Phát triển bền vững ngành Thủy sản Ninh Bình

9 848 7
Phát triển bền vững ngành Thủy sản Ninh Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển bền vững ngành Thủy sản Ninh Bình Đinh Công Huân Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị; Mã số 60 31 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Viết Thành Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Thủy sản; Phát triển bền vững; Ninh Bình; Kinh tế nông nghiệp. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Việt Nam là một quốc gia ven biển thuộc khu vực Đông Nam Á, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nên có tiềm năng để phát triển ngành thủy sản đạt giá trị cao. Tỉnh Ninh Bình có khoảng 22.436 ha diện tích đất mặt nước có khả năng phát triển thuỷ sản trong đó: Diện tích ruộng trũng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản 9.956 ha; ao hồ nhỏ: 2.439 ha; Mặt nước lớn: 1.549 ha; Thùng đào: 1.205 ha; vùng nước mặn, lợ: 7.287 ha. có 113 km sông nước chảy có khả năng phát triển nuôi 1.960 lồng bè, 17 km bờ biển và 2 cửa sông thuận lợi cho giao thông và khai thác hải sản biển.[6, tr1] Tiềm năng lớn nhưng ngành thủy sản tỉnh Ninh Bình trước đây khá thô sơ và lạc hậu, mang tính tự cấp tự túc cao, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là cung cấp nhu cầu thiết yếu về thực phẩm cho xã hội. Thủy sản chỉ là một nghề phụ, chưa phải là một ngành kinh tế. Cùng với quá trình đổi mới đất nước, ngành thủy sản đã và đang trên đà phát triển, dần chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt có những bước đột phá mới, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước sản xuất thủy sản tiên tiến trong khu vực, không những cung cấp được sản phẩm cho xã hội mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Nhật…Sự phát triển của ngành thủy sản đã góp phần đưa kinh tế - xã hội thoát khỏi khủng hoảng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là xu hướng tích cực, phản ánh sự chuyển biến về chất của ngành thủy sản Việt Nam. Trong những năm qua, ngành thủy sản Ninh Bình cũng đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển chung của ngành thủy sản cả nước, dần chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 18/07/2005 về phát triển vùng kinh tế biển đến năm 2010, định hướng năm 2020 có nhấn mạnh đến việc phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Bình, cụ thể: “Phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 20% tổng GDP của toàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,5 lần so với bình quân thu nhập chung của cả tỉnh. Định hướng phát triển mạnh cả khai thác, nuôi trồng, chế biến sản phẩm từ biển và các ngành dịch vụ biển. Xây dựng một số cơ sở chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ biển ”[34]. Như vậy, ngành thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ninh Bình. Mặc dù có những thành tựu đáng ghi nhận, song cần phải khẳng định rằng, những hạn chế của ngành thủy sản Ninh Bình vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Vẫn còn trong vòng luẩn quẩn: sản xuất tự phát, nguồn nguyên liệu không ổn định, dịch bệnh thường xuyên, nhiều vấn đề nghề cá vẫn còn gay gắt, bức xúc. Các hoạt động thủy sản đang diễn ra với tốc độ nhanh, mạnh, đa dạng đã gây sức ép lớn về nhiều mặt. Phát triển thủy sản trong thời gian qua quan tâm lớn đến mục tiêu kinh tế, chưa kết hợp hài hòa các mục tiêu xã hội, bảo vệ môi trường. Điều này đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng có tính chất lâu dài về tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, xã hội Nhìn chung, quá trình phát triển của ngành thủy sản Ninh Bình trong thời gian qua thiếu tính bền vững về các vấn đề kinh tế - xã hội nghề cá. Trong khi đó, ngành thủy sản Ninh Bình có những mục tiêu mới: ngành thủy sản trở thành một cực tăng trưởng của nền kinh tế, phát triển tốc độ cao với chi phí sử dụng tài nguyên hợp lý, bảo vệ môi trường, tham gia tích cực giải quyết các vấn đề xã hội nghề cá. Như vậy, ngành thủy sản phải được xem xét trong những ngành kinh tế kỹ thuật cần được ưu tiên phát triển theo hướng bền vững. Để đạt được những mục tiêu phát triển đòi hỏi ngành thủy sản Ninh Bình cần có sự tìm tòi hướng đi mới và chuyển biến cho phù hợp. Từ đó cho thấy việc xây dựng định hướng lâu dài với những giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản Ninh Bình là một việc làm cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước Ngành Thủy sản Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu bao gồm cả giác độ kỹ thuật và giác độ kinh tế. Gần đây có các công trình, hội thảo lớn như: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030” đã được chính phủ phê duyệt ngày 16/08/2013; Ngày 22/11/2013, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn đã phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; Ngày 16/9/2010, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020”. Qua đó, chúng tôi nhận thấy, định hướng phát triển thủy sản theo hướng bền vững được nhà nước quan tâm đặc biệt trong những năm qua. Phát triển bền vững ngành thủy sản cũng được các tỉnh đặc biệt quan tâm. Có nhiều tỉnh như; Nuôi trồng thủy sản miền Trung: Hướng đến phát triển bền vững; Luận văn Tiến sỹ “Phát triển bền vững ngành thủy sản đồng bằng sông Cửu Long” của Đặng Văn Mẫn, năm 2005; Luận văn thạc sỹ kinh tế “Phát triển bền vững ngành thủy sản thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” của Trần Thị Thơm, năm 2011… Như vậy, việc nghiên cứu ngành thủy sản theo hướng phát triển bền vững cũng đã được các vùng, các tỉnh cũng như giới chuyên môn, học thuật nghiên cứu một cách nghiêm túc và đề ra nhiều giải pháp để phát triển bền vững ngành thủy sản. Thêm vào đó, các hội nghị về giải pháp và chính sách phát triển thủy sản đã diễn ra sôi nổi. Ngày 15/4/2014 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì tại Đà Nẵng. Ngày 30/3/2014, tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chiến lược phát triển thủy sản và triển khai đề án tái cơ cấu ngành thủy sản Qua đó, ngành thủy sản nói chung cũng như ngành thủy sản các tỉnh nói riêng tổng kết, đánh giá những giải pháp, chính sách đã thực hiện và đưa ra những giải pháp, chính sách mới phù hợp để phát triển bền vững ngành thủy sản. Nhìn chung các công trình trên có ý nghĩa rất lớn, đã phân tích toàn diện ngành thủy sản Việt Nam từ khai thác, nuôi trồng, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đưa ra các định hướng phát triển, các quy hoạch về phân bổ lực lượng sản xuất thủy sản và nhiều giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam nói chung, ngành thủy sản các vùng, các tỉnh nói riêng. Riêng về thủy sản Ninh Bình, nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này, tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, Chi cục thủy sản Ninh Bình, các phòng nông nghiệp huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu mô hình sản xuất, hiện trạng KT – XH để xác định cơ cấu nuôi trồng thủy sản hướng đến phát triển bền vững. Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Đề án tái cơ cấu ngành thuỷ sản tỉnh Ninh Bình; Xây dựng kế hoạch ngành thủy sản và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, hướng dẫn thực hiện… Như vậy, ngành thủy sản Ninh Bình đã được quan tâm, định hướng phát triển hướng đến tính bền vững ở nhiều lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo vệ tài nguyên, phát triển xã hội gắn liền phát triển kinh tế… 2.2 Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu Ngành thủy sản đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và các cơ quan quản lý thuộc nhiều lĩnh vực. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu phát triển thủy sản Ninh Bình còn đặt trong mối liên hệ mật thiết với vấn đề khác như tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, thương mại, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo… Nhờ đó sự nhìn nhận của các cấp quản lý cũng như của người dân về ngành thủy sản đã trở nên sâu rộng và được quan tâm đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ở trên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, đầy đủ về sự phát triển tổng thể, hài hòa kinh tế - xã hội – môi trường ngành thủy sản Ninh Bình theo hướng bền vững. Mỗi vùng, mỗi tỉnh có điều kiện tự nhiên – xã hội khác nhau, không thể rập khuôn, máy móc, lấy kinh nghiệm và giải pháp của vùng này, tỉnh này áp đặt lên vùng khác, tỉnh khác. Là người được sinh ra và lớn lên tại vùng đất Ninh Bình, trực tiếp công tác trong ngành thủy sản, chúng tôi nhận thấy việc nghiên một cách nghiêm túc, hệ thống, toàn diện, về sự phát triển tổng thể hài hòa kinh tế - xã hội – môi trường ngành thủy sản Ninh Bình từ đó đề ra những giải pháp có tính chất đột phá để phát triển bền vững ngành thủy sản Ninh Bình là vẫn đề cấp thiết. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý luận, đánh giá tiềm năng và các nhân tố tác động, mục tiêu của luận văn nhằm: 1. Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết phát triển bền vững để phân tích thực trạng ngành thủy sản Ninh Bình. 2. Phân tích và làm rõ mâu thuẫn cụ thể giữa phát triển kinh tế thủy sản với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, phát triển xã hội; nhận diện những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển thủy sản Ninh Bình. 3. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành Thủy sản Ninh Bình. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu ngành thủy sản Ninh Bình bao gồm các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và thị trường tiêu thụ. Cụ thể hơn là nghiên cứu tiềm năng nguồn lợi, sản lượng thủy sản, thực trạng sản xuất, các cơ sở chế biến thủy sản, tiêu thụ sản phẩm thủy sản… Xem xét những yếu tố liên quan đến phát triển: nguồn vốn, nguồn lực lao động, KH – CN, tài nguyên môi trường, cơ chế chính sách và tổ chức quản lý… Đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực nói trên để phát triển bền vững ngành thủy sản Ninh Bình. 5. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng nghiên cứu. Căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững kinh tế - xã hội (KT - XH) làm cơ sở phân tích, đề xuất các giải pháp. a. Phương pháp kế thừa Phương pháp kế thừa được sử dụng qua các cách thu thập thông tin, số liệu thống kê, từ thông tin trong ngành hay các trang tài liệu khác; tức là dựa vào các số liệu thống kê dạng thô có sẵn để từ đó tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình.Kế thừa những quan điểm, cơ chế - chính sách, các quy hoạch của ngành và của tỉnh Ninh Bình để đưa ra những giải pháp thực tiễn b. Phương pháp khảo sát thực tế Điều tra khảo sát thực tế tại một số vùng sinh thái đặc trưng ven biển thuộc huyện Kim Sơn và vùng thủy sản nội đồng thuộc các huyện. Khảo sát một số cơ sở sản xuất giống, chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh. Sử dụng các bản đồ địa lý kinh tế và môi trường sinh thái để phân tích, đánh giá tiềm năng và quy hoạch phát triển. Khảo sát sự tác động của ngành nuôi trồng, chế biến, khai thác lên môi trường sinh thái. c. Phương pháp nghiên cứu xã hội học Sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học điều tra, khảo sát, đánh giá sự tác động của ngành thủy sản lên các mặt xã hội. d. Phương pháp thống kê kinh tế Từ các số liệu thô có sẵn, bằng các phương pháp thống kê kinh tế tổng hợp, phân tích, so sánh vấn đề, từ đó rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi. 6. Đóng góp của luận văn Từ mục tiêu, đối tượng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu trên, kế thừa các kết quả của các công trình trước, những đóng góp của luận văn bao gồm: Các khía cạnh, các mặt của hoạt động thủy sản tỉnh Ninh Bình được nghiên cứu theo hướng chung trong một tổng thể theo quan điểm phát triển bền vững. Qua đó, tổng hợp rút ra một số bất cập của ngành thủy sản Ninh Bình trong thời gian qua trong sự phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và những vấn đề xã hội. Kết hợp với những đánh giá về thực trạng ngành thủy sản Ninh Bình, luận văn đưa ra hệ thống các giải pháp để phát triển bền vững ngành thủy sản Ninh Bình. Trong đó đề xuất những giải pháp cho từng lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ, dựa trên cơ sở khai thác một cách hợp lý các nguồn lực, đồng thời bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội trong tỉnh. Luận văn cũng nghiên cứu những đề xuất, những kiến nghị về phát triển thủy sản Ninh Bình, sự phối hợp chung thống nhất giữa các ngành hữu quan (nông nghiệp, KH - CN, tài ngun mơi trường, tái chính, ngân hàng, thương mại, kế hoạch và đầu tư) nhằm tạo điều kiện phát triển đồng bộ, tồn diện và bền vững ngành thủy sản tỉnh Ninh Bình. 7. Kết cấu của luận văn Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận - thực tiễn của phát triển bền vững ngành thủy sản; Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Ninh Bình trong những năm qua; Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Ninh Bình. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Q An (2002) Ngưỡng phát triển bền vững và quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu nằm trong khn khổ dự án VIE/01/201 – Hỗ trợ xây dựng và thực hiện chương trình nghị sự 21 của Việt Nam. H 2. Lê Huy Bá (2003) Đại cương Quản trò môi trường, NXB Đại học quốc gia TPHCM. TPHCM. 3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố X (2011). Nghị quyết đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam. H 4. Bộ chính trị (2004). Nghị quyết số 41-NQ/TW về bảo vệ mơi trường trong thời kỳ đầy mạnh CNH - HĐH của tất cả các cấp, các ngành. H 5. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn (2013) Quyết định số 2760/QĐ-BNN- TCTS ngày 22 tháng 11 năm 2013 về việc phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững". H 6. Chi cục thủy sản Ninh Bình (2010). Báo cáo Quy hoạch hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Ninh Bình 7. Chi cục thủy sản Ninh Bình (2010). Báo cáo kết quả hoạt động thủy sản năm 2010, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2011. 8. Chi cục thủy sản Ninh Bình (2011). Báo cáo kết quả hoạt động thủy sản năm 2011, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2012. 9. Chi cục thủy sản Ninh Bình (2012). Báo cáo kết quả hoạt động thủy sản năm 2012, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2013. 10. Chi cục thủy sản Ninh Bình (2013). Báo cáo kết quả hoạt động thủy sản năm 2013, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2014. 11. Chi cục thủy sản Ninh Bình (2012). Đề án tái cơ cấu ngành thuỷ sản tỉnh Ninh Bình. Ninh Bình. 12. Chi cục thủy sản Ninh Bình (2013). Xây dựng kế hoạch ngành thủy sản và dự tốn ngân sách Nhà nước năm 2014 . Ninh Bình. 13. Chính phủ nhà nước CHXHCN Việt Nam (2001). Quyết định số 332/QĐ – TTg ngày 03 tháng 03 năm 2001 về việc phê duyệt Đề án phát triển ni trồng thủy sản tồn quốc đến năm 2020. H 14. Chính phủ nhà nước CHXHCN Việt Nam (2004). Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), ban hành theo Quyết định153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/8/2004. H 15. Chính phủ nhà nước CHXHCN Việt Nam (2009). Quyết định số 2194/QĐ – TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của thủ tướng chính phủ về phát triển giống cây nơng lâm nghiệp, giống vật ni và giống thủy sản.H 16. Chính phủ nhà nước CHXHCN Việt Nam (2010). Quyết đinh số 1282/QĐ- BNN-KH ngày 13/5/2010 về việc Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sơng Hồng đến năm 2020.H 17. Chính phủ nhà nước CHXHCN Việt Nam (2013). Quyết định QĐ- 1445/QĐ- TTg về việc quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ngày 16/8/2013. H 18. Chính phủ nước CHXHCNVN (2013). Quyết định số 1445/QĐ-TTg Ngày 16/8/2013, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.H 19. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1991) Chỉ thị 187/CT ngày 12/6/1991 Thơng qua Kế hoạch quốc gia về Mơi trường và Phát triển bền vững 1991-2000. H 20. Lê Trọng Cúc (2004). Phát triển nông thôn bền vững - Tham luận tại Hội nghò toàn quốc về Phát triển bền vững, tháng 12/2004, Hà Nội. 21. Trang Đài (2004). Tiếp cận khái niệm phát triển bền vững. Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá, số 03/2004 22. Lê Minh Đức (2004). Định hướng về chiến lược bền vững ở Việt Nam. Tạp chí tư tưởng văn hóa. H 23. Trương Quang Học. (2002) Phát triển bền vững chiến lược tồn cầu thế kỷ XXI. H 24. Nguyễn Đình Hòe (2007). Mơi trường và phát triển bền vững. NXB Giáo dục.H 25. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (2005). Nghị quyết số 15/2005/NQ-HĐND ban hành ngày 12/08/2011 về việc thơng qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020. Ninh Bình. 26. Nguyễn Chu Hồi (2002). Các chỉ số được coi là cơng cụ quản lý nghề cá và vùng ven bở nước ta. Tạp chí Thủy sản số 2. 27. Nguyễn Chu Hồi (2004). Một số vấn đề về phát triển bền vững ngành thủy sản, (tham luận tại Hội nghò toàn quốc về Phát triển bền vững) tháng12/2004.H 28. Trần Văn Lộc (2004). Các chỉ tiêu về phát triển bền vững. Tập chí tư tưởng – Vă hóa. H 29. Đặng Văn Mẫn. Phát triển bền vững thủy sản Đồng bằng sơng Cửu Long. Luận án tiến sỹ. Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. HCM 30. Nhiều tác giả (2000). Hồ Chí Minh Tồn tập, Tập 9 (1958-1959), Nxb. Chính trị Quốc gia. H 31. Sở Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn tỉnh Ninh Bình (2011) Chun đề Quy hoạch phát triển thuỷ sản giai đoạn 2005 – 2010 – 2020 ( Rà sốt quy hoạch Nơng nghiệp & PTNT tỉnh Ninh Bình).Ninh Bình. 32. Nguyễn Thanh Tuấn (2004). Quan điểm của F. Ănghen về vận động và cân bằng với q trình phát triển bền vững hiện nay. Tạp chí Tư tưởng – Văn hóa. H 33. UBNB tỉnh Ninh Bình. 2001. Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc thơng qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020. Ninh Bình 34. UBND tỉnh Ninh Bình. 2005. Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 18/07/2005 về phát triển vùng kinh tế biển đến năm 2010, định hướng năm 2020. Ninh Bình.5. 35. UBND tỉnh Ninh Binh. 2010. Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Ninh Bình 36. UBND tỉnh Ninh Bình (2003). Quyết định số 1329/2006/QĐ-UB ngày 23/06/2003 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển NTTS tiểu vùng Bình Minh III huyện Kim Sơn đến năm 2015. Ninh Bình. 37. UBND tỉnh Ninh Bình (2008). Văn bản số 321/UBND-VP3 ngày 01 tháng 08 năm 2008 của UBND tỉnh Ninh Bình về lập dự án Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản tỉnh đến năm 2015 và định hướng năm 2020. Ninh Bình. 38. Võ Q - Nguyễn Thanh Sơn (2008). Chuyền đề Phát triển bền vững với những vấn đề mơi trường tòa cầu và Việt Nam. H. 39. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005). Luật bảo vệ mơi trường. H 40. Tổng cục thủy sản (2011). Quyết định Phê duyệt nghiệm thu Quy hoạch ni trồng thủy sản vùng Đồng bằng Sơng Hồng đến năm 2020. H 41. Trung tâm Tin học - Bộ Thủy sản (2003). Một số vấn đề về sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản. Thông tin chuyên đề thủy sản. H 42. Trung tâm Tin học - Bộ Thủy sản (2002). Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thế giới: Tình hình hiện tại và xu hướng phát triển. Thông tin chuyên đề thủy sản. H 43. VASEP (2014) Cơng văn số 84/2014/CV-VASEP: Báo cáo tình hình XK thủy sản, kiến nghị các khó khăn và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh XK. Các trang wed: 44. http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Hoi-nghi- ve-giai-phap-va-chinh-sach-phat-trien-thuy-san/197277.vgp 45. http://www.fistenet.gov.vn/b-tin-tuc-su-kien/e-khuyen-ngu/bac-ninh-nuoi-ca-ro- phi-111on-tinh-cho-hieu-qua-kinh-te-cao/ 46. http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30701&cn_id =635915 47. http://www.fistenet.gov.vn/c-thuy-san-viet-nam/d-chuong-trinh-phat-trien/so-ket- 3-nam-thuc-hien-chien-luoc-phat-trien-thuy-san-viet-nam-111en-nam-2020/ 48. http://www.fao.org.vn/ 49. http://www.fao.org/docrep/w4745e/w4745e0f.htm 50. http://www.fistenet.gov.vn/ 51. http://www.thuysanvietnam.com.vn 52. http://www.cpv.org.vn/ 53. http://www.vasep.com.vn/ 54. http://www.mard.gov.vn/pages/news_detail.aspx?NewsId=13233 . của phát triển bền vững ngành thủy sản; Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Ninh Bình trong những năm qua; Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển bền. cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững& quot;. H 6. Chi cục thủy sản Ninh Bình (2010). Báo cáo Quy hoạch hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Ninh Bình. trường sinh thái, phát triển xã hội; nhận diện những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển thủy sản Ninh Bình. 3. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành Thủy sản Ninh Bình. 4. Đối tượng

Ngày đăng: 25/04/2015, 12:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan