Đề tài Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm tại khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình).

48 2K 8
Đề tài Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm tại khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình).

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm tại khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình). MỤC LỤC 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Du lịch hiện nay đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển của Việt Nam. Hoạt động du lịch có mức tăng trưởng khá cao và ngày một đóng góp nhiều hơn trong nền kinh tế quốc dân với số lượng khách du lịch quốc tế, thu nhập du lịch không ngừng gia tăng. Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2014. Tràng An được tôn vinh tại UNESCO đã giúp cho du lịch Tràng An được quảng bá nhiều hơn trên thế giới thông qua nhiều kênh khác nhau,điều này mang lại hiệu ứng rất tốt cho việc tuyên truyền quảng bá du lịch và sẽ thu hút thêm một lượng lớn khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến với Tràng An nói riêng và Ninh Bình nói chung. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều thách thức lớn cần được giải quyết. Hiện nay, Tràng An đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, nhưng so với nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới thì vẫn thua kém về mọi phương diện. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế và quá ít, không đủ đáp ứng nhu cầu của du khách. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, các loại hình dịch vụ bổ sung còn ít. Về cơ chế, chính sách phát triển du lịch vẫn chưa đạt được hiệu quả thực sự, môi trường du lịch còn chưa đảm bảo an ninh an toàn, văn minh, tệ nạn cướp giật, chèo kéo, lừa đảo du khách vẫn là điểm nóng chưa dễ triệt tiêu, tình trạng giao thông vẫn là nỗi lo sợ của du khách quốc tế. Bên cạnh đó, những trở ngại về kinh tế, chính trị cũng như biến đổi thời tiết khí hậu trên toàn thế giới đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch cho các nước, cho quyết định đi du lịch, các xu hướng của các thị trường khách khác nhau tạo ra những biến đổi và khó khăn trong quá trình khai thác và thu hút thị trường, chính vì vậy công tác tiếp cận tuyên truyền từng đối 2 tượng thị trường là hết sức quan trọng nhằm tạo dựng lại nhu cầu du lịch. Tồn tại một vấn đề không thể không nhắc tới đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận không nhỏ hướng dẫn viên du lịch, cũng như thái độ ứng xử và cung cách phục vụ của người dân địa phương vẫn rất kém, chưa đạt tiêu chuẩn… Chính vì những lí do nêu trên, em xin chọn đề tài: “ Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm tại khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình)” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí thuyết, về thực trạng và giải pháp trên cơ sở đó đưa ra của vấn đề nghiên cứu nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách quốc tế trọng điểm tại Tràng An. Từ đó thu hút các thị trường khách này tới du lịch Tràng An. 3. Đối tượng nghiên cứu Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm tại Tràng An. 4. Phạm vi nghiên cứu Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu - Phương pháp điều tra xã hội học - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu 1.1. Tổng quan một số vấn đề lý luận nghiên cứu thị trường du lịch 1.1.1. Khái niệm thị trường du lịch 1.1.1.1. Khái niệm thị trường Có nhiều cách định nghĩa về thị trường như: 3 Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó. Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, v.v Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường miền Trung. 1.1.1.2. Khái niệm thị trường du lịch Thị trường du lịch là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá dịch vụ du lịch dưới tác động của các quy luật thị trường. 1.1.2. Thị trường du lịch trọng điểm Thị trường du lịch trọng điểm là thị trường du lịch có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của du lịch. Thị trường du lịch trọng điểm là thị trường khách du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng, với sức tiêu thụ lớn, đẩy mạnh sự phát triển của du lịch. 1.2. Một số vấn đề lý luận công tác tuyên truyền quảng bá du lịch 1.2.1. Một số khái niệm Tuyên truyền là hành động truyền bá thông tin với mục đích đưa đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng có lợi cho một phong trào hay tập đoàn, thường lồng sau mục tiêu chính trị. Như vậy, tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ và làm theo. 4 Quảng bá là hoạt động nhằm giới thiệu về đất nước con người, truyền thống dân tộc …tới khách du lịch. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là hoạt động cung cấp, truyền đạt thông tin tới du khách, giúp họ biết đến các điểm du lịch, sản phẩm dịch vụ du lịch và lên kế hoạch tham gia các chương trình du lịch, trong hành trình tìm hiểu khám phá những điều khác lạ. 1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch 1.2.2.1. Vai trò: Công tác tuyên truyền quảng bá cho các thị trường đặc biệt là thị trường trọng điểm là hết sức cần thiết nhằm đạt được tính chuyên nghiệp và hiệu quả kinh tế cao. Nhất là do đặc thù của ngành kinh tế du lịch với những đặc thù của sản phẩm du lịch vừa mang tính hữu hình vừa mang tính vô hình, việc cung cấp các thông tin, tạo dựng hình ảnh về sản phẩm và kéo du khách đến với điểm du lịch là việc làm hết sức cần thiết.  Đối với khách du lịch: Du lịch là một cách tiếp cận thực tế nhất tạo nên ấn tượng khó quên đối với con người khi muốn tìm hiểu về một địa danh, một vùng đất, hay một dân tộc… Một trong những yếu tố giúp du khách tiếp cận và giới thiệu nhanh nhất các giá trị đó là các hình thức thông tin quảng bá. Đó là những thông tin được giới thiệu trên hệ thống truyền thông đại chúng, hệ thống internet và các hình thức khác. Đối với du khách các thông tin về giá trị điểm đến, điều kiện đi lại, ăn ở, điều kiện về an ninh an toàn ở nơi mình sẽ đến du lịch luôn là những vấn đề cần được quan tâm. Chính vì thế, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch có vai trò rất quan trọng để du khách biết về một điểm đến hấp dẫn, lý thú; hay một đất nước tươi đẹp giàu truyền thống văn hóa – lịch sử, với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, với hình ảnh về đất nước, con người, môi trường…từ đó làm tăng mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia.  Đối với dân địa phương: 5 Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của họ về du lịch, thấy được tầm quan trọng của du lịch, hơn nữa còn nâng cao lòng mến khách, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.  Đối với doanh nghiệp: Lợi nhuận chính là một trong những mục tiêu hàng đầu, và việc thu hút một số lượng khách lớn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay là điều vô cùng khó khăn. Cùng với đó, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm cũng luôn là điều đáng được quan tâm, nhằm tạo sự tin tưởng vào việc sử dụng những sản phẩm do doanh nghiệp tạo ra cho khách du lịch. Tuyên truyền quảng bá du lịch cũng là cách để các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư từ những cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài, để mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Cũng như vậy, các nhà đầu tư sẽ có thể nhận thấy được nhiều tiềm năng, hay cơ hội kinh doanh du lịch mang lại lợi nhuận cho họ. Do đó, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch là thực sự cần thiết. 1.2.2.2. Ý nghĩa của công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch:  Về kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế có doanh thu cao trong số ít ngành kinh tế mũi nhọn của một quốc gia.Việt Nam là một đất nước nhỏ bé,tuy có nhiều tiềm năng hấp dẫn khách du lịch cũng như có tiềm lực tổ chức du lịch đáng tin cậy,nhưng đất nước này lại vừa thoát qua cuộc chiến tranh khốc liệt, cho nên ít người biết đến những tiềm năng, tiềm lực này.Do vậy, việc tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam có tầm quan trọng khá to lớn đối với du lịch nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung: vừa giúp cho mọi người ở trong và ngoài nước biết đến tiềm năng của du lịch Việt Nam mà quyết định thực hiện chuyến du lịch, vừa góp phần đưa kinh tế Việt Nam từng bước phát triển. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc 6 tiêu dùng các hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn… Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá khác là tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng. Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù mà không thể so sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với giá cả của sản phẩm du lịch kia một cách tuỳ tiện được. Sự tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh vực phân phối lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội.  Về xã hội Tuyên truyền quảng bá du lịch giúp nâng cao hiểu biết, thay đổi cách nhìn nhận của người dân về vai trò của du lịch đối với cuộc sống của họ, nhờ đó con người quan tâm nhiều hơn tới du lịch, giúp cho du lịch ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Vấn đề việc làm cho người dân được giải quyết, thu nhập ngày càng cao, chất lượng đời sống con 7 người tăng lên đáng kể cả về giáo dục, y tế Các vấn nạn xã hội ít nhiều đã được bài trừ, an ninh an toàn được đề cao, đảm bảo cuộc sống hòa bình của con người. 1.2.3. Các nội dung của công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Một là, phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, bởi sản phẩm thực sự có chất lượng thì mới đảm bảo công tác tuyên truyền quảng bá có tính chọn lọc, tính chân thực cao, lại độc đáo và ấn tượng, tạo những điều mới lạ, sự tin tưởng tuyệt đối cho khách du lịch, cũng như tính liên tục và tính kinh tế. Hai là, tập trung tuyên truyền quảng bá về giới thiệu hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam, giới thiệu những giá trị đặc sắc về văn hóa, danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Từ đó, nâng cao nhận thức của các ngành, địa phương và toàn thể xã hội về du lịch, đưa du lịch trở thành sự nghiệp của toàn dân, nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và du lịch nói riêng trong khu vực và thế giới. Hơn nữa cần tuyên truyền về pháp luật và các vấn đề môi trường, phát triển các chương trình giáo dục toàn dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nhằm phát triển môi trường du lịch bền vững. Ba là, mở rộng hình thức tuyên truyền quảng bá du lịch thông qua các hội chợ du lịch, các chiến dịch phát động thị trường, road show, các chuyến khảo sát; các sự kiện ngày văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, các sự kiện lễ hội trong và ngoài nước; phát hành các ấn phẩm, tờ gấp, bản đồ du lịch, quảng cáo trên kênh truyền hình CNN, Discovery cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước như Báo du lịch, Tạp chí du lịch, Trung tâm thông tin du lịch, Truyền hình du lịch. Bốn là, tập trung vào những chiến lược, định hướng và quy hoạch… nhằm phát triển kinh tế du lịch các tỉnh, các địa phương; quyết tâm phát triển du lịch của Nhà nước. Nâng cao nhận thức của các Bộ, cơ quan trung ương địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong cả nước về vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền quảng bá du lịch. Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các 8 ngành;tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước, phát triển các thị trường du lịch, đặc biệt là các thị trường du lịch trọng điểm có những nội dung sau: + Xác định nhu cầu thị trường và các thị trường trọng điểm cần ưu tiên trong tình hình hiện tại. + Đầu tư nâng cao chất lượng của công tác xúc tiến quảng bá du lịch ở nước ngoài nhằm đảm bảo hiệu quả quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra thị trường và thu hút khách. + Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cả trong nước và ở nước ngoài nhằm mở rộng thị trường khách cả trong và ngoài nước, góp phần vào sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam. + Mở rộng phạm vi các công cụ sử dụng trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam, trong đó vai trò của internet được coi trọng đặc biệt. + Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tiếp nhận và sử dụng các nguồn tài trợ cho công tác xúc tiến du lịch. + Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xú tiến ở trung ương và các địa phương. 2. Liên hệ thực tiễn 2.1. Thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm đến Tràng An 2.1.1. Hiện trạng thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm đến Việt Nam 2.1.1.1. Tổng quan thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm đến Việt Nam Năm 1990 Ngành Du lịch mới đón tiếp và phục vụ được 250 nghìn lượt khách quốc tế thì đến năm 2013, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trên 30 lần, đạt 7,57 triệu lượt khách. Trong số khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam năm 2013, 4,64 triệu người tới đây vì mục đích du lịch và nghỉ dưỡng, tăng 12,2% so với 2012; 1,26 triệu người đền vì mục đích kinh doanh và 1,27 triệu người khác là thăm người thân, Tổng cục thống kê cho biết. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Cam-pu-chia, Malaysia và Australia là các quốc gia có số 9 lượng khách đến Việt Nam nhiều nhất trong kỳ, vẫn theo Tồng cục thống kê. Tính chung 12 tháng năm 2013, lượng khách quốc tế ước đạt 7.572.352 lượt, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2012. Việt Nam đón 1,9 triệu lượt khách từ Trung Quốc (tăng 33,5% so với 2012), 747 nghìn lượt khách từ Hàn Quốc (tăng 6,8%), 604,1 nghìn khách từ Nhật Bản (tăng 4,8%). Có sự giảm sút về lượng khách quốc tế đến đến từ một số thị trường như Mỹ (432,2 nghìn lượt, giảm 2,6% so với 2012), Đài Loan (399 nghìn lượt, giảm 2,5%), và Pháp (209,9 nghìn lượt, giảm 4,4%). Sau đây là số liệu cụ thể về lượng khách du lịch của một số thị trường đến Việt Nam trong tháng 12 năm 2013 và trong cả năm 2013. 10 [...]... triệu lượt khách đến với Khu du lịch Tràng An Kết quả này một lần nữa minh chứng cho sức hấp dẫn của danh thắng thiên nhiên độc đáo này 2.1.2.2 Đặc điểm, thị hiếu và nhu cầu của thị trường khách trọng điểm đến Tràng An 24  Tìm hiểu thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm đến Tràng An Về đặc điểm, thị hiếu và nhu cầu của khách du lịch quốc tế trọng điểm tại khu du lịch sinh thái Tràng An phần lớn... tổ chức tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch nói chung và thị trường khách trọng quốc tế trọng điểm nói riêng ở Tràng An Với lợi thế là khu du lịch có cảnh quan tự nhiên đẹp, còn tương đối hoang sơ, ít chịu tác động của con người đến cảnh quan và môi trường nên hiện nay Tràng An mặc dù là khu du lịch còn mới mẻ nhưng với sự đầu tư của doanh nghiệp Xuân Trường và Sở du lịch Ninh... quan đến du lịch, trong đó có hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Khoản 1, điều 50, Luật Du lịch có quy định các doanh nghiệp lữ hành quốc tế có quyền và nghĩa vụ xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch nội địa 2.2.2.2 Thực trạng công tác tuyên truyền quảng bá của du lịch Việt Nam nói chung và tại các thị trường du lịch. .. thực trạng công tác tuyên truyền quáng bá du lịch Việt Nam qua điều tra một số thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm  Thành công của công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam Công tác tuyên truyền quảng bá của Việt Nam đang được đẩy mạnh toàn diện, mặc dù quy mô chưa rộng, chưa vươn tới được nhiều nước trên thế giới, song đối với các thị trường khách quốc tế trọng điểm, chúng ta cũng đã... các thị trường du lịch quốc tế trọng điểm Nói đến công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, năm 1999 có thể coi là “năm tuyên truyền quảng bá của ngành du lịch Ngoài tham gia các hội chợ quốc tế tại Đức, Hàn Quốc, Pháp , Nhật, Lào, Singapore , lần đầu tiên du lịch Việt Nam đã hiện diện tại hội chợ du lịch quốc tế do tổ chức du lịch thế giới (WTO) tổ chức tại Anh, hình ảnh du lịch và hàng không cùng... nhưng là đối tượng khách có khả năng quảng bá du lịch tốt nhất cho các khu du lịch, điểm du lịch) Thị trường khách quốc tế trọng điểm chủ yếu đến từ các nước Pháp, Anh Đức (Tây Âu), châu Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, khách thuộc các nước trong khu vực Asean… với mục đích chủ yếu là tham quan hang động, nghiên cứu Theo thông tin của Tổng cục Du lịch, trong số 3,6 triệu lượt khách đến Ninh Bình... này dự báo sẽ tăng nhanh trong thời gian tới Du lịch đã trở thành điểm sáng trong mối quan hệ kinh tế giữa hai nước  Hạn chế của công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam Như vậy, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch của Việt Nam thực sự đã đạt được nhiều thành tựu, đem lại sự phát triển vượt bậc cho ngành du lịch Nhưng thực tế cho thấy chúng ta vẫn còn khá nhiều thiếu sót, và những vấn đề cần... về Vụ Thị trường du lịch khi Tổng cục Du lịch chuyển sang thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đến nay, chức năng xúc tiến, quảng bá du lịch do Tổng cục Du lịch phối hợp với Cục Hợp tác Quốc tế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Lữ hành, Hiệp hội Khách sạn ra đời cũng tham gia với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch thực hiện nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá du lịch. .. Gốm, cói, mây tre an, gỗ mỹ nghệ, sản phẩm thêu ren… Các gian hàng tại đây không những phong phú về chủng loại, đảm bảo chất lượng mà thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, niềm nở của người bán cũng để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách mỗi khi đến tham quan, chiêm bái 25 2.2 Kinh nghiệm về công tác tổ chức tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm của các nước... Xuân Trường (chủ thầu chính và được tạm giao cho quản lí khu du lịch Tràng An) thì: Tính đến hết năm 2008, lượng khách đến với Tràng An đạt: 190.588 lượt khách Trong khi đó, trong 4 tháng đầu năm 2009, đã có 210.300 lượt khách đến tham quan tại hang động Tràng An và thắp hương cầu phúc, cầu may tại khu tâm linh núi chùa Bái Đính Trong đó có khoảng 8.400 lượt khách quốc tế (chiếm 4%) Tại khu du lịch sinh . Đề tài: Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm tại khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình). MỤC LỤC 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Du. do nêu trên, em xin chọn đề tài: “ Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm tại khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) để nghiên cứu. 2 Thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm đến Tràng An 2.1.1. Hiện trạng thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm đến Việt Nam 2.1.1.1. Tổng quan thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm

Ngày đăng: 25/04/2015, 11:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Lí do chọn đề tài

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu

    • 3. Đối tượng nghiên cứu

    • 4. Phạm vi nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • II. NỘI DUNG

      • 1. Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu

        • 1.1. Tổng quan một số vấn đề lý luận nghiên cứu thị trường du lịch

          • 1.1.1. Khái niệm thị trường du lịch

          • 1.1.2. Thị trường du lịch trọng điểm

          • 1.2. Một số vấn đề lý luận công tác tuyên truyền quảng bá du lịch

            • 1.2.1. Một số khái niệm

            • 1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch

            • 1.2.3. Các nội dung của công tác tuyên truyền quảng bá du lịch

            • 2. Liên hệ thực tiễn

              • 2.1. Thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm đến Tràng An

                • 2.1.1. Hiện trạng thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm đến Việt Nam

                • 2.1.2.Hiện trạng thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm đến Tràng An

                • 2.2. Kinh nghiệm về công tác tổ chức tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm của các nước trên thế giới, trong khu vực, của Việt Nam, và thực trạng này ở Tràng An

                  • 2.2.1. Kinh nghiệm về công tác tổ chức tuyên truyền quảng bá du lịch của các nước trên thế giới, trong khu vực

                  • 2.2.2. Kinh nghiệm về công tác tổ chức tuyên truyền quảng bá du lịch của Việt Nam

                  • 2.2.3. Thực trạng về công tác tổ chức tuyên truyền quảng bá du lịch ở Tràng An

                  • 2.2.4. Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Tràng An tại các thị trường du lịch quốc tế nói chung và trọng điểm nói riêng

                  • 2.2.4.1. Những thành công

                  • 2.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm tại Tràng An

                    • 2.3.1. Định hướng chung cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Tràng An đến năm 2020

                    • 2.3.2. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường du lịch trọng điểm tại Tràng An

                    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan