Quản lý sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước

52 746 2
Quản lý sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Để phát triển kinh tế–xã hội thành công, điều hết sức quan trọng là mỗi quốc gia có khả năng đương đầu với nhịp độ thay đổi trong một thế giới ngày càng không ổn định và bị chi phối bởi quá trình toàn cầu hoá. Ở Việt Nam, với đà quay ngày càng nhanh của bánh xe quốc tế thì nhất thiết phải có một quá trình cải cách hiệu quả. Đã có nhiều phương hướng, chính sách được đưa ra nhằm đem lại sự cải tổ toàn diện về cả chính trị, kinh tế và các vấn đề về xã hội. Một trong những vấn đề được quan tâm đó là chính sách quản lý tài sản công trong khu vực cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước. Liên quan đến lĩnh vực này là sự quản lý trong quá trình hình thành, sử dụng và bảo quản của một trong những nguồn nội lực to lớn và quan trọng nhất nhằm phát huy tối đa vai trò ảnh hưởng của nó. Câu hỏi được đặt ra đó là chúng ta đã quản lý tài sản công như thế nào? Vì sao luôn tồn tại những hiện tượng tiêu cực như: lạm dụng, sử dụng lãng phí tài sản hay lợi dụng tài sản công để thực hiện những hành vi sai qui định của Nhà nước? Chúng ta đã có những giải pháp gì để xử lý những hiện tượng trên? Xuất phát từ thực trạng quản lý và sử dụng tài sản công nói chung và ô tô công nói riêng cộng với những vụ tiêu cực xảy ra gần đây, từ những vấn đề quan sát được và quá trình học tập, nghiên cứu; tôi xin đề ra các giải pháp trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp “ Quản lý sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước” nhằm góp một phần nhỏ trong quá trình cải cách nói trên. Chuyên đề là sự tổng hợp những vụ việc, hiện tượng đã và đang xảy ra từ đó có cải nhìn đầy đủ về quản lý sử dụng tài sản công trong các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp đồng thời đưa ra các phương án nhằm PHAN VĂN QUANG Tài chính công 44 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hạn chế và khắc phục những hạn chế này. Tuy nhiên do bị hạn chế về trình độ nhận thức, tôi chỉ xin đưa ra các vấn đề cụ thể nhất, thực tế nhất của vấn đề trên. Chuyên đề được chia làm ba phần: Phần I : Lý luận chung về tài sản công Phần II: Thực trạng quản lý ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước Phần III: Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước Trong quá trình làm chuyên đề thực tập, ngoài nổ lực của bản thân; em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo- Ths Phạm Hồng Vân. Qua bốn tháng thực tập tại cơ quan là Vụ pháp chế - Bộ Tài chính, em cũng được các cô, chú và các anh chị trong Vụ nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để đạt được kết quả như mong muốn. Em xin chân thành cảm ơn. PHAN VĂN QUANG Tài chính công 44 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG 1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của tài sản công 1.1.1 Khái niệm tài sản công Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, bất cứ một quốc gia nào cũng phải dựa vài một trong những nguồn lực quan trọng đó là tài sản quốc gia. Đó là những tài sản do thành viên của quốc gia tạo ra hay do thiên nhiên ban tặng hoặc do con người thu nạp được. Trong phạm vi một đất nước, tài sản quốc gia có thể thuộc sở hữu riêng của từng nhóm thành viên và có thể sở hữu chung của tất cả các thành viên trong cộng đồng quốc gia. Những tài sản do nhà nước nắm quyền sở hữu thường được gọi là tài sản công. Tuỳ thuộc vào quan hệ sản xuất đặc trưng của xã hội ở từng giai đoạn lịch sử mà tài sản công chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của quốc gia. Trong hình thái kinh tế - xã hội, quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu thì tài sản công chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản quốc gia ( tài sản thuộc sở hữu của một nhóm thành viên ) vì trong các chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là chủ yếu, nhà nước chỉ đại diện quyền lợi một nhóm người trong xã hội. Còn trong chế độ xã hội chủ nghĩa, phần lớn tài sản quốc gia thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là chủ sở hữu. Nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa. Trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội, các nhân tố cuả Chủ nghĩa xã hội dần dần hình thành, phát triển, hoàn thiện đạt tới mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội; Đảng ta thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để PHAN VĂN QUANG Tài chính công 44 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Khu vực kinh tế Nhà nước, bao gồm cả tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, đóng vai trò chủ đạo, từng bước phát triển và hoàn thiện trở thành nhân tố kinh tế của Chủ nghĩa xã hội. Tài sản công ở nước ta được thể hiện tại Điều 17 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; “đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn do Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, công trình thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao,quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà Pháp luật qui định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân”. Trong Bộ luật dân sự đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28/10/1995 và các văn bản pháp luật khác qui định cụ thể các tài sản khác thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm: “ các tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu xung quĩ Nhà nước, tài sản bị chôn dấu, chìm đắm tìm thấy, tài sản vắng chủ, vô chủ được xác lập sở hữu Nhà nước, tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến tặng Chính phủ hoặc tổ chức Nhà nước”. Từ những căn cứ pháp luật hiện hành, chúng ta có thể khẳng định: tài sản công là những tài sản được hình thành từ nguồn Ngân sách Nhà nước( NSNN), tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo qui định của pháp luật, đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời. 1.1.2 Đặc điểm của tài sản công Khái niệm về tài sản công trên đây đã phản ánh đầy đủ các tài sản công đã được thể chế hoá trong Hiến pháp năm 1992 và các văn bản khác của Nhà nước ta, đồng thời đã đưa ra những đặc trưng chung về tài sản công mà ở các chế độ khác nhau đều phải có. PHAN VĂN QUANG Tài chính công 44 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thứ nhất, ở mọi chế độ khác nhau, với mức độ khác nhau đều tồn tại tài sản công là các tài sản thuộc sở hữu của mọi thành viên của quốc gia mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Ở Việt Nam, Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu toàn dân. Nói một cách khác, Nhà nước là người đại diện sở hữu của tài sản thuộc sở hữu toàn dân và có trách nhiệm đảm bảo sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân tiết kiệm và có hiệu quả cao để đem lại lợi ích cho toàn dân. Thứ hai, tài sản công đã bao hàm các loại tài sản có trong tài sản công ở tất cả các chế độ khác nhau như tài sản có được từ đầu tư xây dựng, mua sắm bằng quĩ tiền tệ tập trung của Nhà nước, các tài sản khác nhau mà Nhà nước thu nạp được và các nguồn tài sản do thiên nhiên ban tặng cho con người. Tài nguyên ở hầu hết các nước đang phát triển đều được Hiến pháp và pháp luật xác nhận như là một tài sản của quốc gia, Nhà nước là người chủ toàn bộ của tài nguyên thiên nhiên. Trên đây là những đặc điểm chung nhất của tài sản công, tuy nhiên tài sản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước lại có những đặc điểm cụ thể. Tài sản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là những tài sản Nhà nước giao cho các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp quản lý, sử dụng. Tài sản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, công ty Nhà nước bao gồm:  Đất đai (đất sử dụng làm trụ sở làm việc, đất xây dựng bệnh viện, trường học, đất làm trạm nghiên cứu, thí nghiệm…).  Nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai ( nhà làm việc, nhà kho, lớp học, phòng khám chữa bệnh, phòng họp…). PHAN VĂN QUANG Tài chính công 44 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp  Các tài sản khác gắn liền với đất đai.  Các phương tiện giao thông vận tải (ôtô, xe máy, tàu, thuyền…).  Các trang thiết bị làm việc và các tài sản khác. Những tài sản trên đây chính là cơ sở để tiến hành các hoạt động quản lý Nhà nước và các hoạt động sự nghiệp. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp chỉ có quyền quản lý, sử dụng các tài sản này để thực hiện các nhiệm vụ được giao, không có quyền sở hữu. Việc sử dụng tài sản phải đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước ban hành; không được sử dụng vào mục đích cá nhân, kinh doanh và các mục đích khác, trừ những trường hợp được pháp luật qui định cụ thể. Tài sản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước có các đặc điểm chủ yếu sau: a) Tài sản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đều được đầu tư xây dựng, mua sắm bằng nguồn kinh phí NSNN hoặc có nguồn từ NSNN. b) Sự hình thành và sử dụng tài sản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị này. c) Vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không thu hồi được trong quá trình sử dụng tài sản công. 1.1.3. Phân loại tài sản công Ở mổi nước khác nhau, người ta có những cách khác nhau để phân loại tài sản công, song để nhận biết và sử dụng có hiệu quả với từng loại tài sản, tài sản công có thể được phân chia theo các tiêu thức sau: 1.1.3.1 Phân loại tài sản công theo thời gian sử dụng PHAN VĂN QUANG Tài chính công 44 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Theo cách phân loại này, tài sản công bao gồm các loại tài sản có thể sử dụng vĩnh viễn không mất đi như tài nguyên đất, tài nguyên nước, không khí…và các tài sản có thời gian sử dụng nhất định như tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên nhân tạo khác. Tuy nhiên, cách phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối vì ngay như tài nguyên đất nếu không có biện pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ thì nó sẽ bị cằn cỗi, xói mòn hay không thể sử dụng được. 1.1.3.2 Phân loại tài sản công theo nguồn gốc hình thành Với cách phân loại này, có thể chia tài sản công thành tài sản công có nguồn gốc thiên nhiên và tài sản nhân tạo. Tài nguyên thiên nhiên là các loại tài sản do thiên nhiên tạo ra ban tặng cho quốc gia và thuộc chủ quyền quốc gia như: đất, rừng, vùng trời, vùng biển, mặt nước, khoáng sản trong lòng đất, những danh lam thắng cảnh, không khí, môi trường… Tài sản nhân tạo là những tài sản do con người tạo lập và được duy trì qua các thế hệ như: cơ sở hạ tầng, các công trình văn hoá, các cổ vật, nhà ở, nhà làm việc, nhà dùng vào sản xuất kinh doanh, xe cộ và điều kiện làm việc, thiết bị và máy móc sản xuất, tài sản tài chính…Tài sản nhân tạo chủ yếu được hình thành từ kinh phí của NSNN và một phần là những tài sản mà Nhà nước thu nạp được như các tài sản sung quĩ Nhà nước, tài sản hiến tặng của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. 1.1.3.3 Phân loại tài sản công theo tượng quản lý và sử dụng tài sản Theo cách phân loại này, tài sản công bao gồm: 1.1.3.3.1 Tài sản Nhà nước thuộc khu vực các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước. PHAN VĂN QUANG Tài chính công 44 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đây là những tài sản của Nhà nước giao cho các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp, các lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị , tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp quản lý và sử dụng gồm: - Đất và các vật kiến trúc trên đất thuộc các trụ sở làm việc, nhà công vụ, kho tàng, trường học, bệnh viện, trạm thí nghiệm, nghiên cứu… - Các phương tiện vận tải, các trang thiết bị làm việc, thông tin, cứu hoả, hệ thống cấp thoát nước và các tài sản khác 1.1.3.3.2 Tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia bao gồm: - Hệ thống giao thông: đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, bến cảng, bến phà, bến xe, cầu, sân bay, nhà ga… - Hệ thống các công trình thuỷ lợi: đê điều, hệ thống kênh mương, trạm bơm, hồ chứa nước, đập thuỷ lợi… - Hệ thống chiếu sáng, cấp, thoát nước, công viên… - Hệ thống các công trình văn hoá, di tích lịch sử đã được xếp hạng. 1.1.3.3.3 Tài sản Nhà nước giao cho các doanh nghiệp quản lý, sử dụng bao gồm nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, vốn bằng tiền… 1.1.3.3.4 Tài sản Nhà nước được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo pháp luật qui định bao gồm: - Tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quĩ Nhà nước. - Tài sản chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy, tài sản vắng chủ, vô chủ và các tài sản khác được trở thành tài sản Nhà nước theo qui định của pháp luật. PHAN VĂN QUANG Tài chính công 44 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Tài sản do các tổ chức biếu tặng, đóng góp hoặc giao lại Nhà nước và tài sản viện trợ của Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ. - Tài sản khác… 1.1.3.3.5 Tài sản dự trữ Nhà nước. 1.1.3.3.6 Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi thuỷ sản, vùng trời, thềm lục địa ( gọi chung là đất đai và tài nguyên quốc gia ) 1.1.4. Vai trò của tài sản công Tài sản quốc gia nói chung và tài sản công nói riêng đều tạo ra cho quốc gia một tiềm lực phát triển, một niềm tự hào dân tộc, một cuộc sống vật chất, văn hoá, tinh thần, vô cùng quí giá. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã khẳng định: “ tài sản công là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung, để làm cho dân giàu, nước mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân” 1 . Vai trò của tài sản công có thể được xem xét, nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh: kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, tinh thần; nhưng ở đây, chúng ta chỉ nhìn nhận vai trò của tài sản công thể hiện ở mặt kinh tế. 1.1.4.1 Tài sản công là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất xã hội: Bất cứ nền sản xuất nền sản xuất nào kể cả nền sản xuất hiện đại đều là sự tác động của con người vào các yếu tố lực lượng tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Nói một cách khác, sản xuất luôn là sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ bản: sức lao động con người, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đối tượng lao động và tư liệu lao động đều là tài sản quốc gia nói chung và tài sản công nói riêng. Như vậy, nói tư liệu lao động và đối tượng lao động là hai yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vật chất cũng có nghĩa là tài sản quốc gia nói chung và tài sản công nói riêng là hai yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Người lao động với kinh 1 Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề tài chính, NXB SỰ thật 1989 trang 79 PHAN VĂN QUANG Tài chính công 44 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nghiệm sản xuất, kỹ năng, kỹ xảo và thói quen lao động của họ kết hợp với tài sản công tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. 1.1.4.2 Tài sản công là nguồn vốn tiềm năng cho đầu tư phát triển: Đầu tư phát triển có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế của mổi quốc gia nhằm đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế -xã hội và để phát triển toàn diện vững chắc của nền kinh tế xã hội. Nhờ đầu tư phát triển, tài sản quốc gia nói chung và tài sản công nói riêng được bảo tồn, phát triển. Nhưng muốn đầu tư phát triển thì phải có vốn đầu tư, đó là đại diện của hàng hoá, tài sản và dịch vụ đưa vào sản xuất. Muốn có vốn đầu tư phát triển mọi quốc gia đều phải khai thác từ các nguồn tiết kiệm, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài sản vô hình. Nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài sản vô hình chính là những tài sản quốc gia, trong đó tài sản công chiếm vai trò chủ yếu. Các tài sản này là những nguồn tài chính tiềm năng thể hiện dưới dạng hiện vật, Các tài sản này dưới tác động của sức lao động của con người thì sẽ chuyển thành các nguồn tài chính tiền tệ. Vì nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng, khai thác vào sản xuất kinh doanh một cách tiết kiệm và có hiệu quả, sẽ tạo điều kiện để phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất ngành nông lâm nghiệp và các ngành công nghiệp hoạt động dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên. Như vậy, chính nguồn tài nguyên thiên nhiên là vốn đầu tư phát triển sản xuất thay cho vốn mua nguyên liệu, nhiên liệu đưa vào sản xuất. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng; kết hợp tiềm năng, sức mạnh bên trong và khả năng có thể ở bên ngoài. Với nhu cầu vốn đầu tư phát triển càng lớn, việc khai thác các tiềm năng kinh tế từ nguồn tài sản công để đầu tư phát triển càng có ý nghĩa quan trọng. PHAN VĂN QUANG Tài chính công 44 10 [...]... biện pháp quản lý chặt chẽ trong quá trình hình thành, trong quá trình sử dụng Quản lý sử dụng ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước cũng đặt ra nhiều bức xúc cho các nhà quản lý 1.2.1 Đối tượng quản lý và nguyên tắc quản lý ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước Ô tô là một trong những tài sản công đặc biệt quan trọng... hình quản lý, sử dụng tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp trong phạm vi cả nước 1.2.2 Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công nói chung và ô tô nói riêng là một công cụ quan trọng của Nhà nước để thực hiện quản lý tài sản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh. .. lý Như vậy, đối tượng quản lý của ô tô trong khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước chính là quản lý quá trình hình thành, sử dụng, bảo quản, sửa chữa, điều chuyển và đào thải của loại tài sản này Và nói chung đây là nguyên tắc sử dụng trong quản lý tài sản Nhà nước 1.2.1.1 Quản lý quá trình hình thành tài sản Để phục vụ nhu cầu công tác, các cơ quan hành chính, đơn. .. cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước được giao xe ô tô để sử dụng phục vụ công tác nằm trong qui định của Nhà nước song không vì thế mà các cơ quan đơn vị này cứ thoải mái sử dụng tàu sản một cách thoải mái Để tài sản công cũng như xe ô tô trong khu vực cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp được giữ gìn, bảo quản và phát huy tối đa vai trò của nó; ngoài ý thức của đơn vị trực... được yêu cầu hoặc dư thừa; trong khi các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp khác hoặc các tổ chức kinh tế đang có nhu cấu sử dụng Để tránh tình trạng lãng phí trong sử dụng tài sản, Nhà nước thực hiện việc điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước với nhau hoặc giữa các cơ quan, đơn vị này với các đơn vị khác.Việc điều chuyển... tố tác động một cách gián tiếp lên công tác quản lý ô tô đó là: cơ chế chính sách quản lý nói chung cũng như các cơ chế áp dụng trong quản lý tài sản công và trong quản lý ô tô; các yếu tố ngẩu nhiên như sự biến động và kinh tế, chính trị trong và ngoài nước hay những biện pháp mà Nhà nước sử dụng trong các thời kỳ khác nhau Các nhân tố trên một mặt là các công cụ để quản lý ô tô công, mặt khác nó... sửa chữa tài sản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước Để đảm bảo hoạt động bình thường của các tài sản, các cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản phải tiến hành việc bảo dưỡng, sữa chữa tài sản theo các nguyên tắc chung: Mọi tài sản Nhà nước trong cơ quan hành chính, đơn vị PHAN VĂN QUANG 16 Tài chính công 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp sự nghiệp và các doanh nghiệp. .. bằng trong quản lý, sử dụng tài sản công;  Là cơ sở để đánh giá việc sử dụng tài sản tiết kiện hay lãng phí Ở nước ta hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước đã được hình thành tương đối đầy đủ và đồng bộ bao gồm: Trụ sở làm việc, ô tô, xe máy công, điện thoại Tiêu chuẩn, định mức sử xe ô tô trong các cơ quan. .. công tác quản lý tài sản công vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là những sơ hở trong quản lý đất đai và ô tô phục vụ công tác Việc quản lý sử dụng ô tô phục vụ công tác trong khu vực cơ quan hành chính sự nghiệp là một vấn đề rất phức tạp và rất nhạy cảm Những vụ việc xảy ra gần đây có thể nhận thấy thực trạng trong quản lý sử dụng ô tô trong khối cơ quan hành chính sự nghiệp còn tồn tại hiện tượng sử. .. nghiêm minh trong việc thực hiện xử lý các sai phạm chính sách tài chính trong quản lý sử dụng mua sắm sử dụng xe ô tô công, có sai phạm đã xử lý nhưng còn mang nặng tính hình thức, hành chính chưa có tác dụng răn đe, hạn chế Trên đây là các hạn chế trong quản lý tài sản công nói chung trong khu vực cơ quan đơn vị sự nghiệp Quản lý ô tô công cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý tài sản công; song . các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước Phần III: Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh. trình sử dụng. Quản lý sử dụng ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước cũng đặt ra nhiều bức xúc cho các nhà quản lý. 1.2.1. Đối tượng quản lý và nguyên. tắc quản lý ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước Ô tô là một trong những tài sản công đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu trong

Ngày đăng: 27/04/2015, 10:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan