Tuần 27 -34

16 106 0
Tuần 27 -34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần : 28 ns : Tiết : 45 nd : Kiểm tra viết 1 tiết I - Mục đích yêu cầu Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá tươg đối chính xác chất lượng của học sinh, thấy được những mặt mạnh, yếu trên cô sở đó tiếp tục cải tiến phương pháp giảng dạy, giáo dục ý thức tự giác, trung thực trong làm bài, rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích các đối tượng địa lí. II / Ma trận : A / Ma trận : MỨC ĐỘ NỘI DUNG NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TỔNG THẤP CAO TN TL TN TL TN TL TN TL Công nghiệp ĐNB Nông nghiệp ĐNB Tm,dl,dv ĐNB Đồng bẳng sông Cửu Long TỔNG Câu TỔNG ĐIỂM III/ Đề : I. Trắc nghiệm : ( 7 điểm ) : Khoanh tròn vào các ý trả lời đúng nất trong các câu dưới đây : 1. Công nghiệp vùng Đông Nam Bộ trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. A. SX hàng tiêu dùng và chế biến LTTP. B. Các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. C. Cả A và B. 2. Công nghiệp vùng Đông Nam Bộ ngày nay gồm : A. Công nghiệp nặng, công ngiệp nhẹ. B. Công nghiệp nặng. C. Cả A và B. 3. Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng Đông Nam Bộ: A. Thành phố HCM, Biên hoà, Vũng Tàu. B. Biên hoà. C. Cả A và B. 4. Ngành nông nghiệp Đông Nam á trồng các loại cây Công nghiệp : A. Cây Công ngiệp hàng năm. B. Cây công nghiệp lâu năm và hàng năm. C. Cả A và B. 5. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo phương pháp : A. Chăn nuôi công nghiệp. B. Chăn nuôi theo hướng cổ truyền. C. Cả A và B. 6. Trong nông nghiệp vấn đề thuỷ lợi giữ vai trò : A. Chủ yếu trong sản xuất thâm canh. B. Tầm quan trọng hàng đầu. C. Cả A và B. 7. Ngành dịch vụ Đông Nam Bộ gồm có : A. Thương mại, dịch vụ vận tải, viễn thông. B. Du lịch, vận tải. C. Cả A và B. 8. Đông Nam Bộ giữ vị trí quan trọng trong xuất nhập khẩu. A. Đứng thứ 2 cả nước. B. Dẫn đầu cả nước. C. Cả A và B. 9. Các trung tâm kinh tế lớn của đông Nam Bộ : A. Thành phố CM, Biên hoà, Vũng Tàu. B. Biên Hoà. C. Cả A và B. 10. Dồng bằng sông Cửu Long nằm ở vị trí : A. Phía Đông của Đông Nam Bộ. B. Phía Tây của Đông Nam Bộ C. Cả A và B. 11. Đặc điểm khí hậu của vùng đồng bằng sông Cửu Long : A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. C. Cả A và B. 12. Số dân của dồng bằng sông Cửu Long khoảng : A. Trên 16,7 triệu người. B. 18 triệu người. C. Cả A và B. 12. Diện tích đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước ( nghìn ha ) A. 3500 B. 3834,8 C. Cả A và B 14. Các ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2000 gồm : A. Chế biến LTTP, VLXD, chơ khí nông nghiệp. B. Vật liệu xây dựng. C. Cả A và B. 15. Sản lượng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long ( ngìn tấn ) ( 2002 ) là ; A. 2000 B. 1354,5 C. Cả A và B. 16. Các trung tâm kinh tế lớn của đồng bằng sông Cửu Long là : A. Cần thơ, Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. B. Cồn Thoi. C. Cả A và B. II. Tự luận : ( 6 điểm ) 1. Trình bài tình hình phát triển ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ 2. Nêu tình hình phát triển ngành nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long. IV / Đáp án 4) Củng cố: Thu bài, nhận xét ý thức làm bài. 5) Hướng dẫn về nhà: Đọc trước bài, phân tích tổng hợp kinh tế ( Bài 38 SGK ) 6* Rút kinh nghiệm Tuần : 29 ns : Tiết : 46 nd : Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo I - Mục đích yêu cầu - hs cần thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo, nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển, đánh bắt và nuôi trồng, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải biển, đặc biẹt thấy sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp, thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển, vùng xa bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và rừng. - nắm vững hơn cách đọc và phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ, có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta, có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trưởng biển đảo. II - Chuẩn bị - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam. - Bản đồ giao thông vận tải và bản đồ du lịch Việt Nam. - Các lược đồ, sơ đồ trong SGK ( phóng to ) - Tranh ảnh về các ngành kinh tế biển nước ta, về sự ô nhiễm, suy giảm tài nguyên môi trường biển và các hạot động bảo vệ tài nguyên, môi trường biển. III - Tiến trình lên lớp 1) ổn định tổ chức: Sĩ số: 2) Kiểm tra bài cũ: 3) Bài mới: Hoạt động của gv và hs Nội dung Bs GV đề nghị HS quan sát bản đồ kinh tế chung Việt Nam. - Nhận xét đường bờ biển nước ta kéo dài từ đâu đến đâu. - Đại diện nhóm 1 nhận xét nội dung trên. - Nhóm khác bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. - Có nhiều ình và thành phố nằm giáp biển (HS tìm đọc và liên hệ với địa phương trong tỉnh). - GV yêu cầu HS quan sát hình 38.1 hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta. - Đại diện nhóm 2 nhận xét nội dung trên. - Nhóm 1,3,4 bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. - Quan sát bản đồ Việt Nam, kết hợp quan sát lược đồ hình 38.2, một số đảo và quần đảo, nhận xét xem số lượng đảo ở nước ta, những đạo nằm ven bờ, xa bờ. - Các nhóm thảo luận và đại diện trả lời. - GV chuẩn kiến thức. - Đọc tên các đảo ven bờ có diện tích lớn. - Đọc tên các đảo xa bờ ( Bạc Long Vĩ, Phú Quốc ) - Dựa vào hình 38.3 và kiến thức đã học hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta. I. Biển và đảo Việt Nam 1. Vùng biển nước ta - Có đường bờ biển dài : 326km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km 2 - Gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. 2. Các đảo và quần đảo : - Co hơn 3000 đảo lớn nhỏ được chia thành các đảo xa bờ và các đảo gần bờ. - Diện tích đảo lớn : Phú Quốc ( 567km 2 ); Cát Bà ( 100km 2 ) - Đảo xa bờ : Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, 2 quần đảo : Hoàng Sa, Trường Sa. II. Phát triển tổng hợp KT biển 1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. - Có hơn 2000 loài cá, 110 loài có giá trị kinh tế : Các nục, trích, thu. - GV đề nghị HS nghiên cứu, thảo luận mục 1/137 cho biết : + Tiền năng phát triển của ngành. + Một vài nét về sự phát triển của ngành. + Những hạn chế, phương hướng phát triển. - Vì sao phải ưu tiên phát triển thác hải sản xa bờ? - Tiềm năng du lịc biển của nước ta? - Các nhóm thảo luận, đại diện phát biểu nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn kích thước. - Nước ta có vịnh nào được Unesco công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. - Ngoài hoạt động tắm biển chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển nào khác. - SL khai thác hàng năm khoảng 5000 tấn, còn lại là vùng biển xa bờ, sản lượng đánh bắt xa bằng bằng 1/5 khả năng cho phép. 2. Du lịch biển - đảo : - Nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú : có 120 bãi cat rộng dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng. 4) Củng cố: - Những điều kiện thuận lợi của biển nươc ta để phát triển kinh tế. - Vì sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. 5) Hướng dẫn về nhà: Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1,2,3 / 139. 6 * Rút kinh nghiệm Tuần : 30 ns : Tiết : 47 nd : Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo ( tiếp theo ) I - Mục đích yêu cầu HS nắm được việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo là rất quan trọng, thấy được sự giảm sút của môi trường biển về tài nguyên, vùng ven bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ TNMT biển, nắm vững hơn cách đọc và phân tích sơ đồ, bản đồ, lược đồ, có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta, có ý nghĩa bảo vệ tài nguyên và môi trưởng biển đảo. II - Chuẩn bị - Một số lược đồ, sơ đồ trong SGK phóng to. - Một số tranh ảnh về các ngành kinh tế biển nước ta, sự ô nhiễm suy giảm tài nguyên, môi trường biển. III - Tiến trình lên lớp 1) ổn định tổ chức: Sĩ số: 2) Kiểm tra bài cũ: - Trình bày đặ điểm về biển và hải đảo Việt nam. - Trình bày phương hướng phân tích tổng hợp kinh tế biển. c) Bài mới: Giới thiệu : Hoạt động của gv và hs Nội dung Bs - Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta mà em biết : - Các nhóm trảo đổi, thảo luận. - Đại diện các nhóm phát biểu. - Các nhóm khác bổ sung. 3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển : - Nguồn muối vô tận : nghề muối phát triển từ lâu ở Sa Huỳnh - GV chuẩn kiến thức. - Tại sao nghề làm mối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm trả lời. - Nhóm khác bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. - GV đề nghị HS nghiên cứu trực tiếp mục 3 cho biết : - ở vùng thềm lục địa còn có khoáng sản nào : ( dầu mỏ, khí tự nhiên ). - Dựa vào hình thức đã học trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta. - T ìm trên hình 39.2 một số cảng kiển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta. - GV chia 3 nhóm thảo luận nội dung trên. - Đại diện các nhóm trả lời. - Nhóm khác bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. - Hãy kể tên những cảng lớn ở nước ta mà em biết ( Cảng Sài gòn : 12 triệu tấn/ năm ) - GV phân tích thành 3 cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, nam Bộ, Trung Bộ - Dịch vụ hàng hải ( hậu cần, dịch vụ ở cảng, trên bờ ) - Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương ở nước ta. - Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo sẽ dẫn đến hậu quả gì? - Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường biển - Những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. - Cần điều tra và đánh giá như thế nào về sinh vật biển. - Bảo vệ các cảnh quan gì ở biển để duy trì nguồn lợi thuỷ sản. - Phương pháp phòng chống ô nhiễm biển ( Quảng Ngãi ) ; Cà Ná ( Ninh Thuận ) - Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa oxit, titan. - Cát trắng. - Dầu khí, khí tự nhiên ) 4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tại : - Gần tuyến đường biển quốc tế quan trọng. - Ven biển có nhiều vùng xây dựng cảng nước sâu. III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. 1. Sự giảm sút tài nguyên và môi trường biển - đảo. - Diện tích rừng ngập mặn giảm sút. - Nguồn hải sản giảm. - Một số có nguy cơ tuyệt chủng. - Môi trường biển bị ô nhiễm. 2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển. - Điều tra đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển này. - Bảo vệ rừng ngập mặt hiện có, đẩy mạnh công tác trồng rừng ngập mặt. - Bảo vệ phát triển nguồn lợi thuỷ sản. - Phòng chống ô nhiễm môi trường rừng biển. 4) Củng cố: - Đọc phần ghi nhớ SGK trang 143. 5) Hướng dẫn về nhà: Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 2,3 / 144. 6 * Rút kinh nghiệm Tuần : 31 ns : Tiết : 48 nd : Bài 40: Thực hành : Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí I - Mục đích yêu cầu HS cần rèn luyện kả năng phân tích, tổng hợp về kiến thức, tiềm năng kinh tế của các đảo xa bờ, ngành công nghiệp dầu khí. - Xác định được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. II - Chuẩn bị - Biểu đồ kinh tế chung Việt Nam. - Bản đồ giao thông vận tải và bản đồ du lịch Việt Nam. - Lược đồ 39.2 trong SGK ( phóng to ) HS : bút chì, máy tíh, thước kẻ. III - Tiến trình lên lớp 1) ổn định tổ chức: Sĩ số: 2) Kiểm tra bài cũ: - Trình bày sự kha ithác chế biến khoáng sản ở Việt Nam. - Việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biẻn đảo có tầm quan trọng gì? 3) Bài mới: GV giới thiệu. Hoạt động của gv và hs Nội dung Bs 1. Bài tập 1 : - GV gọi 1-2 em đọc bảng 40.1 SGK. - Chia 3 - 4 nhóm thảo luận câu hỏi sau : + Các đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. - HS dựa vào bản đồ Việt Nam và lược đồ 39.2 SGK để nêu được điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển của từng đảo. - Đại diện các nhóm nhận xét. - Các nhóm khác bổ sung. - GV chuẩn kiến thức cơ bản. 2. Bài tập 2 : - Gọi 1 HS đọc bài tập 2 / 145. - Gv chia nhóm 2 em cùng thảo luận nội dung. -Quan sát H40.1 hãy nhận xét về tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô. - Nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta. - GV hướng dẫn HS cách phân tích bản đồ để rút ra những kết luật cần thiết? VD : Phân tích các đối tượng qua các năm. - Phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng. - Sau khi các nhóm HS thảo luận GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày nhận xét của nhóm mình. GV lưu ý : Mặc dù lượng dầu thô hàng năm xuất khẩu lớn gấp 2 1. Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo xa bờ. - Cát Bà : Nông, lâm, ngư, du lịch, dịch vụ. - Côn Đảo : Nông lân, ngư, dịch vụ, du lịch biển. - Phú Quốc : nông, lâm, ngư, du lịch, dịch vụ biển. + Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua, sản lượng dầu mỏ không ngừng tăng. - Hầu như toàn bộ lượng dầu khai thác được xuất kẩu dưới dạng thô, cho thấy cộng nghiệp chế biến dầu khí đang phát triển ( điểm yếu của ngành CN dầu khí vẫn phải hập lượng xăng dầu để chế biến với số lần lượng xăng dầu nhập khẩu nhưng giá xăng dầu đã chế biến lớn hơn nhiều lần so với giá đầu tư. lượng ngày càng lớn. 4) Củng cố:GV cho HS nhắc lại 2 nội dung vừa thực hành. 5) Hướng dẫn về nhà: - Tìm hiểu địa lí địa phương tỉnh, huyện, xã 6 * Rút kinh nghiệm Tuần : 32 ns : Tiết : 49 nd : Bài 41: Đại lí tỉnh Kiên Giang I - Mục đích yêu cầu - HS cần bổ sung và nâng cao kiến thức về địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội, có được các kiến thức về địa lí địa phương ( tỉnh, thành phố ). - Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế. Những kết luận rút ra, những đề xuất đúng đắn có thể là cơ sở để đóng góp với địa phương trong sản xuất quản lí xã hội, hiểu rõ thực tế địa phương, những khó khăn, thuận lợi để có ý thức tham gia xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương - đất nước. II - Chuẩn bị - Bản đồ Việt Nam, bản đồ địa phương. - Các tranh ảnh, hình vẽ về địa phương. III - Tiến trình lên lớp a) ổn định tổ chức: Sĩ số: b) Kiểm tra bài cũ: c) Bài mới: Giáo viên giới thiệu : Hoạt động của gv và hs Nội dung Bs GV yêu cầu HS lên bảng điền vào bản đồ Việt Nam để xác định vị trí và lãnh thổ của địa phương. + Nằm ở vùng núi, giáp với các tỉnh thành phố nào? Có biên giới với nước nào không? + Vị trí địa lý như vậy có ý nghĩa gì trong việc phát triển KT - XH? + Diện tích của tỉnh ( thành phố ) so với địa phương khác trong nước là lớn hay nhỏ? - GV yêu cầu HS dưa vào biểu đồ địa phương và sự hiểu biết của bản thân để nêu tên và xác định vị trí của các đơn vị hành chính trong tỉnh ( nêu đến cấp quận, huyện, cấp xã và địa điểm trường đóng ). + HS nêu vài nét chính từng đơn vị hành chính ( vị trí, diện tích, dân số ) - GV nêu và nhận xét về lịch sử lãnh thổ về địa chất. - Những đặc điểm chính của địa hình. I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, diện tích phân viện hành chính? 1. Vị trí và lãnh thổ? Kiên Giang là môt dải đất nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, cách Sài Gòn 250 km. Phía đông và đông nam của tỉnh Kiên Giang giáp với các tỉnh An Giang và Cần Thơ, phía nam giáp Cà Mau, phía bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 54 km, ngoài ra còn có hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ ngoài vịnh. 2. Sự phân chia hành chính. Tỉnh lỵ : Thành phố Rạch Giá. Thị xã : thị xã Hà Tiên. Các huyện : Hà Tiên, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao,An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận. Hai huyện đảo : Phú Quốc, Kiên Hải. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. a. Địa hình : - Trong tỉnh (phần đất liền), có nhiều núi thấp ở phía tây là núi Đại Tô Châu 178 m,núi Hòn Sóc 187, Hòn Đất 260, Vân Sơn, Địa Tạng Ngoài biển Kiên Giang có rất nhiều + GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm để nêu lên các đặc điểm của địa hình, ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu, sông ngòi, đất đai, khí hậu, thực vật. + Tác động của địa hình tới việc vạch kế hoạch sản xuất xây dựng thiết kế các công trình thuỷ lợi, giao thông. - Việc báo cáo sử dụng đất đai. + Những đặc điểm đặc trưng của khí hậu của tỉnh, xã, ( nhiệt độ, độ ẩm, lượng mua, độ khác biệt các mùa, những ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và đời sống. - Mạng lưới sống ngòi phân bố như thế nào ( ở tỉnh, huyện xã em ) nơi bắt nguồn, chảy qua, hướng chảy, phụ lưu giá trị kinh tế sông ngòi : kinh tế, vấn đề sử dụng, bảo vệ, cải tạo sông. - Điều kiện khai thông các loại đất đai, đặc điểm đất đai, phân bổ. - ý nghĩa của thổ nhưỡng đối với sản xuất, hiện trạng sử dụng. - Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên. - Các loại động thực vật. - Các loại khoáng sản chính và sự phân bố. - ý nghĩa của khoáng sản đối với phát triển các ngành kinh tế. hòn đảo như hòn Tre, hòn Thổ Châu, hòn Chông, hòn Rai, hòn Mấu,hòn Nam Du, Minh Hoa, Kiên Giang, hòn Dọc, hòn Kinh Qui, hòn Ngang, hòn Heo, hòn Xưởng, hòn Vang, hòn Thơm, hòn Roi, hòn Dừa, hòn Nhạn - Đặc biệt là đảo Phú Quốc rất lớn, diện tích 566 cây số vuông, dài 50 cây số, chỗ rộng nhất 29 cây số, có dãy núi Tà Lơn với các ngọn cao như Hàm Rồng 365 m, núi Chúa 603 m, núi Mắt Quỷ 360 m. . b. Khí hậu: Nói chung, khí hậu Kiên Giang mát mẻ, nhưng khi gió biển, gió núi hoặc có bão đến cũng mang không khí lạnh cho tỉnh 3. Thuỷ văn Kiên Giang có một khu rừng ngập nước ở phía Nam (U Minh Thượng). Sông rạch trong tỉnh chi chít, phíc bắc có rạch Giang Thành, kinh Hà Tiên, kinh Ba Thê, các kinh Rạch Giá đi Long Xuyên và Thất Sơn, rạch Sỏi ; phía đông nam có kinh Cái Sắn, kinh Tân Hiệp, kinh Thốt Nốt, kinh Cán Gáo, sông Trèm Trẹm, các sông Cái Lớn, Cái Bé đổ ra cửa vũng Rạch Giá, và một số kinh mang số từ 1 đến 10. Bờ biển Kiên Giang có hai có hai vũng lớn là vũng Cây Dương và vũng Rạch Giá 4. Thổ nhưỡng 5. Tài nguyên sinh vật 6. Khoáng sản. 4) Củng cố: - ý nghĩa vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế. - Những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 5) Hướng dẫn về nhà: Học thuộc bài. 6 * Rút kinh nghiệm Tuần : 33 ns : Tiết : 50 nd : Bài 42: Địa lí tỉnh Kiên Giang (tiếp ) I - Mục đích yêu cầu Tiếp tục bổ sung, nâng cao kiến thức về địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội, có được các kiến thức về địa lí địa phương ( tỉnh, thành phố ) phát triển năng lực nhận thức vận dụng kiến thức vào thực tế những biểu hiện rút ra và đề xuất đúng đắn, đóng góp với đại phương trong sản xuất, quản lí xã hội, hiểu rõ những khó khăn, thuận lợi để có ý thức tham gia, xây dựng địa phương, bồi dưỡng tình cảm quê hướng đất nước. II - Chuẩn bị - Bản đồ Việt Nam, bản đồ địa phương. - Các tranh ảnh, hình vẽ về địa phương. III - Tiến trình lên lớp 1) ổn định tổ chức: Sĩ số: 2) Kiểm tra bài cũ: Nêu vị trí lãnh thổ sự phân chia hành chính tỉnh - Trình bày những điều kiện tự nhiên tỉnh 3) Bài mới: GV giới thiệu. Hoạt động của gv và hs Nội dung Bs - Số dân tỉnh Kiên giang - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên : - Gia tăng cơ giới. - Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến động DS - Tác động của gia tăng DS tới đời sống SX. - Đặc điểm kết cấu DS : Theo giới tính, độ tuổi. - Độ tuổi : - Kết cấu theo độ tuổi lao động. - Mật độ dân số. - Phân bố dân cư, những biến động trong phân bố dân cư. - Các loại hình cư trú chính. - GV chia 3 nhóm thảo luận nội dung sau : - Các loại hình văn hoá dân gian, các hoạt động văn hoá truyền thống. - Tình hình phát triển văn hoá giáo dục : Trường, lớp, HS qua các năm, chất lượng giáo dục. - Tình hình phát triển y tế ( bệnh viện, bệnh xá, cán bộ y tế ). - GV cho HS thảo luận tình hình kinh tế chung của địa phương tỉnh, huyện, xã ( nơi trường đóng ) nội dung sau : + Trình độ phát triển kinh tế chung của tỉnh so với cả nước. + Cơ cấu kinh tế ( Tương quan giữa các ngành, sự chuyển biến về cơ cấu, các ngành trọng điểm ). + Sự phân bố ( hợp lí hay chưa hợp lí ) III. Dân cư và lao động : 1. Gia tăng dân số : - Số dân tỉnh : - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên : 1,52%. - 1.542.800 người (2001) - Số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao, chưa có KHHGĐ. 2. Kết cấu DS : - Tỉ lệ nam nữ bằng nau. - Độ tuổi trẻ 0 - 5 tuổi chiếm chỉ lệ cao. - Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. 3. Phân bố dân cư : - Thành thị, nông thôn,. 4. Tình hình phát triển văn hoá giáo dục, y tế : IV. Kinh tế : Nghề chính của tỉnh là nghề nông, nhưng nghề cá cũng rất phát triển. Biển Kiên Giang có những bãi cá và luồng tôm rất lớn. Nhiều loại cá ngon: thu, chim, nhám, bạc má, chép, he, thiều. Kiên Giang còn nổi tiếng về nghề làm nước mắm. 4) Củng cố: Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của tỉnh, sự gia tăng dân số có ảnh hưởng gì tới đời sống kinh tế - xã hội. 5) Hớng dẫn về nhà: Học thuộc bài. 6 * Rút kinh nghiệm Tuần : 34 ns : Tiết : 51 nd : Bài 43: Địa lí tỉnh Kiên Giang ( Tiếp theo ) I - Mục đích yêu cầu Tiếp tục bổ sung nâng cao kiến thức về địa lí các ngành kinh tế của tỉnh Kiên Giang, biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường, những phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh, huyện, xã, biết vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường của tỉnh, huyện, xã, địa phương cho HS. II - Chuẩn bị - Bản đồ Việt Nam, bản đồ địa phương tỉnh - Một số tranh ảnh về việc bảo vệ tài nguyên môi trường. III - Tiến trình lên lớp 1) ổn định tổ chức: Sĩ số: 2) Kiểm tra bài cũ: 3) Bài mới: GV giới thiệu. Hoạt động của gv và hs Nội dung bs - Nêu vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh. - Cơ cấu ngành công nghiệp : + Cơ cấu theo hình thức sở hữu. + Cơ cấu theo ngành ( chú ý tới các ngành công nghiệp then chốt ). - Phân bô công nghiệp ( các khu công nghiệp tập trung ) - Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu. - Phương hướng phát triển công nghiệp. - Vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh. - Cơ cấu ngành nông nghiệp. + Ngành trồng trọt, tỉ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp. + Sự phát triển và phân bố các loại cây trồng chính. + Ngành chăn nuôi : Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi. + Ngành thuỷ sản : Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ( sản phẩm, phân bố ) + Ngành lâm nghiệp : Khai thác lâm sản, bảo vệ IV. Kinh tế : 2. Các ngành kinh tế : a. Công nghiệp kể cả tiểu thủ công ngiệp. b. Nông nghiệp ( gồm lâm nghiệp và ngư nghiệp ). c. Tiềm năng Phú Quốc: Đảo Phú Quốc : Là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong Vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Kiên Giang. Thị trấn Đông Dương, thủ phủ của đảo cách thị xã Rạch Giá 120km và cách Hà Tiên 45 km. Huyện đảo Phú Quốc bao gồm 22 hòn đảo lớn nhỏ,trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 573 km², dài 50 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) dài 25 km. Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99 ngọn núi đồi. Dân cư sinh sống trên đảo lên đến trên 45.000 người. Ở đây ngoài đồi núi, còn có đồng bằng, rừng tự nhiên rộng 37.000 ha với nhiều gỗ quí và chim muông. Phú Quốc được mệnh danh là hòn đảo ngọc bởi sự giàu có của thiên nhiên vàtiềm năng du lịch phong phú, một vùng đất lạ với những cánh rừng nguyên sinh (có nhiều loại gỗ quí) tập trung ở khu vực phía đông bắc đảo. Viền quanh đảo có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Trường, bãi Kem, ghềnh Dầu, rạch Tràm, rạchVẹm. Du khách có thể tắm biển, tắm suối, tắm sông rồi leo núi, vào hang, lên rừng nơi có thể quan sát cuộc sống của các loài động vật hoang dã. Đặc sản nổi tiếng của đảo là nước mắm Phú Quốc, hương vị; ngọt thơm được chế biến từ loại cá cơm đặt biệt, có độ đạm cao (40 độ), hàng năm sản xuất khoảng 6 triệu lít. Ngoài khơi biển Phú Quốc có rất nhiều tôm, cua, cá Phú Quốc có tới 2000 tàu đánh cá, sản lượng đánh bắt khoảng 35.000 tấn cá hàng năm. Phú Quốc có các cảng An Thới, cảng Hòn Thơm, nơi cập bến của tàu bè trong nước và quốc tế để trao đổi hàng hóa. Đảo Phú Quốc là nơi có nhiều di tích lịch sử như khu căn cứ của người anh hùng Nguyễn Trung Trực, những kỷ vật của vua Gia Long trong những năm trôi dạt ra đảo (cuối thế kỷ 18), nhà tù Phú Quốc. Từ Sài Gòn đi máy bay hết 40 phút ra đến PhúQuốc, hoặc đi tàu biển từ huyện Hà Tiên ra Phú Quốc hết 2 giờ. Dương Đông : Là thủ phủ của Phú Quốc, là cảng cá lớn, ở trung tâm phía tây đảo.Ở đây có sân bay Phú Quốc và các khách sạn. Dương Đông có nhiều cảnh đẹp, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Dinh Cậu. Một đền thờ bắt nguồn từ đức tin của người dân đảo Phú Quốc xây dựng năm 1937 để thờ Cậu, và mong được sự che chở của thần sông cứu giúp các thuyền bè khi gặp sóng to gió lớn. Dinh Cậu còn giữ những nét kiến trúc cổ. Từ đây có thể ngắm cảnh biển rất thú vị. Quần Đảo An Thới : Ở phía nam đảo Phú Quốc là quần đảo An Thới. Quần đảo này có 15 hòn đảo lớn nhỏ nằm dọc theo hướng tây nam. Biển ở đây rất trong và sâu, có nơi sâu gần 30 m. Du khách sẽ thấy nơi đây thích hợp cho các hoạt động . Tuần : 28 ns : Tiết : 45 nd : Kiểm tra viết 1 tiết I - Mục đích yêu cầu Qua bài kiểm tra nhằm đánh. Hướng dẫn về nhà: Đọc trước bài, phân tích tổng hợp kinh tế ( Bài 38 SGK ) 6* Rút kinh nghiệm Tuần : 29 ns : Tiết : 46 nd : Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường. tế biển. 5) Hướng dẫn về nhà: Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1,2,3 / 139. 6 * Rút kinh nghiệm Tuần : 30 ns : Tiết : 47 nd : Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường

Ngày đăng: 24/04/2015, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan