tổng quan về khí nén thiên nhiên

34 1.4K 20
tổng quan về khí nén thiên nhiên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Mở đầu 3 Chương I Tổng quan về CNG…………………………… 5 1.1. Khái niệm về CNG…………………………… 5 1.2. Thành phần………………………………… 5 1.3. Ưu nhược điểm của CNG…………………… 5 1.4. Tình hình sử dụng CNG trên thế giới và VN 8 Chương II Quy trình sản xuất và phân phối CNG 10 2.1. Trạm nén CNG 10 2.2. Giàn bình tồn trữ CNG 10 2.3. Xe chuyên dụng vận chuyển CNG 10 2.4. Thiết bị sử dụng CNG 10 2.4.1. Cho giao thông vận tải 10 2.4.2. Cho hộ công nghiệp 10 Chương III Công nghệ…………………………………… 13 [1] 3.1. Công nghệ thiết bị 13 3.1.1. Trạm nén CNG 13 3.1.2. Đội xe chuyên dụng CNG 15 3.1.3. Trạm nạp CNG 16 3.1.4. Trạm cấp CNG tại hộ công nghiệp 16 3.2. Máy nén 20 3.2.1. Mục đích của máy nén khí 20 3.2.2. Phân loại máy nén khí 20 3.2.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số loại máy nén 22 3.2.4. Một số công thức tính toán 24 Chương IV Tính toán công suất máy nén dựa vào số liệu thực tế 28 4.1. Thành phần khí đầu vào 28 4.2. Các thông số khí đầu vào 28 4.3. Các thông số kỹ thuật của máy nén 28 Chương V Mô phỏng máy nén sử dụng Hysys 32 [2] 5.1. Quá trình nén khí thiên nhiên 32 5.2. Mô phỏng trên Hysys 34 Chương VI Kết luận và kiến nghị 36 [3] Tài liệu tham khảo 37Mở đầu Ô nhiễm môi trường không khí hiện đang là một vấn nạn của nước ta hiện đang có năm tỉnh thành đang chịu ảnh hưởng nặng nề của ô nhiễm không khí do các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng đó là TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng và Hải Phòng. Mức độ ô nhiễm cao một phần là do các khu công nghiệp phát triển nhanh chóng, các biện pháp xử lý khí thải còn đơn giản nhiều doanh nghiệp không áp dụng các bp để xử lý khí thải hoặc cố ý xả thải không qua xử lý. Thêm vào đó các hoạt động sản xuất giao thông vận tải hiện nay vẫn sử dụng chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mazut, dầu diesel đã thải ra môi trường nhiều chất độc hại tác động trực tiếp tới sức khỏe của con người. Theo số liệu quan trắc tại tp HCM lượng chì trong không khí đã tăng gấp đôi kể từ năm 2006 cho tới nay và đã vượt mức cho phép của tổ chức y tế thế giới, ngoài ra còn rất nhiều khói thải khí thải từ các lò đốt công nghiệp hoặc các phương tiện giao thông vận tải đã hòa trộn vào không khí dẫn tới hậu quả hàng năm là có hơn 600 người tử vong và 1500 ca mắc bệnh đường hô hấp liên quan đến ô nhiễm không khí. Để đối phó với vấn đề này chính phủ đã đề ra một số chính sách góp phần bảo vệ môi trường như cấm sử dụng xăng pha chì, đánh thuế cao các phương tiện giao thông vận tải nhập khẩu. Nhưng các bp này hầu như vẫn chưa đủ mạnh để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện nay hầu hết các ngành công nghiệp của Việt Nam đang phải đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là: chi phí năng lượng mà chủ yếu là chi phí nhiên liệu trong quá trình sản xuất và ô nhiễm môi trường do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sinh ra. Theo cơ quan thông tin năng lượng của Mỹ 82% nhiên liệu hóa thạch khai thác được sử dụng để phát năng lượng trong đó có 50% năng lượng dùng để đốt nhiên liệu trong các lò công nghiệp, lò công nghiệp là một thiết bị tối quan trọng và rất cần thiết trong các quy trình công nghệ sản xuất đặc biệt là quy trình sản xuất vật liệu, nhiên liệu sử dụng chính trong các lò công nghiệp hiện nay vẫn là từ sự đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than dầu khi đốt cháy chúng trong lò công nghiệp thì thường phát sinh các chất ô nhiễm như khí SO x , CO ,NO x , bồ hóng và tro bụi làm gây ảnh hưởng trầm trọng tới môi trường. Tiêu thụ năng lượng trên thế giới tăng mối năm khoảng 2,3%. Trong khi nhiên liệu hóa thạch thì không thể tái tạo được ngày càng cạn kiệt nên giá cả các loại nhiên liệu đặc biệt là các sản phẩm dầu mỏ được chế biến thông qua quá trình lọc hóa dầu như DO, FO, xăng, dầu hỏa sẽ luôn trong xu hướng tăng cao và nguồn cung thường mất ổn định do nhiều yếu tố khách quan như thiên tai khủng hoảng chiến tranh và cả chính sách thuế. Theo báo cáo của văn phòng tiết kiệm năng [4] lượng thì từ năm 2010 đến năm 2020 Việt Nam có khả năng xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng nội địa, thực tế từ nhiều năm nay cho thấy trong khi là một nước xuất khẩu dầu thô nhất nhì châu Á nhưng nước ta lại là một trong những nước nhập siêu các sản phẩm dầu mỏ vì công nghệ lọc hóa dầu trong nước vẫn còn khá mới mẻ chưa thể cung ứng cho nhu cầu năng lượng trong nước, việc sử dụng năng lượng thì lại xảy ra tình trạng lãng phí lớn, đặc biệt sử dụng hiệu suất trong các lò đốt công nghiệp vẫn còn quá thấp. Hiệu suất sử dụng nhiên liệu trong các lò đốt công nghiệp ở Việt Nam rất thấp so với trình độ khoa học công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới, trung bình chỉ đạt ở mức dưới 50%. Do công nghệ và thiết bị lạc hậu, kém hiệu quả. Phần vì chúng ta sử dụng nhiên liệu rắn và lỏng, do đó khi đốt cháy rất khó kiểm soát quá trình cháy sao cho đốt cháy một cách hoàn toàn và hiệu quả. Cho nên chi phí nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm luôn là mối quan tâm sâu sắc là gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất nó có thể chiếm từ 30 – 50% chi phí chung. Vì vậy nếu không kịp phát triển nguồn năng lượng mới để bổ sung và có hiệu quả hơn thì sự thiếu hụt năng lượng và gánh nặng chi phí đó khiến nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất khó mà tồn tại hoặc phát triển được, nguy cơ mất an ninh năng lượng cũng có thể xảy ra và mục tiêu phấn đấu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 cũng khó có thể thực hiện được. Đứng trước thực trạng đó nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tổng công ty khí Việt Nam PV Gas đã nỗ lực nghiên cứu đầu tư phát triển và đưa ra thị trường rất nhiều sản phẩm năng lượng sạch được chế biến từ khí như: khí hóa lỏng (LPG), khí thấp áp (Natural gas), khí ngưng tụ (Condensate) và một trong những sản phẩm khí đã thể hiện được nhiều tính ưu việt của mình đó là khí nén thiên nhiên (CNG). [5] CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CNG 1.1. Khái niệm về CNG: CNG viết tắt của từ Tiếng Anh Compressed Natural Gas là khí thiên nhiên nén, có thành phần chủ yếu là khí methane được lấy từ các mỏ khí thiên nhiên, qua xử lý và nén ở áp suất cao (250 atm) để tồn trữ.[4] CNG được sử dụng cho các nơi tiêu thụ khí không thuận tiện hoặc không hiệu quả là đường ống dẫn khí từ nguồn khí đến nơi tiêu thụ, như các xe ô tô vận tải và các hộ công nghiệp nhỏ, lẻ, phân bố rải rác. 1.2. Thành phần: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là methane (CH 4 ) chiếm 84%, 14% ethane, phần còn lại là propane và một lượng nhỏ N 2 và CO 2 .[4] 1.3. Ưu nhược điểm của CNG: 1.3.1. Ưu điểm: 1.3.1.1. Giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường. Trong khói thải của động cơ ô tô có các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như CO, NO x , HC, SO x và muội than. Tuy nhiên theo các nghiên cứu cho thấy chất gây độc hại nhất và khó xử lý nhất hiện nay là muội than và CO. Khi động cơ sử dụng nhiên liệu khí, thì trong sản phẩm cháy hoàn toàn không có muội than và nồng độ CO rất thấp. Bảng dưới đây cho thấy sự chênh lệch về nồng độ các chất khí trong khói xả giữa nhiên liệu xăng và khí. Bảng 1/1: Thành phần khí thải của xăng, LPG và CNG [8] Thành phần (tại vòng quay 1500v/p) Xăng LPG CNG CO %vol 6 0,105 0.06 CO 2 %vol 6,8 11,21 10,3 HC ppm vol 1038 162 146 O 2 1,09 1,32 0,72 Như vậy sử dụng nhiên liệu khí thay thế dần cho xăng dầu là một biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và đang được thế giới áp dụng rộng rãi. [6] 1.3.1.2. Tiết kiệm chi phí cho nhiên liệu, mang lại hiệu quả kinh tế. Đối với một chủ phương tiện vận tải, thì đây là lợi ích có sức thuyết phục nhất. Thực vậy, bảng thống kê kết quả thực nghiệm sau đây cho thấy sức thuyết mức độ tiết kiệm chi phí nhiên liệu trên cùng một quãng đường đi khi chuyển đổi: Bảng 1/2: Mức tiêu thụ của xăng, LPG và CNG [8] Loại nhiên liệu Quãng đường, km Mức tiêu hao Đơn giá VNĐ Thành tiền, VNĐ Mức tiết kiệm Xăng 100 10 lit 5 400 54 000 - LPG 100 5 kg 7 000 35 000 19 000 CNG 100 8 NM 3 3 000 24 000 30 000 1.3.1.3. Tăng hiệu suất làm mát và bôi trơn cho động cơ, dẫn đến tăng tuổi thọ động cơ và giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Như chúng ta đã biết tuổi thọ động cơ phụ thuộc nhiều vào hiệu quả làm việc của hai hệ thống bôi trơn và làm mát. Hệ thống nhiên liệu LPG hoặc CNG có đặc điểm chung là tồn trữ ở áp suất cao (dưới dạng lỏng hoặc nén), nhưng khi sử dụng lại ở áp suất cao hơn áp suất khí quyển một chút. Do đó, để bù nhiệt cho quá trình giảm áp, hóa hơi của nhiên liệu khí và cũng là để tránh hiện tượng đóng băng trên bề mặt ngoài của nước làm mát động cơ. Do đó làm cho nhiệt lượng của động cơ được tản ra môi trường nhanh hơn. Nhờ vậy mà hiệu suất làm mát của động cơ tăng lên đáng kể. Hơn nữa nhiên liệu khí không tạo màng, làm các lớp dầu bôi trơn trên bề mặt làm việc bị rửa sạch như nhiên liệu lỏng, hoặc lọt vào carter chứa dầu bôi trơn làm giảm tính năng và tuổi thọ của dầu bôi trơn. Nhờ đó mà hiệu suất bôi trơn tăng lên khi sử dụng nhiên liệu khí và chu kỳ thay dầu bôi trơn cũng tăng lên, tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng và thay thế dầu bôi trơn. Ngoài ra nhiên liệu khí còn có tính chống kích nổ cao, sản phẩm cháy không có muội than như nhiên liệu lỏng. Những muội than này có thể bám vào thành vách xilanh hoặc cửa van nạp và xả, gây mài mòn các chi tiết máy như xilanh, piston, segment, van và đế van. Do vậy, việc sử dụng nhiên liệu khí sẽ làm cho tuổi thọ của động cơ tăng lên đáng kể, giảm thiểu các chi phí bảo dưỡng sửa chữa và thay thế dầu bôi trơn. 1.3.1.4. Tăng quãng đường đi được trong một lần nạp cả hai nhiên liệu [7] Sau khi chuyển đổi, trên phương tiện sẽ có bình chứa hai loại nhiên liệu, truyền thống và khí, do đó quãng đường đi được trong một lần nạp hai loại nhiên liệu sẽ tăng lên gấp đôi. 1.3.1.5. Lợi ích của ngành vận tải - Đa dạng hóa nguồn, loại nhiên liệu : Từ trước tới nay, ở nước ta, nhiên liệu của giao thông vận tải chỉ có xăng và dẩu. Việc sử dụng rộng rãi nhiên liệu khí sẽ làm phong phú nguồn và loại nhiên liệu cho ngành giao thông vận tải - Giảm thiểu sức ép và sự lệ thuộc vào thị trường cung cấp xăng, dầu từ bên ngoài. 1.3.1.6. Lợi ích của ngành khí : Sự thành công của dự án CNG sẽ mang lại ý nghĩa to lớn cho sự nghiệp phát triển công nghiệp khí. Không những mở rộng thị trường tiêu thụ khí, đa dạng hóa sản phẩm khí mà còn khẳng định một định hướng phát triển lâu dài cho ngành khí tăng thêm hiệu quả kinh tế. Mặt khác có thể sử dụng triệt để khí khô, không phải đốt bỏ vào những giờ thấp điểm trong ngày và mùa mưa bão, khi các nhà máy điện giảm tiêu thụ khí. 1.3.2. Nhược điểm : - Giá thành chuyển đổi động cơ cao : Vướng mắc lớn nhất hiện nay là chi phí chuyển đổi sang xe chạy bằng khí thiên nhiên tương đối cao từ 3.000 – 4.000 USD đối với xe chạy bằng nhiên liệu xăng và khoảng 20.000 USD đối với xe chạy dầu. - Không gian chứa nhiên liệu chiếm một diện tích khá lớn : Xe chạy khí thiên nhiên yêu cầu một không gian chứa nhiên liệu CNG lớn hơn xe chạy xăng thông thường. Do đó xe chạy CNG cần thêm một khoảng không gian chứa nhiên liệu trong cốp xe. - Các trạm cấp khí cho loại nhiên liệu này chưa phổ biến. 1.4. Tình hình sử dụng CNG trên thế giới và tại Việt Nam: 1.4.1. Trên thế giới : - Trên thế giới hiện đã có 12,6 triệu xe chạy bằng khí tự nhiên tăng 11,6% so với năm ngoái, dẫn đầu là Pakistan với 2,74 triệu chiếc, Iran 1,95 triệu chiếc, Argentina 1,9 triệu chiếc, Brazil 1,6 triệu xe và Ấn Độ 1,1 triệu xe. Tổng hợp lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương dẫn đầu với 5,7 triệu chiếc, theo sau là khu vực châu Mỹ La Tinh với 4 triệu xe. - Xe sử dụng nhiên liệu CNG ở châu Âu có thể chạy cả bằng xăng thông thường, hai loại nhiên liệu này được chứa tại hai bình chứa [8] riêng biệt và được sử dụng không cùng lúc. Người lái xe có thể bật bộ chuyển đổi sử dụng nhiên liệu qua một bộ điều khiển đặt trên xe. - Một số hãng xe như Fiat, Opel (General Motors), Peugeot, Volkswagen, Toyota, Honda đã bán xe sử dụng CNG. - Tại Singapore, CNG ngày càng được sử dụng nhiều ở các phương tiên giao thông như xe bus và xe taxi cũng như các xe vận tải. Các chủ xe đang chuyển đổi theo hướng sử dụng song song hai loại nhiên liệu này. - Tại Ý: CNG được sử dụng cho xe bus. Việc sử dụng CNG ở Ý bắt đẩu từ những năm 1960 và tiếp tục cho đến ngày hôm nay. Hiện ở Ý có hơn 800 trạm cấp CNG. - Tại Đức: xe CNG dự kiến sẽ tăng lên 2 triệu chiếc vào năm 2020. - Tại Bulgaria: Có 96 trạm tiếp CNG vào năm 2011. Xe CNG ngày càng trở nên phổ biến hơn ở nước này và được sử dụng chủ yếu cho xe taxi. - Tại Thụy Điển: Có 90 trạm tiếp CNG nằm chủ yếu ở khu vực phía Nam và phía Tây đất nước. 1.4.2. Tại Việt Nam: - Hiện tại ở Việt Nam đã có nhà máy sản xuất CNG Phú Mỹ I tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Khách hàng của công ty là các nhà máy sử dụng CNG phục vụ sản xuất như: gạch, men, gốm, sứ, kính thép, chế biến thực phẩm, nước giải khát, dệt nhuộm, ngành giao thông vận tải và các khu chung cư. - Tại Tp. Hồ Chí Minh đã sử dụng CNG cho xe bus và xe taxi. CHƯƠNG II Quy trình sản xuất và phân phối CNG CNG được sản xuất theo quy trình đơn giản, nhưng tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế và an toàn, thiết kế như sau: 2.1. Trạm Nén CNG : gồm các tổ máy nén cao áp chuyên dụng loại pittong và một số loại thiết bị liên quan kèm theo, là công đoạn đầu tiên trong dây chuyền sản xuất CNG, làm nhiệm vụ nén khí thiên nhiên (khí khô) từ áp suất của đường ống dẫn khí đến áp suất tồn trữ CNG trong các giàn bình chuyên dụng tồn chứa CNG. Áp suất tồn trữ CNG phổ biến hiện nay ở hai cấp : 200 bar và 250 bar. 2.2. Giàn bình tồn trữ CNG : là tập hợp một số bình chứa chuyên dụng, không có mối hàn, được sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt, được liên kết và gắn kết với nhau bằng các ống nối và các van chặn, van an toàn [9] thành tổ hợp các cụm, giàn bình chứa CNG. Trước đây bình chứa CNG được chế tạo từ thép carbon hoặc thép luyện, nên rất nặng và có giá thành cao. Ngày nay do sự phát triển của công nghệ vật liệu mới, đồng thời giá thành cũng hợp lý, như bằng thép nhẹ, bằng khung thép được bện bằng sợi nhôm và carbon (vật liệu composite). Sức chứa của các giàn bình này tùy theo thiết kế. 2.3. Xe chuyên dụng vận chuyển CNG (CNG – Trailer) : là các đội xe chuyên dụng chuyên chở các giàn bình chứa CNG từ Trạm Nén CNG đến các nơi tiêu thụ. Những xe này thường là loại xe có đầu kéo và romooc. Trên romooc đặt các giàn bình CNG được liên kết thành một khối và gắn kết bền chặt trên romooc. Do vậy trên mỗi romooc được chế tạo sẵn các đầu nạp khí thiên nhiên vào và đầu thoát CNG ra. Xe chuyên dụng CNG được thiết kế và chế tạo bởi nhiều hãng trên thế giới. 2.4. Thiết bị sử dụng CNG nhìn chung là các thiết bị giảm áp suất của CNG từ áp suất tồn trữ đến gần áp suất thường để đưa vào đốt cháy trong động cơ đốt trong của các xe oto vận tải hoặc trong lò đốt của các hộ công nghiệp. 2.4.1. Cho giao thông vận tải : bao gồm - Trạm Nạp CNG : được đặt trên các trục giao thông, như các cây xăng thông thường, nhận CNG từ các xe chuyên chở CNG chở tới và nạp cho các xe oto vận tải đã được lắp đặt thiết bị chuyển đổi. - Thiết bị chuyển đổi CNG : là thiết bị lắp đặt lên các phương tiện giao thông đường bộ, gồm bình chứa CNG gắn lắp trên xe, bộ giảm áp, bộ trộn và các thiết bị phụ trợ khác. Bộ trộn chính là bộ phận liên kết giữa thiết bị chuyển đổi với động cơ. Phân biệt hai loại thiết bị chuyển đổi CNG là cho động cơ xăng và cho động cơ diesel. 2.4.2. Cho hộ công nghiệp - Đối tượng tiêu thụ sản phẩm CNG “hộ công nghiệp” của dự án là các nhà máy sản xuất gạch men, gốm sứ nằm trên các địa bàn gần với Trạm Nén CNG, đặt tại Phú Mỹ, hiện đang sử dụng nhiên liệu LPG của PVGC với mức tiêu thụ LPG mỗi ngày không quá 30 tấn, và có thể được đảm bảo cung ứng tương đương bằng CNG. Ngoài ra việc lắp đặt thiết bị sử dụng CNG không làm thay đổi dây chuyền công nghệ sẵn có của hộ công nghiệp. Thiết bị sử dụng CNG cho các hộ công nghiệp này bao gồm : + Xe chuyên dụng chuyên chở CNG : gồm đầu kéo và romooc. Trên romooc được lắp đặt giàn bình chứa CNG, được gọi là CNG – Trailer. CNG – Trailer được đầu kéo đưa đi từ Trạm Nén đến Hộ Công Nghiệp, sau khi hộ công nghiệp sử dụng hết CNG thì đầu kéo lại đưa CNG – Trailer từ hộ công nghiệp trở về Trạm Nén để nạp lại CNG. [10] [...]... + Máy nén pittong: cấu tạo gần giống như bơm pittong, có pittong chuyển động trong xilanh và khí được nén nhờ giảm thể tích của buồng làm việc + Máy nén hướng trục: do cánh cong tác dụng lên khí, tạo cho khí áp suất và tốc độ + Máy nén ly tâm: khác với máy nén hướng trục, khí trong bánh guồng chuyển động theo phương hướng tâm dưới tác dụng của lực ly tâm + Máy nén roto: trong đó khí nén được nén do... guồng động của máy khí nén vào guồng tiếp theo; d Trục nén nhiều cấp là như nhau về đường kính 1,2 Cửa vào ra của guồng và chiều rộng Các guồng động trong máy nén ly tâm có kích thước nhỏ dần theo chiều tăng của áp suất khí nén và khi bị nén thể tích khí giảm Về mặt lý thuyết thì nén ly tâm cũng giống bơm ly tâm nhưng qúa trình nén cần chú ý tới sự giảm thể tích và tăng nhiệt độ của khí hay hơi, cùng... 1kg khí, J/kg (tính theo quá trình nén đoạn nhiệt, đẳng nhiệt, đa biến); Nlt – công suất lý thuyết, kW Với G = 0,52325 kg/s (thông số đầu vào) → Nlt = 353,63 (kW) [28] Chương V: Mô phỏng máy nén sử dụng phần mềm Hysys 5.1 Quá trình nén khí thiên nhiên: Quá trình bắt đầu từ dòng khí cấp có thành phần gồm: CH 4, C2H6, C3H8, N2, CO2 và thiết bị nén khí là máy nén pittong, sau đó ta sẽ thu được dòng khí nén. .. khí nén và tính được công suất của máy nén khí pittong theo phần mềm Hysys Dòng khí thiên nhiên 0 (60 F, 200psi) Máy nén pittong 3 cấp Dòng khí nén (3600 psi) Hình 5.1: Quá trình nén khí thiên nhiên N2, CO2 1 Lựa chọn các [29] cấu tử đầu vào CH4, C2H6, C3H8 2 Lựa chọn mô hình động học (Peng Robinson) 3 Đưa ra môi trường mô phỏng 4 Nhập tỷ lệ từng thành phần dòng khí đầu vào 5 Nhập các thông số nhiệt... quá trình nén đẳng nhiệt, lượng nhiệt được tỏa ra: Qđn = A.Lđn = mRT = m(Cp – Cv) T ln , J (3.5) Và nhiệt lượng của quá trình nén đoạn nhiệt: Qđa = A.Lđa = mCp (T1 – T2) = m(i2 – i1) , J (3.6) Với A – nhiệt lượng tương đương cơ học; m- khối lượng của khí; kg; i1, i2 – hàm nhiệt của khí ở trạng thái đầu và cuối, J/kg Nén nhiều cấp: Công nén nhiều cấp bằng tổng công nén của từng cấp Khi công nén khí của... suất của máy nén: Công suất tiêu thụ đặc trưng của máy nén tác dụng đơn được tính khi đã biết công cần thiết để nén khí Tùy theo đặc trưng của quá trình nén: đẳng nhiệt, đoạn nhiệt hay đa biến mà ta tính công của máy nén Công suất lý thuyết của máy nén tính theo công thức: Nlt = , kW ; (3.13) Với G – lượng khí được hút, kg/s; L – công lý thuyết tính theo 1kg khí, J/kg (tính theo quá trình nén đoạn nhiệt,... nhiệt độ Dùng nước hoặc không khí để lấy bớt nhiệt lượng của khí bị nén và làm nguội máy Vì vậy quá trình nén là quá trình đoạn nhiệt Vật liệu để chế tạo các bộ phận phụ thuộc vào tính chất của khí nén Độ dày của từng bộ phận phụ thuộc vào chế độ làm việc như áp suất, nhiệt độ, vận tốc chuyển động, độ rung… 3.2.3.2 Máy nén ly tâm: [20] Máy nén ly tâm là máy nén và đẩy khí nhờ lực tác dụng của lực ly... được một lần út, nén đẩy chất khí nào đó Thể tích hút lý thuyết của máy nén bằng thể tích quét của một pittông nhân với số vồng quay của trục trong một phút Thể tích của hơi hay khí mà máy hút và nén trong một phút bằng thể tích hút lý thuyết nhân với hệ số cấp của máy nén áp suất của khí hay hơi: chảy vào máy nén gọi là áp suất hút và khi đi ra là áp suất đẩy Khi bị nén thì chất khí tăng áp suất,... nghiệp Trạm tiếp nhận khí Phòng điều khiển Trạm nạp khí Trạm nén khí Xe bồn chuyên chở Trạm giảm áp Hộ tiêu dùng [11] Hình 2.1: Quy trình phân phối và sản xuất CNG trong công nghiệp[10] CHƯƠNG III CÔNG NGHỆ 3.1 CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ: 3.1.1 Trạm Nén CNG Hệ thống thiết bị chủ yếu của Trạm Nén CNG thông thường bao gồm: - Hệ thống đo đếm khí khô đầu vào trạm nén - Thiết bị tách ẩm làm khô khí - Thiết bị lọc... khối lượng của khí đầu vào 6 Lựa chọn máy nén pittong, nhập các thông số của máy nén 7 Kết quả tính toán công suất máy nén Hình 5.2: Sơ đồ mô phỏng quá trình nén khí trên phần mềm Hysys 5.2 Mô phỏng trên Hysys: [30] 5.2.1 Nhập số liệu: - Lựa chọn các cấu tử đầu của khí đầu vào với thành phần: Bảng 5/1: Thành phần khí đầu vào Cấu tử % thể tích - CH4 84% C2H6 14% C3H8 1% N2 0.75% Các thông số khí đầu vào: . gas), khí ngưng tụ (Condensate) và một trong những sản phẩm khí đã thể hiện được nhiều tính ưu việt của mình đó là khí nén thiên nhiên (CNG). [5] CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CNG 1.1. Khái niệm về CNG: CNG. là khí thiên nhiên nén, có thành phần chủ yếu là khí methane được lấy từ các mỏ khí thiên nhiên, qua xử lý và nén ở áp suất cao (250 atm) để tồn trữ.[4] CNG được sử dụng cho các nơi tiêu thụ khí. Thành phần khí đầu vào 28 4.2. Các thông số khí đầu vào 28 4.3. Các thông số kỹ thuật của máy nén 28 Chương V Mô phỏng máy nén sử dụng Hysys 32 [2] 5.1. Quá trình nén khí thiên nhiên 32

Ngày đăng: 25/04/2015, 08:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan