nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp nhà nước

11 295 1
nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp nhà nước

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Luật pháp được ví như là hành lang cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nhân (hành lang pháp lý). Tuỳ từng thời kỳ giai đoạn phát triển kinh tế mà Nhà nước quyết định mở rộng ra hoặc thu hẹp lại hành lang pháp lý đi đúng định hướng phát triển của đất nước. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã ban hành một đạo luật quan trọng, có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của giới doanh nghiệp là Luật doanh nghiệp (Luật DN). Đạo luật này đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Việc ban hành Luật Doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu nội tại của nền kinh tế, của hội nhập kinh tế quốc tế khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về doanh nghiệp, đặc biệt là sự chia cắt, tách biệt áp dụng theo thành phần kinh tế. Bài viết này trình bày những điểm mới về đăng ký kinh doanh của Luật Doanh nghiệp 2005 so với Luật Doanh nghiệp 1999. Mặc dù vẫn còn một vài khiếm khuyết nhưng có thể nói Luật Doanh nghiệp 2005 đã mở rộng phát triển hơn nữa môi trường kinh doanh tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp tự chủ hơn trong hoạt đọng kinh doanh, xoá bỏ được những quy định rườm rà, bất hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp, qua đó, cải thiện nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp nhà nước nói riêng của khu vực kinh tế nhà nước nói chung. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 NỘI DUNG I. Mục tiêu ban hành luật Doanh Nghiệp Chính phủ đã chỉ đạo việc xây dựng luật Doanh Nghiệp nhằm đảm bảo các mục tiêu sau: Một là, thể chế hóa sâu sắc đường lối đổi mới các chủ trương chính sách đã được khẳng định tại Đại hội lần thứ IX của Đảng các Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng; nhất là chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chính sách phát huy tối đa nội lực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hai là, đẩy mạnh thực hiện nhất quán chủ trương cổ phần hóa sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; đổi mới một cách căn bản chức năng, nhiệm vụ phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện động lực để doanh nghiệp nhà nước huy động thêm được vốn đầu tư từ bên ngoài, tiếp thu đổi mới công nghệ, kỹ năng quản trị hiện đại; qua đó, cải thiện nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp nhà nước nói riêng của khu vực kinh tế nhà nước nói chung. Ba là, tiếp tục duy trì, mở rộng phát triển quyền tự do kinh doanh. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; có quyền tự chủ phải tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh; được lựa chọn, thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư - kinh doanh phù hợp được nhà nước bảo hộ. Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, áp dụng phổ biến chế độ đăng ký (thay cho cấp phép), xóa bỏ những quy định “xin-cho”, “phê duyệt”, “chấp thuận” bất hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp. II. Những thay đổi về đăng ký kinh doanh giữa hai bộ luật 1. Về quyền thành lập quản lý doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp 2005 bỏ khoản 8 điều 9 Luật Doanh Nghiệp 1999. Theo đó thì các tổ chức nước ngoài,người nước ngoài không thường trú tại Việt 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nam vẫn có thể có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp.Như vậy đối tượng thành lập quản lý doanh nghiệp đã được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam trong việc thành lập, góp vốn, mua cổ phần quản lý doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu về hội nhập kinh tế. 2. Về trình tự thành lập doanh nghiệp đăng ký kinh doanh Trong khoản 3 điều 12 của Luật Doanh nghiệp 1999, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Còn trong khoản 2, điều 15 của Luật DN 2005 thì thời hạn đó là 10 ngày. Khoản 4 trong điều 15 Luật Doanh nghiệp 2005 có bổ sung thêm: thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư. 3. Về hồ sơ đăng ký kinh doanh Luật DN 1999 quy định hồ sơ đăng ký kinh doanh chung cho các loại doanh nghiệp. Điều 16, 17, 18, 19 của Luật DN 2005 quy định cụ thể hơn về hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với từng loại doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân,công ty hợp danh,công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần. Hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp tư nhân không cần có điều lệ đối với công ty. Hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp tư nhân công ty hợp danh ngoài giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà pháp luật quy định phải có vốn pháp định, còn có bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác chứng chỉ hành nghề của Giám đốc các cá nhân khác đối với các doanh nghiệp kinh doanh mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. Hồ sơ đăng ký của công ty trách nhiệm hữu hạn công ty cổ phần có thêm danh sách thành viên các giấy tờ kèm theo,quy định rõ: - Đối với thành viên (cổ đông) là cá nhân: bản Sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Đối với thành viên (cổ đông) là tổ chức: bản sao quyết định thành lập,Gíây chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD) hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức, văn bản uỷ quyền, Gíây chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theouỷ quyền. - Đối với thành viên (cổ đông) là tổ chức nước ngoài thì bản sao Gíây chứng nhận ĐKKD phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ ĐKKD. Như vậy, có thể thấy Luật mới thoáng hơn ở chỗ đã mở rộng việc nộp chứng chỉ cho những cá nhân khác trong doanh nghiệp chứ không giới hạn ở người quản lý phải có chứng chỉ hành nghề. Luật mở rộng hơn, có thể nộp chứng chỉ của giám đốc một trung tâm hay một nhóm làm việc nào đấy trong doanh nghiệp. Số lượng chứng chỉ là không bắt buộc. Có bao nhiêu chứng chỉ tương ứng với ngành nghề kinh doanh thì nộp, đây là yêu cầu tối thiểu chứ không yêu cầu tối đa, còn nếu có thêm nữa thì cứ nộp chứ không có bắt buộc về số lượng. 4. Về hồ sơ, trình tự thủ tục,điều kiện nội dung đăng ký kinh doanh, đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên vào Việt Nam Đây là một điểm mới được quy định tại điều 20 Luật Doanh nghiệp 2005,dành cho các nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên vào Việt Nam. Theo đó, hồ sơ, trình tự thủ tục, điều kiện nội dung đăng ký kinh doanh,đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật này pháp luật về đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Điều này góp phần giảm bớt thủ tục rườm rà cho các nhà đầu tư khi lần đầu tiên vào Việt Nam thu hút các nhà đầu tư. 5. Về nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh Khoản 6, điều 21 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định cụ thể hơn cho từng loại doanh nghiệp: Ngoài họ tên, chữ ký, địa chỉ thường trú còn có thêm quốc tịch, số Gíây chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của: - Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: của chủ sở hữu công ty hoặc người đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu công ty - Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: của thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền của thành viên - Của cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần - Của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. 6. Về nội dung Điều lệ công ty So với Luật Doanh nghiệp 1999,Luật Doanh nghiệp 2005,tại điều 22 quy định về nội dung Điều lệ công ty đã đưa thêm khoản 10: Trong nội dung Điều lệ công ty có thêm căn cứ phương pháp xác định thù lao,tiền lương thưởng cho người quản lý thành viên Ban Kiểm soát Kiểm soát viên. 7. Về điều kiện cấp Gíây chứng nhận đăng ký kinh doanh So với luật DN 1999, Điều 24 của Luật DN 2005 có bổ sung thêm hai điều kiện để Doanh nghiệp được cấp giấy ĐKKD, đó là: Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 về trụ sở chính của doanh nghiệp phải nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật. Lệ phí đăng ký kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh,mức lệ phí cụ thể do Chính phủ quy định. Một nét mới của luật Doanh nghiệp 2005 là quy định rõ các hành vi bị cấm trong đăng ký kinh doanh (ĐKKD): Đối với cơ quan ĐKKD cấm việc gây chậm trễ, phiền hà, cản trở sách nhiễu người ĐKKD. Đối với người ĐKKD hay nguời đầu tư, cấm hành vi kinh doanh không đăng ký, khai không trung thực, chính xác nội dung hồ sơ ĐKKD, khai khống vốn, định giá tài sản góp vốn không đúng, kinh doanh khi chưa đủ điều kiện. 8. Về thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh - Theo khoản 1 điều 19 Luật Doanh nghiệp 1999,thời hạn để đăng ký các thay đổi với cơ quan dăng ký kinh doanh chậm nhất là 15 ngày, còn Luật DN 2005 (khoản 1 điều 26)là 10 ngày. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Luật DN 2005 còn đưa thêm khoản 3 vào điều 26: Trường hợp Gíây chứng nhận ĐKKD bị mất,rách,bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới các hình thức khác,doanh nghiệp được cấp lại Gíây chứng nhận ĐKKD phải trả phí. 9. Về định giá tài sản góp vốn Khoản 2, điều 30 của Luật DN 2005 bổ sung thêm vào khoản 2 điều 23 Luật DN 1999 về định giá tài sản: Nếu tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, thành viên phải góp vốn đầy đủ đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại. Trường hợp có thành viên không góp đủ đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty, thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ đúng hạn số vốn đã cam kết… Đối với công ty cổ phần thì cổ đông phổ thông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viên Hội đồng quản trị người đại đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút 10. Về tên doanh nghiệp Điều 31 Luật DN 2005 thêm vào khoản 3: Cơ quan ĐKKD có quyền từ chối chấp nhận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan ĐKKD là quyết định cuối cùng. Luật DN 2005 đưa ra những quy định rõ cụ thể hơn về tên doanh nghiệp trong điều 32,33 và34, ví dụ như điều 32 quy định những điều cấm trong 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 đặt tên doanh nghiệp,ngoài việc không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đăng ký, sử dụng từ ngữ,ký hiệu vi phạm truyền thồng, lịch sử, thuần phong mỹ tục còn không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhândân,tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,tổ chức chính trị - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuậncủa cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.Điều 33 quy định rõ về tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài tên viết tắt của doanh nghiệp. Còn điều 34 quy định cụ thể hơn về tên trùng tên gây nhầm lẫn. 11. Về trụ sở chính của doanh nghiệp Điều 35 Luật DN 2005 bổ sung thêm khoản 2 : Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan ĐKKD trong thời hạn mười lăm ngày,kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận ĐKKD. 12. Về con dấu của doanh nghiệp Điều 24, khoản 3 luật DN 1999 chỉ quy định doanh nghiệp có con dấu riêng theo quy định của Chính phủ. Luật DN 2005, điều 36 quy định rõ ràng hơn về con dấu. Theo đó, con dấu của doanh nghiệp phải được lưu trữ bảo quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Con dấu là tái sản của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai. Như vậy điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2005 là doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai. 13. Về văn phòng đại diện, chi nhánh địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp Điều 37 Luật DN 2005 đưa thêm khoản 3 quy định về địa điểm kinh doanh (là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện. Địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính) khoản 4 quy định chi nhánh, văn phòng đại diện địa điểm kinh doanh phải mang tên 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh, văn phòng đại diện địa điểm kinh doanh đó. 14. Thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD Luật Doanh nghiệp 2005 bổ sung thêm trường hợp thu hồi GCNĐKKD: Doanh nghiệp có thể bị thu hồi GCNĐKKD trong 8 trường hợp cụ thể (quy định tại khoản 2 điều 165), gồm: Nội dung kê khai trong hồ sơ ĐKKD là giả mạo; Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập; Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày cấp GCNĐKKD; Không họat động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn 6 tháng liên tục kể từ ngày được cấp GCNĐKKD hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở; Không báo cáo về họat động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong 12 tháng liên tục; Ngừng họat động kinh doanh 01 năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh; Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khỏan 1 điều 163 của Luật doanh nghiệp 2005 đến cơ quan ĐKKD trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản; Kinh doanh ngành, nghề bị cấm. III. Nhận xét về những sửa đổi bổ sung của Luật DN 2005 so với Luật DN 1999 1. Nhược điểm Có thể nói, năm 1999, Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp 1999 đã tiến hành một cuộc khảo sát trên phạm vi cả nước thu được 300 loại giấy phép khác nhau mà người kinh doanh phải thưởng xuyên xin các cơ quan có thẩm quyền. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã thể hiện rất rõ quyết tâm trong việc khuyến khích các hoạt động đầu tư kinh doanh thông qua việc loại bỏ một loạt các giấy phép đã lỗi thời, không còn cần thiết chỉ giữ một số lượng rất nhỏ các giấy phép kinh doanh trong một số ngành nghề được coi là nhạy cảm. Tuy nhiên, trên thực tế, một số Bộ ngành vẫn quản lý theo tư tưởng "khả năng đến đâu, mở cửa đến đó". Điều này dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều các loại giấy phép con, giấy phép trá hình được thể hiện dưới dạng các điều kiện 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 kinh doanh, thậm chí là cả các giấy phép đã bị bãi bỏ nhưng tồn tại dưới hình thức khác. Điều 7 khoản 5 Luật DN 2005 quy định “Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện điều kiện kinh doanh”. Như vậy, thẩm quyền quy định về điều kiện kinh doanh, thẩm quyền ban hành các giấy phép chỉ thuộc về Chính phủ theo một trình tự, thủ tục khắt khe hơn nhiều so với việc ban hành dưới dạng một văn bản quản lý cấp Bộ. 2. Ưu điểm Một điểm dễ nhận thấy là so với luật Doanh nghiệp 1999,luật Doanh nghiệp 2005 đơn giản rõ ràng hơn trong thành lập đăng ký kinh doanh: - Rút ngắn hơn thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đồng thời quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn về hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với từng loại hình doanh nghiệp. - Quy định cụ thể hơn, rõ hơn trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh; điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đặt tên doanh nghiệp để tránh trường hợp trùng tên hoặc gây nhầm lẫn trong đặt tên doanh nghiệp. - Từng loại hình doanh nghiệp được cụ thể hoá mô hình quản lý, đặc biệt là loại hình công ty hợp doanh công ty TNHH một thành viên.Bổ sung thêm loại hình doanh nghiệp được đa dạng hơn để các nhà đầu tư lựa chọn bằng việc cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn có một thành viên là cá nhân. - Thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh. Điều này, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp được coi là khá mới chưa phổ biến này ở Việt Nam. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 KẾT LUẬN Phải thừa nhận là việc đăng ký thành lập doanh nghiệp Việt Nam đã dễ dàng hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục cải thiện thủ tục sau đăng ký kinh doanh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Những quy định về thủ tục đối với việc sửa đổi nội dung giấy ĐKKD khi doanh nghiệp có thay đổi gì về lĩnh vực quy mô kinh doanh của doanh nghiệp còn cứng nhắc. Chẳng hạn như quy định Giám đốc lại phải lên tận Phòng Đăng ký kinh doanh để ký vào các sửa đổi thông tin trong đăng ký kinh doanh - làm mất thời gian của giám đốc doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2005 vừa mới được Quốc hội thông qua có thể cải thiện được một chút tình hình nhưng vẫn mắc phải một vấn đề: doanh nghiệp vẫn phải đăng ký các lĩnh vực kinh doanh từ đầu, nếu không trong quá trình hoạt động, có gì thay đổi, doanh nghiệp phải đi đăng ký lại. Tôi nghĩ nên đổi theo hướng là doanh nghiệp chỉ cần đăng ký những gì doanh nghiệp không làm để đỡ mất thời gian đi xin sửa đổi ĐKKD. Mặc dù vậy một điều không thể phủ nhận là so với Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 đơn giản, rõ ràng cụ thể hơn trong việc thành lập đăng ký kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước cũng như mở rộng môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài, hình thức đầu tư kinh doanh của công dân được mở rộng, phù hợp với chính sách phát huy tối đa nội lực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 10 . cho doanh nghiệp, qua đó, cải thiện và nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp nhà nước nói riêng và của khu vực kinh tế nhà nước. qua đó, cải thiện và nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp nhà nước nói riêng và của khu vực kinh tế nhà nước nói chung. Ba

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan