựa chọn công nghệ xử lý tùy theo thành phần tính chất nước thải, chi phí đầu tư quản lý và diện tích mặt bằng khu xử lý 3.8 Bể lắng: Đặt sau aerotank, nhiệm vụ làm trong nước ở phần trên để xả ra nguồn nhận, cô đặc bùn hoạt tính đến nồng độ nhất định ở phần... dụng thích hợp cho xử lý nước thải mía đường  Xác định nồng độ BOD5 hoà tan trong nước thải ở đầu ra Sơ đồ làm việc của hệ thống: Nhóm 2 – 52CNMT Trang24 Đồ án xử lý nước thải công nghiệp Q,X0, S0 GVHD: TRẦN THANH TÙNG Bể lắng II Bể Aerotank Qe, S,Xe Qr , Xr , S Qw , Xr Trong đó: • Q , Qr, Qw , Qe : lưu lượng nước đầu vào , lưu lượng bùn tuần hoàn , lưu lượng bùn xã và lưu lượng nước đầu ra , m3/ngày... Nguồn tiếp nhận Trang11 Đồ án xử lý nước thải công nghiệp GVHD: TRẦN THANH TÙNG  Thuyết minh quy trình công ngệ: Nước thải sản xuất được dẫn theo đường thoát nước riêng ra hệ thống xử lí nước thải Dòng thải sau khi qua song chắn rác (SCR) ở đầu mỗi cống thu chảy qua bể lắng cát được đặt âm sâu dưới đất, ở đây sẽ giữ lại cát và các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn Phần rác thải thu được có thể dùng . án xử lý nước thải công nghiệp GVHD: TRẦN THANH TÙNG CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG NINH HÒA 1. Giới thiệu về công ty: Công ty cổ phần Đường Ninh Hòa tiền thân là Nhà máy Đường Ninh Hòa, . BOD thấp, nước thải mang tính kiềm. 2.2.5.4 Đặc trưng của nước thải nhà máy đường: Nhóm 2 – 52CNMT Trang6 Đồ án xử lý nước thải công nghiệp GVHD: TRẦN THANH TÙNG Đặc trưng lớn nhất của nước thải nhà máy. Đồ án xử lý nước thải công nghiệp GVHD: TRẦN THANH TÙNG ĐỀ TÀI: XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY ĐƯỜNG NINH HÒA DANH SÁCH NHÓM:  Nguyễn Thị Thanh Hiếu (NT) 

Ngày đăng: 27/04/2015, 11:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thu gom nước thải từ các dây chuyền sản xuất và nước thải sinh hoạt của nhà máy, giúp cho hệ thống xử lý nước hoạt động ổn định và hiệu quả.

  • 3.4 Bể điều hòa (Điều hòa lưu lượng và chất lượng):

  • Đặt sau bể lắng cát và trước bể lắng I.

  • Tính bơm từ bể lắng I đến UASB :

  • Các thông số thiết kế

  • Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn loại B:

    • Trong đó:

    • Phương trình cân bằng vật chất:

    • Trong đó

    • V: Thể tích bể Aerotank V= 368 (m3)

    • Trong đó

    • Trong đó

    • Kích thước bể Aerotank

      • Tính toán máy thổi khí

        • Tính toán đường ống dẫn khí

        • Tính toán đường ống dẫn bùn tuần hoàn

        • Bơm bùn tuần hoàn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan