Tư tưởng quản lý khoa học của f w taylor và ảnh hưởng của nó đến quản lý xã hội ở nước ta hiện nay”

19 9.7K 72
Tư tưởng quản lý khoa học của f w taylor và ảnh hưởng của nó đến quản lý xã hội ở nước ta hiện nay”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Quản lý là hoạt động đã có từ xa xưa khi con người biết lao động theo từng nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động. Vai trò của nó đã được thể hiện một cách giản dị qua câu nói dân gian “Một người biết lo bằng cả kho người hay làm”. Về sau, Các Mác đã khẳng định: “Mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung khi thực hiện trên một quy mô tương đối lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý”; và ông hình dung quản lý giống như công việc của người nhạc trưởng trong một dàn hợp xướng. Quản lý ra đời sớm như vậy nhưng khoa học quản lý lại ra đời muộn và thực sự trở thành một khoa học chỉ trong vòng một thế kỉ qua. Bắt đầu từ quản lý theo kinh nghiệm, đến thế kỷ XX (đặc biệt vào những năm 40) ở phương Tây mới nghiên cứu có hệ thống vấn đề quản lý với sự xuất hiện hàng loạt công trình, như một “rừng lý luận quản lý” rậm rạp. Những lý thuyết đó được đúc kết từ thực tiễn quản lý và thể hiện các tư tưởng triết học khác nhau, phát triển qua từng giai đoạn lịch sử. Trong “rừng lý luận quản lý” ấy, thuyết quản lý theo khoa học của F.W.Taylor là một học thuyết có giá trị và tiếng vang lớn. Ông được coi là "cha đẻ của thuyết quản lý theo khoa học" đã mở ra "kỷ nguyên vàng" trong quản lý. Nỉ không chỉ có có ảnh hưởng rất lớn trong thời kỳ đó mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến quản lý trong thời đại hiện nay. Đặc biệt là đối với Việt Nam hiện nay, khi chúng ta đang bước vào thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xã hội có nhiều biến động thì hoạt động quản lý càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Quản lý có mặt ở tất cả mọi nơi, mọi lúc, ở mọi lĩnh vực như trong sản xuất, trong hoạt động dân sự, quân sự trong hoạt động của các tổ chức xã hội,…Trong các loại quản lý thì quản lý xã hội là phức tạp nhất. Một mặt, xã hội là một hệ thống trên của kinh tế bao gồm tòn bộ các hoạt động cả về kinh tế, chính trị, hành chính, đạo đức, tinh thần,… nên nó chứa đựng tất cả những sự phức tạp của các đối tượng phải quản lý. Mặt khác, trong quản lý xó hội có những quan hệ phi chính thức như quan hệ đạo đức, quan hệ cá nhân, quan hệ xã hội nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Hơn nữa sự tác động qua lại giữa các đối tượng, các quan hệ như giữa quan hệ kinh tế với quan hệ đạo đức, quan hệ kinh tế với quan hệ hành chính, quan hệ pháp lý,… làm cho việc quản lý càng phức tạp và khó khăn hơn. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý xã hội, việc học hỏi, vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo tư tưởng quản lý theo khoa học của F.W.Taylor có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nhận thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng quản lý theo khoa học của Taylor và làm sáng tỏ những giá trị và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động quản lý xã hội ở Việt Nam là vấn đề đặc biệt quan trọng và cấp bách, người viết đã lựa chọn nội dung nghiên cứu với tên gọi: “Tư tưởng quản lý khoa học của F.W.Taylor và ảnh hưởng của nó đến quản lý xã hội ở nước ta hiện nay”. NỘI DUNG Chương 1: Tư tưởng quản lý khoa học của F.W.Taylor 1.1. Sự ra đời tư tưởng quản lý khoa học của F.W.Taylor Do yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, sự phát triển sản xuất đại công nghiệp, và dưới tác động của cách mạng kỹ thuật, đòi hỏi khoa học quản lý xuất hiện. Yêu cầu về quản lý không ngừng tăng lên cả về vi mô và vĩ mô. Từ đó, dẫn đến sự ra đời học thuyết quản lý của nhiều trường phái, nhiều học giả khác nhau. Tiêu biểu nhất trong thuyết quản lý theo khoa học là F.W.Taylor. Taylor sinh ra trong gia đình quý tộc – một gia đình coi trọng các chuẩn mực và yêu cầu thành viên phải biết kìm nén cảm xúc cá nhân để ứng xử theo các chuẩn mực gia đình. Thời trai trẻ, ông đã cố gắng ép sinh hoạt và công việc của mình vào khuôn mẫu được tính toán một cách tỉ mỉ, chính xác. Ông đã từng thi đỗ khoa luật của Đại học Harvard nhưng phải bỏ học vì thị lực kém. Năm 1874, ông xin học nghề chế tạo mẫu và làm việc tại xí nghiệp Hydraulic Works. Tại đây, ông đã tìm kiếm phương pháp để tăng năng suất lao động và cải thiện điều kiện sống của người lao động. Năm 1878, ông chuyển đến công tác tại công ty thép Midvale. Do có những phát minh quan trọng (mâm cặp, máy nghiền tự động, máy tiếp dụng cụ, máy rèn, máy khoan và máy tiện) nên ông được chỉ định làm trưởng kíp, quản đốc và cuối cùng là kĩ sư trưởng. Trong thời gian này, ông học hàm thụ toán lý tại Đại học Harvard. Năm 1883, ông bảo vệ luận án tiến sĩ kỹ thuật chế tạo máy tại viện Kỹ thuật Steven. Hai năm sau, ông trở thành thành viên Hiệp hội kỹ sư cơ khí Mỹ và sau đó là Chủ tịch hội. Năm 1898, ông chuyển sang công ty thép Benthleham và thôi việc vào năm 1901 để có thời gian truyền bá quản lý theo khoa học. F.W.Taylor đã có những thuyết trình tại Hội kỹ sư cơ khí: Các ghi chép về sự chuyển động bằng dây (1893), Quản lý phân xưởng (1903), Hệ thống định mức sản phẩm và nghệ thuật cắt kim loại (1906). Năm 1911, ông đăng báo công trình Các nguyên tắc quản lý theo khoa học và sau đó được xuất bản và được dịch ra 8 thứ tiếng ở Châu Âu và tiếng Nhật Bản. Năm 1912 ông đã trình bày tại Quốc hội Mỹ, một số vấn đề về quản lý một cách khoa học và đó là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong nghiên cứu công tác quản lý một cách khoa học của ông. Đầu tiên, ông gọi đó là chế độ quản lý mà ông nêu ra là “chế độ trả lương theo số lượng sản phẩm”. Về sau nội dung của phương pháp quản lý này được bổ sung thêm gọi là quản lý tác nghiệp và mọi người quen gọi là chế độ Taylor. F.W.Taylor định nghĩa “quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Đó cũng là tư tưởng cơ bản của ông về quản lý. Với những đóng góp của mình, Taylor được đánh giá là cha đẻ của thuyết quản lý theo khoa học. Sự thành công của thuyết quản lý theo khoa học đã tạo ra phong trào học tập và ứng dụng phương pháp Taylor và tạo ra chủ nghĩa Taylor. 1.2. Tư tưởng quản lý của F.W.Taylor 1.2.1. Cách tiếp cận và quan niệm về quản lý của Taylor F.W.Taylor, như đã nói, xuất thân là một người thợ và đã kinh qua các vị trí quản lý cấp thấp nên ông tiếp cận quản lý cấp thấp (điều hành, tổ chức thực hiện). Ông nói: Một nhà máy tồi nhưng có tổ chức thì sẽ có hiệu quả hơn một nhà máy tốt nhưng có tổ chức tồi. F.W.Taylor cho rằng quản lý là biết trước điều bạn muốn người khác làm và sau đó, hiểu được rằng họ đang hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. muốn biết trước điều người khác làm, người quản lý cần lập kế hoạch, muốn biết người khác hoàn thành công việc một cách tốt nhất phải kiểm tra, kiểm soát. Như vậy, thao Taylor quản lý có 2 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch công việc và kiểm tra, kiểm soát. 1.2.2. Nội dung tư tưởng quản lý 1.2.2.1. Cải tạo quan hệ quản lý Cải tạo quản lý là thay đổi quan hệ giữa người chủ và người thợ, chuyển quan hệ giữa những người ra mệnh lệnh – những người nhận mệnh lệnh thành quan hệ gần gũi hơn, hay thành quan hệ hợp tác. Vì ông cổ xúy rằng tất cả chúng ta đều có chung mục tiêu là lợi ích. F.W.Taylor tìm hiểu và phân tích quan hệ giữa giới chủ và người làm thuê. Thời kỳ này, mâu thuẫn, xung đột giữa giới chủ và người làm thuê ngày càng trở nên trầm trọng. Xung đột đó có nguồn gốc từ chính giới chủ và những người làm thuê. Người làm thuê xuất thân từ nông dân với tâm lý tùy tiện khá nặng nề, ý thức kỷ luật lao động thấp. Hơn nữa, do đời sống thấp kém nên thường trốn việc, đập phá máy móc – hành động mà F.W.Taylor gọi là hành động kiểu lính tráng. Trong khi đó, giới chủ vốn quen với nề nếp quản lý theo kiểu gia đình trị, dựng nhiều bạo lực để thúc ép người lao động. Quan hệ thù hận này tất yếu dẫn tới người lao động thờ ơ với công việc, năng suất lao động sụt giảm; lợi nhuận của chủ thể quản lý giảm và là cho tiền công của người lao động sụt giảm. F.W.Taylor cho rằng nhiệm vụ của các nhà quản lý là xóa bỏ quan hệ hận thù đó để ổn định sản xuất và qua đó nâng cao đời sống người lao động và lợi nhuận của giới chủ. Ông nói, quản lý theo khoa học trước hết là cuộc cách mạng tinh thần vĩ đại nhằm cải thiện quan hệ hợp lý. Hợp tác mật thiết và thân thiện giữa nhà quản lý và người lao động, được F.W.Taylor coi là một trong 4 nguyên lý cơ bản của quản lý. Để cải tạo quan hệ quản lý, trước hết phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của mối quan hệ hận thù này. Sở dĩ người lao động thờ ơ với công việc, có hành động kiểu lính tráng là do họ bị buộc phải làm việc quá giờ, lương thấp. Suy cho cùng, các cuộc bãi công biểu tình của họ chỉ nhằm để đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặt khác, giới chủ vì lợi nhuận của mình mà luôn đưa ra định mức lao động quá cao, buộc người lao động làm việc quá giờ. Từ những phân tích đó, Taylor cho rằng bản chất con người là con người kinh tế, con người luôn hành động vì lợi ích kinh tế của họ. Vì vậy, muốn cải tạo quan hệ quản lý đó, cần có sự hợp tác của hai bên. 1.2.2.2. Tiêu chuẩn hóa công việc Đó là quá trình chia công việc ra từng bộ phận, vị trí khác nhau và giao mỗi bộ phận, mỗi vị trí cho một cá nhân phụ trách. Phân chia công việc ra thành những nhiệm vụ nhỏ và phân công cho những con người cụ thể là tư tưởng then chốt của quản lý theo khoa học. Trên cơ sở phân công lao động, F.W.Taylor đưa ra những tiêu chuẩn, định mức rõ ràng, cụ thể cho từng công việc của mỗi cá nhân. Công việc được chia nhỏ thành những công đoạn cụ thể, mang tính độc lập giúp chúng ta dễ dàng xác định và đưa ra những định mức cũng như tiêu chuẩn cụ thể cho từng công đoạn. Và, đó cũng là một trong những điều kiện khách quan, thuận lợi để tránh được việc đưa ra định mức và tiêu chuẩn công việc tùy tiện, cảm tính. Việc đưa ra định mức và tiêu chuẩn cụ thể vừa giúp người lao động biết trước đích cần đạt được trong quá trình lao động, vừa giúp người quản lý đánh giá được hiệu quả làm việc của người lao động. Trên cơ sở đó có thông tin phản hồi để người lao động cố gắng và làm căn cứ trả công lao động cũng như thưởng, phạt đối với người lao động. 1.2.2.3. Chuyên môn hóa lao động Chuyên môn hóa không phải là tư tưởng mới của F.W.Taylor. Trước đó, chuyên môn hóa đã được Pie Đại đế ứng dụng vào trong việc tổ chức quân đội Phổ và Adam Smith ứng dụng trong phân xưởng dập kim. Vào 1801, Eliwithney cũng đã mô tả và ứng dụng tư tưởng chuyên môn hoá vào trong dây chuyền lắp ráp súng. Tất cả những tư tưởng và thử nghiệm trên đó được F.W. Taylor tiếp thu thu để xây dựng học thuyết quản lý của mình. Về phía công nhân, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho họ có chuyên môn để trở thành lao động chuyên nghiệp. Trong cuốn quản lý phân xưởng, khi đánh giá trành công của hang Symond Rolling Machine nơi áp dụng phương pháp quản lý khoa học nên 35 cô gái đã làm công việc của 120 cô gái. Taylor nhận xét: “Yếu tố có thể có ý nghĩa hơn tất cả các yếu tố khác là sự lựa chọn kỹ lưỡng các cô gái có khả năng nắm bắt nhanh để thay cho các cô gái có nhận thức chậm. Nhưng khả năng nắm bắt công việc của công nhân phải do nhà quản lý có trách nhiệm hướng dẫn đào tạo họ. Trong việc quản lý coongg nhân Taylor nhấn mạnh đến phải tìm ra “người giỏi nhất”. Người thợ giỏi nhất chẳng những giúp cho nhà quản lý đề ra định mức hợp lý mà còn là tấm gương thúc đẩy những người thợ khác phấn đấu, nâng cao năng suất và thu nhập của họ”. Taylor ưa chuộng kiểu tổ chức sản xuất theo dây chuyền trong đó mỗi công nhân làm một số thao tác nhất định, vì theo ông chuyên môn hóa lao động tỉ mỉ như vậy sẽ dẫn đến năng suất lao động cao. 1.2.2.4. Công cụ lao động thích hợp và môi trường lao động phù hợp Theo ông , ngay cả những người lao động giỏi nhất cũng cần có công cụ lao động thích hợp để nâng cao năng suất lao động, và đó là nghiệp vụ lao động mà nhà quản lý phải tìm ra. F.W.Taylor cũng yêu cầu các nhà quản lý phải nghiên cứu để đưa ra công cụ lao động tối ưu. Tính tối ưu của công cụ được xác định bởi đối tượng lao động của từng công việc. Năm 1881, F.W.Taylor đã nghiên cứu và thiết kế các loại xẻng phù hợp để xúc các chất liệu khác nhau và điều đó cho phép người công nhân óc thể lao động suốt cả ngày. Điều này cũng đã giúp xưởng thép Benthleehem giảm 360 công nhân xúc than mà công việc vẫn đảm bảo kế hoạch. Trên thực tế, F.W.Taylor là người có nhiều cải tiến, sáng kiến về công cụ, phương tiện và máy móc trợ giúp lao động: mâm cặp, máy nghiền tự động, máy tiếp công cụ,.máy rèn, máy khoan, F.W.Taylor tiến hành quan sát quá trình lao động của Schmidt – một công nhân khuân vác. Sau khi tối ưu hóa các thao tác và hướng dẫn để Schmidt thực hiện theo thao tác tối ưu, năng suất lao động của Schmidt tăng từ 12,5 tán/ngày lên 47,5/ngày. Và tiền lương tăng từ 1,15 USD/ ngày lên 1,85 USD/ngày. Bên cạnh việc triển khai phương pháp làm việc khoa học, thiết lập mục tiêu năng suất lao động và hệ thống phần thưởng để đạt mục tiêu. F.W.Taylor yêu cầu các nhà quản lý phải thưởng xuyên coi trọng việc trau dồi, huấn luyện phương pháp làm việc cho người lao động. Taylor cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của môi trường lao động trong các doanh nghiệp. Trước hết là các môi trường xã hội bên trong các tổ chức công nghiệp. Phải duy trì không khí hợp tác. Người quản lý nên nói chuyện với người lao động, khuyến khích họ có thể nói ra tất cả, kể cả những chuyện riêng. 1.2.2.5. Con người kinh tế Bản chất con người là sự ham muốn về vật chất, tất cả mọi người đều giống nhau. Cho nên xuất phát từ vấn đề đặt ra con người là “con người kinh tế”, ông yêu cầu người lao động không được sáng tạo, sáng kiến cá nhân mà phải tuân thủ theo các mệnh lệnh. Sáng kiến là độc quyền của nhà quản lý. Với các nội dung nói trên, năng suất lao động tăng vượt bậc, giá thành thấp; kết quả cuối cùng là lợi nhuận cao để cả chủ và thợ đều có thu nhập cao. Qua các nguyên tắc kể trên, có thể rút ra các tư tưởng chính của thuyết Taylor là: tối ưu hóa quá trình sản xuất (qua hợp lý hóa lao động, xây dựng định mức lao động); tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp; phân công chuyên môn hóa (đối với lao động của công nhân và đối với các chức năng quản lý); và cuối cùng là tư tưởng “con người kinh tế” (qua trả lương theo số lượng sản phẩm để kích thích tăng năng suất và hiệu quả sản xuất). Từ những tư tưởng đó, đã mở ra cuộc cải cách về quản lý doanh nghiệp, tạo được bước tiến dài theo hướng quản lý một cách khoa học trong thế kỷ XX cùng với những thành tựu lớn trong ngành chế tạo máy. Chương 2: Ảnh hưởng tư tưởng quản lý khoa học của Taylor đối với quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay 2.1. Những ưu điểm và hạn chế của tư tưởng quản lý theo khoa học của Taylor 2.1.1. Những ưu điểm Thông qua những nội dung của tư tưởng quản lý khoa học của Taylor, chúng ta có thể nhận ra những ưu điểm sau: Thứ nhất, đó là ưu điểm trong việc cải tạo quan hệ quản lý. Phải chuyển quan hệ quản lý giữa những người ra lệnh – những người nhận mệnh lệnh thành quan hệ gần gũi hơn, hay thành quan hệ hợp tác. Việc xây dựng được mối quan hệ gần gũi, hợp tác giữa người chủ và người thợ sẽ tạo ra được môi trường là việc thuận lợi hơn. Đây là một tư tưởng rất tiến bộ lúc bấy giờ và nó đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết mâu thuẫn giữa người chủ và người thợ, đưa lại năng suất lao động cao hơn. Thứ hai, tư tưởng về tiêu chuẩn hóa công việc. Công việc được chia nhỏ thành những công đoạn cụ thể, mang tính độc lập giúp chúng ta dễ dàng xác định và đưa ra những định mức cũng như tiêu chuẩn cụ thể cho từng công đoạn. Và, đó cũng là một trong những điều kiện khách quan, thuận lợi để tránh được việc đưa ra định mức và tiêu chuẩn công việc tùy tiện, cảm tính. Việc đưa ra định mức và tiêu chuẩn cụ thể vừa giúp người lao động biết trước đích cần đạt được trong quá trình lao động, vừa giúp người quản lý đánh giá được hiệu quả làm việc của người lao động. Trên cơ sở đó có thông tin phản hồi để người lao động cố gắng và làm căn cứ trả công lao động cũng như thưởng, phạt đối với người lao động. Công việc được chia nhỏ thành từng công đoạn giúp người quản lý tối thiểu hóa thao tác lao động của mỗi cá nhân. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý dễ dàng nghiên cứu thao tác của người lao động và khoa học hóa các thao tác này. Thứ ba, là sự phân công theo chức năng quản lý. Ưu điểm của sự phân công lao động theo chức năng là có thể xác định rõ ràng các nhiệm vụ của mỗi nhân viên quản lý chức năng, do đó có thể ứng dụng những nguyên tắc quản lý tác nghiệp thực hiện với công nhân và lao động quản lý. Một ưu điểm nữa của sự phân công lao động theo chức năng quản lý là trong điều kiện toàn bộ phân xưởng đều sử dụng công cụ, thiết bị và phương pháp sản xuất theo tiêu chuẩn quy định, do thực hiện chế độ quản lý theo chức năng, người ta có thể quy định, kế hoạch trước sản xuất, đưa ra những chỉ lệnh sản xuất chi tiết, do tổ trưởng tại hiện trường trực tiếp chỉ đạo và giúp đỡ. Vì vậy, dự công việc phức tạp, vẫn có thể thuê những công nhân có mức lương thấp đảm nhiệm, giảm chi phí lao động trong giá thành sản phẩm. 2.1.2. Những hạn chế Bên cạnh những mặt tích cực được đánh giá cao và có ý nghĩa to lớn, tư tưởng quản lý khoa học của Taylor cũng còn một số hạn chế: Mặt hạn chế của tư tưởng quản lý khoa học của Taylor là sự hiểu biết phiến diện và máy móc về con người, bị chi phối bởi tư tưởng triết học “con người kinh tế” mà ông tiếp nhận ở thời đại đó và thuyết quản lý theo khoa học quản lý của ông còn bị hạn chế ở cấp tác nghiệp. Cách nhìn nhận về con người của ông quá máy móc. Ông cho rằng con người thường lười biếng, trốn việc, và thích làm việc kiểu lính tráng. Ông không nhận thấy con người là một thực thể thống nhất giữa “cái sinh học” và “cái xã hội”, động lực thúc đẩy họ hành động, phát triển là cả một hệ thống các nhu cầu, trong đó nhu cầu về kinh tế chỉ là một. [...]... tư ng quản lý khoa học Taylor và vận dụng một cách đúng đắn, khoa học vào điều kiện đất nước có ý nghĩa vô cùng to lớn 2.2.1 Những ảnh hưởng tích cực Những ảnh hưởng tích cực tư tưởng quản lý theo khoa học của Taylor đến hoạt động quản lý xã hội ở nước ta trên những phương diện sau: 2.2.1.1 Xây dựng mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tư ng quản lý Để xã hội vận hành, hoạt động quản lý đối với xã hội. .. ngừng, thì công tác quản lý xã hội càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa hơn Để nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, việc học hỏi những tư tưởng quản lý theo khoa học của Taylor là điều cần thiết Bên cạnh những giá trị tích cực, tư tưởng quản lý theo khoa học của Taylor vẫn còn một số hạn chế Chính vì vậy, yêu cầu quản lý của chúng ta hiện nay là phải học hỏi những giá trị tích cực và loại bỏ những mặt... động quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay Và việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của đối tư ng quản lý sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý xã hội ở nước ta KẾT LUẬN Sự ra đời tư tưởng quản lý theo khoa học của F. W. Taylor đã làm nên một cuộc cải cách về quản lý xí nghiệp, khiến cho việc quản lý nhà máy cuối thể kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã tiến một bước dài theo hướng quản lý. .. tố tích cực, tư tưởng quản lý theo khoa học của Taylor cũng còn có những hạn chế gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý xã hội ở nước ta hiện nay Thứ nhất, cách thiết kế và quản lý của thuyết quản lý theo khoa học của Taylor thống nhất theo một tuyến điều khiển từ cấp trên duống cấp dưới Bộ máy này chỉ hoạt động có hiệu quả với các điều kiện sau: Các nhiệm vụ cá nhân cần phải thực hiện là đơn giản;... quản lý theo khoa học của Taylor ra đời đã gây ra một tiếng vang lớn, nó không chỉ mở ra “kỷ nguyên vàng” của Mỹ lúc bấy giờ mà nó còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước khác và vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay Đặc biệt là đối với Việt Nam hiện nay, khi xã hội ngày càng phức tạp, quản lý xã hội càng khó khăn thì việc thấy được những ảnh hưởng tích cực cũng như những mặt còn hạn chế của tư tưởng. .. Quản lý xã hội là sự tác động liên tục, có tổ chức, hướng đích của chủ thể quản lý lên xã hội và các khách thể của nó, nhằm phát triển xã hội theo quy luật khách quan và đặc trưng xã hội Chủ thể quản lý xã hội là hệ thống những người quản lý; cộng đồng người có tổ chức, được giao cho các chức năng nhằm thực hiện các tác động bằng quản lý Ở Việt Nam, chủ thể quản lý bao gồm: từng thành viên của xã. .. với điều kiện của Việt Nam hiện nay Nâng cao hiệu quả công tác quản lý xã hội chính là góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội Việt Nam hiện nay TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Vũ Tiến [2008]: Lý thuyết chung về quản lý xã hội, Hà Nội 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Nhà nước và Pháp luật [2003]: Khoa học quản lý, Hà Nội 3 Hồng Văn Luân [2008]: Lịch sử tư tưởng quản lý, Hà Nội 4... cứng nhắc của đối tư ng quản lý sẽ gây ra khó khăn, trở ngại lớn cho công tác quản lý Thứ ba, ảnh hưởng đến việc sử dụng phương pháp kinh tế trong quản lý xã hội Cái nhìn phiến diện về con người của Taylor, đã dẫn đến cái nhìn phiến diện về nhu cầu của con người Chỉ chú ý đến nhu cầu vật chất mà quên đi nhu cầu tinh thần và công tác quản lý xã hội sẽ mắc sai lầm nếu không có phương pháp quản lý đúng... tế trong quản lý xã hội chính là chịu ảnh hưởng của tư tưởng đó Phương pháp này có vai trò to lớn trong quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay Đây là phương pháp tác động của chủ thể quản lý tới đối tư ng quản lý thông qua lợi ích kinh tế Phương pháp kinh tế phải thông qua việc lực chọn và sử dụng các công cụ đòn bẩy kinh tế như giá cả, lãi suất, tiền lương, tiền thưởng, lợi nhuận để tác động đến điều... Quản lý chất lượng của W. Edwards Deming, triết lý, nội dung và ý nghĩa, Hà Nội 5 Hồ Văn Vĩnh [2003]: Một số vấn đề về tư tưởng quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 6 Nguyễn Thị Doan [1996]: Các học thuyết quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 7 Đỗ Hồng Toàn [1999]: Khoa học quản lý, Nxb Khoa học kĩ thuật, Hà Nội 8 Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý [2002]: Tinh hoa quản lý, Nxb Lao động – xã . gọi: Tư tưởng quản lý khoa học của F. W. Taylor và ảnh hưởng của nó đến quản lý xã hội ở nước ta hiện nay”. NỘI DUNG Chương 1: Tư tưởng quản lý khoa học của F. W. Taylor 1.1. Sự ra đời tư tưởng quản. máy. Chương 2: Ảnh hưởng tư tưởng quản lý khoa học của Taylor đối với quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay 2.1. Những ưu điểm và hạn chế của tư tưởng quản lý theo khoa học của Taylor 2.1.1. Những. quản lý theo khoa học. Sự thành công của thuyết quản lý theo khoa học đã tạo ra phong trào học tập và ứng dụng phương pháp Taylor và tạo ra chủ nghĩa Taylor. 1.2. Tư tưởng quản lý của F. W. Taylor 1.2.1.

Ngày đăng: 27/04/2015, 01:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan