Giải pháp đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh lào cai trong giai đoạn hiện nay

21 1K 4
Giải pháp đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh lào cai trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên toàn thế giới với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc, từng địa phương. Mặc dù thế giới đã đưa ra một mức đói nghèo chung tương đối chuẩn (đói có thu nhập dưới 1USD/ người/ ngày, nghèo dưới 2 USD/ người/ ngày), và chuẩn đó cũng sẽ thay đổi theo tiến trình phát triển kinh tế toàn cầu. Song mức độ và tiêu chí đánh giá về đói nghèo ở mỗi quốc gia, khu vực, vùng miền vẫn có sự khác biệt. Chúng ta biết rằng, đói nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà còn là vấn đề chính trị, xã hội và là một trong những nội dung cơ bản trong phát triển kinh tế bền vững ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Giải quyết tình trạng đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội vừa cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ cấp bách, nhằm bảo đảm phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta có rất nhiều chủ trương về xóa đói, giảm nghèo. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, một lần nữa Đảng ta khẳng định: “Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững” . Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc Việt Nam, có 203 km đường biên giới giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), có 8 huyện, 1 thành phố, trong đó có 4 huyện biên giới. Toàn tỉnh có 164 xã, phường, trong đó có 81 xã đặc biệt khó khăn, dân số là 615.620 người (theo niên giám thống kê 2009), trong đó người dân tộc ít người chiếm 64,09%. Theo kết quả điều tra (chuẩn nghèo đói giai đoạn 2011 - 2015), đến năm 2011 tỉnh Lào Cai có 50.939 hộ nghèo, chiếm 35,29% tổng số hộ trong toàn tỉnh. Những hộ nghèo này chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc, tập trung ở các huyện vùng cao, biên giới. Đặc biệt, 4 huyện biên giới của tỉnh tỷ lệ hộ nghèo chung trên địa bàn là 43,9%, cao hơn tỷ lệ nghèo chung toàn tỉnh. Việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo mặc dù có những tiến bộ, tuy vậy vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu tính đồng bộ, thống 1 nhất cả về nhận thức và hành động, chưa tìm ra những giải pháp thiết thực phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh. Thực trạng đói nghèo ở tỉnh Lào Cai đang là một vấn đề bức xúc, cần được quan tâm giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu lý giải một cách có hệ thống, đánh giá đúng thực trạng về đói nghèo, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa là vấn đề cấp thiết đối với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó, em lựa chọn đề tài "Giải pháp đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay" làm bài tiểu luận cho môn kinh tế phát triển. 2. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo bố cục đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo; - Chương 2: Thực trạng xóa đói giảm, nghèo ở tỉnh Lào Cai; - Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xóa đó, giảm nghèo trong giai đoạn tiếp theo; NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO 1.1 Nghèo khổ về thu nhập 1.1.1 Khái niệm Hiện nay, phạm vi nghèo khổ ngày càng mở rộng. Trước đây thì nghèo khổ thường gắn với sự thiếu thốn trong tiêu dùng. Từ những năm 1980 đến nay, tuy nghèo khổ được tiếp cận theo nhu cầu cơ bản gồm: tiêu dùng, dịch vụ xã hội, 2 nguồn lực và tính dễ bị tổn thương. Đối với các nước đang phát triển thì việc đánh giá, phân tích nghèo khổ chủ yếu là dựa vào tiêu chí thu nhập. Chúng ta muốn biểu thị “nghèo khổ” bằng một con số có ý nghĩa để so sánh xem đâu là nước giàu, đâu là nước nghèo, vùng nào giàu hơn và vùng nào nghèo hơn Các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm: + Nghèo khổ tuyệt đối: là tình trạng không đảm bảo mức thu nhập hay chi tiêu tối thiểu cần thiết để đáp ứng nhu cầu vật chất tối thiểu để con người có thể tồn tại như lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở + Nghèo khổ tương đối: là tình trạng không đảm bảo mức tiêu chuẩn đê có thể chấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định. Đây là những người cảm thấy bị tước đoạt của cải mà đại bộ phận những người khác trong xã hội được hưởng, đó là một biểu hiện bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. 1.1.2 Phương pháp đánh giá nghèo khổ về thu nhập Ở Việt Nam hiện nay, có phương pháp tiếp cận với ranh giới nghèo đói như sau: + Phương pháp dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người (phương pháp của tổng cục thống kê): phương pháp này xác định 2 ngưỡng nghèo: - Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua một rổ lương thực hàng ngày được để đảm bảo mức độ dinh dưỡng. - Ngưỡng nghèo thứ hai, thường gọi là “ngưỡng nghèo chung” ngưỡng này bao gồm cả phần chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực. + Phương pháp dựa trên thu nhập của hộ gia đình ( phương pháp của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội). Phương pháp này hiện đang được sử dụng để xác định chuẩn nghèo đói của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia. 1.1.3 Chỉ số đánh giá Thước đo sử dụng phổ biến hiện nay để đánh giá nghèo khổ về thu nhập là đếm số người sống dưới chuẩn nghèo. Gọi là “chỉ số đếm đầu người” (HC- Headcount index). Từ đó xác định tỷ lệ nghèo (tỷ lệ đếm đầu – HCR). 1.2 Nghèo khổ của con người (nghèo khổ tổng hợp) 1.2.1 Khái niệm Sự nghèo khổ của con người là khái niệm đã được Liên Hiệp Quốc đưa ra trong “Báo cáo về phát triển con người” năm 1997. Theo đó, nghèo khổ của con người là khái niệm biểu thị sự nghèo khổ của con người – là sự thiệt thòi (khốn 3 cùng) theo 3 khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống con người. Chẳng hạn đối với các nước đang phát triển sự thiệt thòi đó là: + Thiệt thòi xét trên khía cạnh cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh được xác định bởi tỷ lệ người dự kiến không thọ quá tuổi 40. + Thiệt thòi về tri thức, được xác định bởi tỷ lệ người lớn mù chữ. + Thiệt thòi về đảm bảo kinh tế, được xác định bởi tỷ lệ người không tiếp cận đến được các dịch vụ y tế, nước sạch và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. 1.2.2. Chỉ số đánh giá Để đánh giá “nghèo khổ của con người”, Liên Hiệp Quốc đã sử dụng chỉ sổ nghèo khổ của con người – HPI (Human Poor Index) hay còn gọi chỉ số nghèo khổ tổng hợp. Giá trị HPI của mỗi nước nói lên rằng sự nghèo khổ của con người ảnh hưởng lên bao nhiêu phần dân số của mỗi nước đó. 1.3 Đặc trưng của người nghèo và chiến lược xoá đói, giảm nghèo 1.3.1. Đặc trưng của người nghèo + Người nghèo sống chủ yếu ở nông thôn và hoạt động nông nghiệp là chính. Họ là những nông dân thiếu các phương tiện sản xuất, đặc biệt là đất đai. + Ở thành thị, người nghèo thường tập trung ở khu vực phi chính thức, nơi mà họ nhận được thu nhập là do lao động tự tạo việc làm (những người buôn bán nhỏ, bán hàng rong, trẻ đánh giày ). Họ là những người không có vốn hoặc vốn rất ít. + Ở các nước đang phát triển thì số phụ có thu nhập thấp nhất thường là nhiều hơn so với nam giới. Do vậy, những gia đình do phụ nữ làm chủ hộ thường nằm trong số nhóm người nghèo nhất trong xã hội. + Thu nhập bình quân đầu người thấp, sức mua thực tế trên đầu người thấp. + Trình độ giáo dục thấp, tuổi thọ thấp, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao. + Thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, bấp bênh do trình độ học vấn thấp. 1.3.2. Chiến lược xoá đói, giảm nghèo + Xoá đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời chủ động tạo các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp người nghèo đói. Nhờ kinh tế phát triển mà Nhà nước đã có đủ tài chính để mở rộng các dự án, các chương trình xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ cho hàng ngàn 4 xã khó khăn phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó những người nghèo ở những vùng sâu, vùng xa có thêm cơ hội để vươn lên thoát nghèo đói. Nhìn chung, ở đâu kinh tế phát triển, ngành nghề và hoạt động kinh tế đa dạng, việc làm đầy đủ, thì ở đó số hộ nghèo đói giảm nhanh, số hộ giàu tăng lên và bộ mặt xã hội của cộng đồng thay đổi nhanh chóng. + Xoá đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn xã hội, mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo, phụ thuộc vào sự vận động tự giác của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo. Xóa đói giảm nghèo phải được coi là sự nghiệp của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo, bởi vì sự nỗ lực tự vươn lên để thoát nghèo chính là động lực, là điều kiện cần cho sự thành công của mục tiêu chống đói nghèo ở các nước. Nhà nước sẽ trợ giúp người nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro. Bên cạnh sự hỗ trợ về vật chất trực tiếp thì việc tạo việc làm cho người nghèo bằng cách hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế theo điều kiện cụ thể của họ chính là điều kiện xoá đói giảm nghèo thành công nhanh và bền vững. + Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo bằng các nguồn tài chính trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước. Trong những năm qua, Nhà nước đã giành nhiều kinh phí cho các chương trình xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh những thành tựu đáng kể của xoá đói giảm nghèo còn có vấn đề nổi cộm đó là tình trạng tham nhũng, cắt bớt phần tài chính từ các dự án, chương trình mà lẽ ra người nghèo được hỗ trợ để giúp họ thoát nghèo đói. Quan điểm này có tác dụng hạn chế tình trạng tiêu cực đang diễn ra trong triển khai hiện nay, tạo cơ sở để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp tiêu cực. + Việc hỗ trợ và cho vay vốn hộ nghèo phải đi liền với công tác tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng hộ gia đình. Thời gian qua, việc cho vay vốn hộ nghèo đói chưa thật hiệu quả, phần nhiều còn thiên về số lượng lượt hộ vay vốn nên khoản vay còn nhỏ bé, chưa thực sự giúp các hộ nghèo tạo được đà bứt phá, việc sử dụng vốn không đúng mục đích vấn còn khá phổ biến. Nhìn chung, hiệu quả thực sự của các 5 nguồn tài chính cung cấp cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo còn bị hạn chế. Thực tế cho thấy nguồn vốn cho người nghèo vay sẽ phát huy tác dụng nếu có sự hướng dẫn sản xuất, tư vấn sử dụng vốn vay. 1.3.3. Đánh giá thành công trong giảm nghèo Để đánh giá thành công trong giảm nghèo, người ta thường xét mức độ giảm tương ứng với mỗi % tăng trưởng kinh tế. Theo nhận xét của Ngân hàng Thế giới (WB), tiêu dùng bình quân đầu người tăng 1% sẽ làm giảm trung bình 2% tỷ lệ nghèo (đối với bộ phận dân cư sống dưới mức 1USD/ngày); tỷ lệ giảm này sẽ là 1.5% nến hệ số GINI là 0.6 và tỷ lệ giảm này sẽ tăng lên gấp đôi (3%) nếu như hệ số GINI có giá trị là 0.2. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở TỈNH LÀO CAI 2.1 Tổng quan chung về Lào Cai 2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Tỉnh Lào Cai là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở toạ độ địa lý 20˚40' đến 20˚50' vĩ độ Bắc và từ 103˚ đến 104˚38' kinh độ Ðông. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Ðông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, Lai Châu; cách thủ đô Hà Nội 340 km. Ngày 12/7/1907, tỉnh Lào Cai được thành lập. Năm 1947 Đảng bộ tỉnh Lào Cai được thành lập. Năm 1976 tỉnh Lào Cai sáp nhập với tỉnh Yên Bái và Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Đến ngày 01-10-1991 tỉnh Lào Cai được tái lập, gồm 10 huyện, thị xã. Ngày 30-12- 2000, huyện Bắc Hà được tách thành 2 huyện Si Ma Cai và Bắc Hà. Ngày 31-01- 2002, thị xã Cam Đường và thị xã Lào Cai được sáp nhập thành thị xã Lào Cai. Ngày 01-01-2004, huyện Than Uyên được tách ra và nhập vào tỉnh Lai Châu (mới) và ngày 31-11-2004 thị xã Lào Cai trở thành thành phố Lào Cai. Từ năm 2004 đến nay, tỉnh Lào Cai có 8 huyện và 1 thành phố Lào Cai có diện tích 6.383,89 km 2 ; với 203 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, có một cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu quốc gia và nhiều lối mở. 6 Lào Cai nằm trong lưu vực hai sông lớn là sông Hồng và sông Chảy, có nhiều dãy núi cao nên địa hình bị chia cắt rất mạnh, độ cao thay đổi từ 300m tới trên 3.000m so với mực nước biển. Lào Cai cách thủ đô Hà Nội 296 km theo đường sắt và 338 km theo đường bộ. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ Hà Nội - Lào Cai, Lào Cai - Lai Châu và tuyến đường sắt Hà Nội đi Lào Cai, Lào Cai đi Vân Nam (Trung Quốc). Hệ thống sông chính của tỉnh gồm sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc chảy qua tỉnh Yên Bái dài 120 km; sông Chảy bắt nguồn từ vùng núi Tây Côn Lĩnh (Trung Quốc) dài 124 km. 2.1.2 Dân số - dân tộc Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Lào Cai có 594.364 người. Trong đó lao động xã hội toàn tỉnh là 307.800 người, chiếm 51,78% dân số. Trên địa bàn tỉnh có 27 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 196.889 người, chiếm 33,12%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Tày có 81.666 người, chiếm 13,74%; dân tộc Thái có 52.146 người, chiếm 8,77%; dân tộc Mông có 123.778 người, chiếm 20,82%; dân tộc Dao có 74.220 người, chiếm 12,48%; dân tộc Giáy có 24.672 người, chiếm 4,15%; dân tộc Nùng có 22.666 người, chiếm 3,81%; dân tộc khác chiếm 3,11%. 2.1.3 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai Năm 2011 tình hình kinh tế- xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng gặp nhiều khó khăn do: - Rét đậm kéo dài đầu năm làm thiệt hại nặng đàn gia súc. - Giá cả biến động mạnh đặc biệt là thực phẩm, lương thực, giá vàng, - Lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tăng. - Chính phủ tăng cường kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công, mức trần lãi suất để kiềm chế lạm phát, nhưng ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư của một số công trình trên địa bàn. - Một số đoạn, tuyến đường nội tỉnh, nội thị xuống cấp nghiêm trọng. - Bất ổn chính trị ở một số quốc gia (đặc biệt là LiBya) ảnh hưởng đến lực lượng lao động của Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Tuy nhiên do cuối năm 2010 đến nay ngành công nghiệp Lào Cai đã đưa vào sử dụng một số nhà máy mới (Su pe lân, thuỷ điện, ), một số sản phẩm công nghiệp chế biến quan trọng (phốt pho vàng, đồng thỏi, vàng thỏi, có mức 7 sản xuất và tiêu thụ khá, , nhiều dự án công nghiệp, xây dựng khu đô thị mới và cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư, hoạt động XNK phát triển mạnh cả về lượng và thị trường, nên tình hình kinh tế- xã hội năm nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai cơ bản vẫn phát triển nhanh so với CK năm trước. Một số kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2011: + Tốc độ trưởng thu nhập bình quân đầu người: 10.93% (tăng 0.29% so với năm trước). + Mức thu nhập bình quân đầu người (GDP): 20.8 triệu đồng/người/năm (tăng 4.6 triệu đồng/người/năm so với năm trước) + Lương thực bình quân đầu người: 396.5 kg/người/năm (tăng 32.4 kg/người/năm so với năm trước) + Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP: - Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: 31.22% - Công nghiệp, xây dựng: 36.35% - Dịch vụ, du lịch: 32,43% 2.2 Thực trạng công tác xoá đói, giảm nghèo ở Lào Cai 2.2.1. Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở Lào Cai 2.2.1.1 Thực trạng đói nghèo tỉnh Lào Cai năm 2011 Theo kết quả điều tra (chuẩn nghèo đói giai đoạn 2011 - 2015), đến năm 2011 tỉnh Lào Cai có 50.939 hộ nghèo, chiếm 35.20% tổng số hộ trong toàn tỉnh; hơn 17.591 nghìn hộ cận nghèo, chiếm 12.19% tổng số hộ trong toàn tỉnh. Những hộ nghèo này chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc, tập trung ở các huyện vùng cao, biên giới. Đặc biệt, 4 huyện biên giới của tỉnh tỷ lệ hộ nghèo chung trên địa bàn là 43,9%, cao hơn tỷ lệ nghèo chung toàn tỉnh. Những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững trong những năm qua là không thể phủ nhận, nhưng Lào Cai vẫn nằm trong "tốp" những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Do nhiều nguyên nhân, tỷ lệ giảm nghèo cao, nhưng chưa thực sự bền vững, tỷ lệ phát sinh và tái nghèo còn cao. Chênh lệch thu nhập giữa các hộ, nhóm hộ, các vùng, các dân tộc được hạn chế nhưng còn tương đối lớn. Tập quán sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng của đồng bào vùng cao còn mang tính nhỏ lẻ, lạc hậu, năng lực, trình độ, nhận thức và khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ của bộ máy chính quyền cơ sở nói chung chưa đạt yêu cầu. Một bộ phận người nghèo, thậm chí một số cán bộ cơ sở vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại Nhà nước. Một trong những nguyên nhân khách quan 8 khác là nhiều hộ rơi vào cảnh nghèo do ảnh hưởng của thiên tai, mất mùa và gặp những rủi ro trong cuộc sống. 2.2.1.2 Nguyên nhân + Người dân khó tiếp cận được với các dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác do kết cấu hạ tầng ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đói nghèo còn thiếu và yếu kém. + Việc tiếp cận đến các vùng này còn hết sức khó khăn. + Vốn đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, đóng góp nguồn lực của nhân dân còn hạn chế, chủ yếu là bằng lao động + Do điều kiện tự nhiên của tỉnh, khí hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng của thiên tai bão lũ. 2.2.2. Một số chính sách xoá đói, giảm nghèo đã và đang được thực hiện ở tỉnh Lào Cai 2.2.2.1 Chương trình 135 Chương trình 135 là chương trình Phát tnển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010. Sau 5 năm triển khai thực hiện, chương trình 135 đã góp phần làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào dân tộc tỉnh Lào Cai. Đã có nhiều tiêu chí so với mục tiêu Chương trình đề ra về xây dựng cơ sở hạ tầng như: 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 80% số thôn bản có đường giao thông nông thôn; 100% các xã trên địa bàn đều có trường, lớp học được đầu tư xây dựng kiên cố; 100% số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 98,8%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9% Qua 5 năm, đã có 674 công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng, trên 900 tỷ đồng được đầu tư hỗ trợ hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và chế biến nông, lâm sản. Đã có hơn 8.500 lượt thanh niên dân tộc thiểu số được đào tạo nghề; trên 122.000 học sinh được hỗ trợ tiền ăn học nội trú, bán trú Năm 2012, tỉnh Lào Cai tiếp tục được thực hiện chương trình 135 giai đoạn II với nguồn vốn từ năm 2011, là hơn 184,5 tỷ đồng, tập trung ưu tiên các nội dung, danh mục đầu tư thuộc đề án xây dựng nông thôn mới, có nhu cầu đặc biệt cấp thiết nhằm giải quyết những khó khăn, đồng thời tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2.2.2.2 Chương trình 134 giai đoạn 2005 – 2008 9 Chương trình 134 là tên thông dụng của Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn mà Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2004 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Sau 4 năm thực hiện Chương trình 134, với tổng số vốn được đầu tư hơn 114 tỷ đồng, Lào Cai đã có hơn 9.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt Trong năm 2008, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn: lạm phát, giá cả biến động, thời tiết khắc nghiệt đã khiến tiến độ thực hiện chương trình 134 ở Lào Cai bị ảnh hưởng. Dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo chương trình 134 cấp tỉnh, sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp cùng sự cố gắng của chính quyền địa phương, Lào Cai đã hỗ trợ nhà ở cho hơn 4.800 hộ, hoàn thành cơ bản việc xoá nhà tạm, nhà tranh tre, nứa lá, dột nát ; hơn 1.200 hộ được hỗ trợ đất ở, hơn 330 hộ được hỗ trợ đất sản xuất, 2.700 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt, gần 330 công trình nước sinh hoạt tập trung được xây dựng Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá kết quả 4 năm thực hiện chương trình 134 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, chương trình 134 vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, nhiều hạng mục chương trình vẫn chưa đạt được mục tiêu như kế hoạch đã đề ra 2.2.2.3 Chương trình 30a Chương trình 30a của Chính phủ nhằm hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo trong cả nước. Tỉnh Lào Cai có ba huyện là Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai được hưởng lợi từ chương trình này. Đây là những huyện vùng cao khó khăn nhất của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo rất cao (từ 47 đến 56%), hạ tầng xã hội thiếu và chưa đồng bộ, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh và cả nước. Chương trình 30a chính thức được triển khai thực hiện từ tháng 2-2009. Tỉnh Lào Cai đã thành lập Ban chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở, thành phần là lãnh đạo chủ chốt và các ban, ngành chức năng, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương. Sau gần hai năm triển khai thực hiện Chương trình 30a, đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao. Bước đầu, các chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở; nâng mức khoán khoanh 10 [...]... dành cho người nghèo, tích cực vận động sự vào cuộc của các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, hình thành các tổ hợp tác, các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt giá trị kinh tế cao… CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 3.1 Định hướng và mục tiêu xoá đói, giảm nghèo tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tiếp theo 3.1.1 Định hướng xoá đói, giảm nghèo Những năm... công tác giảm nghèo thời gian tới, tỉnh ủy và UBND tỉnh Lào Cai đã ra các chỉ thị và nghị quyết về công tác xóa đói giảm nghèo trong tỉnh và chỉ ra những quan điểm và có định hướng giảm nghèo bền vững trong giai đoạn tiếp theo như sau: + Thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo gắn với tăng trưởng kinh tế + Tăng cường xã hội công tác xóa đói giảm nghèo + Phát huy nội lực là chính, khuyến khích người nghèo. .. Trong công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo nhằm công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh thì xoá đói giảm nghèo là một vấn đề trung tâm Trong những năm qua tỉnh Lào Cai cũng là một tỉnh nghèo đi đầu trong công tác xóa đói giảm nghèo Trong quá trình thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Lào. .. tế xã hội của tỉnh Lào Cai đặc biệt là trong công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh 3.2.4 Bên cạnh đó tỉnh Lào Cai cần cho tiến hành thực hiện một số chiến lược để phối hợp và hỗ trợ cho công tác xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh, ví dụ như 17 Tiếp tục rà soát và hoàn thiện thêm một bước hệ thống chính sách về xóa đói giảm nghèo và cơ chế thực hiện thuộc thẩm quyền phân cấp của tỉnh cho phù... thông, điện, nước sinh hoạt 3.2 Giải pháp đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tiếp theo 3.2.1 Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự tăng trưởng kinh tế là nền tảng hết sức quan trọng Sự tăng trưởng đó không chỉ có những tác động tích cực đến đời sống văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, mà còn tạo thế và lực cho tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo Vì vậy để nâng... cận nghèo 22.935 20126 17.591 - 12,25 - 12,6 Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo năm 2011 tỉnh Lào Cai – UBND tỉnh Lào Cai Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 8,5% so với năm trước và chiếm 43% tổng số hộ toàn tỉnh, tỷ lệ hộ cận nghèo cũng giảm 12,25% so với năm trước và chiếm 14% tổng số hộ toàn tỉnh Đến năm 2011 số hộ nghèo đã giảm đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm những 16,55% (tỷ lệ giảm. .. làm công tác xóa đói, giảm nghèo; chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đều được các địa phương triển khai tích cực 12 Theo kết quả điều tra cho thấy thì tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh Lào Cai có xu hướng ngày càng giảm và được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1 Kết quả xóa đói giảm nghèo tỉnh Lào Cai Chỉ tiêu Năm 2009 (Hộ) Năm 2010 (Hộ) Năm 2011 So sánh (%) (Hộ) 2010/2009 2011/2010 Hộ nghèo 66.713... cuộc sống Tuy nhiên xóa đói giảm nghèo là một công việc khó phức tạp, có tính tổng hợp cho nên trong quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo tỉnh Lào Cai còn một số hạn chế như: hiệu quả của các dự án thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo còn chưa cao, việc lồng ghép các dự án còn gặp nhiều lúng túng, tính bền vững của chương trình xóa đói giảm nghèo chưa cao Do vậy phải có những giải pháp khắc phục những... phải có những giải pháp khắc phục những tồn tại này và đẩy mạnh thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững trong thời gian tới Từ những thực trạng trên em xin có một số kiến nghị đối với Đảng ủy và UBND tỉnh Lào Cai về công tác xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn tới như là các huyện, thành phố cần nghiên cứu, cụ thể hóa đề án giảm nghèo của tỉnh để gắn với các chương trình phát triển kinh tế-xã... nuôi Điều này làm hạn chế tiến độ xóa nghèo ở địa phương và cần sớm được khắc phục 2.3 Đánh giá chung về xoá đói, giảm nghèo ở Lào Cai 2.3.1 Kết quả đã đạt được Trong những qua, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả khả quan Các chương trình, chính sách đối với hộ nghèo, như chính sách tín dụng cho hộ nghèo; hỗ trợ giáo dục, y tế cho hộ nghèo; chính sách khuyến nông và . PHÁP ĐẨY MẠNH XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 3.1 Định hướng và mục tiêu xoá đói, giảm nghèo tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tiếp theo 3.1.1 Định hướng xoá đói, giảm nghèo Những. giảm, nghèo ở tỉnh Lào Cai; - Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xóa đó, giảm nghèo trong giai đoạn tiếp theo; NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO 1.1 Nghèo khổ về. thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó, em lựa chọn đề tài " ;Giải pháp đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay& quot; làm bài tiểu luận

Ngày đăng: 25/04/2015, 07:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan