tư duy cụ thể và trừu tượng

9 1.3K 5
tư duy cụ thể và trừu tượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

cái cụ thể hiện thực, là sản phẩm lao động, sản phẩm vận động của tự nhiên. Cái cụ thể tư duy là sản phẩm của quá trình nhận thức, là sự tương tác giữa các khái niệm, xét về bản thể, cái cụ thêt hiện thưc có trước cái cụ thể tư duy. Xét về mặt hình dạng cái cụ thể trong tư duy làm ra cái cụ thể trong hiện thực. Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong, như sau:

1. Thống nhất hữu cơ chủ nghóa duy vật và phép biện chứng Công lao lòch sử của Hêghen là đã phát triển phép biện chứng từ trình độ tự phát trở thành một khoa học , từ tản mạnh thành hệ thống, đem đến cách hiểu hiện đại về phép biện chứng như học thuyết về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, vượt qua cách hiểu mang nặng tính chủ quan về phép biện chứng như “nghệ thuật đối thoại”, xuất phát từ người Hy Lạp. Phép biện chứng, với tính cách như trên, được Hêghen trình bày trong Khoa học lôgíc, hay Lôgíc học theo nghóa rộng, hàm chứa sự thống nhất phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgíc học. Tuy nhiên phép biện chứng Hêghen lại được hình thành trên cơ sở thế giới quan duy tâm, do đó tỏ ra không triệt để và đầy mâu thuẫn. Phoiơbắc phê phán chủ nghóa duy tâm tư biện Hêghen, khôi phục truyền thống duy vật, kết hợp với thuyết nhân bản đặc trưng của mình. Song thứ chủ nghóa duy vật ấy lại chòu sự chi phối của phương pháp tư duy siêu hình. C. Mác và Ph, ngghen đã khắc phục tính chất phiến diện của chủ nghóa duy vật và phép biện chứng của những người đi trước, nhất là các bậc tiền bối trực tiếp, xác lập hình thức hiện đại của chủ nghóa duy vật, tức chủ nghóa duy vật biện chứng, hình thức hiện đại của phép biện chứng, tức phép biện chứng duy vật. Triết học mácxít là sự thống nhất hữu cơ chủ nghóa duy vật và phép biện chứng. Bước chuyển đầy ý nghóa này được bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ XIX, và từ cuối năm 1843 – đầu năm 1844 Mác và ngghen dần dần trở thành những nhà duy vật biện chứng. Tác phẩm điển hình – “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu”, “Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844”. Ở những thời ký tiếp theo chủ nghóa duy vật mácxít được hoàn thiện, làm sâu sắc thêm trong “Chống D0uyrinh”, “Biện chứng của tự nhiên”, “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”… 2. Phát minh ra quan niệm duy vật về lòch sử,làm cho chủ nghóa duy vật mácxít trở thành chủ nghóa duy vật triệt để . Các nguyên lý cơ bản của chủ nghóa duy vật biện chứng được thể hiện một cách sinh động và sáng tạo trong việc phân tích tiến trình lòch sử - xã hội, làm sáng tỏ các quy luật vận động và phát triển của nó. Khắc phục quan niệm duy tâm và siêu hình về lòch sử, triết học mácxít thực sự trở thành chủ nghóa duy vật triệt để trong quan niệm về tự nhiên, xã hội và tư duy. Phát minh ra quan niệm duy vật về lòch sử là thành công lớn của Mác và Ăngghen. Những vấn đề của quan niệm duy vật về lòch sử được Mác và ngghen lần đầu tiên phân tích một cách sâu sắc và có hệ thống trong “Gia đình thần thánh”(1845) và “Hệ tư tưởng Đức” (1845 – 1846). Đó cũng là hai tác phẩm viết chung đầu tiên của Mác và ngghen. Trong “Gia đình thần hánh” Mác và ngghen phê phán quan niệm duy tâm của phái Hêghen trẻ, xây dựng học thuyết duy vật về quan hệ giữa cá nhân và quần chúng nhân dân, về động lực của tiến bộ lòch sử, về đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản nhằm khắc phục tình trạng tha hóa “loài”.Trong “Hệ tư tưởng Đức” lần đầu tiên các khái niệm nền tảng, trung tâm của quan niệm duy vật về lòch sử (chủ nghóa duy vật lòch sử), được nêu lên trong sự phân tích khoa học về quy luật phổ biến của vận động xã hội, trong sự phân tích phương thức sản xuất, rút ra quy luật về sự phù hợp của hình thức giao tiếp (quan hệ sản xuất) với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong “Hệ tư tưởng Đức” Mác và ngghen phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, vạch ra tính tất yếu của sự thay thế các hình thức sở hữu, nói tóm, đã phác thảo những vấn đề cốt lõi của học thuyết mácxít về hình thái kinh tế – xã hội. Các vấn đề chủ quan niệm duy vật về lòch sử được hoàn thiện và làm sâu sắc thêm ở các thời kỳ sau, trong những tác phẩm và bài biết tiêu biểu, đặc biệt là “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”(1848), “Tư bản” (1867, t.1), “Chống Đuyrinh” (1876 - 1878), “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” (1884)…Lênin bảo vệ , bổ sung và phát triển chủ nghóa duy vật lòch sử trong điều kiện lòch sử mới. 3. Thống nhất lý luận và thực tiễn, giải quyết vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn Mác và ngghen khắc phục tính chất tư biện của triết học Hêghen, xây dựng một trong những nguyên tắc xuyên suốt của chủ nghóa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng, là thống nhất lý luận và thực tiễn, thực hiện sứ mệnh “cải tạo thế giới”, chứ không chỉ dừng lại ở “giải thích thế giới” ( xem “Luận cương vềPhoiơbắc”, luận cương thứ 11 ) Trong “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu” và “Gia đình thần thánh” Mác không dưới một lần nhấn mạnh “thủ tiêu”, “xoá bỏ” , “phủ đònh” triết học theo nghóa cũ, thứ triết học tư biện, “bay lượn cao” trên biển cả cuộc sống đầy bão táp. Đối với Mác không phải cuộc sống diễn ra theo những đồ thức luận tư duy, mà ngược lại, đồ thức luận tư duy cần thường xuyên được điều chỉnh theo những diễn biến của cuộc sống. Vì thế quan điểm thực tiễn đã trở thành quan điểm xuất phát, nền tảng trong triết học Mác. Lòch sử phát triển của triết học cho thấy phạm trù “thực tiễn” có từ thời cổ đại, và trở thành một trong những phạm trù được nhắc đến nhiều trong các học thuyết triết học. Điều này không khó giải thích, bởi lẽ không một nhà triết học nào chủ trương tách rời hệ thống triết học khỏi thực tiễn lòch sử – xã hội. Vấn đề là ở chỗ các học thuyết ấy hiểu thực tiễn như thế nào, dựa trên cơ sở thế giới quan nào. Cantơ, chẳng hạn, nhấn mạnh ưu thế của “lý tính thực tiễn” trước “lý tính thuần tuý”, vạch ra con đường biện chứng của nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Song Cantơ hiểu thực tiễn theo nghóa “hoạt động mang ý nghóa thực tiễn”, tức đồng nhất phạm trù “thực tiễn” với phạm trù “hoạt động”. Hêghen cũng khẳng đònh “chân lý thực tiễn cao hơn chân lý lý luận”, nhưng cách hiểu của ông về thực tiễn không vượt ra khỏi khuôn khổ của chủ nghóa duy tâm tư biện. Mác không chỉ đưa vào phạm trù “thực tiễn” nhiều nội dung mới, xem thực tiễn như tồn tại có tính lòch sử – xã hội của con người, điều mà các nhà triết học thế kỷ trước chưa nghó đến, mà còn xác đònh tính vật chất của hoạt động thực tiễn. Đó là sự khác biệt giữa Mác với Cantơ và Hêghen. Nhờ hiểu thực tiễn từ quan điểm của chủ nghóa duy vật biện chứng mà nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn mang thông điệp mới. Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn nghóa là phải xem thực tiễn như nguồn gốc, cơ sở, động lực, mục tiêu của nhận thức, tiêu chụẩn kiểm tra chân lý. Hơn thế nữa, chỉ xuất phát từ thực tiễn mới khắc phục được quan điểm siêu hình trong nhận thức và hành động, bởi lẽ thực tiễn biến đổi sẽ thực hiện quá trình sàng lọc, đào thải đối với lý luận; những quan điểm nào tỏ ra lỗi thời, không đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội, sẽ phải nhường chỗ cho cái mới, cái hợp lý. 4. Thống nhất tính cách mạng với tính khách quan khoa học; vũ khí lý luận của giai cấp vô sản Là học thuyết mang ý nghóa “cải tạo thế giới”, triết học Mác ngay từ khi ra đời đã thâm nhập vào các phong trào quần chúng, trở thành một học thuyết tạo nên ảnh hưởng sâu sắc trong thế giới đương đại. Xét từ góc độ lý luận giải phóng, triết học Mác là chủ nghóa nhân văn đạt đến tầm cao mới, hình thành trong điều kiện xã hội tư sản, nhưng thông qua hiện thực đấu tranh của giai cấp vô sản đã dự báo về một xã hội lý tưởng, hay một liên hợp mà ở đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” (M & Ă, t. 4, CTQG, 1995, tr. 628). Điểm chung của chủ nghóa nhân văn thể hiện ở chỗ xem con người là điểm xuất phát, và giải phóng con người là mục đích cuối cùng. Tuy nhiên không có chủ nghóa nhân văn dành cho mọi thời đại. Chủ nghóa nhân văn mácxít khác với chủ nghóa nhân văn trừu tượng kiểu Phoiơbắc, hay chủ nghóa cộng sản không tưởng kiểu Xanh Ximông (Saint Simon), Phuriê (Fourier), oen (Owen) về nội dung lẫn phương thức biến khả năng thành hiện thực, biến ý tưởng giải phóng thành lý luận khoa học về sự giải phóng. Sự khác biệt này được phân tích trong nhiều tác phẩm, từ “Hệ tư tưởng Đức”, “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đến “Chống Đuyrinh”, “Phê phán cương lónh Gôta” và nhiều bài viết khác của Mác và ngghen. Triết học do Mác và Ăngghen xây dựng là lý luận giải phóng của giai cấp vô sản. 5. Sự thay đổi tính chất và đối tượng của triết học, quan hệ giữa triết học và các khoa học cụ thể, chuyên biệt Sự ra đời của triết học Mác góp phần làm thay đổi quan niệm về tính chất và đối tượng của triết học, về quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể. Vấn đề là ở chỗ, vào thời cổ đại, do trình độ nhận thức chung hãy còn thấp, tri thức khoa học còn nằm trong tình trạng tản mạn, sơ khai, nên triết học, do đặc điểm của mình, được xem như dạng tri thức lý luận duy nhất, giải quyết thay những vấn đề mà lẽ ra thuộc phạm vi của các khoa học cụ thể. Triết học đóng vai trò “khoa học của các khoa học”, còn các triết gia thì được nhìn nhận như những bậc thông thái am tường mọi thứ (mặc dù chính nhà triết học cũng chỉ nghó về bản thân như những kẻ “khao khát chân lý”, mong muốn vươn đến sự thông thái, hay “yêu mến sự thông thái”, vốn là đặc quyền của thần linh ). Quan niệm ấy tồn tại khá lâu trong lich sử , mà hệ thống Hêghen là sự thể hiện hoàn bò nhất, xét từ nội dung“cổ điển” truyền thống. Tuy nhiên ngay từ cuối thời đại Phục hưng, trong đời sống khoa học đã diễn ra quá trình chuyên biệt hóa, cá thể hóa, đưa đến sự ra đời các ngành khoa học cụ thể, chuyên biệt, với hệ thống lý luận của mình. Với thời gian triết học từ bỏ dần vai trò “khoa học của các khoa học”, hay thứ tri thức bao trùm nào đó. Thế giới quan triết học, với tính chất tổng hợp, tính hệ thống và tính khái quát hóa vốn có từ lòch sử, tiếp tục công việc của một lónh vực nhận thức đặc thù trong sự liên minh ngày càng bền chặt với các khoa học cụ thể, chuyên biệt. Trong liên minh theo cách hiểu mới các khoa học cụ thể đem đến cho triết học chất liệu sống, nhờ đó mà các nhà triết học đưa ra những luận điểm , những giải thích về sự vật một cách hợp lý, có căn cứ; đồng thời từ các dữ liệu của quá khứ, hiện tại, họ cùng các nhà khoa học gợi mở, dự báo về những vấn đề của tương lai. Về phần mình triết học tác động đến các khoa học tự nhiên – lòch sử ở phương diện thế giới quan và phương pháp luận. Cách hiểu mới về tính chất và đối tượng của triết học, liên minh giữa triết học với các khoa học cụ thể, được trình bày trong các tác phẩm và bài viết tiêu biểu như “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu”, “Chống Đuyrinh”, “Biện chứng của tự nhiên”, “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của tiết học cổ điển Đức” … Trong thời đại ngày nay sự tác động này trở nên rõ ràng hơn nhờ sự phát triển mạnh mẽ của tri thức khoa học, rất cần sự đònh hướng ở tầm mức của lý luận triết học, vượt ra khỏi ranh giới hẹp tương đối của khoa học chuyên biệt. Trước khi kết thúc bài viết cần chỉ ra: - vai trò của V.I.Lênin trong việc bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XX; - sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kệin Việt Nam; - giá trị và sức sống của chủ nghĩa Mác trong thời đại hiện nay. CỤ THỂ VÀ TRỪU TƯỢNG : hai phạm trù phản ánh hai thuộc tính đối lập nhau nhưng lại thống nhất biện chứng với nhau trong q trình nhận thức. Cái cụ thể là sự tổng hợp của nhiều tính quy định, do đó, là sự thống nhất của cái đa dạng; còn cái trừu tượng là một mặt, một bộ phận của cái tồn thể, là cái chưa phát triển. Trong lịch sử triết học trước Hêghen (G. W. F. Hegel), cái cụ thể chủ yếu được hiểu là sự muôn màu muôn vẻ mà người ta cảm nhận được của các sự vật và hiện tượng riêng lẻ. Cái trừu tượng được hiểu là đặc trưng riêng chỉ có ở những sản phẩm của tư duy. Hêghen là người đầu tiên đưa phạm trù CTVTT vào triết học với một ý nghĩa riêng, về sau đã được triết học Mac phát triển. Cái cụ thể là cái đồng nghĩa với liên hệ qua lại biện chứng, với tính chỉnh thể, còn cái trừu tượng là cái không đối lập với cái cụ thể mà là một giai đoạn vận động của bản thân cái cụ thể, là cái chưa phát triển. Nhưng theo Hêghen, cái cụ thể là cái chỉ đặc trưng cho tinh thần. Trái với Hêghen, triết học Mac cho rằng có cái cụ thể cảm tính và có cái cụ thể tinh thần. Cái cụ thể cảm tính tồn tại trong hiện thực khách quan. Đối tượng của thế giới xung quanh sở dĩ là cụ thể vì nó là chính thể hữu cơ gồm những mặt liên hệ thống nhất nội tại với nhau và quy định lẫn nhau. Còn cái cụ thể tinh thần, cái cụ thể trong tư duy thì biểu hiện ra như là kết quả, sản phẩm của sự tổng hợp bằng sự tư duy dưới dạng một tổng thể phong phú của vô số những tính quy định khác nhau. Sự khác như giữa tư duy cụ thể và trừu tượng cái cụ thể hiện thực, là sản phẩm lao động, sản phẩm vận động của tự nhiên. Cái cụ thể tư duy là sản phẩm của quá trình nhận thức, là sự tương tác giữa các khái niệm, xét về bản thể, cái cụ thêt hiện thưc có trước cái cụ thể tư duy. Xét về mặt hình dạng cái cụ thể trong tư duy làm ra cái cụ thể trong hiện thực. Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong, như sau: Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau: * Cảm giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức. Lenin viết: "Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Nếu dừng lại ở cảm giác thì con người mới hiểu được thuộc tính cụ thể, riêng lẻ của sự vật. Điều đó chưa đủ; bởi vì, muốn hiểu biết bản chất của sự vật phải nắm được một cách tương đối trọn vẹn sự vật. Vì vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn". * Tri giác: hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu là thuộc tính không đặc trưng và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó không còn trực tiếp tác động lên cơ quan cảm giác con người. Do vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn. * Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật. Giai đoạn này có các đặc điểm: • Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức. • Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất. Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật. • Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính. Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng) Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. * Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật. Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học. * Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Thí dụ: "Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng" là một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm "dân tộc Việt Nam" với khái niệm "anh hùng". Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia làm ba loại là phán đoán đơn nhất (ví dụ: đồng dẫn điện), phán đoán đặc thù (ví dụ: đồng là kim loại) và phán đoán phổ biến (ví dụ: mọi kim loại đều dẫn điện). Ở đây phán đoán phổ biến là hình thức thể hiện sự phản ánh bao quát rộng lớn nhất về đối tượng. Nếu chỉ dừng lại ở phán đoán thì nhận thức chỉ mới biết được mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái phổ biến, chưa biết được giữa cái đơn nhất trong phán đoán này với cái đơn nhất trong phán đoán kia và chưa biết được mối quan hệ giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến. Chẳng hạn qua các phán đoán thí dụ nêu trên ta chưa thể biết ngoài đặc tính dẫn điện giống nhau thì giữa đồng với các kim loại khác còn có các thuộc tính giống nhau nào khác nữa. Để khắc phục hạn chế đó, nhận thức lý tính phải vươn lên hình thức nhận thức suy luận. * Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới. Thí dụ, nếu liên kết phán đoán "đồng dẫn điện" với phán đoán "đồng là kim loại" ta rút ra được tri thức mới "mọi kim loại đều dẫn điện". Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch. Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng có chức năng phát hiện ra tri thức mới một cách nhanh chóng và đúng đắn. Giai đoạn này cũng có hai đặc điểm: • Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng. • Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng. Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật. Nhận thức trở về thực tiễn Ở đây tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói cách khác, thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. Do đó, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế giới. Do đó, sự nhận thức ở giai đoạn này có chức năng định hướng thực tiễn. . khác như giữa tư duy cụ thể và trừu tư ng cái cụ thể hiện thực, là sản phẩm lao động, sản phẩm vận động của tự nhiên. Cái cụ thể tư duy là sản phẩm của quá trình nhận thức, là sự tư ng tác giữa. rằng có cái cụ thể cảm tính và có cái cụ thể tinh thần. Cái cụ thể cảm tính tồn tại trong hiện thực khách quan. Đối tư ng của thế giới xung quanh sở dĩ là cụ thể vì nó là chính thể hữu cơ gồm. tư ng tác giữa các khái niệm, xét về bản thể, cái cụ thêt hiện thưc có trước cái cụ thể tư duy. Xét về mặt hình dạng cái cụ thể trong tư duy làm ra cái cụ thể trong hiện thực. Con đường nhận thức

Ngày đăng: 26/04/2015, 08:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan