giaoan QTSV

9 280 0
giaoan QTSV

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đàm Thị Vân Anh - Tr Đàm Thị Vân Anh - Tr ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 Tiết 49 Ngày dạy: 23.2 CHƯƠNG II- HỆ SINH THÁI Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT I. MỤC TIÊU - Học sinh nắm được khái niệm, cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy VD. - Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó. - Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ hình tháp tuổi. - Giáo dục ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - Tranh phóng to hình 47 SGK và các tranh về quần thể thực vật, động vật. - Tư liệu về 1 vài quần thể sinh vật. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu 1: Thế nào là quan hệ cùng loài? Cho ví dụ? - Sinh vật cùng loài thường sống chung tạo thành quần tụ cá thể. Trong quần tụ, chúng giúp nhau tìm thức ăn, chỗ ở, giúp nhau tự vệ và duy trì nòi giống. Ví dụ: Các cây thông mọc gần nhau trong rừng. Trâu rừng sống thành bầy. Kiến sống thành tổ trong vườn…. Câu 2: Sinh vật cùng loài có mối quan hệ nào? a. Quan hệ hỗ trợ b. Quan hệ cạnh tranh √c. Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh 2. Giới thiệu bài:(1’) Trong tự nhiên thường không có sinh vật nào sống tách biệt với các sinh vật khác mà giữa sinh vật luôn luôn có mối quan hệ cùng loài, khác loài và giữa sinh vật với môi trường sống, điều kiện sống. Để hiểu về bản chất của các mối quan hệ này chúng ta cùng tìm hiểu chương tiếp theo của phần môi trường đó là Hệ sinh thái. Trong chương này ta sẽ được học các khái niệm chính đó là: Quần thể sinh vật, Quần thể người, Quần xã sinh vật và Hệ sinh thái. Trong tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu về khái niệm Quần thể sinh học và một số đặc trưng cơ bản của quần thể. 1 Đàm Thị Vân Anh - Tr Đàm Thị Vân Anh - Tr ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 3. Bài mới: Hoạt động 1: Thế nào là một quần thể sinh vật (10’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS quan sát tranh trong ví dụ của câu 1 kiểm tra bài cũ: đàn kiến đang sinh sống trong môt khu vườn. + Quan sát tập thể kiến đang sinh sống trong môt góc vườn em có nhận xét gì ? - GV thông báo rằng : Những tập hợp cá thể mà có đủ những đặc điểm như trên thì được gọi là 1 quần thể sinh vật. + Thế nào là 1 quần thể sinh vật? - GV lưu ý HS những cụm từ: + Các cá thể cùng loài . + Cùng sống trong khoảng không gian nhất định: Mỗi quấn thể phân bố trong khoảng không gian nhất định, phù hợp với đặc điểm sinh học và khả năng di chuyển của loài. Có quần thể có khoảng phân bố rộng như các loài chim, thú lớn. Ranh giới của các quần thể là các chướng ngại vật thiên nhiên như sông, biển, triền núi, Đối với thực vật và động vật di chuyển kém thì nơi sinh sống của chúng rộng hay hẹp phụ thuộc vào điều kiện sống, chúng chỉ sống được ở điều kiện môi trường phù hợp với chúng. + Có khả năng giao phối: Mỗi quần thể có 1 tập hợp gen tạo thành 1 cơ sở di truyền chung, thể hiện ở - HS quan sát hình đông về các hoat đông của môt đàn kiến và nêu được: + Những cá thể kiến trong đàn kiến cùng nhau đi kiếm ăn trong một khu vườn nhỏ. Khi kiếm được mồi chúng cùng tha mồi về tổ. Số lượng kiến phụ thuộc nhiều vào lượng thức ăn có trong vườn. Cá thể kiến cái và đực có khả năng giao phối sinh sản ra trứng, trứng phát triển thành cá thể kiến con. - Tập hợp những cá thể kiến trong ví dụ được gọi là quần thể kiến. (Các cây thông mọc gần nhau trong rừng được gọi là quần thể thông) - Hs nghiên cứu SGK trang 139 kết hợp thông tin vừa học để trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. 2 Đàm Thị Vân Anh - Tr Đàm Thị Vân Anh - Tr ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 từng cá thể của quần thể, tuy nhiên mỗi cá thể của quần thể có 1 kiểu gen riêng. Tính di truyền của quần thể có liên quan đến đặc tính sinh thái của quần thể như khả năng thích ứng, tính chống chịu và tính thích nghi về sinh sản đó là nguyên liệu của quá trình biến đổi và tiến hóa của quần thể. - GV cho HS nhận biết thêm VD quần thể khác Quần thể san hô, quần thể chim cánh cụt. quần thể thông sống ở vùng núi Đông Bắc Việt Nam . . + Yêu cầu HS kể thêm 1 số quần thể khác mà em biết? - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 47.1: đánh dấu x vào chỗ trống trong bảng những VD về quần thể sinh vật và không phải quần thể sinh vật. - GV nhận xét, thông báo kết quả đúng - GV đưa ra một số ví dụ về một lồng gà, một chậu cá, một lồng chim Để học sinh quan sát và phát hiện xem đây có phải là quần thể không. + Vậy để nhận biết đó là quần thể cần dựa vào những dấu hiệu nào? + Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ với nhau như thế nào? - GV: Thực chất của mối quan hệ trong quần thể là quan hệ về chỗ ở, dinh dưỡng và sinh sản. + HS quan sát ví dụ để khắc sâu khái niệm về một quần thể sinh học. + Quần thể cá mè trắng, quần thể cá chép, quần thể cá rô phi - HS trao đổi nhóm, phát biểu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + VD 1, 3, 4 không phải là quần thể. + VD 2, 5 là quần thể sinh vật. - Không phải là quần thể vì điều kiện sống không đảm bảo cho chúng phát triển và sinh sản. + Các cá thể cùng loài . + Cùng sống trong khoảng không gian nhất định. ở một thời điểm nhất định. + Có khả năng giao phối. - Mối quan hệ cùng loài: hỗ trợ và cạnh tranh. VD. + hỗ trợ: TV chống gió bão, ĐV kiếm ăn, tự vệ + cạnh tranh: chỗ ở, thức ăn, đực cái Kết luận: 3 Đàm Thị Vân Anh - Tr Đàm Thị Vân Anh - Tr ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Hoạt động 2: Những đặc trưng cơ bản của quần thể(15’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV : Quần thể là một tổ chức sinh học, có cấu trúc và những thuộc tính mà cá thể không bao giờ có. Đó là những đặc trưng về tỷ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi của cá thể và mật độ cá thể của quần thể. 1. Tỉ lệ giới tính : - Tỉ lệ giới tính là gì? Người ta xác định tỉ lệ giới tính ở giai đoạn nào? ? Tỉ lệ giới tính của các loài có giống nhau không? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ. - GV : ở động vật, tỉ lệ đực/ cái = 1/1, nhưng ở nhiều loài gà, dê, hươu nai cá thể cái nhiều hơn số lượng cá thể đực từ 2-10 lần, ở ong mối thì ngược lại. Ở voi biển, hải cẩu 1 con đực sống với 3 con cái ; ở cá hồi 1 con cái tham gia đẻ trứng với 10 con đực. - HS tự nghiên cứu SGK trang 140, cá nhân trả lời, nhận xét và rút ra kết luận. + Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực với cá thể cái. + Tính tỉ lệ giới tính ở 3 giai đoạn: giai đoạn trứng mới được thụ tinh, giai đoạn trứng mới nở hoặc con non, giai đoạn trưởng thành. - Tỉ lệ giới tính của các loài không giống nhau. Nó phụ thuộc vào những yếu tố: + Đặc điểm di truyền của loài. + Lứa tuổi của cá thể. + Sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái. + Điều kiện môi trường… + Cách tham gia sinh sản của các cá thể trong quần thể. VD. Giáp xác khi nuôi trong điều kiện nhiệt độ 5 0 C: số con đực trong quần thể lớn gấp 5 lần số con cái. Nhưng ở 23 0 C thì số con cái gấp 13 lần con đực. 4 Đàm Thị Vân Anh - Tr Đàm Thị Vân Anh - Tr ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 - Trong chăn nuôi, người ta áp dụng điều này như thế nào? ? Ý nghĩa của tỉ lệ giới tính trong quần thể và trong đời sống con người? 2. Thành phần nhóm tuổi : GV : Có hai khái niệm tuổi : + Tuổi thời gian và tuổi sinh thái. Trong phần này chủ yếu nghiên cứu về nhóm tuổi sinh thái. Nhóm tuổi sinh thái gồm 3 nhóm tuổi: + Nhóm tuổi trước sinh sản. + Nhóm tuổi sinh sản. + Nhóm tuổi sau sinh sản. - Do sự lớn nhanh của mỗi cá thể trong quần thể nên nhóm tuổi trước sinh sản sẽ làm tăng khối lượng và kích thước quần thể. - Mức sinh sản của quần thể lớn hay nhỏ là do nhóm tuổi sinh sản qui định - GV : Người ta dùng các biểu đồ tháp tuổi để biểu diễn thành phần nhóm tuổi của quần thể. Tháp tuổi bao gồm nhiều hình thang nhỏ (hoặc hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau. Mỗi hình thang biểu hiện số lượng cá thể của nhóm tuổi, trong đó tuổi trước sinh sản xếp trước, tuổi sinh sản, trên cùng là nhóm tuổi sau sinh sản. - GV yêu cầu HS đọc tiếp thông tin SGK, quan sát H47 hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi: - Nêu ý nghĩa của các dạng tháp tuổi? + Tuỳ loài mà điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp. VD. gà số lượng con trống thường ít hơn con mái rất nhiều. *Ý nghĩa của tỉ lệ giới tính: - Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể. - Có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi và khai thác bền vững tài nguyên. - HS nghe thông báo và nghiên cứu SGK, quan sát bảng 47.2 để thu thập thông tin kiến thức. - HS trao đổi nhóm(3’), nêu được: + Hình A: đáy tháp rất rộng, chứng tỏ tỉ lệ sinh cao, số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh. + Hình B: Đáy tháp rộng vừa phải (trung bình), tỉ lệ sinh không cao, vừa phải (tỉ lệ sinh = tỉ ệ tử vong) số 5 Đàm Thị Vân Anh - Tr Đàm Thị Vân Anh - Tr ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 - Nhìn chung trong tự nhiên quần thể có xu hướng ổn định. Trong điều kiện bất lợi như có thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, dạng ổn định tạm thời bị thay đổi, do tỉ lệ tử vong cao. Tuy nhiên quần thể có khả năng tự điều chỉnh về trạng thái ổn định. Trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, tỉ lệ nhóm tuổi non tăng trở lại -> khả năng sinh sản tăng -> kích thước quần thể tăng. - Đưa bảng số liệu về 3 loài chuột đồng, chim trĩ, nai. + Mỗi loài thuộc dạng tháp tuổi nào ? + Nghiên cứu thành phần nhóm tuổi cho ta biết điều gì ? Nhằm mục đích gì ? 3. Mật độ quần thể - Đưa ra một số ví dụ cho hs quan sát. + Mật độ quần thể là gì? - GV lưu ý HS: dùng khối lượng hay thể tích tuỳ theo kích thước của cá thể trong quần thể. Kích thước nhỏ thì tính bằng khối lượng + Mật độ quần thể có thay đổi không? Và phụ thuộc vào các yếu tố nào? Cho ví dụ? Vd. Vào mùa mưa mật độ muỗi dầy hơn vào mùa hè lượng cá thể ổn định (không tăng, không giảm). + Hình C: Đáy tháp hẹp, tỉ lệ sinh thấp, nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi sinh sản, số lượng cá thể giảm dần. - Hs vận dụng kiến thức vừa học nhận biết được: + Chuột đồng: dạng tháp tuổi ổn định. + Chim trĩ: dạng tháp tuổi phát triển + Nai: dạng tháp tuổi giảm sút * Ý nghĩa của nghiên cứu thành phần nhóm tuổi: - Nghiên cứu thành phần nhóm tuổi cho ta thấy hình ảnh của sự phát triển quần thể trong tương lai. * Mục đích: có kế hoạch phát triển quần thể hợp lý hoặc bảo tồn. - HS nghiên cứu các ví dụ và thông tin GSK trang 141 trả lời câu hỏi. - Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. - Mật độ quần thể không cố định và biến đổi theo mùa, theo năm. * Mật độ quần thể phụ thuộc vào: 6 Đàm Thị Vân Anh - Tr Đàm Thị Vân Anh - Tr ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 - Gv đưa hình minh hoạ về những biến đổi về cá thể trong quần thể do những biến đổi của môi trường sống : dịch bệnh, ô nhiễm, Đặc biệt trong đợt rét đậm rét hại vừa qua đã làm chết rất nhiều động vật và người dân đã phải có những biện pháp để giữ ấm và bảo vệ chúng, … + Mật độ quần thể quá cao hoặc quá thấp có ảnh hưởng gì? - Chính vì thế mà trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp để giữ mật độ thích hợp như : trồng dày hợp lí loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp thức ăn đầy đủ. + Theo em trong 3 đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào cơ bản nhất? Vì sao? - Chu kì sống của sinh vật - Nguồn thức ăn của quần thể - Yếu tố thời tiết: hạn hán, lụt lội … - Có ảnh hưởng đến trong sản xuất nông nghiệp. + Nếu mật độ quá cao: Thiếu ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, … cho năng xuất thấp. + Nếu mật độ quá thấp: cây trồng thưa thớt gây lãng phí đất trồng. + Mật độ quyết định các đặc trưng khác vì ảnh hưởng đến nguồn sống, tần số gặp nhau giữa đực và cái, sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể. Kết luận: 1. Tỉ lệ giới tính - Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực với cá thể cái. - Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuổi, phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái. - Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể. 2. Thành phần nhóm tuổi - Bảng 47.2. - Dùng biểu đồ tháp để biểu diễn thành phần nhóm tuổi. 3. Mật độ quần thể - Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. 7 Đàm Thị Vân Anh - Tr Đàm Thị Vân Anh - Tr ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 - Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. Hoạt động 3: ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật(8’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục  SGK trang 141. - GV gợi ý HS nêu thêm 1 số VD về biến động số lượng cá thể sinh vật tại địa phương. - Nguyên nhân làm cho số lượng cá thể trong quần thể biến đổi theo mùa là do nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa thay đổi theo mùa quanh năm. - GV đặt câu hỏi: + Những nhân tố nào của môi trường đã ảnh hưởng đến số lượng cá thể trong quần thể? + Khi nào số lượng cá thể trong quần thể bị suy giảm. + Khi nào số lượng cá thể trong quần thể tăng. + Mật độ quần thể điều chỉnh ở mức độ cân bằng như thế nào? - Mật độ quẩn thể là đặc trưng quan - HS thảo luận nhóm bàn 3’, trình bày và bổ sung kiến thức, nêu được: + Vào tiết trời ấm áp, độ ẩm cao muỗi sinh sản mạnh, số lượng muỗi tăng cao + Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa. + Chim cu gáy là loại chim ăn hạt, xuất hiện nhiều vào mùa gặt lúa. + VD - Sâu rau xuất hiện nhiều khi thời tiết ẩm và mưa phùn. - Chuột xuất hiện nhiều khi số lượng mèo giảm. - HS khái quát từ VD trên và rút ra kết luận. - Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở, … đã ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể. - Số lượng cá thể giảm do những biến cố bất thường như lũ lụt, cháy rừng, hạn hán, …… - Số lượng cá thể tăng khi có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở rộng rãi… - Số lượng cá thể trong quần thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. Khi đó mật độ quần thể lại điều chỉnh trở về mức cân bằng. 8 Đàm Thị Vân Anh - Tr Đàm Thị Vân Anh - Tr ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011 trọng nhất trong các đặc trưng của quần thể nên trong sản xuất con người phải biết chú ý điều chỉnh mât độ quần thể cho phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao: Trồng dầy hợp lý trên diện tích đất trồng. Thả cá vừa phải phù hợp với diện tích ao nuôi. ? Con người là một trong những yếu tố của môi trường có ảnh hưởng tới quần thể. Là một học sinh, em có suy nghĩ gì. - Nhà nước có pháp lệnh bảo vệ môi trường, thiên nhiên hoang dã. - Tuyên truyền mỗi người dân phải tham gia bảo vệ môi trường, thiên nhiên, Bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ và yêu quí động thực vật để cho các quần thể sinh trưởng và phát triển tốt. Kết luận: - Số lượng cá thể trong quần thể có thể tăng hoặc giảm, phụ thuộc vào các yếu tố của môi trường như: + Điều kiện ngoại cảnh. + Tác động của con người. + Các mối quan hệ cùng loài hay khác loài… - Khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng. 4. Củng cố(5’) Qua tiết học hôm nay giúp em biết thêm được những điều gì về thế giới sinh vật. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà(1’) - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK. - Làm bài tập 2 vào vở. - Đọc trước bài 48. 9

Ngày đăng: 25/04/2015, 11:00

Mục lục

  • Tiết 49

  • - Đọc trước bài 48.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan