Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại ngành Thuế Việt Nam

117 749 2
Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại ngành Thuế Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngân sách nhà nước là nguồn chính để phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, đáp ứng được các nhu cầu văn hóa, dịch vụ; trong đó Thuế là nguồn thu chính làm gia tăng ngân sách nhà nước. Trong những năm qua, được sự quan tâm mãnh mẽ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế, ngành Thuế đã có sự phát triển vượt bậc, hàng năm đóng góp trên 70% tổng nguồn thu của ngân sách nhà nước. Do vậy, để tăng cường vai trò quản lý của nhà nước về lĩnh vực Thuế thì việc tổ chức hạch toán kế toán của ngành Thuế cần phải hoàn thiện hơn nữa, đảm bảo hiệu quả các khoản thu, chi; số liệu báo cáo kế toán của ngành cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước được chính xác và kịp thời. Thông qua đó, cơ quan quản lý nhà nước có cơ chế quản lý tài chính thích hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, tổ chức hạch toán kế toán của ngành Thuế Việt Nam hiện nay được tuân thủ theo chế độ kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp, nhưng do đặc thù riêng của ngành nên việc tổ chức hạch toán kế toán cũng có một số vấn đề cần phải xem xét. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại ngành Thuế Việt Nam”. Luận văn góp phần hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại ngành Thuế Việt Nam.

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN 6. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng Cục Thuế và chức năng, nhiệm vụ của các Phòng thuộc Cục Thuế, Hà Nội. 1 7. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 Bộ Tài chính về hướng dấn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp, Hà Nội 1 16.Tổng cục Thuế (2007), Quyết định số 729/QĐ-TCT ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế và chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục Thuế, Hà Nội 2 18. Tổng cục Thuế (2008), Báo cáo thường niên các năm 2006, 2007, 2008, Hà Nội 2 19. Tổng cục Thuế (2007), Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Tài chính 2 20. Tổng cục Thuế (2008), Tài liệu hội nghị: Tổng kết công tác Thuế năm 2008. Nhiệm vụ, giải pháp công tác Thuế năm 2009, Hà Nội 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HCSN Hành chính sự nghiệp KBNN Kho bạc nhà nước TSCĐ Tài sản cố định NSNN Ngân sách Nhà nước CSDL Cơ sở dữ liệu MLNSNN Mục lục Ngân sách nhà nước TK Tài khoản BCTC Báo cáo tài chính CMKT Chuẩn mực kế toán WTO Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC SƠ ĐỒ 6. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng Cục Thuế và chức năng, nhiệm vụ của các Phòng thuộc Cục Thuế, Hà Nội. 1 7. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 Bộ Tài chính về hướng dấn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp, Hà Nội 1 16.Tổng cục Thuế (2007), Quyết định số 729/QĐ-TCT ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế và chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục Thuế, Hà Nội 2 18. Tổng cục Thuế (2008), Báo cáo thường niên các năm 2006, 2007, 2008, Hà Nội 2 19. Tổng cục Thuế (2007), Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Tài chính 2 20. Tổng cục Thuế (2008), Tài liệu hội nghị: Tổng kết công tác Thuế năm 2008. Nhiệm vụ, giải pháp công tác Thuế năm 2009, Hà Nội 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nước là nguồn chính để phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, đáp ứng được các nhu cầu văn hóa, dịch vụ; trong đó Thuế là nguồn thu chính làm gia tăng ngân sách nhà nước. Trong những năm qua, được sự quan tâm mãnh mẽ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế, ngành Thuế đã có sự phát triển vượt bậc, hàng năm đóng góp trên 70% tổng nguồn thu của ngân sách nhà nước. Do vậy, để tăng cường vai trò quản lý của nhà nước về lĩnh vực Thuế thì việc tổ chức hạch toán kế toán của ngành Thuế cần phải hoàn thiện hơn nữa, đảm bảo hiệu quả các khoản thu, chi; số liệu báo cáo kế toán của ngành cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước được chính xác và kịp thời. Thông qua đó, cơ quan quản lý nhà nước có cơ chế quản lý tài chính thích hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, tổ chức hạch toán kế toán của ngành Thuế Việt Nam hiện nay được tuân thủ theo chế độ kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp, nhưng do đặc thù riêng của ngành nên việc tổ chức hạch toán kế toán cũng có một số vấn đề cần phải xem xét. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại ngành Thuế Việt Nam”. Luận văn góp phần hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại ngành Thuế Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại ngành Thuế Việt Nam. 1 Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại ngành Thuế Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Phạm vi nghiên cứu là thực tế tổ chức hạch toán kế toán tại ngành Thuế Việt Nam (khảo sát thực tế tại Cục Thuế thành phố Hà Nội, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thuế Hưng Yên, một số Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế Hà Nội). 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật kết hợp với những lý luận cơ bản của khoa học để nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn. Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể trong quá trình nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, kiểm định để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn công tác tổ chức kế toán. 5. Những đóng góp của luận văn Luận văn đã phân tích, làm rõ vị trí vai trò, sự cần thiết phải tổ chức hạch toán kế toán; nghiên cứu lý luận về tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Luận văn đã phân tích rõ thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại ngành Thuế Việt Nam. Từ đó nêu được những thành tựu đạt được, nguyên nhân và những tồn tại trong thực tế tổ chức hạch toán kế toán. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đưa ra được các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại ngành Thuế Việt Nam. 2 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Chương 2: Thực trạng tổ chức hạch toán tại ngành Thuế Việt Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại ngành Thuế Việt Nam. 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 1.1. Tổng quan về các đơn vị hành chính sự nghiệp 1.1.1. Các loại hình đơn vị hành chính sự nghiệp Đơn vị hành chính sự nghiệp là đơn vị do Nhà nước quyết định thành lập để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, quản lý nhà nước về hoạt động nào đó. Các đơn vị hành chính sự nghiệp có đặc trưng cơ bản là được trang trải các chi phí hoạt động bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Vì vậy việc quản lý chi phải đúng mục đích, đúng dự toán được phê duyệt theo từng nguồn kinh phí, định mức nhà nước quy định. Các đơn vị hành chính sự nghiệp gồm có: - Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, gồm: + Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp; + Văn phòng Quốc hội; + Văn phòng Chủ tịch nước; + Văn phòng Chính phủ + Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp; + Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; + Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện; + Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; + Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước đảm bảo một phần hoặc toàn bộ kinh phí; 4 + Tổ chức quản lý tài sản quốc gia; + Ban quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước; + Các Hội, Liên hiệp hội, Tổng hội, các tổ chức khác được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động; - Đơn vị vũ trang nhân dân, kể cả Tòa án quân sự và Viện kiểm sát quân sự (trừ các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân); + Đơn vị sự nghiệp tự cân đối thu, chi; + Các Tổ chức phi chính phủ; + Hội, Liên hiệp hội, Tổng hội tự cân đối thu chi; + Tổ chức xã hội; + Tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự thu, tự chi; + Tổ chức khác không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. 1.1.2. Vai trò của các đơn vị hành chính sự nghiệp đối với quản lý nhà nước Đơn vị hành chính sự nghiệp là các đơn vị do nhà nước quyết định thành lập để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của đất nước: từ quản lý, đánh giá, tổng hợp số liệu báo cáo của các đơn vị hành chính sự nghiệp giúp nhà nước có số liệu tổng thể các lĩnh vực của đất nước, có cơ sở khoa học để nhà nước hoạch định được các chính sách, quản lý điều hành ở vĩ mô và vi mô. Ở nước ta hiện nay có trên 100.000 đơn vị hành chính sự nghiệp, trong quá trình hoạt động các đơn vị hành chính sự nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ trong việc hỗ trợ, trao đổi, phối hợp với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao. Các đơn vị hành chính sự nghiệp hoạt động bằng các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp. Với đặc trưng cơ bản là trang trải chi phí hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao. Các đơn vị hành chính sự 5 [...]... việc chính như: - Tổ chức bộ máy kế toán - Tổ chức công tác kế toán: + Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản 8 + Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán + Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán + Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Từ các quan điểm về tổ chức hạch toán kế toán trên ta có thể khái quát về tổ chức hạch toán kế toán: là việc sắp xếp hợp lý giữa khối lượng hạch toán kế toán và bộ máy kế toán theo một... và nguyên tắc tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp 1.2.1 Bản chất của tổ chức hạch toán kế toán Có nhiều quan điểm khác nhau về tổ chức hạch toán kế toán: - Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung có quan điểm cho rằng: tổ chức hạch toán kế toán thực chất là tổ chức vận dụng chế độ kế toán vào thực tiễn của từng đơn vị Đó là sự tổ chức vận dụng các chế độ kế toán sao cho phù... với đơn vị và tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán trong đơn vị Quan điểm về tổ chức hạch toán kế toán này đã nêu được khái quát đầy đủ về công việc của tổ chức hạch toán kế toán Để có thông tin kế toán chính xác, kịp thời thì tổ chức công tác giữ vai trò quyết định Công tác tổ chức kế toán đạt kết quả tốt nếu đưa ra được thông tin, chính xác, đầy đủ, kịp thời Tổ chức hạch toán kế toán gồm các... trực tuyến và bộ máy kế toán theo kiểu trực tuyến tham mưu Một số mô hình tổ chức bộ máy kế toán: - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung: Theo hình thức này, toàn bộ đơn vị chỉ tổ chức một phòng kế toán tập trung, mọi công việc kế toán đều được thực hiện tập trung tại phòng kế toán - tổ chức kế toán một cấp Phòng kế toán trung tâm của đơn vị phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu thu nhận,... tế cao 1.3 Nội dung của tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp 1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán là khâu quan trọng trong công tác hạch toán kế toán Tuỳ thuộc vào đặc điểm, quy mô hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp mà các đơn vị này tổ chức bộ máy kế toán sao cho phù hợp với tình hình tại đơn vị Mô hình tổ chức bộ máy kế toán gồm hai mặt: 11 + Là... chính Kế toán hoạt động thực hiện ở cấp trên Bộ phận tổng hợp kế toán cho đơn vị trực thuộc Bộ phận kiểm tra kế toán Các đơn vị trực thuộc Trưởng ban (phòng) kế toán Kế toán phần hành Kế toán phần hành Kế toán phần hành Sơ đồ 1.2: Mô hình kế toán phân tán - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp: Theo hình thức này, mô hình kế toán nửa tập trung, nửa phân tán, là sự kết hợp đặc trưng của cả mô hình kế toán. .. vị - Bên cạnh đó, có quan điểm còn cho rằng tổ chức hạch toán kế toán là mối quan hệ qua lại của các yếu tố: chứng từ kế toán, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp - cân đối kế toán Quan điểm này nêu cao vai trò của phương pháp kế toán từ khâu phát sinh sự nghiệp vụ đến lập báo cáo - Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng tổ chức hạch toán kế toán nhằm giải quyết hai vấn đề: là phải tổ chức bộ máy kế toán. .. chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang, đóng dấu giáp lai Các đơn vị kế toán căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn một hệ thống sổ kế toán áp dụng cho đơn vị Mỗi đơn vị kế toán có một hệ thống sổ kế toán cho kỳ kế toán năm Sổ kế toán gồm: Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết Sổ kế 25 toán phải được quản lý... hình kế toán phân tán Toàn bộ khối lượng kế toán thực hiện tại kế toán trung tâm được đặt tại đơn vị cấp trên Đối với đơn vị trực thuộc chưa có đủ điều kiện nhận vốn, tự chủ trong quản lý thì không cần tổ chức bộ máy kế toán; còn đối với những đơn vị có đủ điều kiện về tổ chức, quản lý thì tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị, sau đó gửi báo cáo của đơn vị lên kế toán trung tâm Hình thức tổ chức bộ máy kế. .. các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán của nhà nước: Nhà nước đã ban hành chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán thì việc tổ chức hạch toán tại các đơn vị phải tuyệt đối tuân theo Thứ tư, đảm bảo được tính đặc thù của đơn vị: Vấn đề cốt lõi là tổ chức hạch toán phải tuân theo quy định của Nhà nước Tuy nhiên, mỗi đơn vị có những đặc điểm, môi trường, điều kiện riêng do đó tổ chức hạch toán kế toán phải vận . tổ chức hạch toán kế toán; nghiên cứu lý luận về tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Luận văn đã phân tích rõ thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại ngành Thuế Việt. đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại ngành Thuế Việt Nam. 1 Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại ngành Thuế Việt Nam. 3. Đối tượng. tổ chức hạch toán kế toán Có nhiều quan điểm khác nhau về tổ chức hạch toán kế toán: - Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung có quan điểm cho rằng: tổ chức hạch toán kế toán thực chất là tổ chức

Ngày đăng: 25/04/2015, 22:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan