Luận văn thạc sỹ: Quản lý sử dụng vốn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội Thực trạng và giải pháp

81 342 0
Luận văn thạc sỹ: Quản lý sử dụng vốn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội Thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hội nhập và tự do hóa thương mại toàn cầu đem đến nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế quốc tế, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, khó khăn mà nền kinh tế của mỗi quốc gia phải đương đầu. Để nhanh chóng hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới đòi hỏi kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh mà trước hết là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bởi lẽ, hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Do đó, để tìm cho mình một chỗ đứng trong môi trường cạnh tranh vốn đã quyết liệt giữa các NHTM trong nước và đặc biệt là trong thời gian tới với sự tham gia hoạt động của các ngân hàng nước ngoài với ưu thế vượt trội về vốn, công nghệ, trình độ quản lý thì đòi hỏi mỗi ngân hàng phải tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng cao và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn. Là NHTM Nhà nước trẻ nhất, ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) Chi nhánh Hà Nội đã trải qua một quá trình phấn đấu và nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn và thử thách. Trong quá trình đó, hoạt động sử dụng vốn của MHB Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song vẫn còn khá nhiều hạn chế và tồn tại cần phải khắc phục, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vì vậy, có thể nói nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đang là một vấn đề cấp thiết hàng đầu để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên đã lựa chọn đi sâu vào phân tích đề tài: “Quản lý sử dụng vốn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội Thực trạng và giải pháp”.

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN LÊ THỊ NGUYỆT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT MHB Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương Tech Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG , SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Số hiệu bảng,biểu Tên bảng, sơ đồ và biểu đồ Trang Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Bảng 2.7 Bảng 2.8 Bảng 2.9 Bảng 2.10 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Hà Nội giai đoạn 2008-2010 Tình hình dự trữ thanh toán của MHB Hà Nội giai đoạn 2008-2010 Dư nợ cho vay của MHB Hà Nội giai đoạn 2008-2010 Hệ số sử dụng vốn của MHB Hà Nội giai đoạn 2008- 2010 Cơ cấu dư nợ cho vay của MHB Hà Nội giai đoạn 2008- 2010 So sánh số liệu đầu tư tín dụng thực tế năm 2010 với kế hoạch được giao của MHB Hà Nội Tình hình cho vay và thu nợ của MHB Hà Nội từ 2008- 2010 Tình hình nợ quá hạn của MHB Hà Nội giai đoạn 2008- 2010 Chỉ tiêu về vòng quay vốn của MHB Hà Nội 2008-2010 Đầu tư vào TSCĐ và TS khác của MHB Hà Nội từ 2008- 2010 31 34 38 39 40 41 43 45 47 49 Sơ đồ 2.1 Biểu 2.1 Biểu 2.2 Biểu 2.3 Biểu 2.4 Cơ cấu tổ chức hiện nay của MHB Hà Nội Hoạt động dự trữ và thanh toán của MHB Hà Nội từ 2008-2010 Tổng dư nợ cho vay và hệ số sử dụng vốn của MHB Hà Nội 2008-2010 So sánh nợ quá hạn của MHB Hà Nội với một số ngân hàng khác So sánh vòng quay vốn của MHB Hà Nội với một số ngân hàng khác năm 2010 30 35 38 46 47 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hội nhập và tự do hóa thương mại toàn cầu đem đến nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế quốc tế, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, khó khăn mà nền kinh tế của mỗi quốc gia phải đương đầu. Để nhanh chóng hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới đòi hỏi kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh mà trước hết là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bởi lẽ, hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Do đó, để tìm cho mình một chỗ đứng trong môi trường cạnh tranh vốn đã quyết liệt giữa các NHTM trong nước và đặc biệt là trong thời gian tới với sự tham gia hoạt động của các ngân hàng nước ngoài với ưu thế vượt trội về vốn, công nghệ, trình độ quản lý thì đòi hỏi mỗi ngân hàng phải tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng cao và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn. Là NHTM Nhà nước trẻ nhất, ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB)- Chi nhánh Hà Nội đã trải qua một quá trình phấn đấu và nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn và thử thách. Trong quá trình đó, hoạt động sử dụng vốn của MHB Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song vẫn còn khá nhiều hạn chế và tồn tại cần phải khắc phục, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vì vậy, có thể nói nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đang là một vấn đề cấp thiết hàng đầu để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên đã lựa chọn đi sâu vào phân tích đề tài: “Quản lý sử dụng vốn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội- Thực trạng và giải pháp”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm đạt được 3 mục đích cơ bản sau: 1 Thứ nhất: Hệ thống hóa các lý luận chung về NHTM và công tác quản lý sử dụng vốn của NHTM. Thứ hai: Đi sâu vào phân tích thực trạng tình hình sử dụng vốn của MHB- Chi nhánh Hà Nội, thấy được những ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý vốn của ngân hàng. Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhằm giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó nâng cao kết quả kinh doanh. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các phạm trù liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, so sánh, thống kê, phân tích các chỉ số Trong đó, chủ yếu là phương pháp so sánh dựa trên cơ sở số liệu trên các báo cáo tài chính và thông tin thu thập được từ việc phỏng vấn trực tiếp nhân viên của chi nhánh. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục bảng, biểu, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Ngân hàng thương mại và công tác quản lý sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý sử dụng vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2008-2010. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. 2 Chương 1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm NHTM Ngân hàng là một trong những ngành hình thành lâu đời nhất. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành ngân hàng cũng ngày càng phát triển. Ở giai đoạn đầu, ngân hàng mới chỉ thực hiện những nghiệp vụ đơn giản, phục vụ nhu cầu xã hội, đó là giữ hộ của cải và thanh toán hộ. Đến nay, hoạt động của ngân hàng đã được phát triển mạnh với nhiều lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ và công nghệ ngày càng hiện đại thông qua sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế, NHTM đóng vai trò là trung gian tài chính, là chiếc cầu chuyển tải những nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội đến tay những người có nhu cầu và có khả năng đẩu tư sinh lợi. Nó giống như “ hệ tuần hoàn “ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển thuận lợi hơn. Trong khi thực hiện vại trò trung gian chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay, các NHTM đã tạo ra những công cụ tài chính thay thế tiền làm phương tiện thanh toán. Nhờ các công cụ này mà đại bộ phận tiền giao dịch trong nền kinh tế chu chuyển thông qua ngân hàng, gắn các nhu cầu về lưu thông tiền tệ - thanh toán trong nước và quốc tế lại với nhau. Tóm lại, NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. 1.1.2. Đặc trưng hoạt động kinh doanh của NHTM NHTM là một doanh nghiệp, nhưng khác với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, kinh 3 doanh trên lĩnh vực tiền tệ- tín dụng xuất phát từ những đặc trưng hoạt động kinh doanh của NHTM: Thứ nhất: NHTM là chủ thể thường xuyên nhận và kinh doanh tiền gửi : Thật vậy! Xem xét đến bảng cân đối tài sản của NHTM thì vốn tiền gửi luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và khoản chi phí lớn nhất của ngân hàng là khoản chi phí trả lãi. Ở một khía cạnh khác, cũng trong bảng cân đối tài sản của NHTM, ta thấy khoản mục cho vay và đầu tư tài chính của ngân hàng là các khoản thu từ hoạt động cho vay và đầu tư tài chính. Điều này chứng tỏ, NHTM là chủ thể thường xuyên nhận và kinh doanh tiền gửi. Thứ hai: Trong quá trình hoạt động của mình, NHTM tạo ra những công cụ tài chính thay thế tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Nhờ các công cụ này mà đại bộ phận tiền giao dịch trong nền kinh tế chu chuyển thông qua ngân hàng gắn các nhu cầu về lưu thông tiền tệ - thanh toán trong nước và quốc tế lại với nhau. Do đó, hoạt động của NHTM gắn bó mật thiết với hệ thống thanh toán của mỗi quốc gia, đồng thời có mối liên hệ quốc tế rộng rãi. Thứ ba: Hoạt động của NHTM phong phú, đa dạng và có phạm vị rộng lớn. Sự phong phú, đa dạng thể hiện ở sản phẩm dịch vụ ngân hàng: không chỉ dừng lại ở những dịch vụ truyền thống mà còn không ngừng đưa vào những sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Sự phong phú, đa dạng còn thể hiện ở đối tượng khách hàng của ngân hàng. Khách hàng là doanh nghiệp, là cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, đoàn thể… Và phạm vi hoạt động rộng lớn thể hiện ở mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng. Để có thể tận dụng triệt để các khoản huy động và cho vay đối với khách hàng thì các ngân hàng cần phải mở rộng mạng lưới chi nhánh của mình. Mạng lưới chi nhánh càng rộng lớn thì việc huy động và cho vay của ngân hàng càng dễ dàng. 4 Thứ tư: Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn tiềm ẩn rủi ro. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào thì rủi ro là điều không tránh khỏi. Nhưng riêng đối với ngân hàng- một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ- tín dụng thì rủi ro là đặc trưng trong hoạt động kinh doanh của nó. Bởi vì, hoạt động kinh doanh của NHTM rất nhạy cảm với những biến đổi của nền kinh tế. Ngân hàng có thể gặp rủi ro khi khách hàng vay vốn không trả được nợ hay tình trạng thiếu tiền mặt ở một mức độ nào đó có thể dẫn đến việc người gửi tiền đồng loạt rút vốn và cuối cùng là ngân hàng bị phá sản… Nói tóm lại, ngân hàng phải đương đầu với rất nhiều rủi ro, trong đó, 4 loại rủi ro thường gặp là: rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. 1.2. Công tác quản lý sử dụng vốn của NHTM 1.2.1. Vốn của NHTM Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được; dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Thực chất, nguồn vốn của NHTM là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng mà khách hàng gửi vào ngân hàng để thực hiện các mục đích khác nhau. Họ chuyển quyền sử dụng vốn tiền tệ cho ngân hàng để ngân hàng trả cho họ một khoản thu nhập nhất định gọi là lãi suất tiền gửi. Và như vậy, ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, phục vụ và kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời chính các hoạt động đó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, các NHTM đã tập trung huy động những nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư trong xã hội vào ngân hàng góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, bảo vệ giá trị đồng tiền và hạn chế lạm 5 phát. Đồng thời trên cơ sở số vốn huy động được, ngân hàng tiến hành cho vay để thực hiện nhu cầu phát triển sản xuất – kinh doanh, cho các mục tiêu kinh tế của địa phương và của cả nước. Trong thời kỳ phát triển kinh tế hiện nay, nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng, tạo uy tín cho ngân hàng và tạo thế chủ động để ngân hàng phát triển các hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế và dân cư, mang lợi ích cho khách hàng và lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, các NHTM cần phải căn cứ vào mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương và nghiên cứu các nhu cầu gửi tiền của khách hàng để từ đó đưa ra các loại hình huy động vốn phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vốn của NHTM bao gồm: a. Vốn huy động Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, thanh toán và các nghiệp vụ kinh doanh khác. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động bao gồm: * Tiền gửi Tiền gửi tại NHTM bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. - Tiền gửi không kỳ hạn (còn được gọi là Tiền gửi thanh toán): là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng. Do tính chất đó mà loại tiền gửi này có lãi suất thấp hoặc không được trả lãi. - Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi có sự thoả thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng về thời gian rút tiền. Đại bộ phận tiền gửi này có nguồn gốc từ tích luỹ và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi. 6 [...]... nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là thật sự cần thiết./ 26 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG- CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2010 2.1 Khái quát chung về MHB Hà Nội 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển * Giới thiệu chung: - Tên giao dịch đầy đủ: Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội - Tên tiếng anh:... năm 2003, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng kế hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động ra khu vực phía Bắc, trong đó trọng điểm là thủ đô Hà Nội Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội được thành lập từ ngày 04 tháng 07 năm 2003 và chính thức khai trương hoạt động từ ngày 16 tháng 10 năm 2003 Chỉ sau khi thành lập được 1 năm, MHB Hà Nội đã lọt vào top 05... tắt là MHB Hà Nội) - Trụ sở chính đặt tại: Số 56, Nguyễn Du, TP Hà Nội - Điện thoại: 0438251424 Fax: 0438251421 * Quá trình hình thành và phát triển: Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là Ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 769-TTg ngày 18 tháng 09 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ, với vốn điều lệ ban đầu là 800 tỷ đồng Có thể nói, so với các NHTM Nhà nước khác,... ánh khả năng sử dụng vốn so với tổng nguồn vốn Tổng số vốn sử dụng Hệ số sử dụng vốn = x 100% Tổng nguồn vốn Hệ số sử dụng vốn cho phép đánh giá được khái quát tình hình sử dụng vốn của ngân hàng Hệ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng càng tận dụng triệt để nguồn vốn huy động được để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình Ngược lại, hệ số này càng thấp cho thấy số vốn ngân hàng sử 20 dụng chưa cao... Nội MHB Hà Nội đã hoàn toàn tự chủ được nguồn vốn của mình, không chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn tại chi nhánh và hệ thống mà quan trọng hơn, MHB Hà Nội đã khẳng định được vị thế của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long trên địa bàn thủ đô Hà Nội, khẳng định bước đi đúng đắn của MHB khi mở rộng hoạt động ra các tỉnh phía Bắc - Hoạt động tín dụng: Với thế mạnh của một ngân hàng thương... vụ tài chính- ngân hàng cho các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp dân cư thủ đô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong chi n lược phát triển thủ đô, đồng thời nâng cao vị thế của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long ở khu vực phía Bắc 2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động MHB- Chi nhánh Hà Nội được tổ chức thành các phòng... thì vấn đề đặt ra đối với nhà quản trị doanh nghiệp cũng như những nhà quản trị ngân hàng là phải làm sao mà đồng vốn bỏ ra được sử dụng hiệu quả nhất Do đặc thù của ngành ngân hàng mà quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn được hiểu là : Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù phản ánh trình độ và khả năng thực hiện công tác sử dụng vốn nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất với chi phí và rủi ro là thấp nhất có... dụng vốn của NHTM Hoạt động sử dụng vốn của NHTM chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có thể chia thành hai nhóm nhân tố sau: 1.2.3.3.1 Nhân tố khách quan a Hành lang pháp lý và các chính sách của Nhà nước Hành lang pháp lý bao gồm các bộ luật có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng hoặc ảnh hưởng đến khách hàng của ngân hàng, từ đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động sử. .. phủ: Là các khoản vay mà Nhà nước vay của ngân hàng dưới hình thức phát hành tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ để bù đắp thiếu hụt ngân sách - Cho vay ngân hàng và các tổ chức tài chính: Là những khoản vay mà ngân hàng cho các ngân hàng khác vay nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn tại các ngân hàng đó và đồng thời cũng phần nào giải quyết được lượng vốn lớn huy động từ trong dân cư - Cho vay... động vốn theo từng sáng kiến của mỗi ngân hàng Với hình thức này, ngân hàng chủ động về mặt thời hạn hoàn trả, do đó, có thể sử dụng cho vay theo những nhu cầu hiện tại của mình b Vốn tự có Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được, thuộc sở hữu của ngân hàng Vốn này chi m tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (khoảng dưới 10%), song lại là điều kiện pháp lý bắt . lựa chọn đi sâu vào phân tích đề tài: Quản lý sử dụng vốn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội- Thực trạng và giải pháp . 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập. tác quản lý sử dụng vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 200 8-2 010. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. sử dụng vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. 2 Chương 1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương

Ngày đăng: 26/04/2015, 14:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan